TAND TP Hà Nội đã quyết định tạm dừng lần thứ 6 đối với vụ ông Hoàng Xuân Quế khởi kiện Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, về quyết định thu hồi bằng tiến sĩ của ông này.
Quang cảnh phiên tòa.
Bộ GD&ĐT khẳng định ông Quế sao chép luận án
Sau 5 lần đưa ra xét xử, từ năm 2013, sáng nay (10/12) Tòa án nhân dân TP Hà Nội tiếp tục đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ông Hoàng Xuân Quế kiện Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thu hồi bằng tiến sĩ của ông này.
Tại phiên tòa, ông Hoàng Xuân Quế cho rằng, mình không có hành vi sao chép, còn đại diện của Bộ GD-ĐT nêu rõ, ông Quế đã “đạo văn” và việc Bộ trưởng thu hồi bằng tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế là có cơ sở thực tế, căn cứ pháp lý vững chắc.
Khi luật sư Đinh Anh Tuấn, người đại diện theo ủy quyền của Bộ GD – ĐT đưa ra văn bản ngày 8/12/2016 của Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước với kết luận có việc “đạo nội dung”, ông Hoàng Xuân Quế nói việc thành lập hội đồng trên là không khách quan, không đúng quy định.
Theo ông Quế và luật sư Trần Hồng Phúc (người bảo vệ quyền lợi cho ông này), 3 cuốn luận án tiến sĩ mà Bộ Giáo dục và Đào tao thu hồi tại Thư viện Quốc gia, Thư viện khoa học TP HCM và Thư viện ĐH Kinh tế quốc dân đều bất hợp pháp.
Bởi ở các thư viện trên đều không có chữ ký xác nhận của ông khi nộp.
Tạm hoãn lần thứ 6
Luật sư Đinh Anh Tuấn trong phần tranh luận lại nhấn mạnh, cuốn luận án lưu giữ tại Thư viện Quốc gia đã được ông Xuân Quế sử dụng để bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Nhà nước.
Cuốn này hoàn toàn trùng khớp với cuốn lưu giữ tại ĐH Kinh tế quốc dân, Thư viện Khoa học tổng hợp TP HCM và trùng khớp với nội dung trong cuốn sách “Bàn về các công cụ của chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay”, tác giả Hoàng Xuân Quế, (xuất bản năm 2004).
Đồng thời, cuốn luận án tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế lưu giữ tại Thư viện Quốc gia được đóng dấu tại trang bìa phụ và trang 17 cuốn luận án.
Thư viện đã cấp “Giấy biên nhận” cho ông Hoàng Xuân Quế để ông Quế nộp cho Bộ GD&ĐT, do đó, không có căn cứ để cho rằng cuốn luận án tiến sĩ này đã bị ai đó “sửa đổi”, “đánh tráo” hay nộp nhầm.
“Mức độ sao chép giữa cuốn luận án tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế với cuốn luận án tiến sĩ của ông Mai Thanh Quế là 52,5 trang/159 trang”, người đại diện Bộ GD – ĐT nêu.
Ngoài ra, trong phần “Tài liệu tham khảo” cuối cuốn luận án, ông Hoàng Xuân Quế hoàn toàn không nhắc tới cuốn luận án tiến sĩ “Các giải pháp hoàn thiện việc cung ứng và kiểm soát khối lượng tiền lưu thông của NHNN Việt Nam trong nền kinh tế thị trường” của ông Mai Thanh Quế.
“Như vậy hành vi sao chép của ông Hoàng Xuân Quế là rất rõ ràng, mức độ sao chép rất nghiêm trọng”, vị đại diện nhấn mạnh thêm.
Sau phần xét hỏi, tranh luận, đại diện VKSND TP Hà Nội giữ quyền công tố tại tòa đã đề nghị HĐXX chấp thuận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Quế.
Theo đại diện VKSND, cần thiết phải kiểm tra xác minh, tìm ra cuốn luận án gốc của ông Quế bảo vệ tại Hội đồng mà Bộ lưu và phải đối chiếu các cuốn luận án của các thành viên Hội đồng chấm luận án năm 2003 lưu giữ, để xem xét cho khách quan, đúng quy định của pháp luật…
Sau khi nghe hai bên tranh luận, HĐXX đã tuyên bố nghị án và thông báo sẽ đưa ra phán quyết vào 16h15 ngày 10/12.
Tuy nhiên, đến 17h ngày 10/12, sau nhiều tiếng nghị án, HĐXX chưa có mặt tại phòng để tuyên án nên đại diện VKSND TP Hà Nội đã rời phòng xử về trước với lý do “hết giờ hành chính, không thể chờ HĐXX”.
Đến khoảng 17h20, chủ tọa phiên tòa Hoàng Chí Nguyện và HĐXX đã vào phòng xử và cho hay, do cần làm rõ thêm một số vấn đề, đồng thời, cần có mặt của đại diện Bộ Giáo dục và đào tạo để trả lời các câu hỏi liên quan nên tạm ngừng phiên tòa đến thứ sáu (ngày 14/12) mở lại.
HĐXX cũng quyết định, đưa giấy triệu tập đối với đại diện Bộ GD&ĐT đến phiên tòa sắp tới.
Diễn biến chính của vụ kiện
Theo hồ sơ vụ án, năm 2013, do ông Quế bị tố cáo “đạo văn” luận án tiến sĩ năm 2002 của tiến sĩ Mai Thanh Quế, Thanh tra Bộ Giáo dục vào cuộc xác minh. Theo kết luận của tổ công tác, căn cứ bản luận án lưu trữ tại Thư viện Quốc gia, ông Xuân Quế đã sao chép khoảng 30%.
Thời điểm đó, ông Xuân Quế giải trình, luận án tiến sĩ mang tên mình đang lưu giữ tại Thư viện Quốc gia không phải là bản đưa ra bảo vệ chính thức tại Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Nhà nước vào ngày 26/3/2003, vì không có chữ ký của ông tại phần “lời cam đoan”.
Ông nghi ngờ bị đánh tráo hoặc nhầm bản khác do ông nhờ người cháu đi nộp hộ. Vì vậy, ông cho rằng bản lưu giữ tại Thư viện không có tính pháp lý, không thể dùng làm cơ sở xác định nội dung sao chép.
Trước ý kiến này, Thanh tra của Bộ cho rằng, theo quy định, nghiên cứu sinh phải nộp bản chính tại thư viện Quốc gia, lấy biên nhận gửi Bộ để làm thủ tục cấp bằng tiến sĩ.
Cả 3 chương trong cuốn luận án tiến sĩ của ông Xuân Quế có nhiều câu, nhiều đoạn, nhiều trang sao chép y nguyên của tiến sĩ Thanh Quế, nhiều nhất ở chương 3. Nếu bỏ đi phần sao chép này, luận án không đủ chất lượng để bảo vệ.
Ngày 17/7/2013, Hội đồng xác minh luận án tiến sĩ được thành lập và 7 thành viên (100%) khẳng định luận án của ông Xuân Quế có sao chép một phần từ luận án của ông Thanh Quế.
Tổ thanh tra kiến nghị thu hồi bằng tiến sĩ và thu hồi quyết định công nhận Phó Giáo sư của ông Xuân Quế; đề nghị Hiệu trưởng Đại học Kinh tế quốc dân xem xét, xử lý vi phạm.
Ngày 11/10/2013, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo thời điểm đó là ông Phạm Vũ Luận ra quyết định thu hồi bằng tiến sĩ của ông Xuân Quế.
Không đồng tình, năm 2013 ông Xuân Quế khởi kiện, cho rằng quyết định này trái pháp luật.
Đến thời điểm hiện tại, sau lần mở lại thứ 6 kể từ năm 2013, phiên tòa đã tiếp tục được tạm dừng.
Nguồn Soha
Giáo dục
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
Quang cảnh phiên tòa.
Bộ GD&ĐT khẳng định ông Quế sao chép luận án
Sau 5 lần đưa ra xét xử, từ năm 2013, sáng nay (10/12) Tòa án nhân dân TP Hà Nội tiếp tục đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ông Hoàng Xuân Quế kiện Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thu hồi bằng tiến sĩ của ông này.
Tại phiên tòa, ông Hoàng Xuân Quế cho rằng, mình không có hành vi sao chép, còn đại diện của Bộ GD-ĐT nêu rõ, ông Quế đã “đạo văn” và việc Bộ trưởng thu hồi bằng tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế là có cơ sở thực tế, căn cứ pháp lý vững chắc.
Khi luật sư Đinh Anh Tuấn, người đại diện theo ủy quyền của Bộ GD – ĐT đưa ra văn bản ngày 8/12/2016 của Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước với kết luận có việc “đạo nội dung”, ông Hoàng Xuân Quế nói việc thành lập hội đồng trên là không khách quan, không đúng quy định.
Theo ông Quế và luật sư Trần Hồng Phúc (người bảo vệ quyền lợi cho ông này), 3 cuốn luận án tiến sĩ mà Bộ Giáo dục và Đào tao thu hồi tại Thư viện Quốc gia, Thư viện khoa học TP HCM và Thư viện ĐH Kinh tế quốc dân đều bất hợp pháp.
Bởi ở các thư viện trên đều không có chữ ký xác nhận của ông khi nộp.
Tạm hoãn lần thứ 6
Luật sư Đinh Anh Tuấn trong phần tranh luận lại nhấn mạnh, cuốn luận án lưu giữ tại Thư viện Quốc gia đã được ông Xuân Quế sử dụng để bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Nhà nước.
Cuốn này hoàn toàn trùng khớp với cuốn lưu giữ tại ĐH Kinh tế quốc dân, Thư viện Khoa học tổng hợp TP HCM và trùng khớp với nội dung trong cuốn sách “Bàn về các công cụ của chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay”, tác giả Hoàng Xuân Quế, (xuất bản năm 2004).
Đồng thời, cuốn luận án tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế lưu giữ tại Thư viện Quốc gia được đóng dấu tại trang bìa phụ và trang 17 cuốn luận án.
Thư viện đã cấp “Giấy biên nhận” cho ông Hoàng Xuân Quế để ông Quế nộp cho Bộ GD&ĐT, do đó, không có căn cứ để cho rằng cuốn luận án tiến sĩ này đã bị ai đó “sửa đổi”, “đánh tráo” hay nộp nhầm.
“Mức độ sao chép giữa cuốn luận án tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế với cuốn luận án tiến sĩ của ông Mai Thanh Quế là 52,5 trang/159 trang”, người đại diện Bộ GD – ĐT nêu.
Ngoài ra, trong phần “Tài liệu tham khảo” cuối cuốn luận án, ông Hoàng Xuân Quế hoàn toàn không nhắc tới cuốn luận án tiến sĩ “Các giải pháp hoàn thiện việc cung ứng và kiểm soát khối lượng tiền lưu thông của NHNN Việt Nam trong nền kinh tế thị trường” của ông Mai Thanh Quế.
“Như vậy hành vi sao chép của ông Hoàng Xuân Quế là rất rõ ràng, mức độ sao chép rất nghiêm trọng”, vị đại diện nhấn mạnh thêm.
Sau phần xét hỏi, tranh luận, đại diện VKSND TP Hà Nội giữ quyền công tố tại tòa đã đề nghị HĐXX chấp thuận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Quế.
Theo đại diện VKSND, cần thiết phải kiểm tra xác minh, tìm ra cuốn luận án gốc của ông Quế bảo vệ tại Hội đồng mà Bộ lưu và phải đối chiếu các cuốn luận án của các thành viên Hội đồng chấm luận án năm 2003 lưu giữ, để xem xét cho khách quan, đúng quy định của pháp luật…
Sau khi nghe hai bên tranh luận, HĐXX đã tuyên bố nghị án và thông báo sẽ đưa ra phán quyết vào 16h15 ngày 10/12.
Tuy nhiên, đến 17h ngày 10/12, sau nhiều tiếng nghị án, HĐXX chưa có mặt tại phòng để tuyên án nên đại diện VKSND TP Hà Nội đã rời phòng xử về trước với lý do “hết giờ hành chính, không thể chờ HĐXX”.
Đến khoảng 17h20, chủ tọa phiên tòa Hoàng Chí Nguyện và HĐXX đã vào phòng xử và cho hay, do cần làm rõ thêm một số vấn đề, đồng thời, cần có mặt của đại diện Bộ Giáo dục và đào tạo để trả lời các câu hỏi liên quan nên tạm ngừng phiên tòa đến thứ sáu (ngày 14/12) mở lại.
HĐXX cũng quyết định, đưa giấy triệu tập đối với đại diện Bộ GD&ĐT đến phiên tòa sắp tới.
Diễn biến chính của vụ kiện
Theo hồ sơ vụ án, năm 2013, do ông Quế bị tố cáo “đạo văn” luận án tiến sĩ năm 2002 của tiến sĩ Mai Thanh Quế, Thanh tra Bộ Giáo dục vào cuộc xác minh. Theo kết luận của tổ công tác, căn cứ bản luận án lưu trữ tại Thư viện Quốc gia, ông Xuân Quế đã sao chép khoảng 30%.
Thời điểm đó, ông Xuân Quế giải trình, luận án tiến sĩ mang tên mình đang lưu giữ tại Thư viện Quốc gia không phải là bản đưa ra bảo vệ chính thức tại Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Nhà nước vào ngày 26/3/2003, vì không có chữ ký của ông tại phần “lời cam đoan”.
Ông nghi ngờ bị đánh tráo hoặc nhầm bản khác do ông nhờ người cháu đi nộp hộ. Vì vậy, ông cho rằng bản lưu giữ tại Thư viện không có tính pháp lý, không thể dùng làm cơ sở xác định nội dung sao chép.
Trước ý kiến này, Thanh tra của Bộ cho rằng, theo quy định, nghiên cứu sinh phải nộp bản chính tại thư viện Quốc gia, lấy biên nhận gửi Bộ để làm thủ tục cấp bằng tiến sĩ.
Cả 3 chương trong cuốn luận án tiến sĩ của ông Xuân Quế có nhiều câu, nhiều đoạn, nhiều trang sao chép y nguyên của tiến sĩ Thanh Quế, nhiều nhất ở chương 3. Nếu bỏ đi phần sao chép này, luận án không đủ chất lượng để bảo vệ.
Ngày 17/7/2013, Hội đồng xác minh luận án tiến sĩ được thành lập và 7 thành viên (100%) khẳng định luận án của ông Xuân Quế có sao chép một phần từ luận án của ông Thanh Quế.
Tổ thanh tra kiến nghị thu hồi bằng tiến sĩ và thu hồi quyết định công nhận Phó Giáo sư của ông Xuân Quế; đề nghị Hiệu trưởng Đại học Kinh tế quốc dân xem xét, xử lý vi phạm.
Ngày 11/10/2013, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo thời điểm đó là ông Phạm Vũ Luận ra quyết định thu hồi bằng tiến sĩ của ông Xuân Quế.
Không đồng tình, năm 2013 ông Xuân Quế khởi kiện, cho rằng quyết định này trái pháp luật.
Đến thời điểm hiện tại, sau lần mở lại thứ 6 kể từ năm 2013, phiên tòa đã tiếp tục được tạm dừng.
Nguồn Soha
No comments:
Post a Comment