Cập nhật tin tức nóng hổi

Hội Xuất bản lại ‘khóc hờn’ xin trụ sở

‘Tất nhiên là chúng tôi không có ý so sánh nhưng nhìn đất cát mênh mông, nhà cao sừng sững của Hội Nhà báo Việt Nam mà chúng tôi chạnh lòng, chỉ mong sao được một tí như của Hội Nhà báo thôi’.
Trụ sở thứ hai của Hội Nhà báo Việt Nam trên phố Dương Đình Nghệ, Hà Nội
Trụ sở thứ hai của Hội Nhà báo Việt Nam trên phố Dương Đình Nghệ, Hà Nội – Ảnh tư liệu

Ông Hoàng Phong Hà, phó chủ tịch thường trực Hội Xuất bản Việt Nam, chia sẻ nỗi lòng tại hội nghị giao ban cơ quan chủ quản nhà xuất bản năm 2018 do Ban Tuyên giáo trung ương phối hợp Bộ Thông tin và truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng 18-1 tại Hà Nội.

“Mong được như một tí của người ta”

Đây không phải lần đầu tiên lãnh đạo Hội Xuất bản Việt Nam “khóc than” về chuyện không có trụ sở khi hội này đã trải qua 4 kỳ đại hội.

“Không dám mong được như Hội Nhà báo Việt Nam, nhưng giá như chúng tôi được như một tí của họ, có cái trụ sở be bé cho nhân viên của hội bên đó thôi mà cũng chưa được”, ông Hà nói.
Chia sẻ thêm với Tuổi Trẻ Online, ông Hà cho biết Nhà nước đã công nhận Hội Xuất bản Việt Nam là hội đặc thù, được hưởng chế độ chính sách như một tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, nghĩa là được bao cấp trụ sở, tiền lương, kinh phí hoạt động, nhưng mấy chục năm qua, hội này chỉ được hưởng một suất lương và không có trụ sở.

Hiện hội phải “nhờ” trụ sở trên đường Kim Mã từ mối quan hệ riêng của lãnh đạo hội.

“Có những năm chúng tôi phải chuyển văn phòng tới 3 lần. Chúng tôi đã kêu nhiều lần. Nhà nước đã công nhận và cho chúng tôi được hưởng chế độ của tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp nhưng chẳng ai thực hiện”, phó chủ tịch thường trực Hội Xuất bản Việt Nam cảm thán.

Nỗi giày vò của người làm xuất bản văn chương

Cũng nêu những khó khăn về kinh phí của những người làm xuất bản, nhưng nhà văn Nguyễn Quang Thiều, giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, lại cho rằng đó không phải là nỗi giày vò lớn nhất của ông và những người làm xuất bản, đặc biệt là làm xuất bản tác phẩm văn chương.

Nỗi giày vò lớn nhất là ông phải làm gì với những bản thảo đầy thách thức để làm sao vừa giảm thiểu sai sót, vừa cho ra đời ngày càng nhiều các tác phẩm tốt, có tính lý giải hiện thực xã hội và có tính cảnh báo với xã hội.

“Chúng ta bây giờ lướt “phây” thấy sự dân chủ được mở rộng thế nào thì có thể hiểu bản thảo mà các nhà văn gửi đến chúng tôi đầy thách thức ra sao. Cuộc chiến chống tham nhũng càng cam go bao nhiêu thì chúng tôi nhận được những bản thảo về tham nhũng “ghê gớm” bấy nhiêu”.

Theo ông Thiều, làm thế nào để những người làm xuất bản không để lọt những bản thảo lợi dụng cuộc chiến chống tham nhũng bôi xấu chế độ; đồng thời không loại bỏ nhầm những tác phẩm tốt, phản ánh hiện thực xã hội một cách gai góc và có tính cảnh báo xã hội là việc rất khó. Đây chính là nỗi “giày vò” lớn nhất của ông và của những người làm xuất bản.

Ông Thiều cũng đề nghị các cơ quan quản lý xuất bản cần quan tâm hơn tới sách và công tác xuất bản ở khía cạnh chăm sóc cho những tác phẩm tốt ra đời chứ không chỉ quan tâm ở khía cạnh xem có sách sai phạm không để xử lý.

Trong khi đó, chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh trong một hội nghị mới đây lại cũng than phiền về việc Nhà xuất bản Hội Nhà Văn mỗi năm xuất bản tới khoảng 1.200 đầu sách.

Ông Thỉnh lo lắng về chất lượng các đầu sách được xuất bản bởi ông không tin giám đốc nhà xuất bản này đọc hết 1.200 cuốn sách được ký giấy phép xuất bản trong 1 năm ấy.

121 xuất bản phẩm vi phạm bị xử lý

Theo báo cáo hoạt động ngành xuất bản năm 2018 của Cục Xuất bản, in và phát hành, tính đến ngày 28-12, cục đã xử lý 78 xuất bản phẩm vi phạm.

Trong đó, 44 xuất bản phẩm bị xử lý do vi phạm về nội dung, 20 xuất bản phẩm sai sót về câu chữ, chính tả, 12 xuất bản phẩm vi phạm các quy định khác của Luật xuất bản như: xuất bản sai thông tin ghi trên xuất bản phẩm, xuất bản phẩm chưa nộp lưu chiểu đã phát hành… 2 xuất bản phẩm mạo danh nhà xuất bản, in lậu, nhập lậu và lưu hành bất hợp pháp.

Ngoài ra, các nhà xuất bản còn tự xử lý và báo cáo Cục Xuất bản, in và phát hành đối với 43 xuất bản phẩm vi phạm.

Nguồn https://tuoitre.vn/hoi-xuat-ban-lai-khoc-xin-tru-so-20190118142019365.htm
, ,

Sốc, rửa chén vào chủ nhật trong 3 năm nhận hơn 12 tỉ

Một tòa án ở thành phố Miami, bang Florida, Mỹ đã ra phán quyết yêu cầu một khách sạn bồi thường 21,5 triệu USD cho một người rửa bát ở khách sạn, sau khi phát hiện khách sạn này liên tục bắt bà làm việc vào các ngày chủ nhật.
Bà Marie Jean Pierre
Bà Marie Jean Pierre – Ảnh: NBC NEWS

Theo Đài NBC News, bà Marie Jean Pierre, 60 tuổi, từng làm công việc rửa bát cho khách sạn Conrad Miami ở thành phố Miami trong khoảng 10 năm. Năm 2017, bà đã đệ đơn kiện chống lại công ty quản lý khách sạn này vì vi phạm Đạo luật quyền công dân năm 1964.

Đạo luật này cấm việc phân biệt chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính hay nguồn gốc dân tộc trong quá trình thuê mướn lao động.

Luật sư cho biết bà Pierre, một bà mẹ có 6 con, hiện là thành viên của nhóm Soldiers of Christ Church – một nhóm truyền giáo chuyên giúp đỡ người nghèo.

Bà Pierre cho biết vào thời điểm bà được nhận vào làm công việc rửa chén ở khách sạn Conrad Miami hồi tháng 4-2006, bà từng nói với chủ thuê rằng bà không thể đi làm vào chủ nhật vì các lý do tôn giáo.

Theo tờ Washington Post, ban đầu khách sạn tôn trọng niềm tin tôn giáo của bà Pierre. Tuy nhiên, điều đó thay đổi vào tháng 10-2015 sau khi một quản lý nhà bếp của khách sạn bắt bà phải làm việc vào chủ nhật.

Bà Pierre sau đó bị khách sạn đuổi việc vào tháng 3-2016 vì “những lần vắng mặt không có lý do”. Theo các báo cáo, bà Pierre đã nghỉ 6 ngày chủ nhật để đến nhà thờ ở Miami.

“Tôi yêu Chúa. Tôi không làm việc vào ngày chủ nhật vì tôi tôn vinh Chúa vào ngày đó”, bà Pierre cho biết.
Bà Pierre đã làm việc cho khách sạn Conrad Miami trong 10 năm
Bà Pierre đã làm việc cho khách sạn Conrad Miami trong 10 năm – Ảnh: NBC NEWS

Cuối cùng, bà Pierre đã nộp đơn kiện chống lại Công ty Park Hotels and Resorts (trước đây được biết tới là Hilton Worldwide, quản lý khách sạn Conrad Miami).

Trong số 21,5 triệu USD mà tòa yêu cầu công ty này bồi thường, 36.000 USD là để đền bù tiền lương và những lợi ích, trong khi 500.000 USD là để bù đắp “tổn thương tâm lý và nỗi khổ tinh thần” cho bà Pierre. 21 triệu USD còn lại là tiền bồi thường mang tính trừng phạt và răn đe.

Tuy nhiên, bà Pierre không thể nhận toàn bộ số tiền bồi thường 21,5 triệu USD do luật có quy định về giới hạn bồi thường. Luật sư của bà Pierre hi vọng bà sẽ nhận được ít nhất 500.000 USD.

Trước phán quyết trên, đại diện của Hilton nói rằng họ chưa bao giờ biết Pierre là một người truyền giáo và tại sao bà lại muốn nghỉ vào chủ nhật. Hilton cho biết họ sẽ kháng cáo.

Nỗi vất vả của nghề rửa bát lương 3.000 đôla

Một nhà hàng sushi ở Singapore tuyển người rửa bát với mức lương tháng 3.000 đôla thu hút hàng trăm người xin làm. Nhưng công việc này đòi hỏi sức chịu đựng ghê gớm, chứ không chỉ toàn hoa hồng.

Những người từng làm nghề rửa bát ở các nhà hàng cho biết, mức lương này không ngon ăn như rượu vang với hoa hồng như mọi người tưởng tương. Theo họ, 3.000 SGD có khi còn chưa xứng với công lao động bỏ ra.
Sốc, rửa chén vào chủ nhật trong 3 năm nhận hơn 12 tỉ
Dù đã làm đốc công, bà Ang đôi khi vẫn phải nhúng tay vào đống đĩa bẩn mỗi khi nhà hàng thiếu người làm. Ảnh: Yahoo!Singapore

“Chúng tôi phải đứng cả ngày, chỉ được ngồi vài phút khi ăn cơm”, bà Ang bắt đầu nói về nghề. “Khi giờ cao điểm bữa trưa và tối đến, chúng tôi thậm chí không có thời gian đi vệ sinh nữa kia. Công việc này làm mỏi người và đau ghê lắm”.

Nguồn https://tuoitre.vn/duoc-boi-thuong-21-trieu-usd-vi-bi-bat-rua-chen-vao-chu-nhat-20190118131421584.htm
, ,

Vén màn bí mật đằng sau quán cà phê “lạ”

Thực hiện cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo vệ an toàn Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, CAQ Hoàng Mai đã triển khai lực lượng, truy quét xóa tụ điểm ma túy, bắt giữ nhiều đối tượng mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy.

Ngày 18-1, CAQ Hoàng Mai, Hà Nội cho biết đã xóa một tụ điểm buôn bán ma túy, tạm giữ hình sự đối 4 đối tượng về hành vi mua bán và tàng trữ trái phép chất ma túy.

Các đối tượng gồm Nguyễn Thế Hùng (SN 1967), Lê Thành Long (SN 1970), Nguyễn Chí Cường (SN 1978) và Nguyễn Ngọc Bích (SN 1989) cùng trú tại phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Theo tài liệu điều tra, khoảng 11h30 ngày 14-1, tại phố Mai Động, tổ công tác đội CSĐT tội phạm về ma túy CAQ Hoàng Mai bắt quả tang Đặng Văn Giang có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.

Thời điểm bắt giữ, Giang tự giao nộp 1 gói giấy, bên trong có chứa chất bột màu trắng. Đối tượng khai nhận đó là ma túy heroin nặng 0,035 gam vừa mua của một người phụ nữ ở ngõ Gốc Đề với giá 200.000 đồng về để sử dụng. Sau đó, tổ công tác đã lập biên bản và đưa đối tượng về trụ sở làm việc.

Cùng ngày, tại phường Hoàng Văn Thụ, CAQ Hoàng Mai tiếp tục bắt quả tang 2 đối tượng gồm Nguyễn Chí Cường và Lê Thành Long có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy heroin.

Tại trụ sở cơ quan Công an, các đối tượng khai đã đến một ngôi nhà của đối tượng tên Hùng ngõ Gốc Đề để mua ma túy sử dụng.
Số ma túy thu giữ tại nhà của Nguyễn Thế Hùng
Số ma túy thu giữ tại nhà của Nguyễn Thế Hùng

Căn cứ lời khai của các đối tượng, Đội CSĐT TP về ma túy dẫn giải các đối tượng đi xác định địa điểm mua ma túy. Cả ba đối tượng Đặng Văn Giang, Nguyễn Chí Cường, Lê Thành Long đã xác định được đó là tại địa chỉ số 12 ngách 15 ngõ Gốc Đề, phường Hoàng Văn Thụ.

Đội CSĐT TP về ma túy đã phối hợp với CAP Hoàng Văn Thụ tiến hành rà soát, xác minh xác định tại địa chỉ trên có hai đối tượng nam nữ đang sinh sống, đối tượng nam có tên Nguyễn Thế Hùng, nữ là Nguyễn Ngọc Bích. 2 đối tượng này chính là người đã bán ma túy cho Giang, Long, Cường.

Căn cứ các tài liệu đã thu thập được, Cơ quan CSĐT-CAQ Hoàng Mai đã ra lệnh khám xét khẩn cấp nhà của đối tượng Nguyễn Thế Hùng.

Qua kiểm tra, phát hiện trong tủ lạnh, quầy bar, phòng ngủ của đối tượng Hùng có nhiều gói nilon nghi ma túy heroin và ma túy tổng hợp.

Tại cơ quan Công an, Nguyễn Thế Hùng khai toàn bộ số tang vật thu giữ tại nhà là ma túy heroin, ma túy “kẹo”, ma túy “đá” do Hùng mua của một người đàn ông với giá 6 triệu đồng vào ngày 13-1.

Hùng mang về nhà định chia nhỏ để bán cho người nghiện, kiếm lời. Khi có người đến hỏi mua ma túy, Hùng đi vắng thì Bích sẽ bán thay.

Theo Chỉ huy Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, CAQ Hoàng Mai, qua công tác nắm tình hình địa bàn, các trinh sát phát hiện đối tượng Nguyễn Thế Hùng và Nguyễn Ngọc Bích hoạt động buôn bán ma túy tại nhà riêng.

Để che mắt cơ quan công an, các đối tượng đã mở một cửa hàng kinh doanh cà phê ở tầng 1 để người đến mua ma túy không bị phát hiện, tầng 2 của ngôi nhà luôn nuôi nhiều chó canh giữ và khóa chặt cửa để cất giữ ma túy và cho người nghiện sử dụng ma túy tại đây.

Đồng thời, ngôi nhà này bố trí nhiều camera giám sát ở xung quanh gây khó khăn cho lực lượng công an. Cùng với đó, bản thân Nguyễn Thế Hùng là đối tượng nghiện lâu năm, có nhiều tiền án tiền sự về ma túy nên rất liều lĩnh, manh động.

Tuy nhiên, bằng sự quyết tâm, kiên quyết đấu tranh với tội phạm, giữ “sạch” địa bàn, các CBCS CAQ Hoàng Mai đã tổ chức xây dựng chuyên án, bắt giữ các đối tượng, xóa tụ điểm buôn bán ma túy này.

Nguồn http://soha.vn/ven-man-bi-mat-dang-sau-quan-ca-phe-la-20190118153431953.htm
,

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải: “Giá điện tăng thì mọi người cùng được hưởng lợi”

Lãnh đạo Bộ Công Thương nói về lộ trình và lý do phải tăng giá điện dự kiến là ngay sau Tết Nguyên đán Ất Mùi…

“Bộ Công Thương đã nhận được đề xuất tăng giá điện của EVN với mức tăng lên tới 9,5% ngay sau Tết Nguyên đán nhưng Bộ sẽ căn cứ vào tình hình thực tế để quyết định mức tăng phù hợp”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ, chiều 2/2.

Nhắc lại khẳng định của mình mới đây, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho hay, từ nay đến Tết Nguyên đán chắc chắn sẽ không có chuyện tăng giá điện. Tuy nhiên, sau Tết, tức từ tháng 3/2015 giá điện sẽ có sự điều chỉnh để dần tiệm cận với giá thị trường.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải: “Giá điện tăng thì mọi người cùng được hưởng lợi”
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải: “Giá điện Việt Nam hiện nay đang bán dưới giá thành nên không nhà đầu tư nào muốn đổ tiền vào ngành điện”.

“EVN đề xuất như vậy nhưng Bộ Công Thương sẽ phải xem xét phương án đề xuất tăng giá điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN.

Theo đó, nếu chi phí đầu vào của EVN tăng 7-10% thì cho phép tập đoàn này được tăng giá điện; nếu tăng trên 10% thì Bộ Công Thương cùng Bộ Tài chính thẩm tra trình lên Thủ tướng xem xét quyết định”, ông Hải cho biết.

Lý giải cho đợt tăng giá điện sắp tới, người phát ngôn Bộ Công Thương cho hay, vừa qua khá nhiều tổ chức quốc tế và Ngân hàng Thế giới (WB)…đều cho rằng, giá điện của Việt Nam hiện nay quá thấp, do đó cần phải tăng giá bán điện lên khoảng 40% trong 3 năm tới.

Trong khi đó, theo tính toán của Bộ Công Thương, giá điện hiện nay của Việt Nam đang được bán dưới giá thành.

Chính vì vậy, dù có khá nhiều tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào điện tại Việt Nam nhưng họ đều rút lui vì nếu bán với giá như hiện nay chắc chắn bị lỗ.

“Giá thấp như thế thì không ai muốn đầu tư vào ngành điện, do vậy chỉ có EVN chịu sản xuất và lỗ, mà khoản lỗ này Chính phủ phải bù vào. Như vậy lại quay về vấn đề độc quyền”, Thứ trưởng Hải nói.

Cũng theo ông Hải, nếu bán điện với mức giá điện như hiện nay Chính phủ không có lợi, trong khi các ngành như sắt thép, xi măng, vật liệu…được hưởng lợi rất nhiều.

Đặc biệt, theo lãnh đạo Bộ Công Thương, giá bán lẻ là một trong những điều khoản thu hút vốn của các nhà đầu tư. Một khi có nhiều doanh nghiệp cùng tham gia sản xuất và bán điện thì chi phí sẽ hạ.

Khi đó người dân sẽ được hưởng một mức giá cạnh tranh nhất. Còn với nhà sản xuất điện sẽ có thêm tiền để cân bằng các khoản lỗ của EVN và một số doanh nghiệp trong nước.

“Điều này cũng có nghĩa rằng, giá điện tăng thì mọi người cùng được hưởng lợi”, ông Hải nói.

Tuy nhiên, cùng với việc điều chỉnh giá điện, trước mắt, Bộ Công Thương cũng yêu cầu EVN tìm mọi phương án tăng năng suất lao động, tiết kiệm tối đa điện năng đồng thời tập trung vấn đề quản trị doanh nghiệp.

Nguồn: vneconomy
,

Lại tố hiệu trưởng cưỡng dâm cấp dưới

Theo bà Q, do văn phòng làm việc của bà và của ông T.H.T cách xa sân trường nên khi sự việc xảy ra, bà có kêu cũng không ai nghe thấy.

Xung quanh những xôn xao vụ Hiệu trưởng bị tố cưỡng dâm cấp dưới nhiều năm, chiều ngày 17/1, trao đổi với báo Đất Việt, ông T.H.T (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Yên Bái thời điểm 2016, xã Yên Bái, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) khẳng định, giữa ông và bà N.T.Q (thời điểm năm 2016 bà Q gần 50 tuổi đang làm Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Yên Bái) không có mối quan hệ tình cảm.

“Hoàn toàn không có chuyện tôi cưỡng dâm bà Q. Những thông tin cho rằng tôi vào phòng bà Q để có những hành vi không đúng chuẩn mực là không chính xác, việc này phải hỏi bên cơ quan chức năng”, ông T nói.

Trong khi đó, nói về việc này, cùng ngày, bà Q lại cho rằng, có thời điểm, bà bị ông T cưỡng dâm liên tiếp trong nhiều tuần.
Trường tiểu học Yên Bái – nơi trước kia bà Q và ông T công tác
Trường tiểu học Yên Bái – nơi trước kia bà Q và ông T công tác. Ảnh: Báo Giao thông

“Tháng nào mà tôi ở trên lớp nhiều, ít vào văn phòng thì ông T không sang. Có lúc tôi chống cự quyết liệt thì ông ta lại giở trò đưa băng ghi âm cho chồng tôi. Ông T chỉ ép được tôi quan hệ tình dục khi tôi ở trên văn phòng thôi chứ chưa bao giờ ra nhà nghỉ bởi tôi có tình ý gì đâu mà ra đó, tôi tránh còn không được

Có thời điểm ít xảy ra là do tôi biết trước được lúc nào ông ta có ý đồ đen tối đó”, bà Q cho biết.

Theo bà Q, hành vi của ông T xét trong ngành giáo dục là không đúng chuẩn mực, lấy quyền hành và dựa vào tâm lý muốn gìn giữ danh tiếng gia đình để uy hiếp bà phục tùng.

Cũng theo bà Q, sau khi sự việc được phát hiện, mẹ và chị gái ông T có sang nhà bà để xin lỗi và mong bỏ qua.

“Bản thân ông T cũng đến gặp chồng tôi bảo không có chuyện gì nhưng khi nói với em trai tôi thì lại thừa nhận. Còn nếu cho rằng tôi tố cáo không đúng thì phải xử lý tôi chứ”, bà Q cho biết thêm.

Về thông tin Sở Tư pháp Thanh Hóa cho rằng về trình tự, thủ tục xem xét xử lý kỷ luật đối với bà Q có sai sót, bà Q cho rằng, bà chưa nắm được thông tin này.

Bà Q cho rằng: “Tôi không đưa đơn lên UBND huyện mà chỉ đưa lên huyện ủy, bên công an, phòng GD-ĐT. Bởi vậy, dựa vào những gì tôi tố cáo mà phía UBND huyện có kỷ luật tôi và ông T như nhau là việc làm không đúng, có những điều chưa hợp lý”.

Được biết, thời điểm ông T bị tố cưỡng dâm bà Q diễn ra từ cuối năm 2009 và kéo dài đến năm 2016 khi chồng bà Q là ông L.V.T (xã Yên Trường, huyện Trương Định) nhận được tin báo của 1 cô giáo khác trong trường về việc giữa ông T với vợ mình có mối quan hệ bất chính.

Trong một diễn biến mới liên quan đến sự việc, ngày 17/1, Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hóa cho biết cơ quan này đã vào cuộc xác minh, nghiên cứu các tài liệu và văn bản liên quan vụ việc trên.

Qua đó, Sở Tư pháp cho rằng về trình tự, thủ tục xem xét xử lý kỷ luật đối với bà Q có những sai sót.

Cụ thể, về hồ sơ xử lý kỷ luật thiếu bản tự kiểm điểm của viên chức có hành vi vi phạm; thiếu biên bản họp kiểm điểm viên chức có hành vi vi phạm của Chủ tịch UBND huyện Yên Định.

Trước sự việc này, Sở Tư pháp kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cần ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần 2. Trước khi giải quyết khiếu nại lần 2 cần tiến hành các thủ tục theo quy định của Luật Khiếu nại.

Như đã đưa tin, cách đây 3 năm, ông L.V.T cho biết, vợ chồng ông đã nhiều lần làm đơn tố cáo ông T.H.T vì nhiều lần có hành vi gạ gẫm, cưỡng dâm vợ ông tới các cơ quan chức năng của tỉnh Thanh Hóa, nhưng đến nay sự việc vẫn không được giải quyết thỏa đáng.

Ông Nguyễn Thiện Chinh, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Định cho biết, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy và Công an huyện Yên Định đã vào cuộc kiểm tra, xác minh sau khi có đơn tố cáo.

Cơ quan chức năng đã kết luận việc tố cáo của vợ chồng ông L.V.T. là không có căn cứ.

Tuy nhiên, do gây mất đoàn kết nội bộ và “vi phạm đạo đức nghề nghiệp” nên cả ông T.H.T và bà N.T.Q đã bị xử lý và chuyển công tác sang đơn vị khác.

Nguồn Baodatviet
, ,

Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật được hỗ trợ 85 tỷ đồng mỗi năm

Đơn vị thành viên của Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật được ngân sách hỗ trợ kinh phí hành chính, sáng tác và giải thưởng.

Phát biểu tại hội nghị tổng kết hoạt động của Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam mới đây, ông Hữu Thỉnh - Chủ tịch Liên hiệp cho hay mỗi năm nhà nước cấp cho tổ chức hội 85 tỷ đồng và "tôi vui mừng thông báo là nguồn kinh phí hỗ trợ này chưa bị cắt".

Theo ông Hữu Thỉnh, "bức tranh kinh tế xã hội của đất nước ngày càng khởi sắc, nhưng Liên hiệp hội lại vừa trải qua thời kỳ khó khăn đến mức đặt ra vấn đề tồn tại hay không tồn tại?".

Nguyên nhân là Bộ Nội vụ có đề án cải tiến phương thức hoạt động của các hội văn nghệ, trong đó quy định hội phải "tự quyết, tự chịu trách nhiệm, tự trang trải kinh phí".
Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam
Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Đình Toán

"Nghĩa là anh em chúng ta sẽ không có biên chế, không trụ sở, không được hỗ trợ. Tình hình gay go vô cùng", ông Hữu Thỉnh nói.

Ông cho biết Liên hiệp hội có 40.000 hội viên, là những "chiến sĩ giữ yên mặt trận văn hoá tinh thần của đất nước". "Nếu nhà nước cắt kinh phí hỗ trợ thì sẽ mất nhiều hơn được. Bởi nghệ sĩ phải tự lo kiếm sống, xin tài trợ khắp nơi thì không thể giữ vững trận địa tư tưởng văn hoá và có tác phẩm đỉnh cao", Chủ tịch Liên hiệp hội chia sẻ.

Vì vậy, ông và Đoàn chủ tịch Liên hiệp hội nhiều lần kiến nghị cấp có thẩm quyền không cắt bao cấp của Liên hiệp hội.

Giải thích rõ hơn, ông Trần Khánh Chương - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam (một thành viên của Liên hiệp hội) cho biết, mỗi năm hội được ngân sách hỗ trợ ba loại kinh phí: hành chính sự nghiệp để trả lương biên chế, điện, nước... (3 tỷ đồng); hỗ trợ sáng tác theo yêu cầu của nhà nước về những đề tài chính trị, chiến tranh, cách mạng (4 tỷ đồng); giải thưởng của hội (800 triệu đồng). Tất cả các hội thành viên của Liên hiệp đều được nhà nước hỗ trợ ba khoản kinh phí trên.

Hội Mỹ thuật Việt Nam hiện có khoảng 50 biên chế, trong đó 30 người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, còn lại phải tự xoay sở.

Hội được nhà nước cấp một ôtô cho Chủ tịch theo hàm thứ trưởng và một xe 16 chỗ để đưa đón hội viên; có hai văn phòng tại TP HCM, Hà Nội và Nhà triển lãm (số 16 Ngô Quyền, Hà Nội). Tạp chí Mỹ thuật mỗi năm được nhà nước hỗ trợ 50 triệu đồng.

Ông Chương chia sẻ, hội viên chỉ phải đóng hội phí 120.000 đồng mỗi năm, nhưng không thu được bao nhiêu vì có nhiều người không nộp. Vậy nên, ông phải tự tìm nguồn kinh phí trang trải tiền phúng viếng, thăm hỏi, tặng hoa... mỗi năm hơn 100 triệu đồng.

Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam cũng cho rằng, hiện nhà nước chưa thể xoá bỏ bao cấp cho các hội văn học nghệ thuật. "Đây là kênh đầu tư cho văn học nghệ thuật tương tự như y tế, nông nghiệp, giao thông... Các hội không thể tự chủ tài chính được. Nếu nhà nước không cấp kinh phí nữa thì nghệ sĩ sẽ chạy theo thị trường, không còn ai sáng tác đề tài phục vụ chính trị", ông Chương nói.

Tuy nhiên, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên lại đề xuất xoá bỏ bao cấp cho các hội văn học nghệ thuật. "Ngân sách nhà nước cấp cho các hội đoàn hiện chủ yếu để duy trì hoạt động của bộ máy hành chính. Hội viên không nhận được nhiều sự hỗ trợ sáng tác", ông Nguyên phân tích.

Theo ông, nên có hành lang pháp lý để các hội văn học nghệ thuật hoạt động theo quy định pháp luật và tự chủ tài chính để "mang đúng tính chất là những nghiệp đoàn bảo vệ quyền lợi hội viên". Kinh phí nhà nước dành hỗ trợ trực tiếp các tác phẩm, công trình nghiên cứu thay vì chi nhiều cho bộ máy hành chính như hiện nay.

Ông Nguyễn Khắc Giang, Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đồng tình, nhà nước không nên duy trì bao cấp các hội văn học nghệ thuật. "Hội nào hoạt động hiệu quả, đại diện tốt cho hội viên thì sẽ tự quản, tự chủ được về tài chính. Ngân sách chỉ nên hỗ trợ các tổ chức yếu thế như trẻ em mồ côi, nạn nhân da cam...", ông Giang bày tỏ quan điểm.

Trước mắt, ông đề xuất các hội đang nhận kinh phí nhà nước cần có báo cáo tài chính minh bạch hàng năm trước công chúng. "Về lâu dài, nên bãi bỏ chính sách cấp ngân sách hoạt động cho các hội đặc thù theo biên chế. Chỉ cấp khi thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao. Các nhiệm vụ này nên đấu thầu công khai để tăng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hội", ông Giang đề nghị.

Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam có 10 hội thành viên được nhà nước cấp kinh phí hoạt động: Mỹ thuật; Kiến trúc sư; Nhạc sĩ; Nghệ sĩ nhiếp ảnh; Nghệ sĩ múa; Nghệ sĩ sân khấu; Nhà văn; Văn nghệ dân gian; Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số; Điện ảnh.

Ngoài ra, Liên hiệp còn có các hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách địa phương.

Nguồn https://vnexpress.net/thoi-su/lien-hiep-cac-hoi-van-hoc-nghe-thuat-duoc-ho-tro-85-ty-dong-moi-nam-3867481.html
,

Thanh Hoá: ‘Quan xã’ ở biệt thự, đi siêu xe, sở hữu nhiều tài sản khủng?

Vị Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Yên Lâm (Yên Định, Thanh Hóa) có căn biệt tự to đẹp nhất xã và sở hữu khối tài sản rất lớn?

Thông tin ông Nguyễn Xuân Thái, bí thư Đảng uỷ kiêm Chủ tịch UBND xã Yên Lâm ( Yên Định, Thanh Hoá) sở hữu khối tài sản lớn gồm biệt thự, đất đai, ô tô hạng sang… đang gây xôn xao dư luận, nhất là khi có “nghi vấn”, vị “quan xã” nổi tiếng này “chống lưng” cho người thân khai thác, chế biến đá tại vùng trọng điểm cung ứng vật liệu xây dựng cho toàn miền Bắc.

“Tận mục” tài sản “khủng” của “quan xã” miền núi

Yên Lâm là một xã miền núi thuộc huyện Yên Định (Thanh Hoá), vốn là một xã thuần nông, đời sống người dân nhiều khó khăn vì vậy việc lãnh đạo xã sở hữu tài sản khủng rất được chú ý.

Có mặt tại trục đường chính chạy vào trung tâm xã, hỏi thăm nhà ông Nguyễn Xuân Thái, không người dân nào không biết. Họ chỉ cho nhóm phóng viên: biệt thự to nhất xã là nhà ông Thái.
Ngôi biệt thự của gia đình ông Nguyễn Xuân Thái được đánh giá to đẹp nhất xã
Ngôi biệt thự của gia đình ông Nguyễn Xuân Thái được đánh giá to đẹp nhất xã

Quả thật, căn nhà gia đình ông Thái đang ở rất bề thế, nếu không muốn nói to nhất nhì trong vùng, nằm trên trục đường tỉnh lộ chạy qua xã Yên Lâm. Căn nhà được thiết kế theo đúng kiểu biệt thự hạng sang, ngôi nhà của ông Thái được đánh giá là có giá trị nhiều tỷ đồng.

Theo một nguồn tin đã được kiểm chứng, ngoài căn biệt thự này, ông Thái còn sở hữu khoảng 30 ha đất nông-lâm nghiệp theo diện 50 năm. Tất cả những mảnh đất này đều nằm tại các vị trí rất đẹp, sát theo các trục đường chính, theo đánh giá của người dân địa phương là “không phải ai cũng có thể sở hữu được”.

Nguồn tin này cũng cho hay ông Thái thường xuyên đi lại bằng các loại ô tô đắt tiền, có chiếc gần 5 tỷ đồng.

Nghi vấn “chống lưng” để doanh nghiệp của gia đình có đặc quyền?

Trao đổi với người dân trong xã được biết gia đình ông Thái mới “phất” lên thời gian gần đây và dư luận cho rằng nguồn gốc tài sản khủng của gia đình ông đến từ hoạt động khai thác đá.

Xã Yên Lâm nằm trên tỉnh lộ 518, là trục đường chính vận chuyển đá từ các mỏ trong huyện Yên Định ra thành phố và chuyển đi các tỉnh phía Bắc. Tại Yên Lâm có khoảng 43 doanh nghiệp khai thác đá, phần lớn không đăng ký khai thuế và nộp thuế trên địa bàn. Trong đó gia đình ông Thái được cho là sở hữu hai doanh nghiệp khai thác đá lớn nhất nhì vùng. Đó là Doanh nghiệp tư nhân xây dựng thương mại và sản xuất Hoàng Minh và Công ty TNHH Minh Thức. Hai doanh nghiệp này do người thân trong gia đình ông Thái đứng tên và hoạt động rất mạnh trong lĩnh vực khai thác, sản xuất và cung cấp các mặt hàng liên quan đến đá.
Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Minh do người thân của ông Thái làm chủ
Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Minh do người thân của ông Thái làm chủ

Yên Lâm mới được quy hoạch là nơi cung ứng vật liệu xây dựng cho tỉnh Thanh Hoá và hai doanh nghiệp Hoàng Minh và Minh Thức đều đang sở hữu những mỏ đá thuộc diện tốt nhất ở Yên Lâm.

Điều đáng lưu ý, hoạt động khai thác đá đang đem tới cho Yên Lâm hiểm hoạ về môi trường. Ghi nhận thực tế của phóng viên cho thấy đường xá trong khu vực đều hư hỏng và đi lại rất khó khăn, nguy hiểm do hàng ngày các xe chở đá chạy suốt ngày đêm. Người dân cũng cho biết hai năm nay họ sống trong thảm cảnh ô nhiễm môi trường trầm trọng từ bụi khai thác đá và xe chở đất, đá gây ra. Người dân đã kêu cứu nhiều nơi nhưng chính quyền xã không có động thái tích cực giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường.
Cổng vào doanh nghiệp tư nhân Minh Thức
Cổng vào doanh nghiệp tư nhân Minh Thức

Thế nhưng trong lúc “việc công” không được chú trọng giải quyết, thì lãnh đạo cao nhất xã là ông Thái lại đặc biệt ưu ái cho hoạt động khai thác đá của 2 doanh nghiệp “người nhà”. Mới đây, doanh nghiệp Hoàng Minh còn được cho là đã có những động thái “áp phe” khiến một doanh nghiệp có trụ sở tại thành phố Thanh Hoá phải ngậm ngùi nhượng lại cho mình một mỏ đá lớn dù đã trúng thầu thành công.

Để làm rõ những nghi vấn xung quanh tài sản khủng và thông tin “chống lưng” cho doanh nghiệp “sân sau”, phóng viên đã liên lạc với ông Nguyễn Xuân Thái cũng như lãnh đạo xã Yên Lâm để làm rõ các vấn đề liên quan.

Tại buổi làm việc tại trụ sở UBND xã Yên Lâm ông Thái khẳng định: “Việc đơn thư tố giác tôi đã xảy ra nhiều lần vì vậy tôi sẵn sàng trả lời tất cả để mọi việc công khai, minh bạch…”

Hoàng Lâm/Ngaynay.vn
, ,

Lãnh đạo TPHCM họp mặt báo chí đầu năm 2019

Lãnh đạo TPHCM họp mặt báo chí đầu năm 2019
Chiều 8/1, Thành ủy TPHCM đã tổ chức buổi họp mặt báo chí đầu năm 2019. Chủ trì buổi họp mặt có đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP; Thân Thị Thư, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM.
Lãnh đạo TPHCM họp mặt báo chí đầu năm 2019 ảnh 2
Tham dự buổi họp mặt có lãnh đạo các cơ quan báo chí trên địa bàn TP, đại diện một số sở – ngành liên quan và nhiều phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí.

Tổng quan về những ưu điểm của báo chí TPHCM trong năm 2018, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM Thân Thị Thư cho rằng báo chí đã trở thành kênh thông tin quan trọng giúp lãnh đạo TP kịp thời nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng, tình cảm và những đề xuất, kiến nghị của người dân để phục vụ có hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng bộ, chính quyền TP. Tuyên truyền gương người tốt, việc tốt; đấu tranh chống tiêu cực, lãng phí và phản bác những quan điểm sai trái; có nhiều sáng tạo và tạo được dấu ấn, hiệu quả trong tổ chức thúc đẩy các phong trào xã hội trên mặt báo và các hoạt động xã hội sau mặt báo; đăng tải các góp ý, hiến kế của các chuyên gia và nhà khoa học…
Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM Thân Thị Thư
Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM Thân Thị Thư

Theo đồng chí Thân Thị Thư, năm 2018, báo chí đã góp phần quan trọng đối với quán trình triển khai, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, thực hiện các nghị quyết của Đảng. Đặc biệt là đợt truyền thông cho việc thông qua Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM. Đặc biệt, thực hiện Quy định 1374 của Thành ủy, đến nay đã có 59 vấn đề các cơ quan báo chí phản ánh được Ban Tuyên giáo Thành ủy đề xuất Thường trực Thành ủy quan tâm chỉ đạo. Thông qua các diễn đàn mà báo chí TP xây dựng đã đóng góp cho TP nhiều mô hình, giải pháp hay, hiệu quả, có giá trị khoa học và thực tiễn sâu sắc.

Tuy nhiên, tại buổi họp mặt, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM Thân Thị Thư cũng nêu ra những hạn chế, yếu kém trong hoạt động báo chí thời gian qua, như: sự nhạy bén chính trị, ý thức tự giác chấp hành định hướng chính trị, tư tưởng của một vài cơ quan báo chí chưa cao, thậm chí có lúc thể hiện sự thiếu nghiêm túc trong chấp hành chỉ đạo, gây ra những tác động xấu trong đời sống xã hội. Tuy không nhiều nhưng vẫn còn tình trạng chưa bám sát tôn chỉ, mục đích, vẫn còn khuynh hướng “thương mại hóa”. Sự cạnh tranh quyết liệt về thông tin giữa báo in với báo điện tử, giữa báo điện tử với mạng xã hội. Việc thực hiện đề án quy hoạch báo chí cũng có tác động đến suy nghĩ, lo lắng của một số phóng viên, nhà báo…
Lãnh đạo TPHCM họp mặt báo chí đầu năm 2019 ảnh 3
Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM Thân Thị Thư cũng đã nêu ra một số giải pháp phát huy ưu điểm và khắc phục hạn chế của hoạt động báo chí trong thời gian tới, đó là: tăng cường công tác nắm bắt, rà soát, củng cố hoạt động báo chí; thường xuyên theo dõi thông tin để có hướng chỉ đạo, điều chỉnh kịp thời; kịp thời định hướng, chỉ đạo báo chí trước những sự kiện quan trọng; quan tâm chăm lo và tạo động lực để đội ngũ những người làm báo có cảm hứng và tâm huyết cho ra đời những tác phẩm báo chí có giá trị; nâng cao vai trò phản biện xã hội của các cơ quan báo chí; tăng cường công tác bồi dưỡng nhận thức, nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ; triển khai rộng rãi trong hội viên 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam; chú trọng việc vun đắp, bồi dưỡng lương tâm, trách nhiệm, đạo đức của người đứng đầu các cơ quan báo chí.
Bí thư Thành ủy TPHCM phát biểu tại buổi họp mặt
Bí thư Thành ủy TPHCM phát biểu tại buổi họp mặt. Ảnh: Trần Xuân Tình

Tại buổi họp mặt, đông đảo các phóng viên báo chí đã đặt ra nhiều câu hỏi và lãnh đạo TPHCM đã thẳng thắn trao đổi, trả lời các câu hỏi liên quan đến sự phát triển của TPHCM, nổi bật là các vấn đề về xây dựng đô thị thông minh, công tác cải cách hành chính, thực hiện các nội dung về thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức, vấn đề xử lý sai phạm của cán bộ đảng viên…
Phóng viên đặt câu hỏi với lãnh đạo TP tại buổi họp mặt
Phóng viên đặt câu hỏi với lãnh đạo TP tại buổi họp mặt. Ảnh: Tự Trung
Lãnh đạo TPHCM họp mặt báo chí đầu năm 2019 ảnh 4
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết, TP đã có nhiều nỗ lực trong việc phát huy nguồn lực xây dựng đô thị sáng tạo, đô thị thông minh. Thành phố đã triển khai đề án “Xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn 2025”, trong đó trọng tâm là triển khai xây dựng 4 trụ cột (Kho dữ liệu dùng chung và phát triển Hệ sinh thái dữ liệu mở, Xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh, Trung tâm an toàn thông minh Thành phố, Trung tâm mô phỏng và dự báo kinh tế xã hội của Thành phố), xây dựng Khu đô thị sáng tạo phía Đông trên nền tảng phát triển kinh tế số và kinh tế tri thức, xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguồn https://thanhuytphcm.vn/tin-tuc/lanh-dao-tphcm-hop-mat-bao-chi-dau-nam-2019-1491850898
,

Công an Bình Phước thông tin chính về nội dung đoạn clip liên quan đến cán bộ, chiến sỹ

Mấy ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn video ghi lại hình ảnh và cuộc nói chuyện giữa một tài xế xe ô tô với cán bộ mặc sắc phục Công an nhân dân. Qua xem xét, Công an tỉnh Bình Phước xác định người mặc sắc phục Công an là Thiếu tá Phạm Hồng Thái, cán bộ Đồn Công an Khu Công nghiệp Minh Hưng, huyện Chơn Thành, Bình Phước.

Nhận thấy nội dung và hình ảnh trong video clip liên quan đến cán bộ thuộc Công an tỉnh Bình Phước, Đại tá Trần Thắng Phúc, Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo Công an huyện Chơn Thành nhanh chóng xác minh vụ việc để làm rõ và xử lý.

Qua đó, bước đầu xác định nội dung vụ việc như sau: Lúc 7h45’ ngày 9-1, Đồn Công an Khu Công nghiệp Minh Hưng nhận được tin báo của anh Bùi  Minh Trung, Tổ trưởng tổ bảo vệ Khu Công nghiệp Minh Hưng III với nội dung: “Có một xe ô tô tải đổ rác thải trong khu công nghiệp.

Lực lượng bảo vệ yêu cầu tài xế xe tải về chốt bảo vệ để làm việc nhưng tài xế không chấp hành và có hành vi chống đối. Do vậy, đề nghị lực lượng Đồn Công an khu công nghiệp Minh Hưng hỗ trợ”.
Công an Bình Phước thông tin chính về nội dung đoạn clip liên quan đến cán bộ, chiến sỹ
Tại hiện trường, Công an phát hiện xe tải BKS 92C-116.85 do tài xế Vũ Văn Trọng (SN 1980, ngụ xã Đông Hiếu, thị xã Thái Hòa, Nghệ An) cùng 3 người phụ xe và 3 người thuộc lực lượng Bảo vệ Khu Công nghiệp Minh Hưng III, gồm: Bùi Minh Trung, Lê Đăng Lương, Nguyễn Văn Dinh. Bên cạnh xe ô tô tải có đống rác thải (đất, vỏ cây, lá cây).

Ngay sau đó, đồng chí Nguyễn Hoàng Thái, Trưởng Đồn Công an khu công nghiệp phân công tổ công tác gồm 3 đồng chí: Thiếu tá Phạm Hồng Thái, Thiếu úy Trần Mạnh Đạt và Thiếu úy Đào Chung Thủy nhanh chóng đến hiện trường để phối hợp giải quyết.

Lực lượng Bảo vệ Khu Công nghiệp Minh Hưng III đề nghị Công an hỗ trợ, yêu cầu tài xế xe tải về chốt bảo vệ gần đó để lập biên bản sự việc xe tải đổ rác ở khu vực có biển cấm đổ rác. Lúc đó, Thiếu tá Phạm Hồng Thái yêu cầu tài xế xuất trình giấy tờ xe và về chốt bảo vệ làm việc nhưng tài xế không chấp hành và thách thức Công an, bảo vệ.

Do không kiềm chế được khi bị tài xế có lời nói, hành vi kích động nên Thiếu tá Thái đã có lời nói thiếu chuẩn mực. Tài xế Trọng do bức xúc trước cử chỉ, lời nói thiếu chuẩn mực của đồng chí Thái nên đã đăng tải video clip lên mạng xã hội YouTube.

Công an tỉnh Bình Phước, nhận định: Đồn Công an khu công nghiệp Minh Hưng cử lực lượng đến giải quyết khi nhận được đề nghị của lực lượng Bảo vệ Khu Công nghiệp đề nghị hỗ trợ giải quyết vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự là đúng chức năng, nhiệm vụ.

Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết, đồng chí Thái đã có dấu hiệu vi phạm quy trình công tác, vi phạm quy tắc ứng xử của cán bộ, chiến sỹ CAND (có cử chỉ, lời nói thiếu chuẩn mực).

Do đó, Công an huyện Chơn Thành đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với đồng chí Thái trong thời gian 15 ngày để xác minh, làm rõ vi phạm. Đồng thời, tiếp tục làm việc với chủ xe, tài xế, phụ xe tải và những người có liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật.

Nguồn: http://soha.vn/cong-an-binh-phuoc-thong-tin-chinh-ve-noi-dung-doan-clip-lien-quan-den-can-bo-chien-sy-20190112201412637.htm
, ,

Vụ xe biển đỏ đi lùi trên cao tốc: Đình chỉ công tác đại úy quân đội

Sau khi xem xét sự việc xe ô tô biển đỏ đi lùi trên cao tốc Thái Nguyên – Hà Nội, ngày 12/1, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đã có thông báo về việc xử lý đối với quân nhân lái xe biển đỏ nói trên.
Vụ xe biển đỏ đi lùi trên cao tốc: Đình chỉ công tác đại úy quân đội
Chiếc xe biển đỏ chạy lùi trên cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, được xác định của Hải Đoàn 11 – Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển.

Theo Văn bản số 402/BTL-CT do Thiếu tướng Doãn Bảo Quyết – Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam ký, trong những ngày vừa qua các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải vụ việc xe quân sự mang biển số QC 10-21 chạy lùi trên cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên.

Sau khi nhận được thông tin trên, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đã xác minh xe QC 10-21 thuộc biên chế của Hải đoàn 11, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1, lái xe là Đại úy quân nhân chuyên nghiệp Lưu Văn Thụ chở đoàn cán bộ đi công tác ở Việt Trì, Phú Thọ.

Sau khi vụ việc đáng tiếc xảy ra, lái xe Lưu Văn Thụ đã đến Cơ quan công an trình báo và nộp phạt theo quy định của pháp luật. Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đã chỉ đạo Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 đình chỉ công tác đối với lái xe để xét kỷ luật.
Đề nghị đình chỉ quân nhân lái xe đi lùi trên cao tốc để xem xét kỉ luật.
Đề nghị đình chỉ quân nhân lái xe đi lùi trên cao tốc để xem xét kỉ luật.

Thông tin về vụ xe biển đỏ lùi ngược chiều lan truyền trên mạng xã hội Facebook đã thu hút rất nhiều ý kiến, bình luận.

Theo đó, video về vụ việc ghi nguồn Thái Nguyên Hưng với trích xuất hình ảnh từ camera giám sát hành trình gắn trên ô tô sáng 10/1. Chiếc xe Toyota Hiace biển đỏ – màu biển của cơ quan quân sự đã chạy lùi trên cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, đoạn gần nút giao với quốc lộ 18.

Vào thời điểm đó, nhiều xe tải và xe container đang chạy đúng làn, cùng chiều, trên tuyến đường có vận tốc cho phép 100 km/h hoảng hồn nhấn còi liên tục để tránh tai nạn xảy ra.

Khi khoảng cách với chiếc xe đã gần, những xe khác buộc phải xi nhan báo hiệu và đánh lái chuyển làn.

Cần phải nói thêm rằng, liên quan đến hành vi lùi xe ngược chiều trên tuyến cao tốc này, cách đây không lâu đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến 4 người t-hiệ-t m-ạn-g và 2 người bị thư-ơng. Vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, giải quyết.

Nguồn https://dantri.com.vn/xa-hoi/vu-xe-bien-do-di-lui-tren-cao-toc-dinh-chi-cong-tac-dai-uy-quan-doi-20190112202956575.htm
,

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn Huawei hợp tác với các doanh nghiệp Việt trong lĩnh vực an toàn thông tin

Chiều ngày 15/2/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp bà Tôn A Phương, Chủ tịch Tập đoàn Huawei, Trung Quốc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn Huawei hợp tác với các doanh nghiệp Việt trong lĩnh vực an toàn thông tin
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp bà Tôn A Phương, Chủ tịch Tập đoàn Huawei, Trung Quốc chiều ngày 15/2.

Thủ tướng đã đánh giá cao và chúc mừng những thành công của Tập đoàn Huawei trên toàn thế giới cũng như tại khu vực châu Á và tại Việt Nam.

Thủ tướng nhấn mạnh quan hệ Việt Nam-Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội, Thủ tướng cho biết, hiện kim ngạch thương mại song phương hai nước đã vượt mức 100 tỷ USD, đây là cơ sở thuận lợi để xúc tiến nhiều hơn nữa các hoạt động hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng hoan nghênh việc Huawei đang tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh tại thị trường Việt Nam; đồng thời ghi nhận sự đóng góp của Huawei đối với sự phát triển của ngành CNTT Việt Nam. Thủ tướng mong muốn Huawei đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp CNTT của Việt Nam trong lĩnh vực an toàn thông tin bởi Việt Nam cũng có những doanh nghiệp CNTT uy tín với tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác này trong thời gian tới.

Thủ tướng bày tỏ tán thành với quan điểm của bà Tôn A Phương về việc đề cao chất lượng sản phẩm và bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Tại buổi gặp mặt, bà Tôn A Phương bày tỏ ấn tượng sâu sắc về sự quan tâm của Thủ tướng nhằm đẩy mạnh xúc tiến hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Huawei.

Đánh giá cao chiến lược phát triển CNTT của Việt Nam, lãnh đạo Tập đoàn Huawei cũng bày tỏ hy vọng tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa đối với tiến trình phát triển ngành CNTT, viễn thông ở Việt Nam. Bà Tôn A Phương khẳng định, Huawei không chỉ bán thiết bị mà còn mong muốn hợp tác phát triển hạ tầng, hệ thống và sản phẩm về an toàn thông tin với các doanh nghiệp Việt Nam. Đây cũng là một chiến lược quan trọng và là tiêu chí trong sản xuất các sản phẩm CNTT của Huawei. Đại diện lãnh đạo Huawei cũng cam kết bảo đảm an toàn thông tin mạng cho các sản phẩm của Huawei tại thị trường Việt Nam.

Nguồn: https://baodautu.vn/thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-muon-huawei-hop-tac-voi-cac-doanh-nghiep-viet-trong-linh-vuc-an-toan-thong-tin-d58935.html
,

An toàn, bảo mật kém nhưng Huawei vẫn được VNPT Net chỉ định thầu

Dù biết rõ các thiết bị và công nghệ đến từ Huawei - nhà thầu Trung Quốc độ an toàn và bảo mật kém nhưng Tổng Công ty hạ tầng mạng (VNPT Net - thuộc Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam) vẫn cố tình chỉ định thầu cho đơn vị này. Hàng loạt gói thầu khác trị giá hàng chục tỷ đồng cũng được VNPT Net chỉ định thầu. 

Chỉ định thầu

Cụ thể, trong thông báo số 2783/KTM –KHKT, VNPT Net đã chấp thuận Hồ sơ đề xuất (HSĐX) và trao hợp đồng gói thầu “Cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cho hệ thông vô tuyến Huawei mạng VNPT Net năm 2018” cho công ty TNHH công nghệ Huawei Việt Nam. Giá gói thầu này là 14.093.211.000 đồng; thời gian thực hiện hợp đồng là 12 tháng. Thông báo này do ông Nguyễn Việt Tiến, Giám đốc Ban khai thác mạng chi nhánh VNPT Net ký ngày 26/10/2018.

Lý giải vì sao lại chỉ định thầu mà không đấu thầu rộng rãi với gói thầu trên, tại buổi làm việc với Thời báo Chứng khoán Việt Nam, ông Đinh Hồng Quang, Chánh văn phòng VNPT Net cho rằng, Huawei là một đối tác lớn từ Trung Quốc, vào Việt Nam từ khá lâu và cũng là đơn vị được các cơ quan, Chính phủ quan tâm nên công ty đã chủ động chọn đối tác này. Cũng theo ông Quang, lí do chọn nhà thầu này là để chuẩn bị cho chuyến thăm Trung Quốc của một lãnh đạo Chính phủ?
An toàn, bảo mật kém nhưng Huawei vẫn được VNPT Net chỉ định thầu
Một cuộc họp của Tổng công ty mạng (minh họa)

Tuy nhiên, khi PV hỏi về vấn đề có văn bản hay quyết định hành chính nào từ các cơ quan Chính phủ, bộ nghành hay tập đoàn VNPT yêu cầu công ty làm việc này hay không thì ông Quang ấp úng: "Cái này là do chúng tôi tự chủ động”.

Cũng theo vị chánh văn phòng, hiện Huawei chiếm 29% toàn bộ mạng lưới của VNPT của Việt Nam. Tuy nhiên, để vào được Việt Nam và chiếm thị phần lớn như vậy, Huawei đã phải trải qua một quá trình dài. Ban đầu phía Việt Nam cũng nghi ngại về tính an ninh của hãng cung cấp thiết bị này. Tuy nhiên do nhiều yếu tố tổng hợp, VNPT Net đã buộc phải chọn đối tác này.

Trước băn khoăn về việc không tổ chức đấu thầu rộng rãi cho những đối tác Mỹ, Tây Âu mà lại cố ý chỉ định thầu nhà thầu Trung Quốc liệu có vi phạm luật không?, ông Quang nói dè dặt cho hay: “cái này có nhiều quy định..., đây là gói thầu chuyên biệt..., theo tôi tìm hiểu thì không có vi phạm gì...”.

Nguy cơ mất an toàn và lệ thuộc hoàn toàn vào Huawei

Một mặt thú nhận VNPT Net đã chỉ định thầu cho đối tác Trung Quốc, mặt khác ông Quang cũng buộc phải thừa nhận một điều rất nhạy cảm, đó là: “Huawei vào Việt Nam người ta làm chủ theo kiểu “làm chủ phần lõi”, mình chỉ mua máy móc, công nghệ… còn phần lõi là người ta quản lý, chỉ trong tình huống khẩn cấp thì phải có các chuyên gia của họ đứng ra xử lý”- trích lời ông Quang.

Khi được hỏi liệu phía đơn vị vận hành trong nước có lệ thuộc khi bắt buộc phải lựa chọn Huawei là đơn vị cung ứng liên quan đến hạ tầng, thiết bị viễn thông hay không, ông Quang thừa nhận: “Nói thật mình chẳng sung sướng gì khi lệ thuộc và hơn thế nữa khi làm việc với đối tác này cũng cực kỳ đau đầu ngay từ việc đàm phán cũng đã là không đơn giản rồi. Theo tính toán của tôi phải đến 11 tháng thì gói thầu mới thành.
An toàn, bảo mật kém nhưng Huawei vẫn được VNPT Net chỉ định thầu ảnh 2
Không thể khẳng định được Huawei có xảy ra sự cố sau khi đi vào sử dụng hay không

Không chỉ cố ý chỉ định thầu, qua điều tra của Thời báo Chứng khoán Việt Nam, giá mời thầu và giá trúng thầu không hề thay đổi. Điều này thể hiện rõ không có việc cạnh tranh, tiết kiệm chi phí đầu tư và có nguy cơ gây thất thoát vốn.

Phân bua điều này, ông Quang cho rằng lý do là trong phần đàm phán, phía mình đã yêu cầu đối tác phải hỗ trợ kỹ thuật cho các thiết bị mới bằng hình thức mở từ 5-7 lớp đào tạo; đối tác phải trực tiếp xử lý khi gặp sự cố nghiêm trọng” – ông Quang lý giải.

Ngoài ra ông Quang cũng cho biết: “Không thể bảo đảm chắc chắn nếu trong quá trình vận hành có xảy ra sự cố”.

Điệp khúc "chỉ định thầu"

Không chỉ có gói thầu trên, theo tài liệu mà Thời báo Chứng khoán Việt Nam có được, VNPT Net còn chỉ định thầu một số gói thầu liên quan đến lĩnh vực mà đơn vị này đang khai thác vận hành. Cụ thể tại gói thầu Cung cấp dịch vụ HTKT cho các thiết bị báo hiệu mạng của VNPT Net, chỉ định Công ty TNHH Kinh doanh dịch vụ thông tin và chuyển giao công nghệ trúng gói thầu với giá trúng thầu: 39.875.063.800 đồng, trong đó giá gói thầu: 39.889.640.988 đồng. Thời gian thực hiện hợp đồng: 12 tháng. Quyết định phê duyệt: Số 1319/QĐ-VNPT Net-KHĐT ngày 31/05/2018.

Tại dự án: Cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cho các thiết bị Juniper trên hệ thống VN2 mạng VNPT Net năm 2017-2018, VNPT Net đã chỉ định Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Viễn thông Tin học SUN VIỆT (SVTECH) trúng gói thầu: Cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cho các thiết bị Juniper trên hệ thống VN2 mạng VNPT Net năm 2017-2018 với giá trúng thầu: 19.543.835.300 đồng, trong đó giá gói thầu: 19.543.884.800 đồng. Thời gian thực hiện hợp đồng: 12 tháng. Quyết định phê duyệt: Số 354/QĐ-VNPT Net-KHĐT ngày 13/02/2018.

Trước đó, tại dự án: Cung cấp dịch vụ HTKT cho các thiết bị hệ thống OSS Server năm 2017-2018, VNPT Net cũng đã chỉ định thầu cho Công ty CP Phát triển Công nghệ Viễn thông Tin học Sun Việt trúng thầu với giá: 3.513.235.000 đồng, trong đó giá gói thầu: 3.513.235.000 đồng. Thời gian thực hiện hợp đồng: 12 tháng. Quyết định phê duyệt: Số 227/QĐ-VNPT Net-KHĐT.

Huawei bị cảnh báo, cấm ở Mỹ, Australia

Theo như lời quảng cáo tại địa chỉ https://www.huawei.com/vn/about-huawei/local-states, năm 1998 Huawei đã thành lập Văn phòng Đại diện tại Việt Nam. Đến 2008, tiếp tục thành lập Công ty TNHH Công nghệ Huawei Việt Nam. Năm 2016 Huawei Việt Nam chuyển sang văn phòng mới, thành lập Trung tâm Sáng tạo CSIC. Hiện tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, Công ty Công nghệ Huawei Việt Nam có 336 nhân viên, trong đó tỉ lệ bản địa hóa đạt 86%.

Tại Mỹ, Huawei đã gặp thách thức do những lo ngại của các quan chức an ninh Hoa Kỳ rằng các thiết bị của Huawei do đó các hợp đồng mua công nghệ của Mỹ đều không thành. Mới đây nhất, Thủ tướng Australia Turnbull cũng cấm các doanh nghiệp trong nước mua thiết bị từ Huawei cho mạng lưới cáp quang quốc gia. Tập đoàn Trung Quốc cũng không được cấp giấy phép đặt cáp ngầm ở vùng biển phía tây bắc Australia.

Nguồn: http://tbck.vn/an-toan-bao-mat-kem-nhung-huawei-van-duoc-vnpt-net-chi-dinh-thau-22534.html?
, ,

Thu tiền chống trượt, nhiều cán bộ Đại học Công nghiệp bị kỷ luật

Trưởng khoa Ngoại ngữ bị kỷ luật cảnh cáo; nữ giảng viên hướng dẫn sinh viên đánh dấu bài thi tiếng Anh bị chấm dứt hợp đồng giảng dạy, nữ giảng viên khoa Ngoại ngữ bị kiểm điểm, …
Thu tiền chống trượt, nhiều cán bộ Đại học Công nghiệp bị kỷ luật
Thí sinh nộp tiền chống trượt. (Ảnh: laodong)

Ngày 11/1, Đại học Công nghiệp Hà Nội ra quyết định kỷ luật cán bộ, giảng viên liên quan đến việc Khoa Ngoại ngữ thu tiền chống trượt của sinh viên.

Theo đó, Trưởng khoa Ngoại ngữ Hoàng Ngọc Tuệ bị kỷ luật cảnh cáo do chưa tuân thủ quy trình khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý, để cá nhân thuộc quyền quản lý vi phạm quy định nhà giáo, làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường.

Bà Phạm Tố Linh – hướng dẫn sinh viên cách đánh dấu bài thi bị chấm dứt hợp đồng giảng dạy, nhưng được tạo cơ hội làm việc ở vị trí khác nếu có nhu cầu.

Hội đồng kỷ luật xác định bà Linh chưa tuân thủ nghiêm túc quy trình, quy định chuyên môn đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử trong công việc, có những phát ngôn chưa chuẩn mực, làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường.

Giảng viên khoa Ngoại ngữ Nguyễn Thị Lệ Thủy do triển khai công việc chưa phù hợp, gây hiểu sai chủ trương của khoa và trường bị kiểm điểm, phê bình.

Ngoài ra, Đại học Công nghiệp cũng kiểm điểm, phê bình, hạ bậc đánh giá các cán bộ quản lý Khoa Ngoại ngữ, Phòng Đào tạo, Phòng Tài chính kế toán, Phòng Thanh tra giáo dục do thiếu kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo của Khoa Ngoại ngữ.

Trước đó, giữa tháng 11/2018, báo Laodong có phản ánh tình trạng trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức kỳ thi cấp chứng chỉ chuẩn đầu ra tiếng Anh – nhằm đảm bảo sinh viên đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3 tương đương 450 điểm TOEIC. Dưới hình thức các lớp ôn thi đầu ra, trường thu 1,9 triệu đồng. Nếu nộp, sinh viên sẽ biết trước 80% đề thi, được nhắc bài khi thi. Ngược lại, sinh viên chắc chắn sẽ trượt.

Nguồn TrithucVN
, ,

Quản lý thị trường bị tố lấy tiền thầy lang: Tạm giữ 3 cán bộ, triệu tập tổ trưởng tổ công tác

Để điều tra làm rõ vụ việc, Công an huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã tạm giữ 3 cán bộ quản lý thị trường (QLTT) và triệu tập tổ trưởng của tổ công tác này để tiếp tục làm rõ vụ việc.

Hình ảnh nhóm cán bộ quản lý thị trường vào “mua thuốc” tại nhà thầy lang được camera ghi lại.

Liên quan đến vụ việc các cán bộ QLTT Nghệ An, bị tố vào phòng ngủ người dân “làm luật” lấy 6 triệu đồng, cơ quan công an đã triệu, tạm giữ một số cán bộ liên quan.

Ngày 12/1, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Đội trưởng QLTT số 8 (Cục QLTT Nghệ An) cho biết, 3 cán bộ của đội liên quan đến vụ việc bị tố lấy tiền thầy lang đã bị Công an huyện Thanh Chương tạm giữ để phục vụ công tác điều tra.

3 cán bộ bị tạm giữ gồm: Trương Văn Cường, Võ Thành Vinh, Nguyễn Thanh Thủy đã được Công an tạm giữ. Liên quan vụ việc này, ông Nguyễn Văn Quang – tổ trưởng tổ công tác cũng bị công an triệu tập để phục vụ công tác điều tra làm rõ vào chiều 11/1.
Ông Hùng chia sẻ sự việc với PV báo chí
Ông Hùng chia sẻ sự việc với PV báo chí.

“3 cán bộ bị Công an huyện Thanh Chương tạm giữ 3 ngày nay, họ có thông báo về cho Đội. Chiếc máy tính của các cán bộ liên quan đến vụ việc hiện đã được công an niêm phong. Riêng ông Nguyễn Văn Quang – tổ trưởng là người có liên đới nên chiều qua bị công an triệu tập lên làm việc”, ông Nguyễn Mạnh Hùng thông tin.

Sáng cùng ngày (12/1), Đại tá Lương Thế Lộc – Trưởng Công an huyện Thanh Chương cho PV Dân trí biết: “Hiện vụ việc đã được Công an Thanh Chương vào cuộc điều tra làm rõ theo sự chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An và khi nào có kết quả sẽ thông báo”.

Trước đó, như Dân trí đã đưa tin, ông Vi Văn Hùng, trú tại bản Noòng, xã Ngọc Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, thông tin vào ngày 4/12/2018, có 3 người mặc đồng phục QLTT đi xe ô tô biển số xanh (37A 003xx) đến nhà ông giới thiệu là cán bộ Đội QLTT số 8, Cục Quản lý thị trường Nghệ An, nói nhận được đơn tố giác gia đình ông hành nghề bán thuốc nam không có giấy phép kinh doanh và không có chứng chỉ hành nghề.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng
Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Đội trưởng QLTT số 8 (Cục QLTT Nghệ An) cho biết, 3 cán bộ của đội liên quan đến vụ việc bị tố lấy tiền thầy lang đã bị Công an huyện Thanh Chương tạm giữ để phục vụ công tác điều tra.

Những người này nói với ông Hùng rằng với vi phạm trên sẽ bị phạt 60 đến 70 triệu đồng và yêu cầu ông nộp phạt. Sau khi trao đổi với đoàn công tác là không có tiền để nộp, chỉ lo được khoảng 10 triệu đồng nộp phạt thôi, những người này không nói gì.

Khi ông Hùng vào buồng ngủ để gom tiền thì 1 cán bộ đi cùng vào nói “đưa 6 triệu cũng được”. Lúc này ông Hùng đưa 6 triệu đồng cho người này rồi đi ra ngoài bàn. Sau đó, nhóm người này yêu cầu ông Hùng ký biên bản cam kết hoàn thiện các giấy tờ thủ tục về việc hành nghề và ra về. Toàn bộ sự việc đều được camera an ninh gia đình ghi lại.
Chiếc phong bì được cán bộ quản lý thị trường trả lại cho ông Hùng
Chiếc phong bì được cán bộ quản lý thị trường trả lại cho ông Hùng.
Chiếc xe biển xanh mà nhóm cán bộ này dùng để đi đến nhà thầy Hùng
Chiếc xe biển xanh mà nhóm cán bộ này dùng để đi đến nhà thầy Hùng.

Đến ngày 27/12/2018, có một người mặc đồ thường phục đến giới thiệu là cán bộ mới của Đội QLTT số 8 đến và đưa lại cho ông một chiếc phong bì (nghi bên trong có tiền) nhưng ông không nhận. Tuy nhiên, người này vẫn để phong bì lại và ra về.

Ngày 4/1, 4 cán bộ liên quan đến vụ việc này bị lãnh đạo Cục QLTT Nghệ An ra quyết định tạm đình chỉ để phục vụ công tác điều tra của cơ quan công an.

Hiện vụ việc đang được Công an huyện Thanh Chương điều tra làm rõ.

Nguồn :https://dantri.com.vn/kinh-doanh/quan-ly-thi-truong-bi-to-lay-tien-thay-lang-tam-giu-3-can-bo-trieu-tap-to-truong-to-cong-tac-20190112095922796.htm
,

Vườn rau Lộc Hưng thuộc sở hữu của ai?

Khi vụ việc ở Thủ Thiêm chưa có lời giải rốt ráo thì thông tin chính quyền quận Tân Bình, TP HCM cưỡng chế khu đất “Vườn rau Lộc Hưng” lại càng khiến dư luận hoang mang. Phải chăng một Đại án Thủ Thiêm đã được lặp lại hay chăng một “ngòi nổ Tiên Lãng” đang xuất hiện ngay giữa lòng Sài Gòn?
Vườn rau Lộc Hưng thuộc sở hữu của ai?
Khu đất Lộc Hưng thuộc sở hữu của ai?

Khu đất Lộc Hưng rộng gần 5 ha ở phường 6 quận Tân Bình là điểm đến của một số người dân Công giáo ở miền Bắc từ năm 1954 theo chiến dịch cưỡng ép đồng bào miền Bắc vào miền Nam của chính quyền Mỹ – Diệm sau chiến thắng Điện Biên Phủ của ta. Theo tiết lộ của chuyên gia tình báo Mỹ Edward Lansdale hoạt động tại miền Bắc Việt Nam, với chiến dịch chiến tranh tâm lý gây sức ép lên người Công giáo, trong khoảng gần 10 tháng, đã đưa được gần 1 triệu người ở miền Bắc di cư vào miền Nam, trong đó có khoảng 800.000 người Công giáo, tức khoảng 2/3 số người Công giáo ở miền Bắc đã phải vào miền Nam.
Đồng bào Công giáo miền Bắc bị ép di cư vào miền Nam
Đồng bào Công giáo miền Bắc bị ép di cư vào miền Nam

Việc tái định cư cho những người từ Bắc vào đã trở thành yêu cầu cấp bách với chính quyền Ngô Đình Diệm lúc bấy giờ. Nhiệm vụ hòa nhập người Bắc di cư vào miền Nam buổi sơ khai không đơn thuần là trách nhiệm của chính quyền Ngô Đình Diệm. Đa số người di cư là người Thiên chúa giáo nên Giáo hội Thiên chúa giáo ở miền Nam cũng phải đối phó với những thách thức gắn liền với việc đồng hóa một đoàn người Công giáo nhập cư có quy mô còn lớn hơn cả bản thân giáo hội miền Nam. Chính vì vậy, năm 1955, Linh mục Đinh Công Trình đại diện Giáo xứ Lộc Hưng có làm giấy MƯỢN ĐẤT và đã được QUÂN ĐỘI PHÁP tại Sài Gòn đồng ý cho giáo dân ngụ tại khu vực kế cận mượn phần đất trống giữa các cột Ăng-ten để trồng rau vào ban ngày (không được làm vào ban đêm). Riêng phần không lưu vẫn được sử dụng phục vụ cho ngành viễn thông chế độ cũ (VNCH) làm Đài phát tín. Sau này Pháp rút, chế độ Quốc gia Việt Nam (của Bảo Đại) bị lật đổ bởi Ngô Đình Diệm thì phần đất này ban đầu vẫn được giao cho Giáo xứ Lộc Hưng sử dụng theo “Giấy MƯỢN ĐẤT”, năm 1963 khi tướng Nguyễn Khánh nắm quyền chế độ cũ đã cho thu hồi khu đất này và giao cho Nha Giám đốc Viễn thông chế độ cũ sử dụng, quản lý cho đến 30/4/1975.”
Khu vực vườn rau Lộc Hưng, phường 6, Tân Bình
Khu vực vườn rau Lộc Hưng, phường 6, Tân Bình – Đồ họa: V.CƯỜNG

Như vậy trước ngày 30/4/1975, khu đất trên do Nha Giám đốc Viễn thông chế độ cũ quản lý và sử dụng làm Đài Ăng-ten. Sau năm 1975, đất nước thống nhất, chính quyền Mỹ – Diệm tan rã, Nhà nước quản lý khu đất này theo Quyết định số 111/CP ngày 14/4/1977 của Hội đồng Chính phủ và giao cho Trung tâm Viễn thông 3 tiếp quản và sử dụng làm Đài phát tín. Còn bà con giáo dân vẫn tiếp tục sinh sống nơi đây. Ngày 12/10/1991, Ban Quản lý ruộng đất Thành phố ban hành Quyết định số 07/QĐ-ĐĐ công nhận quyền sử dụng đất và khu nhà điều hành cho Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh.

Vì các chủ đầu tư (Bưu điện Thành phố, Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Xây dựng Sài Thành) không đủ năng lực thực hiện dự án, trong quá trình triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đã làm phát sinh khiếu kiện đông người làm cho khu vực trở thành điểm nóng về an ninh trật tự trên địa bàn quận Tân Bình. Do đó, ngày 25 tháng 4 năm 2008, Ủy ban nhân dân thành phố có Quyết định số 1824/QĐ-UBND thu hồi quyền sử dụng đất của Bưu điện TP HCM và giao cho Ủy ban nhân dân quận Tân Bình thực hiện Dự án công trình công cộng và chung cư cao tầng phục vụ chương trình tái định cư của Thành phố và của quận Tân Bình”.

Từ những căn cứ trên thì rõ ràng khu đất “Vườn rau Lộc Hưng” đã thuộc sự quản lý của Nhà nước từ những năm 1977. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng theo Luật Đất Đai 1993 thì hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993″ thì chính quyền phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho họ, chính vì vậy khu đất này nghiễm nhiên phải là của những hộ giáo dân định cư ở đây từ năm 1954.

Tuy nhiên căn cứ vào Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì việc cấp quyền sử dụng đất cho những hộ gia đình này ngoài yếu tố sử dụng trước năm 1993 thì còn phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp sử dụng đất. Mà khu đất này đã thuộc quản lý của Bưu điện thành phố HCM từ năm 1991 thì làm sao những hộ dân ở đây được cấp quyền sở hữu?

Thảo Anh
, ,

Viện phó VKS chết trong tư thế treo cổ ở trụ sở gây xôn xao

Viện phó Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, được phát hiện chết trong tư thế treo cổ tại trụ sở vào sáng nay 12-1.

Trưa ngày 12-1, tin từ Huyện ủy Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, xác nhận ông Nguyễn Văn Hưng, Viện phó Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) huyện Thạch Thành vừa được phát hiện chết trong tư thế treo cổ tại trụ sở.
Viện phó VKS chết trong tư thế treo cổ ở trụ sở gây xôn xao
Vụ tử vong bất thường của Viện phó VKSND huyện Thạch Thành gây xôn xao dư luận

Theo thông tin ban đầu, sáng sớm nay 12-1, cán bộ cơ quan phát hiện ông Nguyễn Văn Hưng chết trong tư thế treo cổ tại cơ quan.

“Bước đầu, xác định ông Hưng chết trong tư thế treo cổ, còn nguyên nhân hiện công an đang làm rõ’- một lãnh đạo huyện ủy Thạch Thành thông tin.

Trong sáng 12-1, cơ quan công an đang phong tỏa hiện trường VKSND huyện Thạch Thành để cùng lực lượng chức năng điều tra, làm rõ nguyên nhân cái chết của ông Hưng.
Viện phó VKS chết trong tư thế treo cổ ở trụ sở gây xôn xao ảnh 2
Lực lượng chức năng phong tỏa hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ tử vong

Theo nguồn tin, tối hôm qua 11-1, ông Hưng có trực tại cơ quan, đến sáng nay 12-1 thì xảy ra sự việc trên.

Nguồn: http://danviet.vn/tin-tuc/vien-pho-vks-chet-trong-tu-the-treo-co-o-tru-so-gay-xon-xao-947276.html
, ,

NSƯT Quang Tèo: “Gần cuối đời mới mua được cái nhà 7 tỷ. Nói ra còn xấu hổ”

“Tôi quen biết một cặp vợ chồng chỉ hơn 30 tuổi thôi nhưng họ đang xây 1 cái nhà ở Ninh Bình, chưa hoàn thiện đâu, mới xong phần thô thôi đã hết 250 tỷ rồi”, Quang Tèo tâm sự.
NSƯT Quang Tèo: “Gần cuối đời mới mua được cái nhà 7 tỷ. Nói ra còn xấu hổ”
Tiếp nối thành công của “Ngoan lại không có quà 1”, năm nay, đạo diễn Phạm Nguyên Bắc cùng dàn diễn viên năm ngoái tiếp tục cho ra phần 2 của phim hài này.

Theo tiết lộ của đoàn phim, “Ngoan lại không có quà 2” sẽ xoay quanh chuyện hai anh nhân viên Hiệp Vịt và Quang Tèo tìm cách để nịnh bợ sếp (NSƯT Tiến Đạt).

Dựa trên một cốt truyện khá đơn giản, nhưng bộ phim hứa hẹn sẽ mang đến cho khán giả những tràng cười vô cùng dí dởm, hài hước mà thâm thuý.

Ngoài sự tham gia của NSƯT Tiến Đạt, NSƯT Quang Tèo, diễn viên Hiệp Vịt, “Ngoan lại không có quà” còn có sự xuất hiện của nghệ sĩ Xuân Nghĩa, NSƯT Đại Mý, diễn viên Lệ Mỹ…
Hậu trường phim “Ngoan lại không có quà”

Hậu trường phim “Ngoan lại không có quà”
Hậu trường phim “Ngoan lại không có quà”.

Được biết, đây cũng là phim hài Tết thứ 8 mà NSƯT Quang Tèo tham gia diễn xuất trong năm nay. Anh cho biết, mỗi dịp Tết đến, anh luôn cố gắng “chạy hết công suất” để phục vụ bà con khắp mọi miền.

Đó là lý do anh luôn cố gắng thu xếp thời gian để nhận lời tham gia phim hài cùng các đạo diễn, kể cả khi khoản cát-xê nhận về chưa thật sự xứng đáng với công sức mình bỏ ra.

Còn về khối tài sản gần đây được dư luận đặc biệt quan tâm, NSƯT Quang Tèo tâm sự: “Năm nay tôi cũng gần 60 tuổi rồi. Tôi là một Thượng tá, một Sĩ quan cao cấp công tác trong quân đội nên lương của tôi cũng tương đối cao.

Cái thứ 2, tôi là một trong những nghệ sĩ chịu khó đi làm nhất. Năm nay có lẽ tôi là “quán quân” trong làng hài. Tôi làm tất cả 8 đĩa hài. Nói như vậy là để mọi người hiểu sức làm việc của tôi rất nhiều. Ví dụ như hôm nay tôi có 3 show bị trùng nhau mà không nhớ ra.

Còn chuyện tài sản thì tôi nghĩ rằng như vậy cũng không nhiều. Vừa rồi tôi mua cái nhà 7 tỷ, được rất nhiều người quan tâm. Nhưng nói thật với con người ta, đến cuối đời mới mua được 1 cái nhà 7 tỷ thì nó cũng bình thường.

Tôi quen biết một cặp vợ chồng chỉ hơn 30 tuổi thôi nhưng họ đang xây 1 cái nhà ở Ninh Bình, chưa hoàn thiện đâu, mới xong phần thô thôi đã hết 250 tỷ rồi. Nếu hoàn thiện chắc gần 400 tỷ.

Tôi tuổi gấp đôi như thế, gần cuối đời mới mua được cái nhà 7 tỷ thì có là cái gì đâu. Nói ra còn xấu hổ.
NSƯT Quang Tèo trong hậu trường phim
NSƯT Quang Tèo trong hậu trường phim

Còn xe cộ chỉ là phương tiện đi lại thôi. Tôi từng thay 9 đời xe ô tô rồi. Cái đầu tiên là 30 triệu, cái sau là 50 triệu, cái thứ 3 là 100 triệu. Còn bây giờ tôi đang đi cái hơn 1 tỷ.

Chuyện thay 2 xe tiền tỷ trong năm cũng chỉ là sự cố thôi. Đầu năm tôi có mua 1 cái xe mới, thế nhưng cái xe đó bị lỗi nên tôi buộc lòng phải mua xe khác. Đi có vài tháng mất luôn 350 triệu, rồi lại còn phải thêm tiền mua xe mới nhưng phải chấp nhận.

Chuyện xe cộ cũng giống như chuyện vợ chồng vậy. Nếu ở bên cạnh một người mình không thích một tí nào thì chỉ muốn next thôi. Không còn tình cảm mà vẫn phải ở với nhau rất khổ, như tra tấn ấy”.

Nguồn: http://soha.vn/nsut-quang-teo-gan-cuoi-doi-moi-mua-duoc-cai-nha-7-ty-thi-co-la-gi-dau-20190112073454575.htm
,

Ba Lan bắt lãnh đạo Huawei tình nghi làm gián điệp

Ba Lan đã bắt giữ hai người, gồm một công dân nước này và một quản lý cấp cao người Trung Quốc của Huawei tại Warsaw, với cáo buộc làm gián điệp.

Cơ quan an ninh Ba Lan ngày 11/1 cho hay họ đã bắt giữ một lãnh đạo người Trung Quốc của Huawei và một cựu quan chức an ninh Ba Lan với cáo buộc hoạt động gián điệp cho Bắc Kinh, giữa lúc phương Tây gia tăng cảnh giác với tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc.

Lãnh đạo Huawei từng học trường tình báo

AP dẫn lời ông Maciej Wasik, phó giám đốc Cơ quan An ninh Nội bộ Ba Lan (ISA), cho biết các nghi phạm đã được xác định từ lâu và vụ bắt giữ được lên kế hoạch rất cẩn thận. Phát ngôn viên của ISA Stanislaw Zaryn xác nhận hai nghi phạm bị bắt hôm 8/1.

Công dân Trung Quốc bị bắt giữ là giám đốc kinh doanh của văn phòng Huawei tại Ba Lan. ISA đã tiến hành khám xét văn phòng của Huawei và nhà riêng của người này tại Warsaw, thủ đô Ba Lan, tịch thu nhiều tài liệu và dữ liệu điện tử, theo đài truyền hình quốc gia Telewizja Polska.
Trụ sở của Huawei chi nhánh tại Warsaw, Ba Lan
Trụ sở của Huawei chi nhánh tại Warsaw, Ba Lan, chịu trách nhiệm khu vực Trung Âu, Đông Âu và Bắc Âu. Ảnh: Huawei.eu.

Phía Ba Lan không tiết lộ danh tính nghi phạm. Telewizja Polska cho biết người này từng học tại một trong những trường tình báo hàng đầu của Trung Quốc cũng như từng làm việc cho lãnh sự quán nước này ở thành phố Gdansk, phía bắc Ba Lan.

Trong quá trình điều tra, cơ quan phản gián của Ba Lan còn bắt giữ một cựu quan chức cấp cao của chính cơ quan này. Nghi phạm từng là phó lãnh đạo bộ phận an ninh công nghệ thông tin của ISA, được cho là am tường cách vận hành nội bộ của mạng lưới liên lạc mã hóa mà chính phủ Ba Lan sử dụng.

Theo Reuters, công dân Ba Lan đang làm việc tại hãng viễn thông Orange Polska. Văn phòng của người này cũng bị khám xét sau khi có lệnh bắt giữ.

Cơ quan công tố Ba Lan cáo buộc cả hai nghi phạm tham gia hoạt động gián điệp chống lại đất nước. Mức án tối đa với tội danh này là 10 năm tù. Cả hai đều khẳng định họ vô tội.

"Cửa sau" cho tình báo Bắc Kinh

Phía Orange Polska thông báo cơ quan an ninh đã đến trụ sở công ty hôm 8/1 để tịch thu những tài liệu và đồ dùng liên quan đến nhân viên nói trên.

Tập đoàn Huawei cho biết đã nhận được thông tin về vụ bắt giữ và đang xem xét sự việc. Hãng công nghệ Trung Quốc từ chối bình luận thêm về nghi án gián điệp tại Ba Lan.
"Huawei tuân thủ mọi điều luật và quy định tại những nước mà công ty hoạt động. Chúng tôi yêu cầu mọi nhân viên tuân thủ đúng pháp luật và những quy định tại các nước sở tại", thông cáo của công ty này nêu.
Huawei là tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc
Huawei là tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Theo hãng thông tấn nhà nước Ba Lan PAP, hai nghi phạm sẽ bị tạm giam trong vòng ba tháng để phục vụ điều tra.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 11/1 cho biết nước này "đặc biệt quan ngại" trước thông tin lãnh đạo của Huawei tại Ba Lan bị bắt giữ, theo Reuters. Bắc Kinh yêu cầu "quốc gia có liên quan" đảm bảo các quyền hợp pháp của công dân Trung Quốc, xử lý vụ việc một cách công bằng và theo đúng pháp luật.

Nghi án lãnh đạo Huawei hoạt động gián điệp tại Ba Lan có thể làm trầm trọng thêm những chỉ trích của phương Tây nhắm vào tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc. Mỹ cáo buộc Huawei có liên hệ với chính phủ Trung Quốc trong khi nhiều nước phương Tây lo sợ những thiết bị điện tử của công ty này có thể là "cửa sau" cho tình báo Bắc Kinh.

Washington đang gia tăng sức ép nhắm vào Huawei giữa lúc quan hệ Mỹ - Trung đang căng thẳng trong nhiều lĩnh vực từ an ninh đến thương mại. Ngày 1/12, Canada cho bắt tạm giam bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính của Huawei, theo yêu cầu bắt giữ và dẫn độ của tòa án New York.

Bà Mạnh được tại ngoại với số tiền bảo lãnh 7,5 triệu USD vào ngày 11/12 và vẫn ở Vancouver trong khi Washington tìm cách dẫn độ bà. Tại Mỹ, bà Mạnh sẽ phải đối mặt với các cáo buộc liên quan đến âm mưu lừa đảo nhiều tổ chức tài chính, với mức án tối đa là 30 năm cho mỗi tội danh.

Trong một động thái được cho là trả đũa, Trung Quốc đã bắt giữ ít nhất ba công dân Canada với cáo buộc đe dọa an ninh quốc gia.

Nguồn http://docbao.vn/the-gioi/ba-lan-bat-lanh-dao-huawei-tinh-nghi-lam-gian-diep-tintuc592491
,

‘Cứu 12 dự án thoi thóp, không dùng tiền ngân sách thì dùng tiền nào?’

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho rằng nếu muốn cứu dự án thua lỗ thì phải “cho uống thuốc, cho ăn cháo” chứ nói để doanh nghiệp tự làm, không dùng tiền ngân sách thì sẽ rất khó khăn.

Chia sẻ được ông Hải đưa ra tại buổi hội nghị tổng kết năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel) vừa diễn ra vào sáng 11/1.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải chia sẻ tại hội nghị tổng kết ngành thép sáng 11/1
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải chia sẻ tại hội nghị tổng kết ngành thép sáng 11/1. (Ảnh: Vietnambiz)

Theo ông Hải, năm 2018 được đánh giá là năm khó khăn, nhiều biến động về cung cầu, song ngành thép đã tạo được 13.000 việc làm, doanh thu hợp nhất 24.500 tỷ đồng, tổng lợi nhuận 575 tỷ đồng.

Tuy nhiên, về tháo gỡ vướng mắc cho các dự án ngành thép, Thứ trưởng cho biết mặc dù đã có nhiều cuộc họp từ phía Bộ Công thương và Chính phủ nhưng do nguyên tắc không dùng tiền Nhà nước để cứu các dự án thua lỗ nên rất khó xử lý.

“12 dự án thoi thóp thì phải cho thuốc, có sức khỏe để gượng dậy, nhưng giờ không dùng tiền ngân sách thì dùng tiền nào? Nếu muốn cứu thì phải cho uống thuốc, cho ăn, chứ cứ nói tự làm đi thì tự làm kiểu gì?”, Thứ trưởng Hải cho hay.

Dẫn chứng dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, ông cho biết việc không hỗ trợ kịp thời dẫn đến thiết bị nhập về, xây dựng xong để đó trong khi mỗi ngày vẫn phải trả lãi lên tới 1,5 tỷ đồng/ngày. Sự việc kéo dài nhiều tháng khiến nhà đầu tư mất hàng trăm tỷ đồng.

Trước đó, ông Hoàng Ngọc Diệp, Tổng giám đốc Gang thép Thái Nguyên (TISCO), cũng cho rằng việc Chính phủ không rót tiền vào dự án đã khiến doanh nghiệp rất vất vả do vừa phải duy trì hoạt động sản xuất để vay tín dụng, chờ cơ hội mở rộng; vừa rất khó để thoái vốn vì đã chi hàng nghìn tỷ vào dự án.

“Tình hình công ty hiện rất khó khăn, toàn bộ hệ thống tín dụng đã ngừng cho TISCO vay thêm, không có tiền để mua nguyên liệu thép, nếu không có vốn mà dừng thì sẽ phá sản”, ông Diệp nói.

Do đó, để giải quyết khó khăn, đại diện Gang thép Thái Nguyên đề xuất xin hỗ trợ từ phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hiện chủ nợ lớn nhất của Gang Thép Thái Nguyên là Ngân hàng VietinBank với tổng các khoản cho vay ngắn, dài hạn lên đến hơn 2.500 tỷ đồng.

Bên cạnh các đề xuất về hỗ trợ vốn, ngành thép còn kiến nghị Chính phủ có chính sách, giải pháp để kiểm soát và ngăn chặn thép nhập khẩu giá rẻ ồ ạt từ Trung Quốc đang gây thiệt hại lớn cho các nhà sản xuất trong nước.

Trong năm 2019, Tổng Công ty Thép Việt Nam đặt mục tiêu sản lượng và tiêu thụ thép cán dẹt đạt 335.000 tấn, thép cán dài là 3,1 triệu tấn. Đối với phôi thép, VNSteel đặt mục tiêu sản lượng đạt gần 2,6 triệu tấn, phôi thép bán ngoài đạt 738.000 tấn.

Nguồn TrithucVN
,

Thế lực bí ẩn hưởng lợi sau những cuộc thâu tóm đất vàng của Vũ “nhôm” tại Sài Gòn

Ba khu đất vàng ở TP HCM bị Vũ “nhôm” thâu tóm với giá rẻ mạt đều được chuyển giao cho tư nhân nhằm thực hiện các dự án kinh doanh như khu phức hợp, khách sạn.

Cáo trạng VSKND Tối cao xác định ông Bùi Văn Thành, Trần Việt Tân (2 cựu Thứ trưởng Bộ Công an) cùng một số cán bộ giúp sức tích cực, hoặc thiếu trách nhiệm để Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”, 47 tuổi, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 và Công ty Cổ phần Nova Bắc Nam 79) lợi dụng tổ chức bình phong thâu tóm, chuyển nhượng hàng loạt bất động sản, nhà đất công sản trái quy định.

Thâu tóm đất công rẻ mạt, xây dựng khu phức hợp 15 tầng

Nhà đất tại số 15 Thi Sách (quận 1, TP HCM) gồm gần 2.660 m2 nhà và gần 2.337 m2 đất có tổng trị giá gần 763 tỷ đồng. Lô nhà đất ở vị trí vàng được giao cho Công ty TNHH MTV Phim Giải phóng thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sử dụng theo hình thức ký hợp đồng thuê nhà với Công ty TNHH MTV Quản lý kinh doanh nhà TP HCM.

Ngày 23/6/2014, Bộ Công an có Công văn số 2015/B11-B61 (do Nguyễn Hữu Bách soạn thảo, Phan Hữu Tuấn ký) đề nghị Bộ VHTT&DL cho Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 nhận quyền thuê lô đất để phục vụ an ninh. Giữa tháng 10/2014, Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 được nhượng quyền thuê đất với giá rẻ mạt chỉ hơn 29 tỷ đồng.

Giữa tháng 12/2014, theo đề nghị tại Công văn số 3702/BCA-B11 của Bộ Công an (do Nguyễn Hữu Bách soạn thảo, Phan Hữu Tuấn ký nháy để Trần Việt Tân, Thứ trưởng Bộ Công an ký), UBND TP HCM cho Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 ký hợp đồng thuê đất với Sở TNMT TP HCM và có trách nhiệm nộp vào ngân sách thành phố chi phí bồi thường gần 7 tỷ đồng, nhưng được khấu trừ vào tiền thuê đất phải nộp.
Khu nhà đất vàng 15 Thi Sách (quận 1) được triển khai xây dựng khu phức hợp 15 tầng
Khu nhà đất vàng 15 Thi Sách (quận 1) được triển khai xây dựng khu phức hợp 15 tầng.

Giữa năm 2015, UBND TP HCM chấp thuận cho Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 thuê đất tại số 15 Thi Sách với mục đích làm văn phòng làm việc trong thời hạn 50 năm, trả tiền hàng năm.

Theo đó, Vũ lo pháp lý lô đất, Novaland bỏ tiền thực hiện tài chính và đầu tư xây dựng, lợi nhuận thu được sẽ chia đôi. Để thực hiện dự án, CP Xây dựng Bắc Nam 79 và Công ty Novaland góp vốn thành lập Công ty TNHH Madison.

Sau đó, UBND TP HCM đã chấp thuận phê duyệt dự án nêu trên và cho phép Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 chuyển mục đích sử dụng đất, tính thêm chi phí sử dụng đất tại số 15 Thi Sách với hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, thời hạn 50 năm.

Cuối tháng 12/2018, Hội đồng định giá tài sản kết luận lô số 15 Thi Sách trị giá gần 763 tỷ đồng vào thời điểm khởi tố vụ án. Tuy nhiên, Cơ quan Cảnh sát điều tra có công văn đề nghị UBND TP HCM phong tỏa các tài sản cũng như tạm dừng các dự án liên quan đến Vũ “nhôm” nên việc phê duyệt giá trị quyền sử dụng đất chưa được thực hiện.

Vì vậy, không xác định thiệt hại do việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất số tiền 763 tỷ đồng mà chỉ xác định số tiền thiệt hại trong dự án này là gần 7 tỷ đồng tiền mà Vũ được khấu trừ trái luật vào tiền thuê đất.

Đất của Bộ Công an về tay tư nhân giá rẻ

Nhà đất tại số 129 Pasteur (quận 3, TP HCM), gồm hơn 1.490 m2 nhà và 2.264 m2 đất, tổng trị giá hơn 517 tỷ đồng do Tổng cục IV (Bộ Công an) quản lý, sử dụng làm nhà khách đối ngoại.

Ngày 30/4/2015 Phan Văn Anh Vũ với danh nghĩa Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nova Bắc Nam 79 ký Tờ trình gửi Lãnh đạo Bộ Công an (Tổng cục IV, Bộ Công an) xin mua lô nhà đất này.

Giữa tháng 5/2015, Tổng cục V (Bộ Công an) có Báo cáo số 1582/BC-B11-B61 (Nguyễn Hữu Bách soạn thảo, Phan Hữu Tuấn ký) gửi Bộ trưởng Bộ Công an, đề xuất cho phép Công ty Cổ phần Nova Bắc Nam 79 được mua chỉ định Nhà đất số 129 Pasteur.

Ngày 28/5/2015, Bùi Văn Thành (Thứ trưởng Bộ Công an) ký tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất của Nhà đất số 129 Pasteur cho Công ty CP Nova Bắc Nam 79 để phục vụ công tác nghiệp vụ của ngành Công an.
Lô đất 129 Pasteur được mua lại rồi bán giá rẻ mạt cho tư nhân
Lô đất 129 Pasteur được mua lại rồi bán giá rẻ mạt cho tư nhân.

Cuối tháng 10/2015, ông Bùi Văn Thành lại ký công văn đề nghị Sở TNMT, Sở Tài chính TP HCM trình Hội đồng Thẩm định giá đất và UBND TP HCM phê duyệt Chứng thư thẩm định giá bán bất động sản Nhà đất số 129 Pasteur. Sau đó, lô đất này được xác định giá trị tài sản là hơn 301 tỷ đồng.

Ngày 25/01/2016, Tổng cục IV Bộ Công an chuyển nhượng nhà đất số 129 Pasteur cho Công ty CP Nova Bắc Nam 79  với giá hơn 294 tỷ đồng. Chỉ một ngày sau, Công ty CP Nova Bắc Nam 79 chuyển nhượng nhà đất tại 129 Pasteur với giá 300 tỷ đồng Công ty CP Đầu tư Peak View.

Ngày 13/01/2018, 3 cổ đông sáng lập Công ty CP Đầu tư Peak View thực hiện chuyển nhượng 100% cổ phần với giá 350,01 tỷ đồng cho Công ty CP Địa ốc Sài Gòn – Gia Định và 2 cá nhân khác.

Ngày 27/12/2018, Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự ở Trung ương kết luận, giá trị quyền sử dụng đất của nhà đất số 129 Pasteur tại thời điểm khởi tố vụ án, ngày 07/02/2018 là: hơn 517 tỷ đồng. Như vậy, phi vụ này gây thiệt hại cho nhà nước hơn 220 tỷ đồng.

Kinh doanh khách sạn trên đất vàng

Nhà đất số 8 đường Nguyễn Trung Trực (quận 1, TP HCM), diện tích gần 1.300 m2 đất, tổng trị giá 364 tỷ đồng.

Đầu tháng 12/2009, Bộ Công an có Công văn số 2881/CV-B11 (do Nguyễn Hữu Bách soạn thảo, Phan Hữu Tuấn ký nháy) đề nghị UBND TP HCM tạo điều kiện cho Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 được thay thế Công ty Xuất nhập khẩu và Phát triển văn hóa tiếp tục thuê và sử dụng Nhà đất số 8 Nguyễn Trung Trực.
Lô nhà đất 8 Nguyễn Trung Trực được thuê giá rẻ với mục đích kinh doanh khách sạn
Lô nhà đất 8 Nguyễn Trung Trực được thuê giá rẻ với mục đích kinh doanh khách sạn.

Ngày 03/6/2010, UBND thành phố chấp thuận chủ trương cho Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 sử dụng mặt bằng tại số 8 Nguyễn Trung Trực nhưng phải theo đúng mục tiêu quy hoạch của thành phố. Khoảng 4 tháng sau, thành phố lại chấp thuận cho Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 ký hợp đồng thuê nhà đất tại số 8 Nguyễn Trung Trực.

Ngày 18/4/2012, Sở Tài chính TP.HCM xác định đơn giá thuê đất của Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 tại khu đất số 8 Nguyễn Trung Trực là gần 10,2 tỷ đồng/ 5 năm. Hiện nay, nhà đất số 8 Nguyễn Trung Trực đang được sử dụng làm trụ sở hoạt động của Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79.

Tuy nhiên,  số tiền Công ty Xây dựng Bắc Nam 79 của Phan Văn Anh Vũ thực nộp chỉ ở mức gần 3,8 tỷ đồng, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 6,4 tỷ đồng.

Nguồn http://soha.vn/the-luc-bi-an-huong-loi-sau-nhung-cuoc-thau-tom-dat-vang-cua-vu-nhom-tai-sai-gon-20190111163721622.htm
, ,