Anh Micheal đẹp trai trình bầy hết 6 phút, cô Đường bóc băng hết 60 phút :) Khi Bộ Y tế VN chặt chém 5000/phút hỏi đáp thì Singapore làm 1 clip giải đáp cho dân chúng và được dân Singapore đánh giá rất cao.
1- Virus Vũ Hán xuất hiện từ đâu?
Trường hợp đầu tiên được phát hiện là ở Vũ Hán, thành phố với khoảng 11 triệu dân. Vũ Hán là điểm nút giao thông, vận tải quan trọng của Trung Quốc. Các trường hợp đầu tiên được cho là có liên quan đến chợ hải sản và động vật hoang dã của Vũ Hán, Và vì vậy virus corona được cho là đến từ nguồn động vật. Hiện tại, khu vực ổ dịch lớn nhất là tỉnh Hà Bắc, nơi có thành phố Vũ Hán.
2- Liệu virus Vũ Hán bắt nguồn từ con dơi?
Một nghiên cứu của trường đại học Peking cho thấy virus Vũ Hán có thể đến từ con rắn. Nhưng chúng ta không thể biết được có phải rắn đã lan truyền một loại virus corona mới không ? Bởi từ khi dịch bùng phát, thì chợ hải sản và động vật Vũ Hán đã bị đóng cửa. Nên rất khó để xác định nguồn động vật mang virus Vũ Hán.
3- Những triệu chứng khi nhiễm virus Vũ Hán?
Bạn sẽ thấy sốt, đau họng, chẩy nước mũi, ho và cảm thấy khó thở. Bộ trưởng Bộ Sức Khỏe có nói rằng, các triệu chứng giống như bệnh viêm phổi thông thường.
4- Virus Vũ Hán lan truyền qua những cách nào?
Lan truyền từ người sang người, nhưng chúng ta không biết là virus Vũ Hán lan truyền như thế nào, hay nói cách khác là lan truyền dễ như thế nào từ người ngày sang người kia. Thường thì virus lan truyền khi bạn tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh trong khoảng 2m hoặc từ 30 phút tiếp xúc trở lên.
5- Thời gian ủ bệnh như thế nào?
Số liệu từ những ca đầu tiên ở Trung Quốc cho thấy thời gian ủ bệnh khoảng 14 ngày.
6- Những rủi ro khi bị nhiễm virus Vũ Hán:
Ở những trường hợp bị nhiễm virus Vũ Hán đầu tiên, đâ phần là người trên 40 tuổi, và trong số những người đã chết thì rất nhiều người có sức khỏe kém, như có bệnh tim mạch hay tiểu đường. Nhưng nó không có nghĩa là những người trẻ thì không bị lây nhiễm. Một số trường hợp cho thấy người trẻ vãn bị lây nhiễm.
7- Tôi nên dùng loại khẩu trang nào để phòng tránh virus?
Bộ Sức Khỏe cho rằng, nếu bạn khỏe không cần phải dùng khẩu trang, còn nếu bạn không khỏe thì nên dùng khẩu trang y tế (surgical mask) thay vì loại khẩu trang N95. Khẩu trang y tế có thể giúp ngăn được phần lớn những hạt nước hay dung dịch nhỏ li ti. Đồng thời, nó cũng giúp ngăn chặn những chất dịch từ miệng bạn như nước miếng, đờm, dịch nhầy … bắn ra bên ngoài. Bộ y tế không khuyến khích dùng khẩu trang N95, vì thiết kế của khẩu trang này làm bạn khó thở nếu bạn đeo sai cách.
8- Việc rửa tay có giúp gì cho tôi không?
Có, các nhà y tế khuyên bạn nên rửa mu bàn tay, các ngón tay và phần dưới móng tay, và đảm bảo bạn rửa tay tối thiểu mỗi lần 20 giây. Nếu bạn chưa rửa tay thì đừng chạm tay vào mắt, mũi hay miệng. Nếu bạn chuẩn bị ho, hay hắt hơi, hãy dùng khăn tay, hay ông tay áo, đừng ho vào tay của bạn.
9- Cồn có diệt được virus Vũ Hán không?
Trung tâm phòng tránh và kiểm soát bệnh tật của Mỹ cho rằng bạn có thể sử dụng nước rửa tay khô có cồn nếu bạn không tìm được xà phòng và nước. Tương tự bạn có thể dùng cồn chẳng hạn như dung môi isopropyl alcohol 70% hay ethyl alcohol để sát trùng bề mặt, bạn cũng có thể dùng thuốc tẩy.
10 – Có cách nào trị được virus Vũ Hán không?
Không, không có cách nào chữa được virus Vũ Hán, và chưa có bất cứ cách nào để điều trị virus cả. Hiện tại các bệnh nhân được chăm sóc y tế thuốc men để làm giảm các triệu chứng của bệnh.
11- Có vaccine cho virus Vũ Hán chưa?
Không, chưa có vaccine cho virus Vũ Hán, đây là loại virus mới được xác định, điều đó có nghĩa là phải mất hàng năm cho việc chế tạo vaccine
12- Tôi sẽ phải làm gì nếu tôi bị ho, chẩy nước mũi và gần đây có đi nước ngoài?
Nếu bạn vừa đi nước ngoài về, và có dấu hiệu sốt, chẩy nước mũi, ho, đau họng, khó tở, bạn phải đi gặp bác sỹ ngay . Bộ y tế khuyến cáo trước khi bạn đi gặp bác sỹ thì hãy đeo khẩu trang, và gọi nhân viên y tế.
13- Nếu tôi từng tiếp xúc gần người bị nhiễm virus Vũ Hán, tôi sẽ phải làm gì?
Nếu bạn ở Singapore, thì nhà chức trách đang tiến hành liên hệ, tìm theo bất cứ ai có tiếp xúc gần với người bị nhiễm virus Vũ Hán. Nếu đó là bạn, thì bạn sẽ nhận được thông tin từ Bộ y tế rằng những người tiếp xúc gần với người nhiễm virus Vũ Hán sẽ được cách ly trong 14 ngày để theo dõi. Nếu bạn được cho là ít rủi ro nhiễm virus, Bộ Sức Khỏe sẽ nới lỏng việc giám sát. And có nghĩa là hàng ngày, bạn sẽ được liên hệ thường xuyên để họ xét xét t tình hình sức khỏe của bạn. Và trong thời gian đó, bạn cảm thấy không khỏe thì hãy gặp bác sỹ.
14- Tôi có gặp rủi ro khi nhận hàng hóa bưu phẩm từ Trung Quốc?
Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch Hoa Kỳ ( US CDC) thì virus corona không sống sót dễ dàng trên bề mặt. Như vậy bạn không có nhiều rủi ro bị nhiễm virus khi nhận hàng hóa bưu phẩm được gửi từ Trung Quốc. Là bởi vì hàng hóa bưu phẩm được gửi qua ngày thậm chí mất hàng tuần trong các điều kiện nhiệt độ xung quanh khác nhau.
15- Liệu động vật có bị nhiễm virus Vũ Hán không?
Khi chúng ta biết rằng virus Vũ Hán có thể đến từ nguồn động vật và bây giờ thì lan truyền từ người sang người, thì CDC khuyên chúng ta nên tránh động vật sống hay chết nếu bạn đi du lịch Trung Quốc. Không có lý do nào để kết luận động vật hay thú cưng ở bất cứ chỗ nào khác cũng là nguồn nhiễm bệnh.
16- Virus Vũ Hán có giống SARS hay MERS?
Virus corona mới này thì không giống SARS hay MERS , nhưng về mặt di truyền nó liên quan tới SARS nhiều hơn là MERS theo CDC. Và hiện tại chúng ta không chắc rằng, Virus Vũ Hán sẽ hoạt động giống như SARS hay MERS. Những gì chúng ta biết chắc chắn là, các thông tin mà chúng ta thu được từ nạn dịch virus Vũ Hán sẽ dùng để chiến đấu với nó.
17- Trung Quốc sẽ chấn chỉnh các khu chợ bán thịt để ngặn chặn việc tiêu thụ động vật hoang dã?
Hiện tại Trung Quốc đã cấm bán và vận chuyển động vật hoang dã toàn quốc cũng như ra ngoài cho tới khi có lệnh mới ban hành, cho đến khi bệnh dịch biến hoàn toàn trên cả nước. Và sẽ không có sự buôn bán ở chợ, hay trong siêu thị, trong nhà hàng hay cả trên mạng.
Nguồn: Nội dung : Kênh CNA - Singapore
Trình bầy : Phóng viên Micheal Yoong
Lược dịch: Ms Sugar Tin trong nước , Xã hội , Y tế
No comments:
Post a Comment