Cập nhật tin tức nóng hổi

Những ai dễ bị lây virus Corona?

Theo TS. BS Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh, loại bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona lây lan rất nhanh và bệnh có thể lây từ người sang người, lây qua đường hô hấp, đường không khí. Do đó, vấn đề chính là mỗi người phải chủ động phòng ngừa bệnh.
Những ai dễ bị lây virus Corona?

Những ai dễ bị lây virus Corona?

Đối với những người có bệnh lý mãn tính như người có bệnh đái tháo đường, suy thận mãn… cần chú ý phòng tránh thật kỹ, vì bệnh rất dễ lây cho những trường hợp bệnh này.

Do đó, phải tránh đi đến chỗ đông người, không tiếp xúc với những người có nghi ngờ bị bệnh, người đã đi đến vùng dịch bệnh. Trường hợp buộc phải tiếp xúc thì phải đứng từ xa, khoảng cách từ 2 mét trở lên và phải đeo khẩu trang.

Như vậy, có thể hạn chế được nguồn lây bệnh chứ không chắc chắn sẽ hoàn toàn tránh bị lây bệnh.

Bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh cho biết, đến nay bệnh nhân Li Zichao (28 tuổi) đã khỏi bệnh và ăn uống, sinh hoạt bình thường. Bệnh nhân Li Zing (66 tuổi) cũng tỉnh, không sốt, ho ít (giảm so với ngày trước), tự sinh hoạt (thỉnh thoảng cần được hỗ trợ), ăn uống ngon miệng hơn.

Qua theo dõi tràn dịch màng phổi trái, thấy không tăng thêm so với kết quả X-Quang trước đó. Chức năng gan, thận, men tim bình thường. Tuy nhiên, vẫn cho kết quả dương tính với virus Corona và đang được điều trị. ,

Đại dịch virus corona thổi bùng tâm lý kỳ thị Trung Quốc trên toàn cầu

Nỗi sợ virus corona lan khắp toàn cầu cũng làm bùng lên tâm lý bài ngoại, đôi lúc không tương xứng với nguy cơ thực tế, theo New York Times.

Ở Nhật Bản, hashtag #ChineseDon’tComeToJapan (Người Trung Quốc đừng đến Nhật Bản) đã trở thành xu hướng trên Twitter. Ở Singapore, hàng chục nghìn người ký đề xuất cấm người Trung Quốc nhập cảnh.

Ở Hong Kong, Hàn Quốc, đã có những cửa hàng dán giấy bên ngoài và nói khách Trung Quốc không được chào đón.

Ở Pháp, trang nhất một tờ báo đặt tít “Yellow Alert” (“Báo động Vàng”, màu vàng vừa là mức báo động vừa có ý kỳ thị người da vàng). Ở ngoại ô Toronto, các phụ huynh yêu cầu trường cho nghỉ học 17 ngày đối với một em nhỏ vừa trở về từ Trung Quốc.
Đại dịch virus corona thổi bùng tâm lý kỳ thị Trung Quốc trên toàn cầu
Người Hàn Quốc biểu tình kêu gọi cấm du khách Trung Quốc. Ảnh: AP.

Những phản ứng có cơ sở Đại dịch virus corona, đã làm tử vong 213 người và có 9.692 ca nhiễm (tính đến sáng 31/1) tạo ra những nỗi lo sợ trên toàn cầu, và trong một số trường hợp dẫn đến tâm lý chống Trung Quốc không giấu giếm.

Trong diễn biến mới nhất, Bộ Ngoại giao Mỹ tối 30/1 khuyến cáo công dân không đến Trung Quốc vì dịch bùng phát, chỉ vài giờ sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu.

Trong bối cảnh sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc khiến nhiều láng giềng ở châu Á cũng như các cường quốc phương Tây lo ngại, dịch virus corona bắt nguồn từ Vũ Hán đang thổi bùng lên sự e dè, kỳ thị ẩn giấu ở các nước đối với người Trung Quốc đại lục, New York Times bình luận.

“Một phần của sự bài ngoại có thể bắt nguồn từ những căng thẳng, lo lắng về chính trị, kinh tế từ Trung Quốc, điều đó trộn lẫn với nỗi sợ trước mắt về lây bệnh”, Kristi Govella, giáo sư nghiên cứu châu Á tại Đại học Hawaii, nói với New York Times.

Tất nhiên, nhiều đối sách để ứng phó với đại dịch là sự tính toán có cơ sở, dựa vào nguy cơ lây lan virus. Chẳng hạn, các hãng hàng không hủy chuyến bay tới Vũ Hán – tâm điểm của dịch bệnh – và một số thành phố khác. Hay các hội nghị đề nghị đại biểu Trung Quốc không tham dự.

Cuối ngày 30/1, thủ tướng Italy nói Rome đã dừng mọi chuyến bay đến và đi khỏi Trung Quốc. Các nước như Malaysia, Philippines và Nga đã dừng cấp một số loại visa cho du khách đến từ tỉnh Hồ Bắc, nơi có thành phố Vũ Hán, hoặc du khách đến từ Trung Quốc nói chung.

“Tôi nghĩ đến lúc đặt biển tạm thời ‘Cấm vào’ đối với khách đến từ Trung Quốc”, Ralph Recto, một nghị sĩ ở Philippines, phát biểu.

Người dân Bangkok đang tránh những siêu thị có nhiều du khách Trung Quốc. Một văn phòng thẩm mỹ ở quận Gangnam giàu có của thủ đô Seoul, Hàn Quốc, hướng dẫn nhân viên chỉ nhận khách Trung Quốc nếu họ chứng minh được là đã ở Hàn Quốc hơn 14 ngày – khoảng thời gian ủ bệnh của virus corona.

“Tôi không nghĩ nỗi sợ đó đến từ sự kỳ thị”, Yaeko Suenaga, 70 tuổi, phục vụ một nhà hàng sushi có 90% khách Trung Quốc ở Tokyo, nói. “Đây là nỗi lo chính đáng của việc bị lây loại virus có thể dẫn đến chết người”.

Nhà hàng của bà Suenaga vẫn phục vụ khách Trung Quốc, nhưng yêu cầu nhân viên đeo khẩu trang.
Đại dịch virus corona thổi bùng tâm lý kỳ thị Trung Quốc trên toàn cầu
Du khách Trung Quốc ở Bangkok ngày 30/1. Ảnh: Reuters.

Chạm ranh giới sự bài ngoại Tuy nhiên, một số phản ứng gây tranh cãi khi ranh giới giữa nỗi sợ chính đáng hay sự kỳ thị không còn rõ ràng, chẳng hạn như tiệm bánh dán biển “không phục vụ khách Trung Quốc” hay khách sạn từ chối nhận khách Trung Quốc.

Chuỗi nhà hàng Kwong Wing ở Hong Kong tuyên bố trên Facebook ngày 29/1 rằng sẽ chỉ phục vụ khách nói tiếng Anh hoặc tiếng Quảng – ngôn ngữ chính của người Hong Kong, khác với tiếng Quan Thoại (phổ thông) ở đại lục.

Các chuyên gia y tế cộng đồng hiểu được những phản ứng này. “Theo cách nào đó, đây là phản ứng tự nhiên, muốn cách xa khỏi nguồn gốc có thể của bệnh, đặc biệt là khi chưa có thuốc chữa”, Karen Eggleston, Giám đốc chương trình chính sách y tế châu Á của Đại học Stanford, nói.

Một số ví dụ khác trên mạng xã hội hay báo chí đã thực sự vượt quá giới hạn.

Ở Australia, tờ Herald Sun của tỷ phú Murdoch, đăng chữ “China Virus Panda-monium” trên hình khẩu trang màu đỏ (cách viết lái của từ “pandemonium” có nghĩa “đại dịch”, nhưng mỉa mai từ “panda” tức loài gấu trúc biểu tượng của Trung Quốc).

Hơn 46.000 người trong cộng đồng gốc Hoa ở Australia ký vào thư lên án cụm từ trên là “phân biệt chủng tộc không thể chấp nhận”.
Đại dịch virus corona thổi bùng tâm lý kỳ thị Trung Quốc trên toàn cầu
Một tờ thông báo bên ngoài tiệm làm móng, nói không nhận khách Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Tờ báo ở vùng phía bắc Pháp Le Courrier Picard cũng gây phẫn nộ khi giật tít “Yellow Alert” (“Báo động Vàng”, màu vàng vừa là một mức báo động cũng có ý kỳ thị người da vàng). Sau đó, tờ báo này phải xin lỗi.

Trên Twitter ở Nhật Bản, nơi mà tâm lý e ngại du khách Trung Quốc đã có từ lâu, cư dân mạng bình luận về người Trung Quốc bằng những từ như “dơ bẩn”, “bất lịch sự” và “khủng bố sinh học”.

Kỳ thị nhắm vào người châu Á nói chung Những người châu Á nước khác, hoặc công dân phương Tây gốc châu Á, cũng bị cuốn vào vòng xoáy của sự phân biệt. Ở Pháp, một phụ nữ Việt Nam nói với tờ Le Monde rằng cô đã bị một tài xế xúc phạm. Tài xế này hét lên “giữ lấy virus đi, người Trung Quốc dơ bẩn”, và “cô không được chào đón ở Pháp”, rồi lái xe qua vũng nước, khiến nước bắn lên người cô.

Ở Australia, Andy Miao, 24 tuổi, một người Australia gốc Hoa vừa trở về từ Trung Quốc, nói hành khách trên phương tiện công cộng nhìn anh rất lạ nếu anh không đeo khẩu trang.

Người Trung Quốc và châu Á nói chung cũng bị kỳ thị tương tự trong đợt dịch SARS năm 2003, nhưng hiện nay, số người Trung Quốc du lịch ra nước ngoài đã tăng lên rất nhiều.

Việc Trung Quốc phong tỏa hàng chục triệu người với mong muốn kiềm chế virus cũng có thể đã khiến các chính quyền nước khác phản ứng mạnh hơn, theo Koichi Nakano, giáo sư chính trị ở Đại học Sophia ở Tokyo.

“Việc chính quyền Trung Quốc đối xử với người dân nước mình như vậy có thể theo cách nào đó đã khuyến khích người dân hay chính phủ các nước khác cũng mạnh tay tương tự”, ông Nakano nói.
Đại dịch virus corona thổi bùng tâm lý kỳ thị Trung Quốc trên toàn cầu
Du khách Trung Quốc ở Sydney, Australia, năm 2019. Ảnh: New York Times.

Một số nơi đang cố gắng giảm sự lo sợ. Ở Toronto, Canada, các chính khách và quan chức trường học, cộng đồng đã lên tiếng kêu gọi không lặp lại sự kỳ thị đã bao trùm thành phố vào năm 2003, khi dịch SARS làm 44 người ở đây tử vong.

Dù Indonesia đã tạm dừng các chuyến bay tới Vũ Hán, Thống đốc Irwan Prayitno của vùng West Sumatra từ chối cấm toàn bộ khách Trung Quốc như các tổ chức dân sự kêu gọi. Ngày 26/1, ông ra sân bay chào đón 174 du khách đại lục đến từ thành phố Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, phía tây nam Trung Quốc.

Ở quận mua sắm Ginza vốn đông khách Trung Quốc của Tokyo, Michiko Kubota, chủ một tiệm thời trang nhỏ, nói cô hy vọng chính phủ Nhật sẽ làm nhiều hơn để giúp Trung Quốc, như gửi khẩu trang hay thiết bị y tế.

“Nhật Bản và Trung Quốc có những lúc chỉ trích nhau, nhưng sự tử tế là ở hai phía”, cô Kubota nói với New York Times. “Tôi hy vọng chúng ta có thể làm nhiều hơn để xua tan nỗi sợ ở Trung Quốc”. ,

Rò rỉ thông tin Tuấn khỉ đã di chuyển về hướng Đức Huệ -Long An

Có thông tin cho rằng đối tượng TK đã di chuyển về hướng Đức Huệ -Long An. Hình như chổ này gần biên giới với Cambodia.
Rò rỉ thông tin Tuấn khỉ đã di chuyển về hướng Đức Huệ -Long An
Nguyễn Thanh Duy:  Có thông tin cho rằng đối tượng TK đã di chuyển về hướng Đức Huệ -Long Ăn. Hình như chổ này gần biên giới với Cambodia.

Phát hiện một hộp bánh đang ăn dở dang tại một căn nhà hoang trong rừng cao su.
Rò rỉ thông tin Tuấn khỉ đã di chuyển về hướng Đức Huệ -Long An
Quân đội đã vào cuộc.

Trong vụ việc ở Củ Chi, Tuấn Khỉ sử dụng 5-7 viên khiến 4 người “ra đi”, 1 con bò sữa “đi luôn”, và 1 người bị thương nặng. Những vết đạn khiến nạn nhân “ra đi” nằm ở những vị trí hiểm.

Chuyên gia tội phạm học nhận định nghi can Tuấn Khỉ rất hung hãn và có thể chống trả tới cùng vì “không còn đường lùi”.

Đọc tới đây mọi người sẽ hiểu tình hình đang nguy hiểm đến thế nào vì tới thời điểm này, vẫn chưa ai giáp mặt Tuấn Khỉ và hắn ta vẫn còn ẩn nấp, chưa lộ diện. ,

CHẶT ĐẸP: 5000 đồng cho 1 phút đường dây nóng nhân đạo với nhân dân!

Mình vừa gọi điện vào đường dây nóng của Bộ Y Tế cũng là hotline hỗ trợ giúp công dân nếu có sự cố khẩn cấp y tế 19003228, để hỏi tư vấn về virus corona.
CHẶT ĐẸP: 5000 đồng cho 1 phút đường dây nóng nhân đạo với nhân dân!
Câu đầu tiên mà tổng đài đập ngay vào mặt là tiền: "Chào mừng quý khách đã gọi đến đường dây nóng, cước phí cuộc gọi là 5000 đ/phút"

Trong tình thế cả nước bấn loạn với thông tin nhiễu nhương, rất nhiều câu hỏi cần trả lời minh bạch.

Với tuyên ngôn "Chống dịch như chống giặc" từ lãnh đạo, lẽ ra phải Bộ Y tế phải miễn phí cho người dân.

Thì ôi thôi, họ vô tư CHẶT ĐẸP.

Không còn từ nào để nói!

Nguồn FB Nguyên Hoang Vũ

Virus corona Vũ Hán: Trục lợi trên nỗi sợ hãi của người dân

Sáng nay, tôi vào một cửa hàng thuốc ở 90 Ngọc Khánh mua khẩu trang y tế dùng một lần, loại vẫn thường dùng để tránh bụi khi đi đường. Người bán hàng nói giá 200K/hộp và giải thích giá cao là do nhập từ công ty.
Virus corona Vũ Hán: Trục lợi trên nỗi sợ hãi của người dân
Thường ngày, hộp khẩu trang này chỉ tầm chưa đến 50K, tức là giá hiện tại đắt gấp 4 lần bình thường.

Hộp khẩu trang dùng một lần in tên công ty sản xuất là Công ty TNHH BH Bảo An ở Cầu Giấy, Hà Nội. Trên hộp ghi ngày sản xuất từ tháng 12/2018.

Một sản phẩm còn tồn kho hơn 1 năm, đúng lúc người dân đang lo lắng phòng dịch bệnh lại mang ra bán với giá cao gấp 4 lần. Chưa rõ công ty hay người bán hàng tăng giá để kiếm lời, nhưng đấy thực sự là hành vi trục lợi trên nỗi lo sợ của người dân.

Chỉ có thể gọi tên sự tăng giá cắt cổ này bằng hai chữ: BẤT LƯƠNG!

Phạm Hữu Quang

Virus corona Vũ Hán: Trục lợi trên nỗi sợ hãi của người dân

Virus corona Vũ Hán: Trục lợi trên nỗi sợ hãi của người dân
P/S: Nhìn 2 ảnh cuối mà xem, giá khẩu trang đi lên, hàng thì khan hiếm mà vẫn có người làm việc tốt. Đây là tiệm bán thuốc ở cổng bệnh viện huyện Hòa An - Cao Bằng và tại Đà Nẵng.

Sống vì người dân trong lúc hoạn nạn, còn hơn lấy tiền lừa dân đi cúng dường cả trăm chùa cũng chả hết nghiệp.

Nguồn FB Hoàng Nguyên Vũ , ,

Tất tần tật các câu hỏi và giải đáp về virus corona Vũ Hán

Anh Micheal đẹp trai trình bầy hết 6 phút, cô Đường bóc băng hết 60 phút :) Khi Bộ Y tế VN chặt chém 5000/phút hỏi đáp thì Singapore làm 1 clip giải đáp cho dân chúng và được dân Singapore đánh giá rất cao.
Tất tần tật các câu hỏi và giải đáp về virus corona Vũ Hán

1- Virus Vũ Hán xuất hiện từ đâu?

Trường hợp đầu tiên được phát hiện là ở Vũ Hán, thành phố với khoảng 11 triệu dân. Vũ Hán là điểm nút giao thông, vận tải quan trọng của Trung Quốc. Các trường hợp đầu tiên được cho là có liên quan đến chợ hải sản và động vật hoang dã của Vũ Hán, Và vì vậy virus corona được cho là đến từ nguồn động vật. Hiện tại, khu vực ổ dịch lớn nhất là tỉnh Hà Bắc, nơi có thành phố Vũ Hán.

2- Liệu virus Vũ Hán bắt nguồn từ con dơi?

Một nghiên cứu của trường đại học Peking cho thấy virus Vũ Hán có thể đến từ con rắn. Nhưng chúng ta không thể biết được có phải rắn đã lan truyền một loại virus corona mới không ? Bởi từ khi dịch bùng phát, thì chợ hải sản và động vật Vũ Hán đã bị đóng cửa. Nên rất khó để xác định nguồn động vật mang virus Vũ Hán.

3- Những triệu chứng khi nhiễm virus Vũ Hán?

Bạn sẽ thấy sốt, đau họng, chẩy nước mũi, ho và cảm thấy khó thở. Bộ trưởng Bộ Sức Khỏe có nói rằng, các triệu chứng giống như bệnh viêm phổi thông thường.

4- Virus Vũ Hán lan truyền qua những cách nào?

Lan truyền từ người sang người, nhưng chúng ta không biết là virus Vũ Hán lan truyền như thế nào, hay nói cách khác là lan truyền dễ như thế nào từ người ngày sang người kia. Thường thì virus lan truyền khi bạn tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh trong khoảng 2m hoặc từ 30 phút tiếp xúc trở lên.

5- Thời gian ủ bệnh như thế nào?

Số liệu từ những ca đầu tiên ở Trung Quốc cho thấy thời gian ủ bệnh khoảng 14 ngày.

6- Những rủi ro khi bị nhiễm virus Vũ Hán:

Ở những trường hợp bị nhiễm virus Vũ Hán đầu tiên, đâ phần là người trên 40 tuổi, và trong số những người đã chết thì rất nhiều người có sức khỏe kém, như có bệnh tim mạch hay tiểu đường. Nhưng nó không có nghĩa là những người trẻ thì không bị lây nhiễm. Một số trường hợp cho thấy người trẻ vãn bị lây nhiễm.

7- Tôi nên dùng loại khẩu trang nào để phòng tránh virus?

Bộ Sức Khỏe cho rằng, nếu bạn khỏe không cần phải dùng khẩu trang, còn nếu bạn không khỏe thì nên dùng khẩu trang y tế (surgical mask) thay vì loại khẩu trang N95. Khẩu trang y tế có thể giúp ngăn được phần lớn những hạt nước hay dung dịch nhỏ li ti. Đồng thời, nó cũng giúp ngăn chặn những chất dịch từ miệng bạn như nước miếng, đờm, dịch nhầy … bắn ra bên ngoài. Bộ y tế không khuyến khích dùng khẩu trang N95, vì thiết kế của khẩu trang này làm bạn khó thở nếu bạn đeo sai cách.

8- Việc rửa tay có giúp gì cho tôi không?

Có, các nhà y tế khuyên bạn nên rửa mu bàn tay, các ngón tay và phần dưới móng tay, và đảm bảo bạn rửa tay tối thiểu mỗi lần 20 giây. Nếu bạn chưa rửa tay thì đừng chạm tay vào mắt, mũi hay miệng. Nếu bạn chuẩn bị ho, hay hắt hơi, hãy dùng khăn tay, hay ông tay áo, đừng ho vào tay của bạn.

9- Cồn có diệt được virus Vũ Hán không?

Trung tâm phòng tránh và kiểm soát bệnh tật của Mỹ cho rằng bạn có thể sử dụng nước rửa tay khô có cồn nếu bạn không tìm được xà phòng và nước. Tương tự bạn có thể dùng cồn chẳng hạn như dung môi isopropyl alcohol 70% hay ethyl alcohol để sát trùng bề mặt, bạn cũng có thể dùng thuốc tẩy.

10 – Có cách nào trị được virus Vũ Hán không?

Không, không có cách nào chữa được virus Vũ Hán, và chưa có bất cứ cách nào để điều trị virus cả. Hiện tại các bệnh nhân được chăm sóc y tế thuốc men để làm giảm các triệu chứng của bệnh.

11- Có vaccine cho virus Vũ Hán chưa?

Không, chưa có vaccine cho virus Vũ Hán, đây là loại virus mới được xác định, điều đó có nghĩa là phải mất hàng năm cho việc chế tạo vaccine

12- Tôi sẽ phải làm gì nếu tôi bị ho, chẩy nước mũi và gần đây có đi nước ngoài?

Nếu bạn vừa đi nước ngoài về, và có dấu hiệu sốt, chẩy nước mũi, ho, đau họng, khó tở, bạn phải đi gặp bác sỹ ngay . Bộ y tế khuyến cáo trước khi bạn đi gặp bác sỹ thì hãy đeo khẩu trang, và gọi nhân viên y tế.

13- Nếu tôi từng tiếp xúc gần người bị nhiễm virus Vũ Hán, tôi sẽ phải làm gì?

Nếu bạn ở Singapore, thì nhà chức trách đang tiến hành liên hệ, tìm theo bất cứ ai có tiếp xúc gần với người bị nhiễm virus Vũ Hán. Nếu đó là bạn, thì bạn sẽ nhận được thông tin từ Bộ y tế rằng những người tiếp xúc gần với người nhiễm virus Vũ Hán sẽ được cách ly trong 14 ngày để theo dõi. Nếu bạn được cho là ít rủi ro nhiễm virus, Bộ Sức Khỏe sẽ nới lỏng việc giám sát. And có nghĩa là hàng ngày, bạn sẽ được liên hệ thường xuyên để họ xét xét t tình hình sức khỏe của bạn. Và trong thời gian đó, bạn cảm thấy không khỏe thì hãy gặp bác sỹ.

14- Tôi có gặp rủi ro khi nhận hàng hóa bưu phẩm từ Trung Quốc?

Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch Hoa Kỳ ( US CDC) thì virus corona không sống sót dễ dàng trên bề mặt. Như vậy bạn không có nhiều rủi ro bị nhiễm virus khi nhận hàng hóa bưu phẩm được gửi từ Trung Quốc. Là bởi vì hàng hóa bưu phẩm được gửi qua ngày thậm chí mất hàng tuần trong các điều kiện nhiệt độ xung quanh khác nhau.

15- Liệu động vật có bị nhiễm virus Vũ Hán không?

Khi chúng ta biết rằng virus Vũ Hán có thể đến từ nguồn động vật và bây giờ thì lan truyền từ người sang người, thì CDC khuyên chúng ta nên tránh động vật sống hay chết nếu bạn đi du lịch Trung Quốc. Không có lý do nào để kết luận động vật hay thú cưng ở bất cứ chỗ nào khác cũng là nguồn nhiễm bệnh.

16- Virus Vũ Hán có giống SARS hay MERS?

Virus corona mới này thì không giống SARS hay MERS , nhưng về mặt di truyền nó liên quan tới SARS nhiều hơn là MERS theo CDC. Và hiện tại chúng ta không chắc rằng, Virus Vũ Hán sẽ hoạt động giống như SARS hay MERS. Những gì chúng ta biết chắc chắn là, các thông tin mà chúng ta thu được từ nạn dịch virus Vũ Hán sẽ dùng để chiến đấu với nó.

17- Trung Quốc sẽ chấn chỉnh các khu chợ bán thịt để ngặn chặn việc tiêu thụ động vật hoang dã?

Hiện tại Trung Quốc đã cấm bán và vận chuyển động vật hoang dã toàn quốc cũng như ra ngoài cho tới khi có lệnh mới ban hành, cho đến khi bệnh dịch biến hoàn toàn trên cả nước. Và sẽ không có sự buôn bán ở chợ, hay trong siêu thị, trong nhà hàng hay cả trên mạng.

Nguồn: Nội dung : Kênh CNA - Singapore
Trình bầy : Phóng viên Micheal Yoong
Lược dịch: Ms Sugar , ,

Đường dây nóng Corona của Bộ Y tế bị phản ánh 'chém' giá cước cao

Đại diện Bộ Y tế xác nhận cước tổng đài đường dây nóng 19003228 hiện có mức phí 5.000đ/1 phút.

Trước diễn biến phức tạp của dịch viêm phổi cấp do chủng virus Corona (nCoV) mới gây ra với số người nghi nhiễm ngày càng tăng nhanh, Bộ Y tế đã công bố số điện thoại đường dây nóng: 19003228.

Tuy nhiên, theo thông tin phản ánh của độc giả khi gọi vào số đường dây nóng thì cước phí tính là 5.000đ/1 phút và cho rằng với mức phí như vậy là quá cao so trước tình hình dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên toàn cầu.
Đường dây nóng Corona của Bộ Y tế bị phản ánh 'chém' giá cước cao
Người dân phàn nàn về giá cước gọi đường dây nóng của Bộ Y tế.

Trước vấn đề này, PV NNVN đã gọi lên số đường dây nóng thì đúng như độc giả phản ánh.

Trao đổi về vấn đề này, lãnh đạo Vụ Truyền thông Bộ Y tế xác nhận đúng là tổng đài đường dây nóng 19003228 hiện có mức phí 5.000đ/1p.

Đồng thời, vị lãnh đạo này cho biết, hiện Bộ Y tế đang làm việc với nhà mạng để miễn phí trong thời gian dịch bệnh.

Theo Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng - Bộ Y tế, tính đến 11h ngày 31/1, dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona (nCoV) đã có 9.832 trường hợp mắc trên toàn thế giới, trong đó tại lục địa Trung Quốc: 9.699. Tổng số trường hợp tử vong: 213, trong đó tại lục địa Trung Quốc: 213

Như vậy, tính đến thời điểm này đã có 22 quốc gia, vùng lãnh thổ (bên ngoài lục địa Trung Quốc) ghi nhận trường hợp mắc: Hồng Kông, Trung Quốc: 15 trường hợp; Nhật Bản: 14 trường hợp; Thái Lan: 14 trường hợp; Singapore: 13 trường hợp; Úc: 9 trường hợp; Đài Loan, Trung Quốc: 9 trường hợp; Malaysia: 8 trường hợp; Ma Cao, Trung Quốc: 7 trường hợp; Pháp 6: trường hợp; Hàn Quốc: 7 trường hợp; Mỹ: 6 trường hợp; Đức: 5 trường hợp; Việt Nam: 5 trường hợp; Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất: 4 trường hợp; Canada: 3 trường hợp; Ý: 2 trường hợp; Campuchia: 1 trường hợp; Phần Lan: 1 trường hợp; Ấn Độ: 1 trường hợp; Nepal: 1 trường hợp; Philippine: 1 trường hợp; Sri Lanka: 1 trường hợp.

N.T/Nongnghiep , , ,

Không lây nhiễm virus Corona qua máy đo nồng độ cồn

Giải thích ý kiến lo ngại về việc lây nhiễm qua máy thổi nồng độ cồn, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Uỷ ban ATGT Quốc gia khẳng định khó có việc lây nhiễm virus Corona qua máy kiểm tra nồng độ cồn vì máy kiểm tra nồng độ cồn có van 1 chiều nên chỉ thổi vào, không hít ra được.

“Mỗi người được thổi 1 ống thổi mới nên không còn tồn lưu khí thở của người cũ” – ông Khuất Việt Hùng nhấn mạnh.
Không lây nhiễm virus Corona qua máy đo nồng độ cồn
Ông Khuất Việt Hùng.

Về việc phòng ngừa CBCS CSGT lây nhiễm virus Corona khi làm nhiệm vụ, ông Hùng cũng kiến nghị trước ca tuần tra, CBCS nên khử trùng, vệ sinh máy, sử dụng găng tay, đeo khẩu trang khi thực hiện đo nồng độ cồn. Đề nghị khuyến cáo những người điều khiển phương tiện công cộng như lái xe buýt, lái xe khách, lái tàu , máy bay... cần đeo khẩu trang khi làm việc vì những người này có nguy cơ lây nhiễm cao.

Thu Thuỷ/CANN , ,

Một trong số các nạn nhân bị bắn tử vong tại sòng bạc ở Sài Gòn là “đại ca” cờ bạc khét tiếng

Nạn nhân bị bắn tử vong trong chiếu bạc ở huyện Củ Chi là tay cờ bạc “kỳ bẽo” có tiếng các tỉnh thành.
Một trong số các nạn nhân bị bắn tử vong tại sòng bạc ở Sài Gòn là “đại ca” cờ bạc khét tiếng

Tay cờ bạc khét tiếng?

Ngày 30/1, Công an TP HCM vẫn đang điều tra nguyên nhân vụ nổ súng tại huyện Củ Chi khiến 4 người tử vong vào trưa 29/1 trên địa bàn xã Tân Thạnh Đông.

Nguồn tin của PV từ Công an TP HCM tiết lộ, một trong số 4 nạn nhân tử vong có đại ca cờ bạc “T. điếm”, là 1 tay cờ bạc “kỳ bẽo” – tiếng lóng để chỉ những tay cờ bạc bịp nổi tiếng.

Còn đối tượng đứng ra tổ chức sòng bạc trên có tên gọi là L. “ke”. Những đối tượng này là những tay cờ bạc nổi tiếng với cờ bạc đỏ đen, gian lận….

Ngoài chơi tài xỉu, nơi đây còn được các đối tượng tổ chức đá gà ăn thua với mức tiền sát phạt lớn.
Một trong số các nạn nhân bị bắn tử vong tại sòng bạc ở Sài Gòn là “đại ca” cờ bạc khét tiếng
Đáng nói, khu vực tổ chức sòng bạc chỉ nằm cách văn phòng Ấp 5, xã Tân Thạnh Đông vài mét. L. “ke” đã tổ chức sới bạc tại đây được xác định từ Tết 2020.

Sau vụ nổ súng làm 4 người chết, đối tượng đã cướp 1 xe SH để tẩu thoát. Nhận tin báo vụ nổ súng kinh hoàng, Công an TP HCM đã phối hợp với C02, Bộ Công an, Công an huyện Củ Chi có mặt khám nghiệm hiện trường điều tra nguyên nhân vụ án mạng.

Theo Soha , ,

Hàng triệu người Trung Quốc trắng đêm xem livestream quá trình xây dựng bệnh viện dã chiến chống virus corona

Không đổi góc quay, không có lời bình luận lẫn nhạc nền nhưng luồng phát sóng quá trình xây dựng bệnh viện dã chiến Hỏa Thần Sơn và Lôi Thần Sơn ở Vũ Hán vẫn thu hút sự theo dõi của hàng triệu người dân Trung Quốc.
Hàng triệu người Trung Quốc trắng đêm xem livestream quá trình xây dựng bệnh viện dã chiến chống virus corona
Để chuẩn bị đối phó với diễn biến phức tạp của dịch cúm bởi virus corona mới gây ra (nCoV), chính quyền Trung Quốc đã quyết định chạy đua với thời gian để xây dựng hai bệnh viện dã chiến với sức chứa hơn 1.000 giường bệnh mỗi cái, mang tên Hỏa Thần Sơn (Huoshenshan) và Lôi Thần Sơn (Leishenshan). Thời gian xây dựng mỗi bệnh viện khổng lồ này ước tính chỉ khoảng 10 ngày.

Kể từ khi quá trình xây dựng hai bệnh viện bắt đầu, các phương tiện truyền thông luôn cập nhật mọi thông tin liên quan tới tiến độ xây dựng đến công chúng càng nhanh càng tốt. Bên cạnh hình ảnh, video ngắn và các bài phỏng vấn trực tiếp, toàn bộ quá trình xây dựng còn được phát sóng trực tiếp trên các nền tảng lớn. Video được ghi lại bằng một camera giám sát, với góc nhìn cố định từ trên cao. Khá bất ngờ khi nó thu hút sự chú ý của rất đông người xem, dù nội dung vô cùng đơn giản.
Hàng triệu người Trung Quốc trắng đêm xem livestream quá trình xây dựng bệnh viện dã chiến chống virus corona
Luồng video quay cảnh công trường xây dựng bệnh viện dã chiến lúc 4h sáng.

Vào lúc 3 giờ sáng ngày 28/1, đã có 790.000 người xem cùng lúc video phát sóng trực tiếp từ công trường xây dựng của bệnh viện Lôi Thần Sơn. Càng về sáng, lượng người xem càng đông, mặc dù nội dung của nó không hề có bình luận, người dẫn hay thậm chí là nhạc nền. Hiệu ứng âm thanh duy nhất phát ra là những âm thanh “xào xạc”, tương tự như tiếng ồn trắng (White Noise).

Trái ngược với nội dung hình ảnh đơn điệu, khu vực bình luận khá sôi động. Mọi người theo dõi bày tỏ cảm xúc của mình, hay chỉ dẫn và giải đáp các thắc mắc của những người khác. Rất nhiều người có cảm giác họ chính là những người giám sát, đang theo dõi tiến độ của toàn bộ dự án.

Trong ngày 28, số lượng người theo dõi quá trình phát sóng tiếp tục tăng. Vào lúc 5h30 chiều, số người xem cùng lúc trong thời gian thực trên luồng video của bệnh viện Hỏa Thần Sơn tăng lên 4,36 triệu. Còn số người xem thời gian thực trong luồng video của bệnh viện Lôi Thần Sơn là 6,52 triệu.

Ở thời điểm cao nhất, số lượng người theo dõi luồng phát sóng về công trường bệnh viện Hỏa Thần Sơn lên tới hơn 27 triệu.
Hàng triệu người Trung Quốc trắng đêm xem livestream quá trình xây dựng bệnh viện dã chiến chống virus corona
Hình ảnh công trường lúc 5h chiều ngày 28/1.

Để giải quyết tình trạng thiếu tài nguyên y tế và vấn đề lây nhiễm chéo giữa bệnh nhân và nhân viên y tế, Thành phố Vũ Hán đã bắt đầu xây dựng Bệnh viện Núi Vulcan và Bệnh viện Lei Shenshan vào ngày 23 tháng 1 và 25 tháng 1 với sự tham khảo của Mô hình Xia Xiaangang Sơn của Bắc Kinh trong thời kỳ SARS.

Theo chính quyền thành phố Vũ Hán, việc thành lập hai bệnh viện đặc biệt này nhằm mục đích phòng chống dịch bệnh và được coi là một trong những biện pháp cốt lõi. Việc truyền tải theo thời gian thực về tình trạng xây dựng của hai bệnh viện một cách khách quan có tác dụng rất lớn trong việc xoa dịu sự hoảng loạn trong xã hội và định hướng dư luận quan tâm hơn tới công tác phòng chống dịch bệnh hiện nay.

Hiện tại, hơn 3.000 công nhân đang làm việc liên tục tại mỗi công trường, cả ngày lẫn đêm theo ba ca khác nhau. Nhiều công nhân phải làm việc hai ca, 12 tiếng một ngày. Hai bệnh viện sẽ chuyên điều trị bệnh nhân bị viêm phổi do nhiễm nCoV, dự kiến ​​sẽ được đưa vào sử dụng vào ngày 3/2 và ngày 5/2 tới.

Chính quyền Trung Quốc có kế hoạch xây dựng thêm hai bệnh viện khác ở các thành phố lân cận là Hoàng Cương và Trịnh Châu. Trước đây, Trung Quốc cũng đã triển khai các bệnh viện dã chiến tương tự vào đợt bùng phát dịch SARS năm 2003, để đối phó với một chủng virus họ hàng với nCoV, đã giết chết gần 800 người.
Hàng triệu người Trung Quốc trắng đêm xem livestream quá trình xây dựng bệnh viện dã chiến chống virus corona
Chia sẻ trên mạng xã hội Weibo, luồng phát sóng trực tiếp từ công trường xây dựng hai bệnh viện đã lan tỏa đi một cách chóng mặt. Rất nhiều người đã truyền tay nhau đường link với thông điệp “cùng nhau trông nom và ủng hộ bệnh viện dã chiến” hay “nếu ai đang buồn chán và không thể ngủ thì hãy tới xem trực tiếp việc xây bệnh viện ở Vũ Hán này đi”.

Theo các chuyên gia, thì ngoài việc truyền thông tin và đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ thị giác của người xem, một trong những điều quan trọng nhất của các luồng video nói trên là cung cấp cho người dùng mạng xã hội một cái gọi là “cộng đồng tưởng tượng”.

Cụ thể, với chương trình phát sóng trực tiếp công trường xây dựng bệnh viện Hỏa Thần Sơn và Lôi Thần Sơn, cư dân mạng Trung Quốc đã dần hình thành một nghi thức mới. Đó là việc họ tự coi mình là các “giám sát viên tình nguyện”, giúp chia sẻ thông tin và nâng cao ý thức của mọi người, chung lưng phản đối các luồng ý kiến tiêu cực.

Đối với các yếu tố thường xuất hiện trong video, các khán giả cũng bắt đầu đặt tên cho chúng. Ví dụ như một chiếc xe nâng màu trắng thường xuyên xuất hiện trên màn hình, được cư dân mạng ưu ái gọi với biệt danh là “Xiaobai”. Ngay sau đó, một “Câu lạc bộ người hâm mộ Xiaobai” đã được tạo ra, nhằm ca ngợi hành vi làm việc chăm chỉ của Xiaobai. Vào buổi tối, nhiều loại thiết bị khác như tháp cần cẩu và máy trộn xi măng cũng có biệt danh mới như “Tiểu Lam”, “Tiểu Hoàng”, “Tiểu Hồng”…

Cùng với đó là sự xuất hiện của các loại hình bình luận khác nhau như thành ngữ, văn thơ, hò vè… Mọi thứ khiến cho “cộng đồng tưởng tượng” này trở nên thực tế hơn, sôi động hơn, giảm bớt đi trải nghiệm nhàm chán của việc xem video liên tục trong nhiều giờ.

Theo iFeng ,

Chuyên gia tội phạm học phân tích tâm lý, hành vi của Thượng úy CA bắn 5 người tử vong

Trung tá – chuyên gia Tội phạm học Đào Trung Hiếu (Bộ Công an) nhận định, hiện Lê Quốc Tuấn đang bị kích động, hung hãn, sẵn sàng chống trả quyết liệt lực lượng vây bắt.
Chuyên gia tội phạm học phân tích tâm lý, hành vi của Thượng úy CA bắn 5 người tử vong
Đêm 30/1, Công an TPHCM vẫn đang khẩn trương truy bắt nghi phạm Lê Quốc Tuấn (SN 1987, công tác tại nhà tạm giữ Công an quận 11 và mang cấp hàm thượng úy) là người nổ súng khiến 5 người tử vong và 1 người bị thương xảy ra tại địa bàn huyện Củ Chi.

Trao đổi với PV về việc truy bắt đối tượng đặc biệt nguy hiểm trên, Trung tá – chuyên gia Tội phạm học Đào Trung Hiếu (Bộ Công an) chia sẻ: Nguyên tắc quan trọng của công tác bắt đối tượng đó là phải bảo đảm an toàn cho lực lượng bắt, người dân xung quanh địa điểm bắt và bản thân đối tượng cần bắt giữ.

Việc giữ an toàn cho đối tượng là để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố và xét xử sau này. Vì thế, trong những tình huống người phạm tội cố thủ, trong tay có vũ khí có tính sát thương cao như súng, đạn…thì việc gọi hàng luôn được ưu tiên.

Trong trường hợp đối tượng kiên quyết không đầu hàng, có hành vi chống trả quyết liệt như nổ súng bắn lại lực lượng thực thi công vụ thì đó là hành vi phạm tội quả tang đặc biệt nguy hiểm.

Khi đó, lực lượng bắt được phép thực hiện quyền phòng vệ chính đáng, bằng cách nổ súng để khống chế, vô hiệu hóa sự chống trả nguy hiểm của đối tượng.
Chuyên gia tội phạm học phân tích tâm lý, hành vi của Thượng úy CA bắn 5 người tử vong
Lê Quốc Tuấn trước khi gây án. (Ảnh: VNN)

Tình huống xét thấy hành vi chống trả có ác tính rất cao, ngay lập tức uy hiếp sự an toàn tính mạng, sức khỏe của lực lượng bắt và nhân dân xung quanh địa điểm bắt, việc nổ súng tiêu diệt đối tượng để kịp thời ngăn chặn hành vi nguy hiểm đó là cần thiết.

Đây không chỉ là một quyền năng pháp luật cho phép, mà còn là trách nhiệm công vụ của lực lượng bắt.
Chuyên gia tội phạm học phân tích tâm lý, hành vi của Thượng úy CA bắn 5 người tử vong
Lực lượng công an vây bắt Tuấn.

Trung tá Hiếu nhận định, hiện Lê Quốc Tuấn đang bị kích động, hung hãn, sẵn sàng chống trả quyết liệt lực lượng vây bắt.

Đối tượng đã giết nhiều người, biết rõ cái giá phải trả của hành động tội ác đó, nên y có tâm lý “không suy nghĩ nhiều vì không còn gì để mất”.

Trạng thái này dẫn đối tượng tới những hành động phản kháng bản năng, sẵn sàng nổ súng chống trả cơ quan chức năng, khi cảm thấy bị đe dọa.

Hiểu rõ điều này, nên lực lượng bắt đã rất khẩn trương nhưng thận trọng triển khai chiến thuật bắt phù hợp.

Đầu tiên là việc phong tỏa địa điểm bắt, cách ly người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Tiếp đến là sử dụng các trang thiết bị vũ khí, khí tài, hỏa lực tương thích với đòi hỏi của tình huống bắt.

“Chiến thuật vây ráp đang triển khai tôi thấy rất phù hợp với địa hình rộng và phức tạp. Có sự tập trung chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao, sự phối hợp của nhiều lực lượng hiệp đồng.

Cán bộ chiến sỹ thực hiện nhiệm vụ rất tập trung và quyết tâm sớm bắt được đối tượng.

Qua hình ảnh báo chí cung cấp từ hiện trường, tôi thấy nhiều người dân do hiếu kỳ, đã tập trung quanh khu vực cách ly để xem xét sự việc.

Đây là việc làm rất nguy hiểm, vì nếu đối tượng nổ súng chống trả có thể sẽ gây nguy hiểm, thương vong không đáng có cho người dân.

Lực lượng bảo vệ vòng ngoài cần giải thích, cương quyết giải tán các đám đông không có nhiệm vụ khỏi khu vực có thể xảy ra đấu súng…” Trung tá Hiếu nói.

Theo Soha , ,

Lào Cai: Phát hiện 12 công dân Việt Nam nghi nhiễm virus Corona mới

Lực lượng chức năng tại Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai đã phát hiện 12 trường hợp là người Việt Nam nghi bị nhiễm virus Corona mới.

Ngày 30/1, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Tỉnh Lào Cai đã gửi Thông báo số 195 tới Bộ Chỉ huy Quân sự; Công an tỉnh Lào Cai; Cục Hải quan tỉnh Lào Cai; Sở Ngoại vụ, Sở Y tế; Sở Công thương; Ban Quản lý Khu kinh tế Lào Cai; UBND các huyện, thành phố: Thành phố Lào Cai, huyện Bát Xát, huyện Mường Khương và huyện Si Ma Cai về việc tạm dừng xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu phụ, lối mở về công tác phòng chống dịch bệnh viên phổi cấp do virus Corona mới theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, UBND tỉnh Lào Cai.
Lào Cai: Phát hiện 12 công dân Việt Nam nghi nhiễm virus Corona mới
Các bệnh nhân người Việt Nam nghi bị nhiễm virus Corona mới đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai. (ảnh: L.T).

Theo đó, nhờ triển khai quyết liệt các phòng chống dich, từ ngày 25/1 đến ngày 30/1, lực lượng chức năng tại Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai đã phát hiện 22 trường hợp nghi bị nhiễm virus Corona mới, trong đó có 9 công dân Trung Quốc, 1 công dân Thái Lan và 12 công dân người Việt Nam. Hiện tại, 9 công dân Trung Quốc, 1 công dân Thái Lan đang được cơ quan kiểm dịch Trung Quốc giám sát, điều trị; 12 công dân Việt Nam đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai.
Lào Cai: Phát hiện 12 công dân Việt Nam nghi nhiễm virus Corona mới
Thông báo số 195 về việc tạm dừng hoạt động xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu phụ, lối mở trên địa bàn tỉnh Lào Cai (ảnh: L.T)

Để ngăn chặn dịch bệnh viên phổi cấp do virus Corona mới lây lan qua biên giới, đại tá Đỗ Ngọc Tuấn – Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai đã ký thông báo tạm dừng hoạt động xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu phụ, lối mở: Hóa Chư Phùng; Lồ Cô Chin, Mường Khương, Bản Vược, Y Tý. , ,

Nhiều nước đóng cửa biên giới, sơ tán công dân khỏi TQ vì virus corona

Trước tình hình dịch corona lây lan nhanh, nhiều nước đã triển khai các biện pháp cấp thiết như đóng cửa biên giới, sơ tán công dân, ngừng cấp thị thực cho người Trung Quốc…

Văn phòng Chính phủ vừa có báo cáo về tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra, trong đó nêu rõ phản ứng của các nước cũng như đề xuất của Chính phủ Việt Nam.

Theo Văn phòng Chính phủ, để ứng phó với dịch bệnh liên quan virus corona đang lây lan nhanh và diễn biến phức tạp, nhiều nước đã có những biện pháp mạnh mẽ.

Đóng cửa biên giới, lập tổ xử lý ứng phó khẩn cấp

Chính quyền Hong Kong đã dừng vô thời hạn các chuyến bay, tàu cao tốc đi đến thành phố Vũ Hán.

Ấn Độ đã bắt đầu quá trình chuẩn bị sơ tán công dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh ở Hà Bắc.

Kyrgyzstan và Kazakhstan đóng cửa biên giới đất liền với Trung Quốc, dừng các chuyến bay đến thành phố Urumchi, Khu tự trị Tân Cương. Tạm ngưng miễn thị thực 72 giờ đối với hành khách quá cảnh từ Trung Quốc, đóng cửa khu mua sắm tại cửa khẩu biên giới.
Nhiều nước đóng cửa biên giới, sơ tán công dân khỏi TQ vì virus corona
Tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gâ ra đã lây lan ra 17 quốc gia. Ảnh: Xinhua.

Còn Nga đã đóng cửa khẩu biên giới với vùng Hắc Hà (Trung Quốc) đến hết ngày 1/2. Trong khi Ma Cao tuyên bố không tiếp nhận khách du lịch đến từ tỉnh Hồ Bắc.

Malaysia tạm thời ngừng cấp thị thực cho người Trung Quốc không tiếp nhận du khách đến từ Vũ Hán. Chính quyền bang Sarawak cấm tuyển dụng lao động người Trung Quốc.

Một quốc gia Đông Nam Á khác là Philippine cũng dừng cấp thị thực tại cửa khẩu cho khách du lịch Trung Quốc, đưa trở lại gần 500 du khách đến từ Vũ Hán.

Mông Cổ có quyết định đóng cửa biên giới với Trung Quốc từ ngày 27/01 đến 2/3 và hủy 8 tuyến vận tải hành khách với Trung Quốc.

Triều Tiên, Nga, các nước Châu Âu hủy các tour du lịch, tạm dừng các gói du lịch đến Trung Quốc. Còn Mỹ, Nhật đã vận chuyển công dân rời Vũ Hán về nước.

Hàn Quốc thành lập Tổng bộ xử lý ứng phó khẩn cấp và chi 20,8 tỷ Won cho công tác phòng ngừa dịch bệnh.

Việt Nam tính toán công bố tình trạng khẩn cấp với dịch corona

Tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu khi chưa đóng cửa biên giới, chúng ta cần triển khai nhiều biện pháp như ngừng cấp visa cho khách du lịch Trung Quốc, trừ visa công vụ, không khuyến khích giao thương, buôn bán, qua lại cửa khẩu. Khuyến cáo hạn chế đến Trung Quốc trừ trường hợp đặc biệt.

Dừng việc đưa người Việt Nam sang Trung Quốc lao động trong lúc có dịch. Bộ Ngoại giao có phương án sơ tán công dân khi cần thiết.

Thời điểm này cũng tạm ngừng các hoạt động đưa tour du lịch qua lại giữa hai bên. Ngành hàng không không đưa, đón máy bay từ các điểm có dịch đến Việt Nam và ngược lại.

Để phòng, chống hiệu quả dịch bệnh corona, Văn phòng Chính phủ cũng đề nghị Chính phủ, Thủ tướng tiếp tục ban hành công điện thể hiện quan điểm chỉ đạo mạnh mẽ hơn nữa để ngăn ngừa thảm họa dịch bệnh lớn có thể xảy ra.

Có thể tính đến việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối với dịch corona tại Việt Nam, thực hiện đóng cửa các đường mòn, lối mở giáp biên giới với Trung Quốc và kiểm soát chặt chẽ toàn tuyến biên giới… ,

Tuấn khỉ có thể không còn tại vị trí vây ráp

Trung tướng Lê Đông Phong – giám đốc Công an TP.HCM và thiếu tướng Tô Ân Xô – chánh văn phòng Bộ Công an đều đề cập khả năng này khi trao đổi với Tuổi Trẻ Online.
Tuấn khỉ có thể không còn tại vị trí vây ráp
Lực lượng tại điểm nóng khu vực cầu Ông Chương, ấp Bốn Phú, xã Trung An vẫn còn tương đối nhiều (ảnh chụp sáng 31-1) – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Sau gần 24 tiếng đồng hồ truy bắt Lê Quốc Tuấn, nghi can thực hiện vụ nã súng làm 4 người chết tại Củ Chi, lực lượng chức năng vẫn chưa đạt được kết quả.

Sáng 31-1, Tuổi Trẻ Online đã trao đổi nhanh với trung tướng Lê Đông Phong – giám đốc Công an TP.HCM và thiếu tướng Tô Ân Xô – chánh văn phòng Bộ Công an về các khả năng truy bắt tiếp theo.

Thiếu tướng Tô Ân Xô đánh giá: “Đến thời điểm này, không loại trừ nghi can không còn ở khu vực đó nữa”. Theo tướng Xô, thời gian vây bắt cũng là khá dài, Công an TP cũng đã phát lệnh truy nã đối tượng Lê Quốc Tuấn trên toàn quốc.

Trung tướng Lê Đông Phong cũng nhận định “Có khả năng nghi can không còn ở vị trí bao vây. Hướng xử lý tiếp theo là Công an TP.HCM tiếp tục phối hợp với công an các tỉnh lân cận để truy tìm nghi can”.
Tuấn khỉ có thể không còn tại vị trí vây ráp
Xe bọc thép của cảnh sát cơ động vẫn đậu tại ấp Bốn Phú (ảnh chụp sáng 31-1) – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Về việc vẫn giữ lực lượng bố trí khu vực vây ráp nhưng có xu hướng giảm, trung tướng Lê Đông Phong cho hay các khả năng và các biện pháp nghiệp vụ vẫn đang được công an TP.HCM triển khai”.

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, sáng 31-1, lực lượng cảnh sát cơ động bảo vệ đã ít hơn khoảng 1/4 đến 1/3 so với ngày hôm qua. 7 chú chó nghiệp vụ đang được tập trung lại một chỗ. Dù vẫn giữ các vị trí chốt cần thiết nhưng khí thế của lực lượng không còn căng thẳng, tập trung cao độ như hôm qua.

Theo nhận định, nếu Tuấn không còn ở vị trí bị bao vây thì có các khả năng Tuấn trốn sang tỉnh Bình Dương hoặc Tây Ninh vì vị trí của xã Trung An nằm giáp ranh hai tỉnh kia. Hoặc có khả năng Tuấn tự tử và rơi xuống kênh rạch trong khu vực bị bao vây khiến chó nghiệp vụ cùng lực lượng không tìm ra được.
Tuấn khỉ có thể không còn tại vị trí vây ráp
Tại chốt giao Trung An – 472 cũng không còn nhiều cảnh sát bảo vệ như hôm qua (ảnh chụp sáng 31-1) – Ảnh: ÁI NHÂN

Trước đó, vào chiều và tối 30-1, song song với việc truy bắt đối tượng Lê Quốc Tuấn tại xã Trung An (Củ Chi), lực lượng chức năng cũng có những động thái khác để truy tìm đối tượng.

Cụ thể, Công an Bình Dương phát thông báo tới người dân trên địa bàn về việc nâng cao cảnh giác, nếu phát hiện Lê Quốc Tuấn bỏ trốn sang Bình Dương, cần báo ngay cho công an để xử lý.

Công an tỉnh Bình Dương cảnh báo người dân không tự ý bắt vì nghi phạm có mang theo vũ khí và hiện rất manh động. Người dân một số huyện của Bình Dương giáp ranh với Củ Chi như Bến Cát, Dầu Tiếng… cũng được phát tờ rơi, hướng dẫn nhận dạng và trình báo khi phát hiện đối tượng.

Cùng thời điểm, Công an TP.HCM cũng phát lệnh truy nã toàn quốc Lê Quốc Tuấn, thông báo các đặc điểm nhận dạng và đề nghị người dân chú ý phát hiện, trình báo.

ÁI NHÂN – TIÊN LONG – THẠCH HÀ , ,

WHO ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu về virus corona, số ca tử vong ở TQ tăng lên 213 người

Mối quan tâm lớn nhất của chúng tôi là khả năng virus corona lây lan sang các quốc gia có hệ thống y tế yếu hơn và không sẵn sàng đối phó với nó, Tổng giám đốc WHO nói.
WHO ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu về virus corona, số ca tử vong ở TQ tăng lên 213 người
WHO ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu về virus corona, số ca tử vong ở TQ tăng lên 213 người

Ngày 30/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu (PHEIC) đối với sự lây lan của virus corona trước khả năng chủng virus này sẽ lây lan rộng sang các quốc gia khác ngoài Trung Quốc.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh nhiều lần trong một cuộc họp báo ở Geneva rằng động thái này không phải thể hiện sự thiếu tin tưởng vào khả năng kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc.

Mối quan tâm lớn nhất của chúng tôi là khả năng virus lây lan sang các quốc gia có hệ thống y tế yếu hơn và không sẵn sàng đối phó với nó, ông Ghebreyesus nói.

“Phần lớn các trường hợp nhiễm bệnh bên ngoài Trung Quốc đều có lịch sử di chuyển đến Vũ Hán hoặc tiếp xúc với người có lịch sử di chuyển đến Vũ Hán. Chúng tôi không biết loại virus này có thể gây ra thiệt hại gì nếu lây lan sang một quốc gia có hệ thống y tế yếu hơn”, ông cho biết thêm

Bên cạnh tuyên bố PHEIC, người đứng đầu WHO cũng đưa ra một số kiến nghị rằng, các quốc gia cần đẩy nhanh việc phát triển vắc-xin, xem xét các kế hoạch phòng chống truyền bá thông tin sai lệch và chia sẻ dữ liệu với cơ quan của Liên Hợp Quốc.

Trong một phát biểu được đưa ra sau tuyên bố của WHO, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh khẳng định, Bắc Kinh sẽ tiếp tục hợp tác với cơ quan này và các quốc gia khác để bảo đảm an ninh y tế công cộng khu vực và toàn cầu

“Chúng tôi hoàn toàn có niềm tin và khả năng chiến thắng trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh này”, bà Hoa nói..

Thống kê chính thức của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc ngày 31/1 cho thấy, trong ngày 30/1, 31 tỉnh (khu vực tự trị, thành phố trực thuộc) xác nhận 1.982 trường hợp nhiễm bệnh mới, 157 trường hợp nghiêm trọng, 43 trường hợp tử vong, 47 trường hợp được chữa khỏi, xuất viện và 4.812 trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh mới.

Tính đến 24 giờ ngày 30/1, tổng số ca nhiễm bệnh do virus corona trên toàn Trung Quốc lên tới 9.692 trường hợp, 1.527 trường hợp nghiêm trọng, 213 trường hợp tử vong, 171 trường hợp đã được chữa khỏi và xuất viện, 15.238 trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh. , ,

Tin mới nhất dịch bệnh virus corona (nCoV) hôm nay 31/01/2020 tại Việt Nam

Theo số liệu mới nhất về tình hình dịch bệnh do chủng mới virus corona (nCoV) sáng hôm nay (31/1), Việt Nam hiện có 5 người nhiễm bệnh trong đó có 1 người đã chữa khỏi. Số người chết vì virus corona tại Trung Quốc đã là 213 trường hợp và 9.692 trường hợp nhiễm bệnh.
Tin mới nhất dịch bệnh virus corona (nCoV) hôm nay 31/01/2020 tại Việt Nam
Tin mới nhất dịch bệnh virus corona (nCoV) hôm nay 31/01/2020 tại Việt Nam

Tin mới nhất dịch corona ngày 31/1Trong cuộc họp báo diễn ra lúc gần 3h sáng 31/1 (giờ Việt Nam) ở Geneva (Thụy Sĩ), WHO tuyên bố sự bùng phát chủng mới virus corona (nCoV) từ Trung Quốc là “TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP Y TẾ TOÀN CẦU”.

Số người mắc bệnh trên thế giới: 9.807 trường hợp, 213 tử vong.

5 người nhiễm virus corona (nCoV) tại Việt Nam (theo thông tin từ Bộ Y tế Việt Nam)

Số trường hợp tử vong: 0

Số trường hợp mắc: 05 trường hợp dương tính với nCoV. Trong đó:

02 công dân Trung Quốc (01 người đã khỏi); 03 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc.

Về 2 bệnh nhân người Trung Quốc, bệnh nhân Li Ding (66 tuổi, người cha) cùng vợ từ Vũ Hán sang Việt Nam thăm con trai là Li Zichao (28 tuổi) đang sinh sống và làm việc tại Long An. 2 cha con người Trung Quốc này đã được xác định dương tính với nCoV và đã được cách ly, điều trị tại viện.

Số trường hợp nghi ngờ nhiễm virus nCoV (có dấu hiệu sốt, ho, đến từ vùng có dịch): 97 người, trong đó:

– 65 trường hợp đã xét nghiệm âm tính với nCoV.

– 32 trường hợp tiếp tục được cách ly, theo dõi chặt chẽ để không lây ra cộng đồng.

Ngoài ra, có 43 trường hợp sức khỏe bình thường, không có dấu hiệu sốt, ho nhưng vẫn được cách ly theo dõi do có tiếp xúc gần với người nghi ngờ bị nhiễm virus nCoV.

Chiều 30/1, chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về triển khai nhiệm vụ sau Tết và phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: Bình tĩnh, kiên quyết xử lý dịch để bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân dân.

Tin mới nhất Trung Quốc (theo thống kê của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc)

Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019.

Tới nay 31 tỉnh (khu vực tự trị, thành phố trực thuộc) của Trung Quốc có người nhiễm bệnh.

Tính đến 24 giờ ngày 30/1, tổng số ca nhiễm bệnh do virus corona trên toàn Trung Quốc lên tới 9.692 trường hợp

– 1.527 trường hợp nghiêm trọng

– 213 trường hợp tử vong

– 171 trường hợp đã được chữa khỏi và xuất viện

– 15.238 trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh.

Ngoài ra, dịch bệnh đã lan ra 21 quốc gia, vùng lãnh thổ (bên ngoài lục địa Trung Quốc).

Triệu chứng và cách phòng dịch corona
Tin mới nhất dịch bệnh virus corona (nCoV) hôm nay 31/01/2020 tại Việt Nam
, ,

31/31 tỉnh thành TQ đều có người nghi nhiễm nCov, Tây Tạng kích hoạt cơ chế đặc biệt, ông Tập ra nghiêm lệnh cho PLA

Thông báo được chính quyền khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc, đưa ra trong hội nghị sáng nay, 29/1.
31/31 tỉnh thành TQ đều có người nghi nhiễm nCov, Tây Tạng kích hoạt cơ chế đặc biệt, ông Tập ra nghiêm lệnh cho PLA
Sáng ngày 29, Tây Tạng đã triệu tập hội nghị Tiểu tổ lãnh đạo công tác về ᴅịcн ʙệɴн viêm phổi do virus Corona chủng mới (nCov) gây ra.

Hội nghị quyết định kể từ ngày 29, khu tự trị này sẽ khởi động cơ chế Phản ứng Cấp 1 đối với sự kiện y tế cộng đồng lớn bùng phát đột xuất.

Tây Tạng cũng yêu cầu các quan chức địa phương “quán triệt thực thi tinh thầnh chỉ thị quan trọng” của chủ tịch Trung Quốc Tâp Cận Bình nhằm đẩy lùi ᴅịcн ʙệɴн vιêм ᴘнổι cấᴘ.

Quyết định khởi động cơ chế phản ứng của Tây Tạng được đưa ra ít giờ sau khi số liệu thống kê đến hết ngày 28/1 của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho thấy ở khu tự trị này đã ghi nhận 1 trường hợp nghi ngờ lây nhiễm vιʀus nCov.

Ủy ban Y tế thành phố Lhasa, Tây Tạng, thông báo người đàn ông 34 tuổi nghi nhiễm nCov là người Hồ Bắc, đến Lhasa bằng tàu hỏa từ Vũ Xương trong ngày 22-24/1. Ngày 25/1, người này đã tự đến cơ sở y tế chỉ định tại Lhasa để khám và nhập viện để được điều trị cách ly.

Ngày 28/1, theo các biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm của Trung tâm kiểm soát ᴅịcн ʙệɴн Tây Tạng, người đàn ông trên được phân loại vào trường hợp nghi lây nhiễm virus nCov. Mẫu xét nghiệm của ông này đã được chuyển tới Trung tâm kiểm soát dự phòng dịch bênh Trung Quốc để xác nhận.

Hiện những người có tiếp xúc với người này đã được cách ly để theo dõi.

Với diễn biến mới nhất ở Tây Tạng, hiện toàn bộ 31 tỉnh thành của Trung Quốc Đại lục đều đã xuất hiện người bị nghi lây nhiễm vιʀus gây dịch viêm phổi có nguồn gốc từ Vũ Hán. Dù vậy, Tây Tạng vẫn đang là địa phương duy nhất chưa có trường hợp nào xác nhận lây nhiễm.

Cùng ngày 29, ông Tập Cận Bình ra lệnh cho Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) “giữ vững sứ mệnh của mình trong tâm và gánh vác trách nhiệm đóng góp để chiến thắng trong cuộc chiến cнốɴԍ lại dịch bệnh do virus Corona gây ra”.

Trước đó, trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 28/1 đã ban hành “Thông báo về tăng cường sự lãnh đạo của đảng, cung cấp bảo đảm chính trị kiên cường nhằm đánh thắng cuộc chiến ngăn chặn dịch bệnh”. Thông cáo khẳng định ông Tập quan tâm cao độ đối với tình hình dịch bệnh và đã đưa ra một loạt chỉ thị, nhiều lần tổ chức các hội nghị, bố trí công tác phòng chống dịch, và đưa ra yêu cầu rõ ràng.

Theo đó, ông Tập yêu cầu đảng bộ ĐCSTQ các cấp, các đảng viên, quan chức phải phát huy vai trò trong cuộc chiến dập dịch.

theo soha ,

Bệnh nhân bị nhiễm corona ở BV Chợ Rẫy được chữa khỏi bằng thuốc gì?

Trong báo cáo đăng trên tạp chí y khoa The New England Journal of Medicine (NEJM), các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy và Viện Pasteur TP.HCM đã giải thích quá trình điều trị hai bệnh nhân người Trung Quốc.

Theo báo cáo đăng ngày 28-1 trên tạp chí y khoa The New England Journal of Medicine, bệnh nhân 65 tuổi nhập viện ở Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 22-1 với triệu chứng sốt nhẹ và mệt mỏi. Người này có tiền sử cao huyết áp, tiểu đường type 2, bệnh tim mạch vành, ung thư phổi.

Bệnh nhân đổ bệnh và sốt từ ngày 17-1, tức bốn ngày sau khi cùng vợ bay từ TP Vũ Hán của Trung Quốc (nơi bùng phát chủng virus Corona mới – 2019-nCoV) sang Hà Nội. Người này khẳng định chưa từng tới chợ hải sản ở Vũ Hán.
Bệnh nhân bị nhiễm corona ở BV Chợ Rẫy được chữa khỏi bằng thuốc gì?
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn (mặc đồ phòng dịch) trao đổi với một người đàn ông tại khu cách ly của Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 23-1

Bệnh nhân đã được phết họng làm PCR và cho kết quả dương tính với 2019-nCoV.

Sau khi nhập viện ở Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân được cách ly và điều trị bằng thuốc cнốɴԍ virus, kháng sinh phổ rộng và các liệu pháp hỗ trợ khác. Ảnh chụp X-quang cho thấy tổn thương ở phổi trái của bệnh nhân. Bệnh nhân được cho thở oxy vào ngày 25-1 do khó thở bởi chứng giảm oxy hóa huyết.

Bệnh nhân ngưng sốt từ chiều 25-1 và sức khỏe cải thiện từ ngày 26-1. Vợ của bệnh nhân này không có triệu chứng nhiễm bệnh và vẫn khỏe mạnh đến ngày 28-1.

Người con trai 27 tuổi của cặp vợ chồng trên sống ở Long An từ tháng 10-2019 và chưa từng đến khu vực bùng phát vιʀus 2019-nCoV hay tiếp xúc với ai từ vùng dịch. Tuy nhiên, người này gặp cha tại Nha Trang vào ngày 17-1 và hai người ở chung phòng khách sạn trong ba ngày.

Đến ngày 20-1, người con trai bắt đầu ho khan, sốt, nôn mửa và tiêu chảy một lần trước khi nhập viện. Các bác sĩ chẩn đoán giai đoạn ủ bệnh ở người con là ba ngày.

Khi người con có mặt tại Bệnh viện Chợ Rẫy với cha ngày 22-1 và sốt đến 39 độ C, người này đã lập tức được cách ly. Các xét nghiệm và chụp X-quang phổi cho thấy không có gì bất thường ở người con ngoại trừ mức CRP cao.

Kết quả phết họng làm PCR ở người con cho thấy dương tính với 2019-nCoV. Nguồn lây bệnh cho người con trong trường hợp này được cho là từ người cha.

Tình trạng sức khỏe của người con đã ổn định từ ngày 23-1.

Theo báo cáo, trường hợp hai bệnh nhân ở Việt Nam gây lo ngại về việc lây nhiễm từ người sang người của vιʀus 2019-nCoV.

theo canhco ,

Ô tô tiền tỉ đầu biển số xanh, đuôi biển trắng ở sân chùa Tam Chúc

Tài xế đỗ xế hộp tiền tỉ có hai biển số xanh và trắng ở sân chùa Tam Chúc (Hà Nam) gây xôn xao.
Dân mạng ngỡ ngàng khi thấy ô tô khoảng 7-8 tỉ đồng đầu gắn biển số xanh 80A-058.79 nhưng đuôi biển trắng 30A-058.68 đỗ ở sân chùa Tam Chúc (Hà Nam).

Theo dự đoán của nhiều người, tài xế ô tô quên lật biển số đằng sau hay trước nên dẫn đến tình trạng “giấu đầu lòi đuôi”.

Hiện chưa rõ biển số xanh có phải giả không?
Ô tô tiền tỉ đầu biển số xanh, đuôi biển trắng ở sân chùa Tam Chúc
Ô tô hai biển số khác màu.

Ngày 17 và 18.12.2019, clip hai ô tô đang chạy trên đường Hà Nội thì biển số bỗng chuyển từ trắng sang xanh khiến dân mạng xôn xao.

Theo quy định hiện hành, một ô tô có hai biển nhưng phải cùng màu và seri biển số chứ không thể hai biển khác màu, khác số seri. Tài xế ô tô nào cùng lúc sử dụng cả biển xanh và biển trắng là trái quy định pháp luật.

Theo khoản 5 Điều 16 Nghị định 46/2016, người điều khiển ô tô gắn biển số không đúng với giấy đăng ký xe hoặc biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp có thể bị ᴘнạт tiền từ 4 triệu đến 6 triệu đồng. Ngoài ra, người vι ᴘнạм còn bị áp dụng các hình thức xử ᴘнạт bổ sung như bị tịch thu giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy đăng ký xe, biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp; bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ một đến ba tháng.

Chủ phương tiện còn có có thể bị xử ᴘнạт vι ᴘнạм hành chính theo quy định tại khoản 7 Điều 30 Nghị định 46/2016 với mức tiền từ 2 triệu đến 4 triệu đồng với cá nhân, từ 4 triệu đến 8 triệu đồng với tổ chức.

Quần thể chùa Tam Chúc nằm ở thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách trung tâm Hà Nội khoảng 60 km và cách thành phố Phủ Lý khoảng 12 km về phía Tây. Toạ lạc trên diện tích 5.100 ha, đây được xem là một trong những quần thể chùa có diện tích lớn nhất thế giới khi hoàn thiện.

Theo Một thế giới ,

Thêm 9 người tại Đà Nẵng xuất viện sau khi theo dõi virus corona

Tính từ ngày 14/1 đến nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ghi nhận 52 trường hợp được đưa vào bệnh viện theo dõi vì nghi nhiễm virus corona mới.

Sáng 29/1, đại diện Lãnh đạo Sở Y tế Đà Nẵng cho biết, hiện chỉ còn 28 trường hợp đang cách ly, theo dõi tại bệnh viện do nghi nhiễm virus corona mới (nCoV). Như vậy, so với ngày 28/1, có thêm 9 trường hợp đã được ra viện.
Thêm 9 người tại Đà Nẵng xuất viện sau khi theo dõi virus corona
Tính từ ngày 14/1 đến nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ghi nhận 52 trường hợp được đưa vào bệnh viện theo dõi, lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Paster Nha Trang.

Từ tối 28 đến sáng 29/1, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện thông tin có 83 trường hợp nghi nhiễm virus nCoV đang cách ly tại Bệnh viện Đà Nẵng, khiến nhiều người hoang mang. Bác sĩ Nguyễn Tiên Hồng, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng khẳng định, thông tin 83 trường hợp nghi nhiễm vιʀus nCoV là không chính xác: “Từ ngày 14/1 đến nay, có tổng cộng 52 trường hợp lưu bệnh viện theo dõi chứ không phải hơn 80 người như thông tin trên mạng. Đã có nhiều trường hợp xuất viện và hiện còn 28 ca lưu tại bệnh viện để theo dõi”.

Thành Long/VOV ,

Nghi can bắn chết người ở Củ Chi nổ súng cướp ô tô

Nghi can nã đạn liên tiếp, định cướp chiếc xe ô tô nhưng tài xế đã kịp thời tăng ga chạy thoát.
Nghi can bắn chết người ở Củ Chi nổ súng cướp ô tô
Ngày 30/1, gầm 600 cán bộ cảnh sát cùng xe bọc thép được điều đến địa bàn ấp Bốn Phú, xã Trung An, huyện Củ Chi (TP HCM) để vây bắt nghi can Lê Quốc Tuấn (Tuấn Thuỷ, 33 tuổi), kẻ nổ súng bắn chết 4 người ở sới bạc và một người khác trên đường bỏ trốn.

Công an huyện Củ Chi cho biết, sau khi bắn chết 4 người khiến 1 người bị thương tại chỗ đánh bạc thuộc địa bàn xã Tân Thạnh Đông, lúc 15h10 ngày 29/1, nghi can đoạt chiếc SH chạy đến đường Dương Thị Phua, cầm súng AK khống chế bà Võ Thị Bích Vân (37 tuổi).

Nghi can này yêu cầu bà Vân đưa chiếc xe Nouvo màu đỏ đen và nói: “Đưa xe đây, tao mới giết nhiều người rồi, tao không sợ nữa đâu”. Hắn lên đạn, gí súng vào người bà Vân và đưa một cọc tiền 11 triệu đồng trước khi lên xe rời đi.

Rạng sáng 30/1, anh Vũ Chí Tâm (40 tuổi, tài xế xe ôm) chạy xe máy hiệu Wave trên tỉnh lộ 15 xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi thì bị nam thanh niên nổ súng bắn tử vong. Sau khi gây án, hung thủ lấy xe máy của nạn nhân tẩu thoát.

Cảnh sát khám nghiệm hiện trường, thu giữ nhiều vỏ đạn của súng AK và súng ngắn. Cơ quan chức năng cho rằng người gây ra vụ án mạng trên cũng chính là nghi can gây ra vụ xả súng vào sới bạc khiến 4 người tử vong trước đó một ngày.

Ngoài ra, sau đó, nghi can bắn chết tài xế xe ôm đã đã dùng súng bắn vào một ôtô chạy trên đường 472 khiến tài xế là ông Lê Văn Hiếu (38 tuổi) bị thương. Ông Hiếu cho biết khoảng 1h sáng, ông điều khiển xe xã Phú Hoà Đông qua khu vực xã Trung An, huyện Củ Chi) thì bất ngờ trúng đạn.

Ông nhìn ra thì phát hiện thi thể người nằm gục ven đường bên cạnh xe máy liền thắng xe chậm lại. Lúc này, một người đàn ông từ bụi cây ven đường lao ra bắn đạn liên tiếp, định cướp xe ôtô. Viên đạn xuyên thủng kính khiến đầu, ngực ông Hiếu bị thương. Ông này hoảng sợ đạp ga chạy thẳng thoát thân.

Tối cùng ngày, gần 600 cảnh sát được vũ trang và lực lượng chức năng đưa thêm chó nghiệp vụ đến để vây bắt nghi can bắn chết 5 người tại khu vực giáp ranh giữa xã Trung An – xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TP HCM.
Nghi can bắn chết người ở Củ Chi nổ súng cướp ô tô
Gần 600 cán bộ cảnh sát có mặt tại hiện trường.

Hiện Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc đã vào hiện trường và có những chỉ đạo trực tiếp tại đây. “Bộ Công an đặt mục tiêu cố gắng vây bắt được nghi can trong đêm nay”, thiếu tướng Tô Ân Xô (Chánh văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an) phát biểu với báo chí.

Nói thêm về nghi can này, ông Xô cho biết đây là người sử dụng vũ khí thành thạo. Súng AK mà nghi can dùng gây án có băng đạn gồm 30 viên. Nghi can đã bắn khoảng 22-24 viên, vẫn còn khoảng 6-8 viên nữa nên vẫn rất nguy hiểm, tất cả phải đề cao cảnh giác.

Hiện tại, lực lượng chức năng vẫn đang ráo riết truy bắt hung thủ bắn 5 người thiệt mạng.

Cảnh sát xác định danh tính nạn nhân tử vong gồm: Vượng Ngọc Hưng (30 tuổi, ngụ xã Trung An, huyện Củ Chi), Lê Tấn Long (46 tuổi, ngụ xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi), Lê Thành Trung (28 tuổi, ngụ xã Hòa Phú, huyện Củ Chi) và Huỳnh Ngọc Minh Tùng (35 tuổi, ngụ Bà Rịa – Vũng Tàu ).

Nạn nhân thứ năm bị thương đang cấp cứu tại bệnh viện là Trần Văn Thạnh (33 tuổi, xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi) cũng đang trong tình trạng nặng.

Ngoài ra, nạn nhân anh Vũ Chí Tâm (40 tuổi, tài xế xe ôm) cũng bị bắn chết trên đường, cướp xe máy.

Theo Soha , ,

Nhật chữa miễn phí 100% cho người nhiễm bệnh viêm phổi Vũ Hán, không phân biệt quốc tịch

Chính phủ Nhật công bố chữa trị 100% cho người nhiễm bệnh không phân biệt quốc tịch, chủng loại visa, cũng sẽ không công bố quốc tịch của người nhiễm virus. Với người Nhật, trước dịch bệnh, quốc tịch và chữa trị không liên quan đến nhau.
Nhật chữa miễn phí 100% cho người nhiễm bệnh viêm phổi Vũ Hán, không phân biệt quốc tịch
Trung tâm y tế quốc tế của Nhật Bản cũng ra thông báo, Nhật Bản đã cử 1000 nhân viên y tế đến tuyến đầu Vũ Hán để hỗ trợ, ngoài ra các nhà máy và công xưởng của Nhật đang ra sức làm việc để cung cấp dụng cụ y tế, khẩu trang cho Trung Quốc.

Nhật Bản sẽ điều máy bay đến đón người Nhật về nước nhưng chiều đi sẽ là không phải là trống rỗng mà là đầy ắp hàng cứu trợ Vũ Hán. Trên khắp Osaka và Tokyo đều nhìn thấy những dòng chữ "Trung Quốc cố lên, Vũ Hán cố lên”. Những dòng chữ này đã khiến người Trung Quốc cảm kích rơi nước mắt...

Không phải nước Nhật không có những mâu thuẫn lịch sử với Trung Quốc, nhưng lúc cần sinh tử họ đã ứng xử khác biệt.

Bảo sao nhiều người Việt lại cứ thích sang Nhật , ,

Đã tìm ra nữ hành khách trên chuyến bay VJ286 “trốn” kiểm soát virus corona

Cơ quan chức năng của Hải Phòng đã tìm ra và tiến hành kiểm tra y tế, giám sát, xác định nữ hành khách đi máy bay “trốn” kiểm soát virus corona chưa có biểu hiện sốt.
Đã tìm ra nữ hành khách trên chuyến bay VJ286 “trốn” kiểm soát virus corona
Trao đổi với PV, đại diện Sở Y tế Hải Phòng cho biết, đến chiều tối 30/1, các đơn vị chức năng đã tìm ra hành khách Cao Thị Thu Th. (38 tuổi, ở đường Nguyễn Công Trứ, phường Dư Hàng Kênh (quận Lê Chân, Hải Phòng), người đi trên chuyến bay VJ286 (từ TPHCM đến Hải Phòng) có biểu hiện nghi nhiễm virus Corona.

Cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra y tế, giám sát chị Cao Thị Thu Th.. Hiện, chị Th. chưa có biểu hiện sốt.

Đại diện tổ kiểm soát y tế tại Cảng hàng không Cát Bi cũng thông tin, gia đình chị Th. đã hợp tác với cơ quan chức năng chiều tối 30/1 để làm rõ sức khỏe của chị này. Bước đầu xác định, có nhiều khả năng chị Th. bị bệnh huyết áp, không sốt.

Trước đó, sáng 30/1, Hải Phòng phát hiện 2 ca bệnh theo dõi, nghi viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra tại sân bay Cát Bi. Đây là hành khách đi trên chuyển bay của hãng Vietjet mang số hiệu VJ 286 từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hải Phòng.

Cụ thể, 2 mẹ con chị Võ Thị Thanh T. (TP Cần Thơ) có biểu hiện nghi nhiễm virus Corona trên chuyến bay từ TP Hồ Chí Minh – Hải Phòng đang được điều trị tại khu vực cách ly Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp.

Cùng trên chuyến bay này, hành khách Cao Thị Thu Th. có dấu hiệu mệt, vã mồ hội, không đo thân nhiệt, đã được bác sĩ trên chuyến bay xử trí: ấn huyệt nhân trung, hợp cốc: uống nước đường nóng, xoa nóng bàn tay chân. Tuy nhiên, khi xuống sân bay, nữ hành khách này đã bỏ về.

Giám đốc Sở Y tế thành phố Hải Phòng sau đó đã gửi công văn hỏa tốc đến Giám đốc CATP, đề nghị phối hợp điều tra, xác minh địa chỉ của chị Cao Thị Thu Th., bị nghi nhiễm vi rút Corona.

Theo đó, người này đi cùng 1 người khác tên T. Lúc đang bay, chị Th. có biểu hiện mệt, vã mồ hôi, không đo thân nhiệt, tổ bay đã sơ cứu tại chỗ.

Khi xuống sân bay, bất chấp đề nghị kiểm soát sức khỏe để loại trừ nguy cơ nhiễm virus corona, chị Th. đã biến mất.

Ngay sau đó, Cảng hàng không sân bay Cát Bi đã báo cáo Sở Y tế và hãng bay để trích xuất danh tính hành khách trên.

Theo Soha , ,

Đề xuất tuyên bố tình trạng khẩn cấp dịch viêm phổi Vũ Hán

Trước đề xuất của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị cơ sở pháp lý để sẵn sàng công bố tình trạng khẩn cấp liên quan đến dịch viêm phổi.

Tại cuộc họp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) chiều 30/1, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã đề xuất Thủ tướng ban hành công điện để chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh mạnh mẽ hơn nữa; xem xét tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại Việt Nam.

Ngành y tế cần yêu cầu tất cả các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến Trung ương, bệnh viện trong ngành Công an, Quân đội phải tiếp nhận bệnh nhân liên quan và xử lý tại chỗ; khởi động khoa phòng chống lây nhiễm tại tất cả các bệnh viện để đón bệnh nhân có triệu chứng sốt.

Ngoài ra, ông Mai Tiến Dũng cho rằng cần theo dõi, cách ly công nhân Trung Quốc trở lại Việt Nam làm việc sau kỳ nghỉ; hạn chế các hoạt động tập trung đông người, nhất là việc tổ chức lễ
Đề xuất tuyên bố tình trạng khẩn cấp dịch viêm phổi Vũ Hán
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng. Ảnh: VGP

Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thanh Long cho hay, dự kiến hôm nay (30/1), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ công bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu. Tuy nhiên, dù WHO công bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu hay không, Việt Nam cũng cần áp dụng đầy đủ tình trạng khẩn cấp quốc gia để phòng, chống dịch bệnh ở mức cao nhất.

“Tổ chức Y tế thế giới không khuyến khích đóng cửa biên giới nhưng chúng ta cần có biện pháp tương đương, như ngừng nhận khách du lịch từ Trung Quốc; người vào Việt Nam với mục đích kinh doanh thì giám sát chặt chẽ, yêu cầu tự cách ly tại nhà; nghiêm cấm người Việt Nam qua lại biên giới trong giai đoạn dịch”, ông Long nói.

Theo Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, giữa Việt Nam và Trung Quốc có hiệp định biên giới, chỉ đóng cửa khi xuất hiện vấn đề an ninh, dịch bệnh, nhưng phải có thoả thuận giữa Chính phủ hai nước và báo trước 5 ngày nên một bên không thể đơn phương áp dụng. Tuy nhiên, trước tình trạng dịch bệnh đe doạ và trong khi chưa đóng cửa biên giới, Việt Nam có thể sử dụng ngay biện pháp kiểm soát các cửa khẩu, hạn chế du lịch…
Đề xuất tuyên bố tình trạng khẩn cấp dịch viêm phổi Vũ Hán
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: VGP

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, tình hình bùng phát dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra là rất nghiêm trọng, diễn biến nhanh trên phạm vi toàn cầu. Việt Nam đã chủ động thông tin sớm và đang kiểm soát tốt tình hình, triển khai nhiều biện pháp cụ thể với quyết tâm cao. Tuy nhiên, Việt Nam có đường biên giới với Trung Quốc rất dài nên phải bình tĩnh và kiên quyết xử lý để bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

“Chuyên gia nhận định trong tuần tới tình hình dịch bệnh có thể bùng phát, chúng ta cần lưu ý để tránh ảnh hưởng đến Việt Nam, tránh nguy cơ lây nhiễm trên diện rộng”, Thủ tướng nói và giao Bộ Y tế phối hợp Bộ Tư pháp chuẩn bị cơ sở pháp lý, sẵn sàng công bố tình trạng khẩn cấp khi WHO công bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu.

Ông đồng ý thành lập tại Văn phòng Chính phủ một tổ công tác trực tiếp phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ để cùng với Ban chỉ đạo quốc gia thúc đẩy nhanh hơn các chủ trương, biện pháp sát với thực tế, không để tình trạng chậm trễ xảy ra.

Lãnh đạo Chính phủ nhấn mạnh một số giải pháp như cấm hẳn đi lại ở đường mòn, lối mở; dừng việc đưa người Việt Nam sang Trung Quốc lao động trong lúc có dịch; tạm ngừng các hoạt động đưa tour du lịch qua lại giữa hai bên; ngành hàng không không đưa, đón máy bay từ các điểm có dịch đến Việt Nam và ngược lại. Bộ Ngoại giao có phương án sơ tán công dân khi cần thiết.

Các cơ quan chức năng ngừng cấp visa cho khách du lịch Trung Quốc, trừ visa công vụ, không khuyến khích giao thương, buôn bán, qua lại cửa khẩu trong lúc này.

Ngành y tế có biện pháp kiểm soát tại các cửa khẩu; theo dõi sát sao sức khỏe công dân, lưu học sinh, khách du lịch từ Trung Quốc khi nhập cảnh vào Việt Nam trong vòng 15 ngày với tinh thần hạn chế đi lại.

“Hạn chế tập trung đông người, các lễ hội khi chưa khai mạc đều phải xin ý kiến về việc có cần thiết hay không”, Thủ tướng nêu rõ.

Tại cuộc họp, đại diện Bộ Quốc phòng cho hay đã thành lập 20 đội phản ứng nhanh, 7 bệnh viện dã chiến, ưu tiên trang bị, phương tiện quân đội hiện có để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, cơ động đến các vùng nếu xuất hiện dịch.

Theo Bộ Công an, từ 23/1 đến 12h ngày 30/1, khách Trung Quốc xuất cảnh qua cửa khẩu hàng không quốc tế ở Việt Nam là hơn 108.000 người và hơn 75.000 người nhập cảnh; xu hướng giảm dần vào cuối kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

“Lượng khách Trung Quốc vào Việt Nam bắt đầu sụt giảm mạnh, đã có khoảng 15% khách huỷ phòng từ ngày 24/1. Hiện các công ty lữ hành lớn của Việt Nam cũng chủ động huỷ tour. Tuy nhiên, 3 tỉnh, thành còn đông khách Trung Quốc là Đà Nẵng, Quảng Ninh và Khánh Hoà”, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho hay.

Tính đến chiều 30/1, ngành y tế phát hiện ba người Việt Nam nhiễm virus Corona (nCoV); một người đang điều trị ở bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hoá; hai người còn lại điều trị tại bệnh viện Nhiệt đới Trung ương ở Đông Anh, Hà Nội. Cả ba trường hợp này đều trở về từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.

Theo VnExpress , ,

Người phụ nữ mang thai qua đời sau 12 ngày nhiễm viêm phổi cấp

Mới đây, truyền thông Trung Quốc đưa tin về trường hợp một phụ nữ họ Ông (Weng) 31 tuổi ở đô thị Hoàng Cương tỉnh Hồ Bắc thiệt mạng trong 12 ngày kể từ khi xuất hiện triệu trứng đau đầu rồi khó thở, biểu hiện của viêm phổi cấp. Người phụ nữ mang thai này đã tử vong vào hôm 21/1 vừa qua. 
Người phụ nữ mang thai qua đời sau 12 ngày nhiễm viêm phổi cấp
Truyền thông Đại Lục đưa tin, cô Ông Thu Thu (Weng Qiuqiu) ở đô thị Hoàng Cương tỉnh Hồ Bắc vào ngày 7/1 mới biết tin cô mang thai; nhưng ngày 10/1 cô bất ngờ cảm giác đau đầu, đau họng và sốt 38 độ. Người chồng cô, anh Trần Dũng (Chen Yong) ngay lập tức chuyển cô đến bệnh viện, khi đó tại đô thị Hoàng Cương chưa có trường hợp viêm phổi ở Vũ Hán nào được báo cáo, bác sĩ thông báo rằng vợ anh bị nhiễm vi khuẩn và “phổi đã chuyển sang màu trắng”.

Sau đó bệnh viện đã chuyển người phụ nữ mang thai này vào khoa chăm sóc đặc biệt, nhưng bệnh tình vẫn nhanh chóng chuyển biến xấu đi, tay chân chuyển màu tím và thậm chí có biểu hiện hoại tử. Do điều trị cách ly nên người chồng không thể được gặp lại vợ, đến khi gặp thì chỉ còn là đống tro cốt sau khi hỏa thiêu.

Thông tin cho biết anh Trần Dũng đã tiêu tốn hết hơn 200.000 nhân dân tệ đi vay mượn để chữa trị, ngày 21/1 sau khi tham khảo ý kiến cha vợ đã đồng ý từ bỏ điều trị và chỉ khoảng hơn một giờ đồng hồ sau đó thì cô Ông đã qua đời, thi thể cũng lập tức bị hỏa thiêu.

Theo Trí thức VN ,

14 lò hỏa táng vận hành suốt ngày đêm, bao nhiêu người đã chết?

Dịch viêm phổi Vũ Hán mất kiểm soát, các bệnh viện lớn quá tải, số liệu người lây nhiễm và tử vong mà giới chức công bố bị cáo buộc là không xác thực. Hiện có lan truyền thông tin rất nhiều người mắc bệnh viêm phổi chưa được chẩn đoán đã tử vong. Kênh truyền thông Hồng Kông điều tra cho biết, số liệu tử vong xác thực có lẽ rất đáng sợ, chỉ riêng Nhà tang lễ Hán Khẩu chuyên hỏa táng các thi thể chết vì bệnh truyền nhiễm, đã có 14 lò hỏa táng hoạt động suốt ngày đêm.
14 lò hỏa táng vận hành suốt ngày đêm, bao nhiêu người đã chết?

Nhà tang lễ Hán Khẩu có 14 lò hỏa thiêu hoạt động suốt ngày đêm

Trong bản điều tra của Initium Media, hãng truyền thông Hồng Kông, đã ghi lại trường hợp một người cao tuổi tên Lưu Vinh, nhiễm bệnh viêm phổi Vũ Hán 9 ngày sau mới được đưa vào phòng bệnh cách ly, nhưng vài tiếng sau đã qua đời.

Bài viết nói rằng, chồng của bà Lưu Vinh sau khi đưa vợ mình vào phòng bệnh cách ly, muốn về nhà nghỉ ngơi một chút, không ngờ, ông chưa về đến nhà, bác sĩ đã gọi quay trở lại bệnh viện. Chỉ trong vài giờ ngắn ngủi, ông đã phải tận mắt chứng kiến vợ mình nhắm mắt xuôi tay. Đang vô cùng đau đớn, thì ông phát hiện xe của công ty tang lễ đã xuất hiện trước mắt. Bà Lưu Vinh lập tức được đưa tới Nhà tang lễ Hán Khẩu hỏa thiêu.

Bài viết còn nói rằng, Nhà tang lễ Hán Khẩu có 14 lò hỏa thiêu hoạt động suốt ngày đêm, bất cứ lúc nào cũng đợi thi thể từ các bệnh viện đưa tới.

Trong tình huống thông thường, 14 lò hỏa táng tại Nhà tang lễ Hán Khẩu hoạt động không ngừng nghỉ, thì một ngày có thể xử lý tổng cộng khoảng 200 thi thể.

Theo thông tin trên Twitter của Ray Laut nói rằng: “Chỉ muốn kể một chuyện này! Mọi người sẽ biết tính nghiêm trọng của nó! Nhưng lúc này tôi chỉ có thể biểu đạt bằng văn tự! Hiện nay các lò hỏa táng trong các nhà tang lễ lớn trong thành phố Vũ Hán đang làm việc suốt 24h! Tôi khẳng định 100%! Trước kia mãi mới mở lò! Dẫu có tình huống đặc thù cũng chỉ làm cả ngày! Dù sao tôi cũng chưa từng nghe nói lò hỏa táng làm việc suốt 24h!”.
14 lò hỏa táng vận hành suốt ngày đêm, bao nhiêu người đã chết?
Có người cũng tiết lộ: “Xung quanh tôi liên tiếp nghe nói có người qua đời, còn chưa chẩn đoán bệnh gì đã qua đời. Người già rất nhiều, đếm không xuể, ngoại trừ những người có quyền thế, mới có thể thu xếp vào trong nhà tang lễ.”

Trước kia trên mạng Internet còn truyền đi một đoạn “ghi âm của người Vũ Hán” nói rằng tình hình dịch bệnh Vũ Hán mất kiểm soát, con số lây nhiễm mà giới chức công bố vô cùng ít ỏi. “Nói một cách trực quan, hôm qua (ngày cụ thể chưa rõ) từ sáng đến tối, chỉ riêng một nhà tang lễ Hán Khẩu đã hỏa táng hơn 20 thi thể. Trong khi lúc đó ‘truyền thông báo cáo tối đa chỉ có 4 người tử vong.’”

Ông còn tiết lộ: “Nhà tang lễ Hán Khẩu đợi lệnh suốt 24h, thi thể đưa tới phải lập tức hỏa táng, cũng không có lễ truy điệu. Hóa ra lò hỏa thiêu chỉ mở vào buổi sáng, buổi chiều và buổi tối thường không mở lò.” “Số liệu (tử vong) này không được tiết lộ ra bên ngoài.”

Ngoài ra, một cư dân mạng tự xưng là làm việc tại Nhà tang lễ Thanh Sơn nói: “Mấy ngày nay số thi thể mang tới đơn vị chúng tôi tăng mạnh”, “Tôi sắp không trụ nổi, ngay cả quần áo bảo hộ đơn vị cũng không phát cho chúng tôi…”, “Tôi chỉ biết nhà xác tại Nhà tang lễ Vũ Xương, Nhà tang lễ Hán Khẩu đã không còn chỗ chứa thi thể nữa rồi.”
14 lò hỏa táng vận hành suốt ngày đêm, bao nhiêu người đã chết?
Một cư dân mạng tự xưng là làm việc tại nhà tang lễ Thanh Sơn nói: “Mấy ngày nay số thi thể mang tới đơn vị chúng tôi tăng mạnh”

Xe tang lễ của Vũ Hán thiếu trầm trọng, công ty môi giới thu giá trên trời để vận chuyển thi thể. Do số người tử vong ngày càng tăng mạnh, nhà tang lễ nhân cơ hội này phát tài lớn, mức giá vận chuyển một thi thể tăng giá lên tới 12.000 nhân dân tệ (khoảng 40 triệu VNĐ).

Theo báo cáo của tờ “Tin tức Bắc Kinh”, một thị dân tên là La Mẫn (hóa danh) cho biết, cụ già trong nhà được chẩn đoán nhiễm viêm phổi qua đời vào ngày 24. Sau khi người nhà liên hệ với nhà tang lễ chuẩn bị hậu sự, được biết tất cả những người chết vì bị viêm phổi hay bị nghi ngờ lây nhiễm, thi thể chỉ có Nhà tang lễ Hán Khẩu được tiếp nhận.

Người nhà liên hệ từ sáng đến tối cũng không gọi được xe, đành phải tìm số của công ty phục vụ tang lễ khác nhờ chở giúp. Đối phương lại đòi giá 12.000 nhân dân tệ, đắt gấp 4 lần mức giá bình thường. Trong khi hành trình chỉ cần nửa giờ đồng hồ. Người nhà bất lực, đành phải trả giá cao để xe chở thi thể của cụ đi hỏa táng.

Ngày 26 chính quyền Vũ Hán tuyên bố thông tin của chính quyền miễn thu phí hỏa thiêu đối với những thi thể chết vì viêm phổi. Thông tin này bắt đầu từ ngày 26, miễn thu phí hỏa táng với người tử vong vì viêm phổi Vũ Hán. Một tin khác là, nhằm tăng thêm khả năng vận chuyển thi thể người chết vì dịch bệnh, chính quyền đã tranh thủ sự ủng hộ của Bộ Chỉ huy thành phố, Sở Nội vụ tỉnh, điều động thêm một lô xe tang lễ, nhân viên và trang thiết bị phòng hộ.

Vũ Hán rốt cuộc đã chết bao nhiêu người?

Về điều này, cư dân mạng cảm thán rằng: Vũ Hán rốt cuộc đã chết bao nhiêu người? Ngay cả xe tang lễ hiện giờ cũng không đủ dùng. Ra thông báo nhiều, tự nhiên cái kim trong bọc cũng có ngày lòi ra.

Ngày 28/1, Ủy ban Y tế Quốc gia tỉnh Hồ Bắc công bố tình hình dịch bệnh mới nhất trong tỉnh, nói rằng tính đến hết ngày 27/1, số ca tử vong vì nhiễm dịch của thành phố Vũ Hán lên tới 85 trường hợp. Số liệu này bị chất vấn gay gắt. Có cư dân mạng chỉ ra rằng, hãng truyền thông của giới chức Vũ Hán đưa tin nói rằng đã được điều thêm một lô xe tang lễ, nhưng rất nhanh sau đó lại xóa nội dung có liên quan. Đây là sự khảo nghiệm trí thông minh của dân chúng.

Một cư dân mạng có biệt danh “Lan quân tử” viết trên Twitter vào ngày 29/1 rằng, theo một nguồn đáng tin cậy tiết lộ: Vào ngày 23/1, Trung Quốc bắt đầu thực thi biện pháp không xét nghiệm, không chẩn đoán, không tiếp nhận điều trị bệnh nhân, trả về nhà “tự cách ly” với những người nghi nhiễm virus tìm cách chữa trị tại Vũ Hán và các thành phố lân cận. TQ dùng cách tự lừa mình dối người này nhằm tạo ra giả tướng dịch bệnh đã được kiểm soát, giảm thiểu số liệu người nhiễm virus đang tăng cao, từ đó giảm nhẹ áp lực quốc tế. Đồng thời chính quyền còn nhấn mạnh sẽ cưỡng chế hỏa thiêu với tất cả trường hợp do nghi ngờ mà mất đi sinh mệnh, không cho phép cử hành tang lễ, không cho phép giữ lại thi thể. Biện pháp này đã bắt đầu được thực thi trên toàn quốc vào ngày 26/1.

Do dịch bệnh không được cập nhật số liệu mới, nên hiện giờ số liệu về bệnh dịch mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có được vẫn là từ đầu tháng 1. Do vậy WHO vẫn giữ thái độ lạc quan với tình hình dịch bệnh tại Trung QUốc.

Biện pháp phòng dịch của TQ là che giấu và lừa gạt, ngoài ra không có biện pháp nào khác!
14 lò hỏa táng vận hành suốt ngày đêm, bao nhiêu người đã chết?
Hiện nay, TQ đã mất kiểm soát với tình hình dịch bệnh tàn khốc. Đồng thời còn ngang ngược xóa thông tin, từ chối đoàn chuyên gia của Mỹ tới cứu viện.

Theo điều tra, phóng viên, người dẫn chương trình Vương Cục Chí An @wangzhian8848 nói: Một bác sỹ vì tiết lộ một chút thông tin trong phòng chat Wechat đã bị công an hẹn gặp nói chuyện, còn phải ký giấy răn đe.
14 lò hỏa táng vận hành suốt ngày đêm, bao nhiêu người đã chết?
Eric Feigl-Ding, chuyên gia cố vấn của WHO, chuyên gia y tế cộng đồng thuộc trường Đại học Harvard Mỹ, đã hình dung mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát dịch corona này, tương đương với “mức phản ứng nhiệt hạch”. Vị chuyên gia này viết trên Twitter bày tỏ rằng, cách nói của ông không hề có chút khuếch trương. Ông nói: “Một số người cảm thấy tôi đang có mưu đồ kích động khủng hoảng. Tôi không có, tôi là nhà khoa học. Loài virus này rất nghiêm trọng.” Nhà khoa học này ước tính, vài ngày nữa, trước ngày 4/2, sẽ có 132.000 đến 273.000 ca lây nhiễm.

Hơn nữa, vào ngày 23/1, bốn nhà sinh học chuyên về bệnh truyền nhiễm của trung tâm nghiên cứu virus thuộc Đại học Lancaster, Đại học Glasgow của Anh và Đại học Florida của Mỹ đã công bố báo cáo nghiên cứu có tên “Virus corona 2019: Ước tính sớm các thông số dịch tễ học và dự báo về tình hình dịch bệnh.”

Báo cáo chỉ ra rằng, trường hợp truyền nhiễm virus corona mới tại khu vực Vũ Hán hiện nay mới chỉ phát hiện được 5,1%. Tại các khu dân cư trong thành phố còn tồn tại rất nhiều trường hợp nhiễm virus chưa được phát hiện. Mô hình của họ ước tính trong 14 ngày tiếp theo (từ ngày 23/1 đến ngày 4/2), số người nhiễm virus tại Vũ hán sẽ vượt quá 250.000 người. Dự tính những tỉnh thành khác tại Trung Quốc sẽ xuất hiện đợt bùng phát virus quy mô lớn nhất là Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu, Trùng Khánh và Thành Đô.

Có thông tin cho biết số liệu người nhiễm viêm phổi Vũ Hán không đúng với thực tế, nguyên nhân là do giới quan chức kiểm soát. Số liệu chân thực “có thể khủng khiếp hơn”.

Theo Trí thức VN , ,