Cập nhật tin tức nóng hổi

Cô gái xinh đẹp gây sốc khi thả rông vòng 1 bên bờ suốt, CĐM lùng bằng được info

Một hot girl mới nổi bất ngờ được tìm kiếm nhiều trên mạng xã hội nhờ bộ ảnh tắm suối gợi cảm.
Cô gái xinh đẹp gây sốc khi thả rông vòng 1 bên bờ suốt, CĐM lùng bằng được info
Thời gian qua, việc các cô gái khoe thân hở bạo để được nổi tiếng từng nhận về không ít chỉ trích của dân mạng. Mới đây, thêm một gái xinh bất ngờ nổi như cồn khi tung loạt ảnh tắm bên bờ suối.

Theo đó, gây xôn xao mạng xã hội gần đây là hình ảnh một cô gái trẻ thả rông vòng 1, khoe làn da trắng như trứng gà bóc.

Ngay lập tức những bức hình trên đã nhận về rất nhiều quan tâm. Ngoài trầm trồ trước làn da trắng, gương mặt xinh đẹp, nhiều người cũng mong muốn có được info của nữ chính.
Cô gái xinh đẹp gây sốc khi thả rông vòng 1 bên bờ suốt, CĐM lùng bằng được info
“Xinh đẹp, dù có hở bạo nhưng không phản cảm”, “Nhìn xinh quá, mong có được thông tin về bạn gái này”, “Mặt xinh, da trắng, đúng là không còn gì để chê”,… dân mạng để lại bình luận.

Không có gì qua mắt dân mạng, không lâu sau đó danh tính của cô gái này đã được truy ra. Đó là Ying Ning (SN 1999), hiện đang theo học tại một trường nghệ thuật Trung Quốc. Cô sở hữu khuôn mặt xinh, nước da trắng ngần và số đo 3 vòng hoàn hảo.
Cô gái xinh đẹp gây sốc khi thả rông vòng 1 bên bờ suốt, CĐM lùng bằng được info
Ngay từ khi còn nhỏ, Ying Ning đã là mẫu ảnh, xuất hiện trên nhiều tạp chí. Thế nhưng, tên tuổi của cô chỉ thực sự được nhiều người biết đến qua loạt ảnh tắm suối cách đây không lâu.

Bất ngờ nhận được nhiều lời mời kết bạn, được mọi người khen ngợi, cô gái trẻ cảm thấy rất vui và bất ngờ. Tuy nhiên, trong một chia sẻ mới đây, Ying Ning tiết lộ muốn mọi người biết đến mình nhờ tài năng chứ không phải scandal hay hành động gây sốc.
Cô gái xinh đẹp gây sốc khi thả rông vòng 1 bên bờ suốt, CĐM lùng bằng được info

Cô gái xinh đẹp gây sốc khi thả rông vòng 1 bên bờ suốt, CĐM lùng bằng được info
Thêm một vài hình ảnh gợi cảm khác của cô gái này. ,

Bà Hoàng Lê DiệpThảo tung bằng chứng phía Trung Nguyên thuê 200 xã hội đen hù dọa, ‘cướp của’

Sau khi bị phía ông Đặng Lê Nguyên Vũ tố “bịa đặt”, bà Hoàng Lê Diệp Thảo tung hình ảnh về màn cướp nhà máy trong đêm.
Bà Hoàng Lê DiệpThảo tung bằng chứng phía Trung Nguyên thuê 200 xã hội đen hù dọa, ‘cướp của’
Vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC03) – Công an tỉnh Bình Dương vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Làm giả tài liệu cơ quan, tổ chức” xảy ra tại Công ty CP Cà phê hòa tan Trung Nguyên để tiếp tục làm rõ sau khi xác minh nội dung tố cáo của bà Hoàng Lê Diệp Thảo và nhận định vụ án “có dấu hiệu tội phạm”.

Trước đó, bà Thảo đã liên tục tố cáo hành vi của ông Nguyễn Duy Phước (Trưởng Phòng Pháp lý Tập đoàn Trung Nguyên) có dấu hiệu sử dụng tài liệu giả cụ thể là cắt ghép nhằm chứng minh ông Đặng Lê Nguyên Vũ đại diện toàn bộ vốn góp của Trung Nguyên, tước đoạt quyền sở hữu và quyền quản lý của bà tại Thảo tại tập đoàn cũng như hành vi “cướp trắng” nhà máy cà phê Hòa Tan từ phía ông Vũ và nhóm người thao túng.

Vào ngày 27/4, thông cáo báo chí trên đã bị phía Tập đoàn Trung Nguyên khẳng định hành vi của bà Thảo là bịa đặt nhằm lợi dụng phá hoại Tập đoàn Trung Nguyên, âm mưu ám hoại cá nhân ông Đặng Lê Nguyên Vũ.

Cuộc đôi co giữa hai bên chưa chịu dừng lại ở đó khi bà Thảo tiếp tục đưa ra những bằng chứng về hành vi “cướp” nhà máy Cà Phê Trung Nguyên từ nhóm người được bà cho rằng đã đứng sau ông Vũ “thâu tóm” Trung Nguyên.

Cụ thể, ngày 29/4, bà Lê Hoàng Diệp Thảo đăng tải một bài viết dài tố cáo hành vi cướp trắng nhà máy ở Bình Dương từ “nhóm người thao túng”:

NHÓM THAO TÚNG THUÊ 200 XÃ HỘI ĐEN ĐẾN ĐỂ CƯỚP NHÀ MÁY TRUNG NGUYÊN Ở BÌNH DƯƠNG

Sau khi sử dụng tài liệu giả mạo để làm Giấy phép kinh doanh giả, cầm đầu là Nguyễn Văn Đông và 14 người đã cùng với hơn 200 bọn xã hội đen tấn công và cướp nhà máy Bình Dương của tôi ngay trong đêm 13/05/2016.

Chúng tôi đã canh giữ nhà máy suốt hơn 10 ngày, nhóm người này hăm dọa, bao vây và bố ráp quần chúng tôi liên tục, chúng gây áp lực, gây căng thẳng vô cùng. Chúng đã dùng tài liệu giả mạo để cấu kết  làm ra Giấy phép Kinh Doanh lần 8 giả mạo.

Chúng mua chuộc cả công ty bảo vệ Thắng Lợi Toàn Cầu để “ốp” chúng tôi đêm hôm đó, do đó lực lượng bảo vệ chống trả yếu ớt, trong khi bọn chúng hùng hổ tấn công và thuê hơn 200 xã hội đen đến cướp nên sau một hồi lâu, chúng tôi buộc phải rút quân vì lo lắng sẽ có đổ máu và tôi tin Pháp luật sẽ xử lý, bảo vệ quyền làm chủ của tôi.

Bọn chúng vừa cướp xong nhà máy, sáng hôm sau đã cắt toàn bộ hệ thống điện, camera và thu giữ toàn bộ máy tính, hồ sơ tài liệu làm việc của công ty chúng tôi.

Như bọn cướp, chúng lấy những dàn máy móc, nguyên vật liệu, tài liệu quan trọng của Công ty để đem đi nơi khác, chiếm đoạt máy móc thiết bị quan trọng của Nhà máy.

Chúng tôi khiếu kiện lên Tòa án Tỉnh Bình Dương suốt từ năm 2016 đến nay.

ĐẰNG SAU NHÓM THAO TÚNG CÓ THẾ LỰC NÀO CHỐNG LƯNG MÀ DÁM NGANG NHIÊN CƯỚP NHÀ MÁY?

P/s: Hiện có rất nhiều nguồn tin bịa đặt và bêu xấu tôi, làm sai lệch bản chất của vấn đề và các vụ án. Tôi vẫn sẽ đấu tranh đến cùng để bảo vệ tâm huyết, bảo vệ công ty cho các con của tôi – thế hệ phát triển sau này, cũng như tin vào ngành tư pháp của Việt Nam. Nếu như tôi đầu hàng buông xuôi thì sẽ còn rất nhiều người đang và sẽ lâm vào tình thế giống tôi bây giờ bị thiệt thòi, uất ức và tuyệt vọng. Tôi mong các bạn đọc nhìn nhận vấn đề được đúng đắn. Sự thật thì chỉ có 1!!”
Bà Hoàng Lê DiệpThảo tung bằng chứng phía Trung Nguyên thuê 200 xã hội đen hù dọa, ‘cướp của’

Bà Hoàng Lê DiệpThảo tung bằng chứng phía Trung Nguyên thuê 200 xã hội đen hù dọa, ‘cướp của’

Bà Hoàng Lê DiệpThảo tung bằng chứng phía Trung Nguyên thuê 200 xã hội đen hù dọa, ‘cướp của’
Theo đó, bà Thảo khẳng định, phía Trung Nguyên đã thuê 200 xã hội đen “đánh úp” và cướp trắng nhà máy ở Bình Dương trong đêm đồng thời lấy những dàn máy móc, nguyên vật liệu, tài liệu quan trọng. Đáng nói là bà Thảo cũng đồng thời đưa ra những bức ảnh về khung cảnh cướp nhà máy đêm 13/05/2016 kèm theo đó là nghi vấn về thế lực đứng sau “nhóm thao túng” Trung Nguyên. Bà Thảo cũng khẳng định sẽ đấu tranh đến cùng để bảo vệ tâm huyết, bảo vệ công ty cho các con của mình và mong mọi người nhìn nhận vấn đề đúng đắn. , ,

Bắt 9 đối tượng trong vụ gần 200 đối tượng buôn lậu tấn công khiến 5 cán bộ, chiến sĩ bị thương

Đến chiều 29/4, Công an TP Hà Tiên và Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên (Kiên Giang) đã bắt được 9 đối tượng liên quan tới vụ gần 200 đối tượng buôn lậu dùng hung khí chống lại lực lượng chức năng khiến 5 cán bộ, chiến sĩ bị thương.
Bắt 9 đối tượng trong vụ gần 200 đối tượng buôn lậu tấn công khiến 5 cán bộ, chiến sĩ bị thương
Ngày 30/4, thông tin từ Công an TP Hà Tiên Kiên Giang cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Tiên đã khởi tố vụ án hình sự về tội chống người thi hành công vụ theo khoản 1, điều 330 Bộ luật Hình sự; phối hợp với Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên (Kiên Giang) tiến hành bắt giữ 9 đối tượng liên quan đến vụ gần 200 đối tượng buôn lậu thuốc lá tấn công khiến 5 cán bộ, chiến sĩ bị thương.

Trước đó, khoảng 2 giờ sáng 28/4, Tổ trực chốt (có 6 chiến sĩ Biên phòng và 1 chiến sĩ Công an) phòng, chống dịch Covid-19 phối hợp chống buôn lậu ven biển gần cột mốc chủ quyền 314 (thuộc khu phố Xà Xía, phường Mỹ Đức, TP Hà Tiên) phát hiện một nhóm khoảng 200 đối tượng đang vận chuyển khoảng 250 thùng thuốc lá (50 cây/thùng) đi từ hướng Campuchia vào nội địa. Tổ công tác đã cáo qua bộ đàm đề nghị Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên cử lực lượng chi viện.

Ngay lúc đó, khoảng 40 chiến sĩ gồm Biên phòng, Công an đã nhanh chóng cơ động xuống hiện trường. Khi bị lực lượng chức năng phát hiện, ngăn chặn, khoảng 100 đối tượng đã dùng vũ khí như gậy gộc, đá cục và dao nhọn để chống trả, cướp lại số hàng, đẩy về phía Campuchia.

Lúc này, Đại úy Phạm Anh Tuấn, Đội trưởng đội Cảnh sát cơ động (Đồn biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên) nổ 2 phát súng chỉ thiên, nhưng các đối tượng vẫn không lùi lại mà tiếp tục xông vào dùng gậy đánh Đại úy Tuấn và một số cán bộ chiến sĩ.

Sự mạnh động chống trả lực lượng chức năng của các đối tượng buôn lậu đã khiến Đại úy Phạm Anh Tuấn bị thương phần đầu, mặt và gãy tay phải; 4 cán bộ, chiến sĩ biên phòng bị thương.

Tại hiện trường, lực lượng chức năng đã bắt giữ 2 đối tượng là Tăng Quanh Ni (SN 2002) và Chau Ha (SN 1991), ngụ tại phường Mỹ Đức, TP Hà Tiên, cùng 5 thùng thuốc lá ngoại. Sau đó, các đối tượng tiếp tục ập vào cướp lại 4 thùng thuốc. Đến khi có thêm 30 cán bộ, chiến sĩ Biên phòng xuống chi viện, chúng mới rút qua phía Campuchia và đưa toàn bộ số thuốc này về phía Campuchia rồi nhanh chóng tẩu thoát.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên đã thông báo cho các đơn vị bảo vệ biên giới phía Campuchia để phối hợp truy bắt.

Thiếu tá Lưu Đắc Nhanh, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên, người trực tiếp tham gia bắt giữ cho biết, các đối tượng quá đông và hết sức hung hãn. Khi bắt giữ 2 đối tượng Quanh Ni và Chau Ha, Thiếu tá Nhanh đã lệnh cho anh em trong tổ tuần tra tách riêng và lôi chúng ra xa, ngoài phía biển nên lực lượng chức năng mới khống chế và bắt giữ được 2 đối tượng này.

Sau khi lấy lời khai và củng cố chứng cứ, hồ sơ, đến chiều 29/4, Cơ quan điều tra Công an Thành phố Hà Tiên đã bắt thêm 7 đối tượng liên quan.

Hiện Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng đang phối hợp với Công an tỉnh Kiên Giang tiến hành điều tra xử lý các đối tượng theo luật định.

Thep Fanpage Nhà báo điều tra. ,

Tiền gửi tiết kiệm của khách hàng bốc hơi, Ngân hàng OCB phủi bỏ trách nhiệm?

Gửi tiết kiệm ở ngân hàng, sau đó tiền biến mất vì nhiều lý do, đến khi cần thì khách hàng mới phát hiện ra, đó là những trường hợp không phải quá hiếm đã từng xảy ra ở một số ngân hàng. Mới đây, Tạp chí điện tử TTV24 nhận được đơn kêu cứu của bà Huỳnh Tuyết Hằng ngụ Tp. HCM, liên quan đến việc gửi và mất tiền tại ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) mà gia đình bà đang gặp phải.
Tiền gửi tiết kiệm của khách hàng bốc hơi, Ngân hàng OCB phủi bỏ trách nhiệm?
Hội Sở Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) tại địa chỉ 41-45 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. HCM.

Mọi giao dịch đều có chữ kí của cán bộ Ngân hàng…

Trong đơn bà Huỳnh Tuyết Hằng trình bày như sau: Ngày 07/9/2011 bà đến Hội Sở Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) tại địa chỉ: 41-45 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM để nộp 150.000.000 đồng vào tài khoản 0111100000503006.

Tiếp đó, ngày 12/01/2012 bà Hằng lại đến Ngân hàng OCB địa chỉ trên và được bà Vũ Phương Thảo – Trưởng bộ phận Trung tâm xử lý giao dịch tín dụng tiếp và tư vấn. Bà Thảo giới thiệu với bà Hằng là Ngân hàng OCB đang có chương trình lãi suất ưu đãi tiền gửi. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất tiền gửi là 7,5%/năm ( tương đương 0,625%/ tháng ) nhưng Ngân hàng OCB có tiền gửi lãi suất ưu  đãi  là 13%/năm /kỳ hạn 03 tháng cộng thêm ưu đãi và được tính lãi suất kể từ ngày 12/3/2012 theo thông báo số 54/2011-TB-OCB-DCTC&DNT do ông Hoàng Kiều Phong ký.

Theo bà Hằng, tại thời điểm đó do gia đình đang có tiền nhàn rỗi, nên đã đồng ý mở tài khoản tiết kiệm tại OCB, địa chỉ: 41-45 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM. Lần đầu bà Hằng gửi tiết kiệm số tiền 300.000.000 đồng được trích từ tài khoản tiền gửi của bà tại ngân hàng OCB với lãi suất 13% năm. Đồng thời, Ngân hàng OCB có xác nhận số dư tiền gửi tại OCB đến ngày 03/12/2012 với số tiền 300.000.000 đồng do ông Hoàng Kiều Phong ký.

Sau đó, bà Hằng tiếp tục gửi và có tổng cộng 03 hợp đồng tiền gửi với Ngân hàng OCB và đều được giao dịch tại Ngân hàng OCB địa chỉ: 41-45 Lê Duẩn. Cụ thể:

Ngày 08/06/2016 số tiền 700.000.000 đồng, do ông Đinh Đức Quang ký, chức vụ Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Phương Đông.

Ngày 21/6/2016 số tiền 4.000.000.000 đồng, do ông Đinh Đức Quang ký, chức vụ Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Phương Đông.

Ngày 21/06/2016 số tiền 900.000.000 đồng do ông Đinh Đức Quang ký, chức vụ Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Phương Đông.

Đến ngày 18/01/2018 bà Hằng đến ngân hàng làm việc với nhân viên ngân hàng OCB Vũ Phương Thảo yêu cầu về việc tách hợp đồng tiết kiệm sang 01 sổ cho chồng bà là Ngô Vĩnh Thắng để xin visa đi du lịch thì được Thảo giao cho sổ tiết kiệm 1.000.000.000 đồng, cộng thêm lãi suất vào và 01 cuốn sổ tiết kiệm đứng tên Huỳnh Tuyết Hằng với số tiền: 4.700.000.000 đồng, đều do Giám đốc Huỳnh Lê Mai ký.

Trong thời gian tham gia gửi tiết kiệm, Ngân hàng TMCP Phương Đông đã trả lãi đều đặn theo định kỳ vào tài khoản cá nhân của bà Hằng 0111100000503006 Ngân hàng TMCP Phương Đông và 007100412766 Vietcombank CN Tân Định từ ngày 12/3/2012 đến tháng 01/2018.

Nhưng tiền gửi tiết kiệm bốc hơi, Ngân hàng OCB thông báo sổ giả (?!)

Từ tháng 01 đến 08/2019, bà Hằng không hề nhận được tiền lãi của ngân hàng, đỉnh điểm sự việc đến tháng 9/2018 khi đến kỳ rút lãi/rút tiền thì bà Hằng không liên lạc được với nhân viên Vũ Phương Thảo, liên hệ đại diện phía Ngân hàng thì được thông báo một cách nhanh chóng “sổ giả và nhân viên Vũ Phương Thảo đã nghỉ việc”.

Bà Hằng đã nhiều lần khiếu nại đến OCB nhưng đều không được giải quyết, thậm chí Ngân hàng OCB chối bỏ hết tất cả trách nhiệm đối với khách hàng của mình và không hề đưa ra bất cứ 1 giải pháp gì để khắc phục việc tiền gửi tại OCB không cánh mà bay. Mặc dù hiện hữu Ngân hàng OCB vẫn thu phí tham gia tiết kiệm TM gói vàng hàng tháng.

Bà Hằng đã gửi đơn đến Thống đốc Ngân hàng và Thanh tra ngân hàng Nhà Nước về việc yêu cầu giải quyết việc tiền gửi bị mất tại Ngân hàng OCB.

Ngày 17/6/2019, tại công văn phúc đáp của Cục Thanh tra Ngân hàng số 908/CụcII.3 ngày 10/6/2019 Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản chuyển đơn của bà Hằng đến Ngân hàng OCB để được xem xét giải quyết theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Ngày 09/07/2019 bà Hằng nhận được công văn số: 1323A/2019/CV-OCB phản hồi đơn yêu cầu trả tiền trong tài khoản. Nội dung công văn Ngân hàng OCB nêu tất cả những giấy tờ bà Hằng cung cấp là giả mạo, không có giá trị pháp lý. Với lý do trên Ngân hàng OCB không thực hiện các yêu cầu của bà Huỳnh Tuyết Hằng.

Bà Hằng và gia đình rất bức xúc trước câu trả lời của Ngân hàng, bởi trong tất cả các loại giấy tờ đều có chữ ký của cán bộ ngân hàng gồm: ông Đỗ Đình Quang; ông Hoàng Kiều Phong; bà Huỳnh Lê Mai; Mai Thanh Thảo và giao dịch viên là Vĩ Đỗ Linh Chi. Tất cả những người này đã ký vào những chứng từ phát hành tại thời điểm bà Hằng đến ngân hàng để giao dịch.

Cũng theo bà Hằng, “tại thời điểm đó Ngân hàng OCB chưa nhận được bản chính giấy nộp tiền của tôi thì Ngân hàng đã sốt sắng kết luận toàn bộ giấy tờ là giả mạo (?). Rõ ràng Ngân hàng OCB đã chối bỏ trách nhiệm của mình với khách hàng đến giao dịch tại Hội sở Ngân hàng”.

TTV24 sẽ tiếp tục thông tin sự việc.

Theo TTV24 , ,

Phía sau một Trung Quốc “phô trương” quân sự là cả một âm mưu “vây hãm chiến lược” nguy hiểm hơn nhiều

Hình ảnh mới nhất từ vệ tinh cho thấy, TQ đã triển khai chiến đấu cơ J-10 và J-11 đến đảo Phú Lâm mà TQ đang chiếm đóng trái phép trên quần đảo Hoàng Sa của VN. Tại các bãi đá Xu Bi, Chữ Thập, Vành Khăn (quần đảo Trường Sa) mà Bắc Kinh đang chiếm đóng trái phép thì hạ tầng đều cho phép đồn trú chiến đấu cơ J-11, máy bay trinh sát. Về mối nguy trên không thì oanh tạc cơ H-6K, cũng bao phủ cả khu vực Hoàng Sa lẫn Trường Sa. Cùng với đó là hơn 50 tàu ngầm bao gồm các loại tấn công nhanh của TQ đang trở thành các mối nguy hiện hữu trên Biển Đông. Đồng thời, lộ diện rõ hơn chân tướng chiến thuật của Trung Quốc mà PGS-TS Alexander Vuving, Trung tâm Nghiên cứu an ninh châu Á-Thái Bình Dương Hoa Kỳ nhận định: “Bắc Kinh đang chơi trò “cờ vây” – một chiến lược mở rộng đất đai theo kiểu bá quyền một cách rất khó lường”.
Phía sau một Trung Quốc “phô trương” quân sự là cả một âm mưu “vây hãm chiến lược” nguy hiểm hơn nhiều
Trường Sa và Hoàng Sa án ngữ tuyến hàng hải huyết mạch về năng lượng trong khu vực. Nếu Trung Quốc dụng thuật “cờ vây” thành công, Bắc Kinh có thể bá quyền tại châu Á. Ảnh minh họa: CSIS – TCCL.info

Thực tế việc sử dụng các lăng kính thông thường để “soi xét” chiến lược của TQ trên biển Đông hiện nay vẫn “chưa đủ đô”. Bởi lẽ giới quan sát thường quy chiếu biển Đông thành một bàn cờ vua hoặc là cờ tướng. Theo đó, bàn cờ là một “thế trận quân sự”, nơi các chiến binh “tướng – sĩ – tượng – xe – pháo – mã – tốt” sử dụng “nắm đấm” để tiêu hao sức mạnh, hủy diệt quân số, đưa đối phương vào bước đường cùng “hết binh, hết tốt” phải chấp nhận đầu hàng khi “gươm đao kề cổ”. Tuy nhiên, những gì đã và đang diễn ra trên biển Đông thời gian qua, nhất là gần đây khi Bắc Kinh tiến hành chiến lược dân sự hóa (núp bóng quân sự) trái phép như lập ra các đơn vị hành chính “quận Tây Sa và Nam Sa” mới đây, cho thấy TQ đang chơi một trò “cao tay” hơn, khó chơi hơn và khó lường hơn.

Khác với cờ tướng hay cờ vua, cờ vây không dùng binh lính “xe – pháo – mã…” mà chỉ có những “phiến đá” giống hệt nhau – như thể Bắc Kinh đang sử dụng để “lấp biển, xây đảo, tạo sân bay” tại biển Đông về mặt thực địa. Trên bàn cờ vây “biển Đông”, việc TQ tìm mọi cách để có “dấu chân Bắc Kinh” tại nhiều vùng biển, bất chấp các nước phản ứng cho thấy chính quyền TQ đang vận dụng “thuật bao vây”. Nghĩa là các “tảng đá” tưởng chừng như vô tri đang được Bắc Kinh sử dụng như những vũ khí “không thể ngờ” hòng chiếm đoạt và củng cố các vị trí chiến lược.

Chiến lược “cờ vây” được Bắc Kinh thực hiện thông qua ba sách lược lớn theo thứ tự ưu tiên. Thứ nhất là tránh xung đột quân sự hết mức có thể, chỉ gây xung đột để lợi dụng một tình thế thuận lợi đang có sẵn. Thứ hai là phải kiểm soát hầu hết các vị trí chiến lược ở khu vực, nếu chưa chiếm giữ được thì phải nắm lấy kể cả bằng cách lén lút. Triết lý thứ ba trên bàn cờ vây là phát triển những vị trí này thành các điểm trọng yếu, biến thành những trung tâm về hậu cần, các căn cứ triển khai sức mạnh có hiệu quả.

Điều này lý giải tại sao thời gian qua TQ cố gắng triển khai nhiều loại tàu bè, cả quân sự và phi quân sự, cả trên mặt biển và dưới đáy đại dương và cả máy bay có người lái lẫn không người lái đến các khu vực đắc địa để duy trì sự chiếm giữ. Những căn cứ này trong hiện tại, tương lai gần lẫn dài hạn sẽ là nơi hỗ trợ hậu cần cho tàu bè và máy bay mà TQ triển khai. Song song đó, Bắc Kinh còn chú trọng đẩy mạnh việc “khai hoang” và xây dựng nhiều công trình trái phép ở Trường Sa thời gian gần đây. “Bằng các đảo được “hóa phép” đá, TQ sẽ có tiềm năng hơn bất kỳ nước nào trong việc giành được lợi thế về hải quân ở biển Đông” – TS Alexander Vuving kết luận.
Phía sau một Trung Quốc “phô trương” quân sự là cả một âm mưu “vây hãm chiến lược” nguy hiểm hơn nhiều
Sơ đồ về việc Trung Quốc triển khai vũ khí ở các đảo, bãi đá trên Biển Đông

Điều này có nghĩa là tất cả những gì Trung Quốc phải làm để trở thành chúa tể của Biển Đông là phát triển các cơ sở này thành những căn cứ vững chắc mà có thể đem lại cả sự hỗ trợ hậu cần cho vô số tàu đánh cá, tàu chính phủ, tàu ngầm và máy bay để thống trị vùng trời và vùng biển khu vực này, lẫn một số vị trí để thiết lập các khu vực lớn về an ninh và kinh tế.

Đây chính xác là những gì mà Bắc Kinh đang thực hiện. Từ một bãi cát không người ở cách đây 60 năm, đảo Phú Lâm hiện có 1.000 cư dân, cả quân sự lẫn dân sự. Các cơ sở phục vụ cho cả mục đích dân sự và quân sự gồm có một sân bay dài 2.700m với một đường băng và một đường bộ song song, có khả năng chứa được 8 máy bay thế hệ thứ 4 hoặc nhiều hơn thế, chẳng hạn như máy bay chiến đấu Su-30 MKK, máy bay ném bom JH-7 và một cảng nước sâu 1.000m có thể cho tàu 5.000 tấn hoặc hơn neo đậu.

Xuôi xuống phía nam quần đảo Trường Sa, bắt đầu từ năm 2013, Trung Quốc đã và đang tiến hành ồ ạt các dự án xây dựng để biến các bãi đá mà nước này chiếm đóng thành các hòn đảo. Dự án có sức ảnh hưởng lớn nhất trong số những dự án xây dựng này là ở đá Chữ Thập. Từ một bãi đá chìm tự nhiên, đá Chữ Thập sẽ sớm trở thành đảo lớn nhất ở quần đảo Trường Sa. Sau dự án cải tạo đất hiện nay, với diện tích đất dự kiến là 2km2, nó sẽ lớn gấp 4 lần đảo tự nhiên lớn nhất ở quần đảo Trường Sa. Diện tích được mở rộng này sẽ cho phép xây dựng trên đá Chữ Thập một sân bay dài 3.000m, một cảng biển nước sâu, các trạm radar, cũng như chứa một số tên lửa tầm trung đến tầm xa, nhà kho và cơ sở hạ tầng dịch vụ khác có khả năng hỗ trợ hàng trăm tàu đánh cá, tàu tuần tra, tàu chiến và máy bay chiến đấu.

Với các hòn đảo có vị trí chiến lược và đang được mở rộng, Trung Quốc có tiềm năng hơn bất kỳ một cường quốc nào trong việc giành ưu thế không quân và hải quân tại Biển Đông. Dù vẫn còn một chặng đường dài phải đi, nhưng cũng không khó tưởng tượng ra trong hai thập kỷ tới Bắc Kinh sẽ “rải đầy” các căn cứ hùng mạnh trên Biển Đông, kéo dài từ quần đảo Hoàng Sa ở phía Tây Bắc cho đến bãi Vành Khăn ở phía Đông Nam, và từ bãi cạn Scarborough ở Đông Bắc cho tới đá Chữ Thập ở phía Tây Nam.

Vấn đề bồi đắp đá thành đảo là mối nguy đe dọa hòa bình trên từng con sóng nước biển đông. Đây cũng là vấn đề mà lãnh đạo Việt Nam trong hầu hết các diễn đàn, hội nghị lớn đã đề cập, lên án đồng thời kêu gọi các nước cần có tiếng nói mạnh mẽ hơn và hành động hiệu quả hơn để kiềm chế một Trung Quốc đầy tham vọng. Bởi như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 35 cảnh báo: “Những vụ việc nghiêm trọng vi phạm luật pháp quốc tế đã xảy ra trên vùng biển khu vực và Việt Nam, cho thấy an ninh và ổn định trên Biển Đông rất mong manh”.

Những diễn biến mới nhất ở Biển Đông một lần nữa làm rõ thêm tham vọng của Trung Quốc. Những hành động của Trung Quốc đã đe dọa nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia ven biển, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng, không có lợi cho hòa bình và ổn định ở khu vực. Việc Trung Quốc sẵn sàng lợi dụng cả đại dịch Covid-19 để gây căng thẳng ở Biển Đông cho thấy âm mưu “độc chiếm Biển Đông” của Trung Quốc là nhất quán và đây là điều không ai có thể mơ hồ. Chiến thuật của Trung Quốc là từng bước biến thứ không phải của mình thành thứ tranh chấp, rồi biến thứ tranh chấp thành của riêng mình. Những hành động đó phải bị lên án và ngăn chặn, bởi theo TS. Alexander Vuving, “Nếu các đối thủ của Trung Quốc không có các biện pháp đối phó hiệu quả, Bắc Kinh sẽ trở thành vị chúa tể mới ở Biển Đông, và kết quả là một nước bá quyền mới ở Châu Á ra đời”. Đã đến lúc các nước có tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông không thể ngồi yên, mà cần có những hành động khẩn cấp, cùng nhau tìm kiếm các giải pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Thế mạnh của Việt Nam là tính chính nghĩa. Vì thế, khi chủ động truyền bá quan điểm đúng đắn của mình ra thế giới, công khai trên các diễn đàn quốc tế, Việt Nam sẽ nhận được sự ủng hộ rộng lớn của cộng đồng quốc tế. Một khi thế giới đồng loạt lên tiếng chỉ trích những hành vi sai trái, gây mất an toàn, an ninh ở Biển Đông, Trung Quốc sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thúc đẩy tham vọng của mình. Với vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an LHQ, Việt Nam còn có thể tận dụng nhiều diễn đàn đa phương, từ Hội nghị cấp cao ASEAN, Cấp cao Đông Á, Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF)… để thúc đẩy thảo luận đa phương về vấn đề Biển Đông, ngăn chặn mưu đồ bá quyền của Trung Quốc.

Văn Dân , , , ,

Liên tiếp xâm hại di sản Tràng An, vẫn được Chủ tịch tỉnh Ninh Bình tặng bằng khen

Xây dựng nhiều công trình trái phép xâm hại di sản Tràng An, 2 năm liên tiếp bị xử phạt hành chính hàng trăm triệu đồng, thế nhưng điều lạ là Công ty Doanh Sinh vẫn được Chủ tịch tỉnh Ninh Bình tặng bằng khen.

Ông Phạm Quang Ngọc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, vừa có văn bản yêu cầu Công ty Cổ phần Dịch vụ thương mại – Du lịch Doanh Sinh (gọi tắt là Công ty Doanh Sinh) thực hiện nghiêm việc tháo dỡ các công trình xây dựng vượt phép trong vùng lõi di sản Tràng An.
Liên tiếp xâm hại di sản Tràng An, vẫn được Chủ tịch tỉnh Ninh Bình tặng bằng khen
Công trình xây dựng sai phép, vượt phép của Công ty Doanh Sinh trong vùng lõi di sản Tràng An

Công ty Doanh Sinh là chủ đầu tư Khu du lịch sinh thái Thung Nham thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Công ty này đã bị buộc tháo dỡ hàng loạt các công trình xây dựng trái phép xâm hại nghiêm trọng di sản Tràng An vào tháng 11-2019, với tổng diện tích xây vượt phép là 1.810 m2.

Sau khi Báo Người Lao Động có loạt bài phản ánh, Công ty Doanh Sinh đã nhanh chóng có văn bản xin tháo dỡ các công trình sai phạm, thế nhưng đến nay hơn 5 tháng trôi qua, công ty này vẫn chưa tháo dỡ xong phần sai phạm mà “cù nhầy” xin giữ lại.

Đáng nói, kể từ khi đầu tư xây dựng vào khu du lịch Thung Nham, Công ty Doanh Sinh liên tiếp để xảy ra các sai phạm nhưng vẫn được “ưu ái” cho tồn tại. Đơn cử, năm 2018, công ty này ngang nhiên cho xây dựng trái phép nhà máy xử lý nước có diện tích 573 m2; tự ý đào bới, san lấp khu vực chân núi trong Khu du lịch sinh thái Thung Nham, với chiều dài 330 m, rộng từ 5 – 16 m. Vi phạm này đã bị UBND huyện Hoa Lư phạt hành chính 40 triệu đồng.
Liên tiếp xâm hại di sản Tràng An, vẫn được Chủ tịch tỉnh Ninh Bình tặng bằng khen
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 400 triệu đồng của UBND tỉnh Ninh Bình đối với Công ty Doanh Sinh

Đến ngày 28-11-2019, Công ty này tiếp tục bị Chủ tịch UBND huyện Hoa Lư đã ra quyết định phạt hành chính tổng số tiền 75 triệu đồng về hành vi xây sai phép, vượt phép tới 1.810 m2. Cũng trong năm 2019, Công ty Doanh Sinh tiếp tục bị xử phạt 400 triệu đồng do không có báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Dù liên tiếp bị xử phạt vi phạm hành chính trong 2 năm (2018 và 2019) do xâm hại di sản Tràng An, thế nhưng không hiểu bằng cách nào Công ty Doanh Sinh vẫn được Chủ tịch UBND tinh Ninh Bình tặng bằng khen do có thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Ninh Bình nhân kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam 2019. Dịp này, toàn tỉnh Ninh Bình có 6 tập thể được tặng bằng khen.

Ngày 12-7-2019, ông Phạm Quang Ngọc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, ký quyết định xử phạt Công ty Doanh Sinh 400 triệu đồng thì tới ngày 30-9-2019 (tức hơn 2 tháng) Công ty Doanh Sinh lại được ông Tống Quang Thìn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, ký quyết định tặng bằng khen nhân ngày Doanh nhân Việt Nam.
Liên tiếp xâm hại di sản Tràng An, vẫn được Chủ tịch tỉnh Ninh Bình tặng bằng khen

Liên tiếp xâm hại di sản Tràng An, vẫn được Chủ tịch tỉnh Ninh Bình tặng bằng khen
Hơn 2 tháng sau ngày bị xử phạt 400 triệu đồng, Công ty Doanh Sinh lại được UBND tỉnh Ninh Bình tặng bằng khen

Được biết, theo Luật Thi đua, Khen thưởng, cá nhân, tập thể đủ điều kiện xét khen thưởng ngoài hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ thì phải “chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước”. Với 2 năm liên tiếp xây dựng các công trình trái phép, xâm hại di sản Tràng An bị xử phạt hàng trăm triệu đồng, nhưng Công ty Doanh Sinh vẫn lọt vào danh sách 6 tập thể tiêu biểu của tỉnh Ninh Bình được tặng bằng khen, trách nhiệm của đơn vị xét đề nghị cần được làm rõ.

Theo Quyết định 230/QĐ-TTg ngày 4-2-2016, được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt quy hoạch chung đến năm 2030, quần thể danh thắng Tràng An có tổng diện tích 12.252 ha, trải rộng qua nhiều huyện, TP. Trong đó, 6.000 ha vùng lõi được kiểm soát đặc biệt nghiêm ngặt, hạn chế và cấm các hoạt động xây dựng. Theo quyết định này, khu vực Thung Nham thuộc vùng lõi.

Thanh Tuấn/NLD , ,

10 bộ ngành được huy động để ‘thúc’ dự án Cát Linh – Hà Đông

Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ GTVT bàn với Trung Quốc để xử lý xong dự án Cát Linh – Hà Đông trước tháng 6/2020.
10 bộ ngành được huy động để ‘thúc’ dự án Cát Linh – Hà Đông
Bộ GTVT chính thức lập tổ công tác thúc tiến độ đường sắt Cát Linh – Hà Đông. (Ảnh: Mỹ Lệ)

Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ký quyết định thành lập Tổ công tác chỉ đạo, xây dựng kế hoạch thực hiện tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông.

Theo đó, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông được giao làm tổ trưởng tổ công tác. Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Hùng làm tổ phó.

Thành phần của tổ gồm lãnh đạo của 10 bộ, ngành liên quan như: Bộ GTVT, TN&MT, KH&ĐT, Tài chính, Xây dựng, Ngoại giao, Y tế, Tư pháp, Kiểm toán Nhà nước và UBND TP. Hà Nội.

Tổ công tác sẽ đưa ra các giải pháp tháo gỡ toàn bộ các vấn đề còn vướng mắc, chưa thống nhất giữa các bên thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật hiện hành (về xây dựng, lắp đặt thiết bị, đánh giá an toàn hệ thống, nghiệm thu, bàn giao, giải ngân thanh toán….). Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền phải tổng hợp các nội dung vướng mắc, sẽ báo Thủ tướng để xem xét, giải quyết.

Trước đó, Thành uỷ Hà Nội và Ban Cán sự Đảng Bộ GTVT đã ban hành thông báo kết luận số 2538 ngày 31/3 về việc thống nhất thành lập Tổ công tác xây dựng kế hoạch thúc đẩy dự án Cát Linh – Hà Đông.

Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Hà Nội cần tập trung giải quyết dứt điểm, có cơ chế tạm ứng, thanh toán, hoàn thiện dự án này, sau đó khấu trừ. Bộ GTVT bàn với Trung Quốc xử lý xong trước tháng 6/2020.

Dự án Cát Linh – Hà Đông vay vốn từ Trung Quốc, được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư vào tháng 10/2008 với tổng mức đầu tư hơn 8.700 tỷ đồng, nhưng sau đó dự án điều chỉnh lên 18.000 tỷ đồng – với chiều dài 13km.

Qua nhiều lần hứa hẹn (mốc hẹn từ tháng 9/2016, rồi đến tháng 10/2017, tháng 12/2017, rồi dời sang 9/2018, rồi đến tháng 6/2019), đến nay (năm 2020), dự án vẫn chưa đủ an toàn để khai thác thương mại, khiến nhiều người bức xúc.

Năm 2019, cư dân mạng đã sáng kiến thay đổi công năng sử dụng của tuyến đường sắt này thành nơi trồng hoa, làm phố đi bộ trên cao, làm chợ đêm cho sinh viên,… để lấy kinh phí duy trì dự án. Những sáng kiến này ngay sau đó đã thu hút hàng ngàn lượt thích.
Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ GTVT bàn với Trung Quốc để xử lý xong dự án Cát Linh – Hà Đông trước tháng 6/2020.
Cư dân mạng chế công năng sử dụng của đường sắt Cát Linh – Hà Đông chuyển thành phố đi bộ, vườn hoa trên cao, chợ đêm sinh viên… (Ảnh: FB)

Kim Long/TrithucVN , ,

Người lái xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập long đong đi đòi đất

Là thương binh loại 3/4, một trong 4 chiến sĩ lái xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc lập ngày 30-4-1975, ông Lê Văn Phượng trở về cuộc sống đời thường như bao nhiêu người lính hoàn thành nhiệm vụ. Được biết đến như một người "anh hùng” trong chiến đấu, nhưng ở quê ông (phường Ngô Quyền, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) có người lại quy ông thuộc diện tiêu cực vì mấy năm đấu tranh đòi quyền sở hữu hợp pháp cái ao gần 500 m2 của gia đình ông. 
Người lái xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập long đong đi đòi đất
Ông Lê Văn Phượng

Ông chia sẻ, kể từ năm 2012 tới nay, khi đem đơn khiếu nại đi đòi đất thì chính quyền địa phương chẳng quan tâm tới ông nữa. Thậm chí ngày thương binh liệt sĩ, ngày chiến thắng 30-4 cũng chẳng có ai đại diện cơ quan chính quyền, đoàn thể tới thăm nom.

Ông Phượng ôm ra một đống đơn thư, công văn cho chúng tôi xem. Theo trình bày của ông thì năm 1962 bố ông là Lê Văn Đảm được UBHC thị  xã Sơn Tây cấp cho 300 m2 đất ở phía sau vườn hoa phố Ngô Quyền. Ngoài diện tích này, tại công văn cấp đất được ký ngày 10-12-1962 còn ghi thêm: "Ông Đảm được phép cải tạo những phần đất còn lại hoang hóa để làm nhà ở và tăng gia sản xuất tự túc”. Ông Phượng nhớ lại: "Khi đó xung quanh khu vực này hoang vu, không có ai ở, gia đình tôi đã thu dọn đắp cái ao hoang hóa liền kề với đất ở để thả cá và thả rau. Suốt 50 năm qua gia đình vẫn liên tục thế hệ sử dụng cái ao này và không tranh chấp với bất cứ ai”.

Đã có nhiều người sống liền kề với gia đình ông Phượng nhiều năm qua làm chứng chuyện cái ao. Bà Hoàng Thị Long gần 80 tuổi ở nhà số 4 ngõ Vườn Hoa, phố Ngô quyền cho biết: "Tôi lấy chồng về đây ở từ năm 1962 nên biết rõ cái ao này do cụ Đảm, bố anh Phượng sử dụng. Ngày xưa ở đây hoang vu, cái ao này đã có rồi. Thị xã Sơn Tây cấp cho ông Đảm 300 m2 đất và được phép khai hoang ra xung quanh. Ông Đảm được giao nhiệm vụ trông coi vườn hoa và nhà trẻ khu phố II thị xã Sơn Tây. Khu đất này khi ấy được trồng hoa kín, ông Đảm đã cải tạo cái ao này thả cá và lấy nước tưới hoa là chính. Tôi chỉ thấy ông Đảm sử dụng cái ao này, sau đó là con ông ấy kế tục”. Ông Nguyễn Quang Sâm 75 tuổi cho biết: "Tôi sống ở đây từ 1973, là hàng xóm liền kề với ông Phượng. Tôi biết rất rõ, cái ao này trước đây do cụ Ba Đảm, bố anh Phượng sử dụng, sau là các con cụ kế tục, không tranh chấp với ai cả”. Căn cứ vào những dữ liệu  này thì cái ao này thuộc quyền sở hữu của gia đình ông Phượng. Tại điều 50 khoản 4 Luật Đất đai 2003 nói rõ: "Đất sử dụng ổn định ổn định trước 15-10-1993, không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng Đất mà không phải nộp tiền sử dụng đất”. Điều 87 khoản 2 và 3 cũng nói rõ: "Đối với trường hợp thửa đất ở, có vườn ao hình thành trước ngày 18-12-1980 đến trước ngày luật này có hiệu lực thi hành,và người sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1 điều 50, mà trong giấy tờ ghi rõ đất ở thì diện tích đất vườn ao đó được xác định theo giấy tờ đó”.

Vào năm 2012 ông Phượng đã làm đơn xin được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cái ao này. Tuy nhiên, chính quyền phường Ngô Quyền đã bác nguyện vọng, và cho rằng: Cái ao này do UBND phường quản lý. Chứng cớ được UBND phường Ngô Quyền đưa ra gồm 2 bản hợp đồng cho thuê cái ao này giữa UBND phường Ngô Quyền với cụ Đảm (bố ông Phượng) và anh Lê Văn Sơn (em ruột ông Phượng). Bản hợp đồng thứ nhất được ký kết giữa cụ Đảm và UBND phường vào ngày 13-5-1989, có thời hạn 4 năm. Bản hợp đồng thuê thứ 2 được ký kết giữa UBND phường với anh Sơn có thời hạn từ 1-1-1996 đến 1-12-1997. Bản thân ông Lê Văn Phượng và anh em trong gia đình cũng không hề biết bố mình và em ruột lại ký hai bản hợp đồng thuê cái ao mà chính gia đình mình vẫn sử dụng liên tục từ năm 1962. Tuy nhiên ông Phượng đã không chấp nhận đây là chứng cứ cho rằng UBND phường Ngô Quyền quản lý cái ao này. Ông Phượng khẳng định rằng, hai bản hợp đồng này được thực hiện sau Luật Đất đai năm 1980 nên không có giá trị pháp lý nên không thể chấp nhận. Ông kể, nhiều lần UBND phường cho người xuống đo đạc vẽ sơ đồ, quy hoạch cái ao này nhưng không hề hỏi xem ai là người đang sử dụng. Thậm chí UBND thị xã Sơn Tây còn cho người xuống phân lô bán đấu giá cái ao này mà không hề hỏi han gì ông. Trong sổ mục kê và bàn đồ địa chính các thời kỳ cũng không ghi rõ UBND phường Ngô Quyền quản lý trực tiếp cái ao.

Không chấp nhận giải quyết bất hợp lý của UBND thị xã Sơn Tây, ông Lê Văn Phượng đã có đơn đề nghị Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội giải quyết theo thẩm quyền. Ngày 3-1-2013 UBND thành phố Hà Nội đã có Công văn số 124 UBND-BTCD giao cho sở Tài nguyên & Môi trường thành phố làm rõ nội dung đơn khiếu nại của ông Phượng. Sở Tài nguyên Môi trường đã cử người xuống xác minh vụ việc nhưng rất tắc trách. Ông Phượng cho biết: "Cán bộ sở Tài nguyên & Môi trường TP. Hà Nội xuống thanh tra nhưng lại không xuống hiện trường xem cáo ao, không gặp gia đình ông để làm việc, mà chỉ ngồi nghe cán bộ phường Ngô Quyền và cán bộ thị xã Sơn Tây báo cáo”. Và sự thật vẫn không được làm rõ. Bản kết luận của Sở Tài nguyên Môi trường giống hệt như ý kiến của UBND phường Ngô Quyền và thị xã Sơn Tây, không hề có ý kiến cũng như chứng cứ từ phía nhà ông Phượng. Ngày 3-11-2014, căn cứ vào báo cáo của Sở Tài nguyên & Môi trường, UBND thành phố Hà Nội đã ra quyết định giải quyết khiếu nại, bác đơn của ông Phượng.

Được biết đến nay, cái ao này đã được UBND thị xã Sơn Tây chia lô bán đấu giá rồi, tuy nhiên dự án chưa thực hiện được vì còn đang tranh chấp. Cái ao này nằm ở vị thế rất đẹp, giá thị trường tới vài chục triệu đồng 1 m2.

Theo Đại Đoàn Kết ,

Máy xét nghiệm SARS-CoV-2 doanh nghiệp tặng Lâm Đồng chưa tới 1 tỷ đồng

Trong khi nhiều địa phương, máy xét nghiệm SARS-CoV-2 giá lên tới 7-8 tỷ đồng, máy doanh nghiệp tặng Lâm Đồng và Gia Lai lại rẻ bất ngờ.
Máy xét nghiệm SARS-CoV-2 doanh nghiệp tặng Lâm Đồng chưa tới 1 tỷ đồng
Máy xét nghiệm SARS-CoV-2 doanh nghiệp tặng CDC Lâm Đồng chỉ có 950 triệu đồng

Ngày 28/4, BS Nguyễn Quốc Minh, Giám đốc điều hành CDC Lâm Đồng cho biết, ngày 7/4, Cty TNHH Hùng Phát (Phường 5, Đà Lạt) trao tặng CDC Lâm Đồng hệ thống máy xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp Realtime PCR trị giá 950 triệu đồng cùng với 200 kít xét nghiệm giá khoảng 300 triệu đồng. Máy có nhãn hiệu CFX96 Real Sytem -C1000 Touch Themal Cycler của hãng BIO-RAD, lắp ráp tại Singapore.
Máy xét nghiệm SARS-CoV-2 doanh nghiệp tặng Lâm Đồng chưa tới 1 tỷ đồng
Hệ thống máy xét nghiệm giá 950 triệu đồng.

Theo BS Minh, sau khi đưa máy vào vận hành, CDC Lâm Đồng đã tiến hành xét nghiệm mười mấy trường hợp, đồng thời gửi mẫu đối chứng đến Viện Pasteur TP.HCM xét nghiệm cho kết quả trùng khớp. Trên cơ sở hệ thống máy xét nghiệm SARS-CoV-2 vừa dược trang bị và qua xem xét cơ sở vật chất, năng lực chuyên môn, cơ quan chức năng Bộ Y tế đã cấp giấy chứng nhận đủ năng lực xét nghiệm khẳng định vi rút SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR cho CDC Lâm Đồng. “Nếu chạy hết công suất và có thêm máy tách chiết AND tự động, có thể xét nghiệm khoảng 300 mẫu trong 8-10 tiếng đồng hồ”, lãnh đạo CDC Lâm Đồng nói.

Tại tỉnh Gia Lai, Cty cổ phần Chánh Nghĩa Quốc Cường và Cty cổ phần Dịch vụ du lịch C.Travel Gia Lai cũng đã trao tặng hệ thống máy Realtime PCR để xét nghiệm SARS-CoV-2 cho ngành y tế địa phương. Chiếc máy này có nhãn hiệu và xuất xứ giống hệt máy CDC Lâm Đồng vừa được trao tặng, tuy nhiên một tờ báo địa phương loan tin máy trị giá tới gần 2 tỷ đồng.
Máy xét nghiệm SARS-CoV-2 doanh nghiệp tặng Lâm Đồng chưa tới 1 tỷ đồng
Trao tặng hệ thống mát xét nghiệm SARS-CoV-2 ở Gia Lai

Trao đổi với Phóng viên Tiền phong, ông Hồ Ngọc Gia, Giám đốc CDC Gia Lai cho biết, chỉ tiếp nhận chứ chưa biết giá của chiếc máy này. Tháng sau doanh nghiệp sẽ có biên bản bàn giao cụ thể. Đơn vị đã đề xuất công ty cung ứng hướng dẫn quy trình sử dụng, tiến hành chạy thử nghiệm. Ngoài xét nghiệm SARS-CoV-2, máy Realtime PCR có thể dùng để xét nghiệm vi rút viêm gan B, C, sốt rét, sốt xuất huyết…
Máy xét nghiệm SARS-CoV-2 doanh nghiệp tặng Lâm Đồng chưa tới 1 tỷ đồng
Máy xét nghiệm các doanh nghiệp tặng cho ngành y tế Gia Lai.

Được biết, CDC ở nhiều địa phương khác cũng đã trang bị hệ thống Realtime PCR tự động để xét nghiệm SARS-CoV-2 nhưng với giá có nơi hơn 7 tỷ đồng (kèm theo máy chiết tách AND giá thực mấy trăm triệu đồng và một số phụ kiện). Đa phần mua sắm theo phương thức chỉ định thầu với giá cao hơn rất nhiều so với giá thị trường khiến dư luận nghi vấn có hay không sự thông đồng giữa doanh nghiệp và khách hàng (đơn vị công lập, Nhà nước) nâng giá để ăn - chia khoản tiền chênh lệch?

Thời gian gần đây, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại CDC Hà Nội (thuộc Sở Y tế Hà Nội) và một số đơn vị liên quan. Các bị can trong vụ án này đã có hành vi cấu kết, gian lận, thông đồng, nâng khống giá trị gói thầu mua sắm hệ thống Realtime PCR tự động - xét nghiệm Covid-19 gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản Nhà nước.

Trả robot hơn 600 triệu đồng

Ngày 27/4, ông Đặng Thành – Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC Đắk Nông) xác nhận, trung tâm đã trình xin mua máy Real-time PCR với giá hơn 2 tỷ, nhưng UBND tỉnh Đắk Nông chưa duyệt. Ở một diễn biến khác, CDC Đắk Nông cho biết, mới trả con robot phòng chống COVID-19 vì hoạt động không hiệu quả

Trước đó vào đầu tháng 4, Bệnh viện Đa khoa Đắk Nông đưa robot vào sử dụng, phục vụ kiểm tra thân nhiệt tất cả nhân viên y tế và người dân khi vào bệnh viện. Theo ông Thành, con robot này được một đơn vị bên ngoài cho dùng thử nghiệm. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, con robot bị lỗi kỹ thuật nên không thể lắp đặt.

“Hiện nay chúng tôi đã trả cho người lắp thí điểm”, ông Đặng Thành thông tin. Được biết, robot trên có giá trên 600 triệu đồng. Trong khi đó, đại diện Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19 xác nhận con robot thử nghiệm này chưa được đề cập, báo cáo…

Theo Tiền Phong ,

Tổng thống Park Chung Hee: Nhà độc tài liêm khiết

"Dưới thời Park Chung Hee, tiết kiệm là quốc sách. Trong nhiều bài diễn văn, ông đã nhắc đi nhắc lại: “Mỗi xu ngoại tệ là một giọt máu”. Park Chung Hee cũng điển hình là một Tổng thống liêm khiết, làm Tổng thống 19 năm mà khi chết tài sản của ông chỉ có trên 10.000 USD."
Tổng thống Park Chung Hee: Nhà độc tài liêm khiết
Là vị Tổng thống thứ ba của Đại Hàn Dân Quốc, tại nhiệm trong bốn nhiệm kỳ. Park Chung Hee sinh ngày 30/9/1917 tại Gumi (Gyeongsangbuk), trong một gia đình bình dân có tới 7 người con. Park Chung-hee là con út nên đã được tạo điều kiện để tháng 4/1932 vào tu nghiệp ở Trường Cao đẳng Sư phạm Daegu.

Tháng 4/1940, Park Chung-hee đã vào học tại Học viện Quân sự Hoàng gia của Mãn Châu quốc. Năm 1942, tốt nghiệp vào loại xuất sắc ở đây và được đưa sang Nhật để tu nghiệp sĩ quan tại Học viện Quân sự Hoàng gia. Sau khi tốt nghiệp đứng thứ ba trong lớp học của mình, Park Chung-hee nhận quân hàm trung úy trong Sư đoàn Bộ binh thứ 8 của quân đội Mãn Châu.

Và ông đã phục vụ trong đội hình này cho tới giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai rồi về đầu quân cho quân lực Nam Hàn. Do có khả năng nên ông được chọn sang Mỹ huấn luyện đặc biệt tại Fort Still, trở về nước với quân hàm thiếu tướng.

Năm 1961, sau khi nhà độc tài tiền nhiệm Lý Thừa Vãn bị lật đổ, chính phủ dân sự mới bất lực trước các vấn đề xã hội nên bị quân đội tiến hành đảo chính. Trong đó thiếu tướng Park Chung Hee nắm vai trò lãnh đạo và nhanh chóng trở thành tổng thống.

Năm 1960 GDP Hàn Quốc chỉ là 82 USD/người/năm tương đương với Việt nam lúc đó. Dưới sự lãnh đạo của ông, chỉ sau 10 năm Hàn Quốc đã bước vào ngưỡng đầu tiên của thu nhập trung bình 1000 USD/người/năm như Việt Nam hiện nay. Đến năm 1975, GDP Hàn Quốc là 1.310 USD/người/năm. Chỉ trong vòng chưa đầy 20 năm, từ 1000 USD Hàn Quốc đã đạt tới mức 10.000 USD/người/năm vào năm 1992, trở thành nước công nghiệp mới.

Sự phát triển nhanh và ngoạn mục của Hàn Quốc trong 3 thập niên, trước hết, là kết quả của sự kết hợp một cách hữu hiệu các nhân tố kinh tế với các nhân tố xã hội trong điều kiện thuận lợi của hoàn cảnh quốc tế: Sự hợp tác chặt chẽ giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, chính sách hợp lý và kiên quyết của chính phủ những năm 60-70 nhằm vào các ngành công nghiệp cần nhiều lao động và ưu tiên xuất khẩu, tính linh hoạt rất cao trong quản lý và thái độ sẵn sàng ứng phó trước những tín hiệu phát sinh từ nền kinh tế, tỉ lệ ngày càng cao về người lớn biết chữ và sự cần cù của dân chúng, “sự chống lưng” của Mỹ và những lợi thế được hưởng từ dòng chu chuyển vốn quốc tế, trật tự thương mại quốc tế nửa cuối thế kỷ XX và những ưu tiên của Mỹ thời Chiến tranh Lạnh... - đó chắc chắn là những nhân tố đã làm cho Hàn Quốc hóa rồng và tiếp tục phát triển.

Nhưng dù những nhân tố nói trên có quan trọng đến mấy, thì đến nay nhiều học giả vẫn cho rằng, nhân tố con người mới là cái quyết định trong quá trình công nghiệp hoá của Hàn Quốc: Ý chí cháy bỏng vươn tới thịnh vượng của người dân và lãnh đạo đất nước, sự quản lý nghiêm minh, hà khắc và độc đoán của nhà cầm quyền... đã là cái rất đáng kể làm nên một Hàn Quốc như thế giới được chứng kiến hôm nay.

Ngay sau khi đảo chính nắm chính quyền 7/1961, tướng Park Chung Hee đã “dọn rác” làm sạch xã hội với hàng ngàn vụ bắt bớ, đàn áp bất kì ai nghi ngờ là gián điệp, cảm tình viên Cộng Sản hay chống lại nền đệ tam Cộng Hòa và tuyên bố trước 20.000 sinh viên đại học Seoul:

“Toàn dân Hàn Quốc phải thắt lưng buộc bụng trong vòng 5 năm, phải cắn răng làm việc nếu muốn được sống còn. Trong vòng 10 năm, chúng ta tạo được một nền kinh tế đứng đầu ở Đông Á, và sau 20 năm, chúng ta sẽ trở thành cường quốc kinh tế trên thế giới. Chúng ta sẽ bắt thế giới phải ngưỡng mộ chúng ta. Hôm nay, có thể một số đồng bào bất đồng ý kiến với tôi. Nhưng xin những đồng bào ấy hiểu cho rằng tổ quốc quan trọng hơn quyền lợi cá nhân. Tôi không muốn mỵ dân. Tôi sẽ cương quyết ban hành một chính sách khắc khổ. Tôi sẽ bắn bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ một đồng. Tôi sẵn lòng chết cho lý tưởng đã đề ra”

Về sau người ta thừa nhận rằng, Park Chung Hee đã làm đúng như lời ông nói.

Với 18 năm cầm quyền, mở đầu bằng đảo chính và kết thúc bằng bị ám sát, Park Chung Hee là tổng thống được nhiều người ngưỡng mộ và đồng thời là nhà độc tài số một của Hàn Quốc bị căm ghét. Dưới chính thể Park Chung Hee, Hàn Quốc trỗi dậy mạnh mẽ từ đói nghèo “truyền thống” và trở thành con hổ châu Á.

Cho đến nay, không một chính trị gia Hàn Quốc nào tạo được sự trung thành cũng như khiến người dân sợ hãi nhiều như Park Chung Hee. Ông được đánh giá là bộc trực, cứng rắn, hiểu truyền thống Hàn Quốc và có tầm nhìn xa trông rộng.

Với chính quyền độc tài quân sự, từ năm 1962 Hàn Quốc bắt đầu những kế hoạch phát triển đầy tham vọng mà “duy kinh tế cực đoan” là cách thức chủ yếu nhằm thoát nghèo. Kế hoạch phát triển kinh tế lúc đó đi theo mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu nhờ giá thành thấp. Chi phí sản xuất được cố tình hạ thấp đến mức tối thiểu. Để người lao động có thể sống với mức lương thấp, chính quyền đã áp dụng biện pháp giữ giá những sản phẩm nông nghiệp ở mức rất thấp. Cuối thập niên 70, công nghiệp Hàn Quốc đã sản xuất được máy thu hình màu, nhưng chỉ để xuất khẩu, trong nước dùng TV trắng đen.

Năm 1965, theo yêu cầu của Hoa Kỳ, Park đã điều động gần 320,000 binh sĩ Hàn Quốc tới tham chiến tại Việt Nam; đây là số lượng lính tham chiến nhiều thứ hai tại Việt Nam, chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Lý do của việc tham chiến của quân lực Đại Hàn nhằm mục đích duy trì mối quan hệ đồng minh giữa Hàn Quốc và Mĩ, ngăn ngừa sự xâm lấn của chủ nghĩa cộng sản theo học thuyết Domino tại Đông Á, ngăn chặn sự bành trước ảnh hướng của các lực lượng Cộng Sản từ Bắc Việt Nam, đồng minh ý thức hệ của Bắc Triều Tiên qua Nam Việt Nam, đồng minh của Hàn Quốc và nâng cao vị thế của Hàn Quốc trên chính trường quốc tế. Tháng 1 năm 1965, khi đề xuất triển khai quân đội được Quốc hội thông qua với 106 phiếu thuận và 11 phiếu chống, Park tuyên bố rằng "đây chính là thời điểm Hàn Quốc chuyển từ vị thế bị động sang vai trò chủ động đối với các vấn đề quốc tế."

Bên cạnh những lý do chính trị, việc tham chiến của Hàn Quốc cũng được cho là xuất phát từ động cơ tài chính. Quân đội Hàn Quốc được chi trả bởi chính phủ liên bang Hoa Kỳ và số tiền này, khoảng 10 tỷ đô la Mĩ, được chuyển thẳng đến chính phủ Hàn Quốc dưới hình thức trợ cấp, cho vay, chuyển giao công nghệ và ưu đãi thị trường.

Trong các công trình tạo nên sự bứt phá của Hàn Quốc, cuối những năm 60, Park Chung Hee đã thực hiện được một kỳ công là xây dựng xa lộ lớn nhất trong lịch sử Hàn Quốc, từ thủ đô Seoul tới hải cảng Pushan phía nam. Khi nêu dự án xây dựng xa lộ 4 làn xe, xuyên qua địa thế núi non hiểm trở, quốc hội Hàn Quốc đã thẳng tay bác bỏ. Nhiều người thân thuộc của Park Chung Hee cũng không tin. World Bank và các cơ quan tài chính quốc tế cảnh báo việc xây dựng con đường sẽ dẫn quốc gia tới phá sản, vì phí tổn xây dựng và bảo trì. Nhưng Park Chung Hee không nản lòng. Ông nghiên cứu kỹ những tài liệu và dùng trực thăng xem xét thực tế toàn thể địa hình nơi con đường sẽ đi qua.

Ngày 1/2/1968, ông ra lệnh khởi công và Hàn Quốc bắt tay vào xây dựng xa lộ 428 km, với hơn 200 cây cầu và 6 đường hầm chính. Công trình hoàn thành 30/6/1970. Các chuyên gia ADB đánh giá, với phí tổn 330 USD/km, đây là chi phí thấp nhất trong lịch sử xây dựng loại xa lộ này. Ngay 3 năm đầu, xa lộ Seoul - Pushan đã được sử dụng hữu hiệu, có tới 80% lượng xe lưu thông sử dụng xa lộ này. Về tinh thần dân tộc biểu lộ qua việc xây dựng xa lộ, ngày nay người ta vẫn còn nhắc đến lời thề mà đội ngũ chuyên gia - kỹ thuật lúc đó đã hứa với Park Chung Hee: “Nguyện hiến thân cho Tổ quốc phồn vinh, cho nhân dân hạnh phúc. Chịu bất cứ hình phạt nào nếu không hoàn thành nhiệm vụ”

Dưới thời Park Chung Hee, tiết kiệm là quốc sách. Trong nhiều bài diễn văn, ông đã nhắc đi nhắc lại: “Mỗi xu ngoại tệ là một giọt máu”. Park Chung Hee cũng điển hình là một Tổng thống liêm khiết, làm Tổng thống 19 năm mà khi chết tài sản của ông chỉ có trên 10.000 USD.

Nhưng Hàn Quốc thời Park Chung Hee cũng là thời kỳ tồi tệ nhất về phương diện xã hội. Dưới chính thể độc tài quân sự (1961-1987), xã hội Hàn Quốc tồn tại và vận động theo ba nguyên tắc “chống cộng”, “nhà nước độc tài” và “phát triển kinh tế”.

Các cuộc biểu tình, hệ thống báo chí và phát ngôn nói chung đều bị kiểm duyệt hà khắc. Các sĩ quan cảnh sát mang thước và chặn thanh niên trên phố để đo tóc và váy của họ. Chính quyền rất thô bạo nếu thanh niên để tóc dài, phụ nữ mặc váy ngắn. Gián điệp, chỉ điểm có mặt khắp mọi nơi, giám sát đến cả trường học. Những người bất đồng chính kiến khó thoát khỏi bị bắt và mòn mỏi ở trong tù. Nếu một người bị quy là người cộng sản, người đó sẽ mất hết mọi quyền tồn tại trong xã hội. Quy kết sự phê phán nhằm vào một chính sách nào đó của chính phủ là “cộng sản chủ nghĩa” là phương cách ưa thích và hiệu quả. Khi một nhà hoạt động xã hội bị bắt, người đó sẽ bị tra tấn dã man để phải thú nhận mình là người cộng sản.

Các biện pháp này khiến bất kì kế hoạch phá rồi, thành lập thành đoàn, cơ quan kháng chiến của của CHDCND Triều Tiên đều bất thành. Đảng Cộng Sản không có đất sống tại Hàn Quốc và nội lực xã hội được tập trung để phát triển kinh tế. Tuy nhiên cũng khiến các quyền dân chủ cơ bản, như quyền tự do hội họp, tự do lập hội, tự do bày tỏ ý kiến… đều bị chà đạp.

Park Chung Hee đã hết mình với phát triển kinh tế và không chấp nhận bất kỳ sự hoài nghi nào từ bất kỳ ai. Chính quyền tạo điều kiện và khuyến khích các tập đoàn, các nhà tư bản sử dụng nhân công giá rẻ. Những năm 60-70, điều kiện sống của những người lao động di cư từ các khu vực nông nghiệp đến các thành phố và khu công nghiệp hết sức cực khổ. Quyền của người lao động bị hạn chế tối đa. Chính quyền không ngần ngại hy sinh quyền lợi của mọi tầng lớp lao động. Và mọi thứ đều buộc phải chấp nhận vì từ năm 1962, chính sách toàn quốc thắt lưng buộc bụng được áp dụng từ Tổng thống đến dân chúng. Làm việc nặng nhọc và triền miên như khổ sai, nhưng sống kham khổ. Hàng tuần mỗi người dân đều phải nhịn ăn một bữa, không hút thuốc ngoại nhập, không uống cà phê. Thời gian lao động kéo dài đến 12-14 tiếng mỗi ngày. Điều kiện lao động tồi tệ, lương rất thấp.

Sau gần hai thập niên độc tài, Park Chung Hee đã đưa Hàn Quốc thoát khỏi nghèo đói bước vào hàng những quốc gia phát triển. Nhưng dựa vào độc tài, Park Chung Hee đã càng ngày càng kỳ thị với tự do, dân chủ nhân danh sự ổn định và phát triển. Ông cho rằng, Hàn Quốc cần phải phát triển kinh tế vững mạnh trước khi có thể có dân chủ. “Người Châu Á sợ hãi đói nghèo hơn là sợ độc tài. Các dân tộc châu Á muốn có bình đẳng kinh tế trước rồi sau đó mới xây dựng cơ chế chính trị công bằng hơn…, và viên ngọc chẳng có gì rực rỡ được gọi là chế độ dân chủ là vô nghĩa đối với những người đói khát và tuyệt vọng”.

Việc coi thường giá trị dân chủ đã làm cho không chỉ người dân mà cả những thân tín của ông trong nội các cũng cảm thấy công lao của họ đối với chế độ trở nên vô nghĩa. “Xét về mặt chính trị, Park Chung Hee là một gánh nặng của Hàn Quốc vì suốt thập niên 70, ông có xu hướng đàn áp thô bạo ngày càng tăng. Năm 1972, ông đã làm cho cả nước bị sốc trước tuyên bố thiết quân luật. Sau đó ông lại đưa ra hiến pháp mới chấm dứt bầu cử trực tiếp và chính thức suy tôn làm Tổng thống trọn đời”

Chính tay chân tin cẩn của ông đã ám sát hụt Park Chung Hee một lần vào năm 1974. Lần đó vợ ông đã phải tử nạn trong khi ông vẫn không vì thế mà bỏ dở bài phát biểu tại nhà hát quốc gia. Lần thứ hai là trong một bữa tiệc tối 26/10/1979, Kim Jae Kyu - Giám đốc cơ quan tình báo Hàn Quốc đồng thời là điệp viên trưởng của ông, đã nổ súng hạ gục ông cùng với chỉ huy trưởng nhóm vệ sỹ. Sau đó Kim Jae Kyu đã bị tử hình nhưng đến nay một Uỷ ban đặc biệt của chính phủ vẫn phải thảo luận về việc có nên coi Kim Jae Kyu là người có công cho quá trình dân chủ hoá của Hàn Quốc hay không.

Ngày nay,Người dân nhắc đến tên ông với cả hai trạng thái tình cảm khác nhau, thứ nhất họ cảm ơn ông đã đặt nền móng cho sự phát triển vượt bậc của Hàn Quốc trong bốn nhiệm kỳ Tổng thống, thứ hai họ oán giận ông vì ông là người quá độc tài và tính dân chủ trong thời kỳ của ông không được coi trọng.

Sau khi Park Chung Hee bị ám sát, Choi Kyu Ha lên nắm giữ chính phủ lâm thời, tình hình chính trị tại Hàn Quốc không thoát khỏi bất ổn. Ngày 12/12/1979, tướng Chun Doo Hwan đảo chính quân sự, lật đổ chính phủ lâm thời Choi Kyu Ha và ban bố tình trạng thiết quân luật. nền độc tài quân sự còn tồn tại tiếp cho tới 8 năm sau với rất nhiều sự đấu tranh, đổ máu của người dân, sinh viên, tri thức và cả các chính trị gia Hàn Quốc cho sự dân chủ hóa của Hàn Quốc sau này.

Lo sợ về sự lộng quyền của chính thể độc tài đã làm cho Hàn Quốc buộc phải sửa đổi Hiến pháp và Luật Bầu cử Tổng thống năm 1987. Hiến pháp mớiquy định bầu Tổng thống bằng bỏ phiếu kín, trực tiếp. Trước đó suốt 16 năm, Tổng thống Hàn Quốc được bầu gián tiếp qua các đại cử tri. Từ năm 1987, Tổng thống Hàn Quốc có nhiệm kỳ là 5 năm và chỉ được phép làm một nhiệm kỳ. Sau bầu cử 1987, chính phủ buộc phải có ý kiến về sự kiện Gwangju. Năm 1988, Quốc hội tổ chức trưng cầu dân ý và đổi tên sự cố này thành “Phong trào dân chủ Gwangju”. Năm 1995, Quốc hội đã thông qua một đạo luật đặc biệt về sự kiện này. Những người chịu trách nhiệm đã bị khởi tố.

12/1997, đảng đối lập đã chiến thắng trong cuộc bầu cử và đạt được sự chuyển giao quyền lực bằng con đường hoà bình. Đầu 1998 Kim Dae Jung lên làm tổng thống. Cũng từ năm 1997, ngày 18 tháng 5 được công nhận là một ngày lễ lớn ở Hàn Quốc. Năm 2002, nghĩa trang Mangwol Dong ở Gwangju được nâng cấp thành nghĩa trang quốc gia. Năm 2007, Hàn Quốc đã kỷ niệm 20 năm nền dân chủ được thiết lập tại đất nước này, nghĩa là tính từ khi đảng đối lập chiến thắng, cựu tử tù Kim Dae Jung trở thành tổng thống, “gõ cửa một thời đại mới”.

Theo Địch Nhân Kiệt , ,

Câu chuyện mùa dịch Covid-19: Thí sinh khóc đòi trả hàng

Một thí sinh đã bật khóc khi trình bày và muốn trả máy sau khi đã dùng, mặc dù đã được giảm giá từ bên bán.
Câu chuyện mùa dịch Covid-19: Thí sinh khóc đòi trả hàng
"Đối chiếu với giá trúng thầu của các địa phương đã mua sắm hệ thống này tương tự trong thời gian trước đó gần nhất như Quảng Ninh (8,4 tỉ đồng), CDC Hà Nội (7 tỉ), qua đó nhận thấy mức giá khoảng 7,5 tỉ đồng là tương đối hợp lý, đủ cơ sở để trình Sở Tài chính thẩm định dự toán theo quy định" - giám đốc sở y tế QUẢNG NAM giải thích.

Trong ba công ty đưa ra chào giá thì đã mua được giá thấp nhất: Công ty Giải pháp Việt đưa ra giá hơn 7,5 tỷ đồng; hai đơn vị còn lại báo giá 9,7 tỷ đồng và 9,3 tỷ đồng.

Tại cuộc họp, bà Lê Thị T , Giám đốc Công ty CP TM & ĐT Giải pháp Việt cho hay, tại thời điểm ký kết hợp đồng với Sở Y tế Quảng Nam, công ty không hề biết giá nhập khẩu. Công ty mua thiết bị này và bán lại cho Sở Y tế Quảng Nam, lợi nhuận trước thuế 1,43 tỷ đồng. Bà T đề xuất sẽ giảm giá, bán thiết bị này cho Quảng Nam với xuống còn 4,8 tỷ đồng.

Công ty CP TM & ĐT Giải pháp Việt đã thống nhất giảm tỷ suất lợi nhuận xuống 0% (như một sự đóng góp với Quảng Nam trong quá trình chống dịch Covid-19).

Sau khi nghe ý kiến đề xuất phía công ty này, Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam không có ý kiến về việc giảm giá, mà ĐỀ XUẤT TRẢ LẠI MÁY

"Hiện hệ thống này chưa nghiệm thu nên chưa thanh lý hợp đồng. Việc mua sắm thực hiện đúng theo quy định, không hề tiêu cực", ông nói và bật khóc tại cuộc họp nên xin phép ra ngoài.

LẠI MỘT CÔNG TY CÓ NGHĨA CỬ CAO ĐẸP ! HOAN HÔ.

Theo ‎Bắc Đẩu‎ , ,

Nữ sinh Sài Gòn phản bác lời MC Phan Đăng: "Kiện Trung Quốc? kiện cái gì? kiện để làm gì?"

Những ngày này, người dân Việt Nam ở trong nhiều tình cảm xáo trộn, khi thấy “giặc” Trung Quốc đang ngày đêm uy hiếp nước ta. Nỗi lòng của người dân cả nước, trong đó có em – một người con nước Việt, luôn tự vấn lòng mình, “ta phải làm gì cho Tổ Quốc hôm nay”?

Xin tự giới thiệu với anh Phan Đăng, em chỉ là một nữ sinh Sài Gòn, sinh năm 1995, mới tốt nghiệp đại học luật, chuyên ngành luật quốc tế được 3 năm. Kiến thức của một cô gái nhỏ như em, chắc chưa theo kịp với một nhà báo tiếng tăm tầm cỡ như anh. Nhưng em mạo muội nói thẳng với anh một số vấn đề.

Cũng như nhiều bạn trẻ khác, em cũng rất say mê chương trình “Lẩm Bẩm 24h” của anh Phan Đăng trên kênh YouTube. Thế nhưng, khi nghe anh Phan Đăng “lẩm bẩm” trên trang YouTube của anh về đề tài Biển Đông – kiện hay không kiện, em từ kinh ngạc chuyển sang phẫn nộ.

Clip này, anh Phan Đăng nói khoảng hơn 36 phút, em đã phải nghe ít nhất 5 lần, để hiểu được vì sao Việt Nam “không chịu phát triển” và trở nên yếu hèn như vậy? Vì sao giới trẻ Việt Nam nhiều người không yếu ớt về thể chất, nhưng lại bạc nhược về tinh thần? Vì có những con người như anh, Phan Đăng ạ.
Nữ sinh Sài Gòn phản bác lời MC Phan Đăng: "Kiện Trung Quốc? kiện cái gì? kiện để làm gì?"
Trong bài nói chuyện gần 40 phút này, luận điểm chính của anh Phan Đăng là:

Để trả lời cho câu hỏi, có nên kiện Trung Quốc hay không, anh Phan Đăng nói là giới trẻ Việt Nam cần phải trả lời 3 câu hỏi của anh trước đã. Đó là i) Kiện toà nào? Kiện cái gì? Và sau khi kiện sẽ làm gì?

Trong lúc hùng biện, anh Phan Đăng đã dẫn chứng rất nhiều kiến thức từ luật quốc tế, lịch sử Việt Nam cũng như quan hệ quốc tế hiện đại để dẫn chứng cho các luận điểm của anh ấy.

Và chốt lại, anh Phan Đăng trả lời giùm là “các bạn trẻ cứ yên tâm đi, Đảng và Nhà nước đã biết hết các nỗi lo của các bạn rồi, Đảng và Nhà nước đã có phương án hết cả rồi. Và chúng ta cũng không cần kiện Trung Quốc đâu. Các bạn cứ tin tưởng vào Đảng và Nhà nước đi”.

Bài viết của em để đáp lại lời anh, chia thành hai phần chính. Một là, trả lời 3 câu hỏi của anh về chuyện kiện. Hai là, trả lời cho luận điểm hãy yên tâm đi, mọi việc đã có Đảng và Nhà nước lo rồi.

Và bây giờ, em sẽ xin nói thẳng với anh Phan Đăng từng vấn đề một.

Vấn đề 1

Thứ nhất, anh Phan Đăng không phải là chuyên gia luật quốc tế, mà anh ấy cũng tự nhận, những cái anh ấy nói, các cụ, các bác biết hết cả rồi. Tuy vậy, thực tế là kiến thức của anh không có chuyên môn về luật quốc tế. Nhưng anh lại nói chuyện kiện tụng quốc tế.

Như vậy thì rõ ràng anh ta nói về một thứ anh ta không nắm chắc. Mà không nắm chắc thì chắc chắn thông tin anh cung cấp không đầy đủ. “Một nửa cái bánh mì là một nửa cái bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì không phải sự thật”. Đó là em chưa trích câu nói của Lê nin – thầy của Đảng anh là, “sự nhiệt tình cộng với sự ngu dốt thành một sự phá hoại”. Chính vì thế, nếu anh không rõ về luật quốc tế, thì “để Mị nói cho mà nghe nè”:

1.- Kiện toà nào?

Từ năm 2014 trở đi, mỗi năm vào dịp hè về, tiếng ve kêu, hoa phượng nở là tàu Trung Quốc lại tiến vào vùng biển của Việt Nam. Những căng thẳng lại dâng lên, và em lại nghe báo chí và các chuyên gia lên tiếng là cần kiện Trung Quốc ra Toà.

Anh Phan Đăng có nhắc tới 3 Toà án quốc tế, nhưng hỡi ôi, anh lại nhầm lẫn. Toà thứ nhất, anh nói đúng, đó là Toà án Công lý Quốc tế (International Court of Justice – Viết tắt là ICJ). Toà này là cơ quan tư pháp của Liên Hiệp quốc.

Toà thứ hai anh Phan Đăng nhắc tới là Toà trọng tài thường trực (Permanent Court of Arbitration – viết tắt là PCA). Đây là Toà quốc tế lâu đời nhất. Nhưng Toà này không phải là Toà đã ra Phán quyết trong vụ Philippines kiện Trung Quốc như anh nói đâu.

Toà thứ ba thì anh Phan Đăng càng lầm lẫn. Toà này mới là Toà xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc nhưng nó chỉ là một Hội đồng trọng tài được thành lập khi phát sinh vụ việc giải quyết tranh chấp, thuật ngữ chuyên môn gọi là ad hoc. Vụ Philippines kiện Trung Quốc là bởi vì, nếu một Toà muốn có thẩm quyền xét xử tranh chấp đó, phải có thẩm quyền xét xử theo luật định. Hai Toà trên ICJ và PCA đều đòi hỏi các bên tranh chấp đồng ý đưa lên Toà giải quyết thì Toà mới có thẩm quyền.

Thứ hai, trong Công ước Luật biển của LHQ năm 1982 (gọi tắt là UNCLOS) có quy định, nếu các bên tranh chấp mà tranh chấp đó liên quan đến việc áp dụng hoặc giải thích bất cứ điều khoản nào của UNCLOS thì có thể sử dụng các cơ chế giải quyết được quy định tại UNCLOS. Trong đó, có Toà trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS. Và chính một Toà trọng tài như vậy đã được thành lập với 5 Thẩm phán quốc tế lừng danh về luật biển là thành viên của Hội đồng trọng tài.

Và theo quy định về giải quyết tranh chấp như đã nêu trong UNCLOS thì nếu các bên đã tiến hành các thủ tục giải quyết trong bước đầu tiên, nhưng vẫn không được, thì một bên có thể yêu cầu một phán quyết từ Hội đồng trọng tài thành lập theo Phụ lục VII UNCLOS này, mà không cần sự đồng ý của bên còn lại. Và nhờ có quy định đó, Philippines mới có thể lôi được Trung Quốc ra Toà, bởi vì Trung Quốc có bao giờ thèm ra Toà đâu.

Tóm lại là thế này nhé anh Phan Đăng, Toà trọng tài theo Phụ lục VII UNCLOS xử vụ Philippines kiện Trung Quốc là một Hội đồng trọng tài có 5 thành viên, được lập ra chỉ để giải quyết vụ này thôi. Và Toà này sử dụng PCA làm chỗ để thực hiện vụ xét xử, sử dụng các dịch vụ của PCA để tiến hành xét xử, và dĩ nhiên, sẽ phải trả tiền cho PCA cho các dịch vụ này. Chứ không phải vụ này do PCA xử anh nhé.

Không biết nói thế này, anh Phan Đăng có hiểu không nhỉ, chứ em hồi học đại học, các thầy cô đã giảng rất kỹ về chức năng và tính chất của Toà này, cũng như về Phán quyết biển Đông năm 2016.

2.- Kiện cái gì?

Vấn đề số 2 này liên quan đến vấn đề thứ nhất. Như đã trình bày ở vấn đề số 1, các Toà ICJ và PCA thì không thể có thẩm quyền vì Trung Quốc luôn từ chối việc ra Toà, và hai Toà này có thể khởi kiện vấn đề chủ quyền. Thế nhưng, tranh chấp chủ quyền là một câu chuyện lâu dài, nó có khi kéo dài đến đời cháu anh Phan Đăng cũng chưa chắc đã giải quyết xong.

Và chủ quyền không phải là tất cả. Điều quan trọng đáng nói ở đây là Trung Quốc đang sử dụng lúc thì “đường lưỡi bò” lúc thì “Tứ Sa” để làm bình phong cho việc “cướp biển” của Việt Nam. Các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với nguồn tài nguyên hải sản phong phú nay còn đâu? Ngư dân Việt Nam phải lang thang sang “trộm cá” tại vùng biển của các nước khác.

Rồi dầu mỏ, khí đốt – nguồn tài nguyên đã nuôi sống nhà nước Việt Nam thời bao cấp, nay còn đâu, khi các mỏ gần thì đã khai thác sắp cạn kiệt, còn mỏ xa hơn một chút như Cá Rồng Đỏ, Cá Kiếm Nâu, Sao Vàng – Đại Nguyệt… bị “giặc Tàu” đe doạ, bắt ép phải rút lui, không được khai thác, cho dù nó nằm ở “nhà mình”.

Rồi nếu khi giặc Tàu kiểm soát được hết vùng biển của mình, liệu tất cả các con tàu của mình có thể ra khơi khi không được sự cho phép của nó? Vậy thì nguy hiểm nhất đang cận kề, đó là nguy cơ Việt Nam đang mất biển. Biển mới quan trọng anh ạ. Chứ cái mỏm đá thì ăn thua gì, nhưng ta phải giữ các mỏm đá ấy vì ta muốn giữ biển, anh Phan Đăng ạ.

Không biết anh Phan Đăng thông kim bác cổ như vậy có biết câu: “Đường đi khó không phải vì sông ngăn núi trở mà trong lòng cảm thấy có núi trở sông ngăn”. Lỗ Tấn cũng có câu: “Lúc ban đầu, thế giới không có đường đi, về sau người ta đi mãi thì cũng thành đường”.

Trước năm 2016, anh nói câu kiện hay không kiện như bây giờ, em nghe còn lọt tai, chứ sau năm 2016, Philippines đã mở đường rồi anh ạ. Anh chỉ việc đi theo mà thôi, vấn đề là anh có dám đi không? Và anh cũng biết rằng, khi người ta quyết tâm, người ta sẽ hành động, còn khi người ta không muốn làm thì người ta tìm lý do.

Kiện cái gì thì em sẽ nói đây anh ạ. Em – một cô gái chân yếu, tay mềm, nhưng không khiếp nhược trước giặc Tàu “xâm lược”, sẽ chỉ anh cần kiện gì.

Nếu giặc Tàu lại tiếp tục cho tàu bè của họ, Hải Dương địa chất các loại đó, xâm phạm vào vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của mình, thì anh cứ thu thập bằng chứng về các hoạt động trái phép của họ để đệ đơn lên một Toà Trọng tài theo Phụ lục VII, yêu cầu Toà phán quyết là hành động đó đúng hay sai?

Và giặc Tàu bảo đó là vùng tranh chấp như khu vực Bãi Tư Chính chẳng hạn, thì anh có thể đệ đơn lên Toà hỏi khu vực đó của Việt Nam hay của Tàu Cộng? Và ai có quyền khai thác dầu mỏ, khí đốt ở đó? Cái đó hoàn toàn nằm trong việc giải thích hoặc áp dụng UNCLOS, nên Toà sẽ có thẩm quyền anh ạ.

Anh có nói là Việt Nam có thể yêu cầu Toà tuyên bố “đường lưỡi bò” vô hiệu. Anh ơi, cái đó Toà đã tuyên rồi, anh mất công yêu cầu lại nữa làm gì.

Còn nhiều thứ có thể kiện lắm anh ơi, chẳng hạn Hoàng Sa tuy Trung Quốc đang chiếm đóng, nhưng anh có thể yêu cầu Toà trọng tài (từ giờ em nói Toà trọng tài tức là nói Toà trọng tài theo Phụ lục VII UNCLOS nhé anh) phán quyết các thực thể tại Hoàng Sa có là đảo hay không? Là vì Tàu Cộng nói đây là các đảo, họ có chủ quyền, nên nó có quyền kiểm soát vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo đó.

Rồi năm 1996, Tàu Cộng tuyên bố một đường cơ sở thẳng bao quanh Hoàng Sa, anh có thể kiện lên Toà trọng tài, hỏi đường cơ sở thẳng ấy có vi phạm hay không?

Tóm lại là, nếu anh muốn kiện (mà làm sao anh muốn được, phải Đảng và Nhà nước của anh, nếu muốn kiện), cứ nói em. Em học luật quốc tế tại Sài Gòn, học chuyên Anh từ nhỏ, thì sẽ kiện được, dư sức kiện anh nhé.

3.- Sau khi kiện thì làm gì?

Anh Phan Đăng nói, dù có kiện ra Toà quốc tế thì cũng chả làm gì, vì các toà án quốc tế không có cơ chế cưỡng chế thực hiện. Anh ơi, kiến thức này hồi năm thứ 3 em đã được học. Chả có toà quốc tế nào có cơ chế cưỡng chế thực hiện, chỉ một ít trường hợp của ICJ thì Hội Đồng Bảo An LHQ mới giúp thực hiện, mà thực tế ít xảy ra lắm anh ạ.

Nhưng sẽ có cơ chế, thưa anh. Mà đúng rồi, anh ở cái xứ mà chỉ biết sử dụng cường quyền thì quan tâm gì đến pháp luật. Pháp luật chỉ được áp dụng khi muốn “triệt tiêu” một ai đó thôi. Chứ Đảng và Nhà nước của anh luôn ở trên pháp luật thì anh nghĩ luật pháp quốc tế nó cũng vậy chăng? Anh có biết là gần 500 năm trước Công nguyên, tinh thần tôn trọng pháp luật đã thấm đẫm trong tâm thức của người phương Tây ở Hy Lạp cổ đại không, huống chi bây giờ. Nói như anh, chắc dẹp hết các Toà án quốc tế đi nhỉ, vì gần như chả có toà án quốc tế nào có cơ quan cưỡng chế thi hành án như nhà nước ta, anh nhỉ?

Và đây nè, em trích nguyên văn từ một bài viết của anh Dương Danh Huy trên BBC, như sau: “Chắc chắn Trung Quốc sẽ không tự nguyện tuân thủ phán quyết, cũng như họ đã không tuân thủ phán quyết 2016 về vụ kiện Phi-Trung.

Nhưng một phán quyết xác nhận Việt Nam đúng, Trung Quốc sai, sẽ vô cùng hữu ích trong việc tranh thủ sự ủng hộ của thế giới. Các nước khác, đặc biệt là Mỹ, có thể ủng hộ Việt Nam một cách danh chính ngôn thuận, không thể bị cho là thiên vị một bên trong tranh chấp và sự ủng hộ của họ sẽ có nhiều trọng lượng hơn.

Trung Quốc sẽ không thể ngụy biện rằng họ đang giải quyết và quản lý tranh chấp với các nước nhỏ một cách tốt đẹp, các nước ngoài khu vực không nên xen vào. Các nước khác có thể lên tiếng bảo vệ các công ty dầu khí của họ khi các công ty này làm việc với Việt Nam, Trung Quốc không thể yêu cầu họ rút ra khỏi ‘vùng tranh chấp’.

Nếu trong tương lai Việt Nam phải đưa tranh chấp ra LHQ, vì chắc chắn là Trung Quốc sẽ leo thang lấn lướt, nếu có trong tay một phán quyết xác nhận Việt Nam đúng, Trung Quốc sai, Việt Nam sẽ được nhiều phiếu ủng hộ hơn”.

Đó anh thấy không. Kiện là kiện thôi, ăn thua có muốn và có dám kiện hay không. Anh lại nói rằng, nếu kiện Trung Quốc thì sẽ khó khăn cho người dân mình. Anh ơi, sao anh không nói Đảng và Nhà nước anh học tập Đài Loan đi, họ không dựa vào Trung Quốc mà kinh tế họ vẫn phát triển ầm ầm kìa. Khi đó thì kiện hay không cũng đâu có ngán.

Còn đây, cho dù Việt Nam mình không kiện Trung Quốc, thì người dân mình vẫn buôn bán với họ theo kiểu mình là con tin của họ. Lúc thích thì họ mua. Lúc không thích thì họ kiếm chuyện đóng cửa. Mãi mãi người dân mình sẽ là con tin của họ thôi nếu không tìm cách thoát khỏi “ảnh hưởng của họ”, anh ạ.

Vấn đề 2

Tiếp theo, anh Phan Đăng nói là “các bạn cứ yên tâm đi, mọi việc Đảng và Nhà nước đã biết hết rồi, Đảng và Nhà nước đã lo cả rồi”. Ôi thôi! Em sẽ phân tích từng thứ cho anh thấy nhé.

Chắc anh phải biết, trên báo chí người ta dẫn lời các chuyên gia từ trong, ngoài nước đều khẳng định là Trung Quốc sẽ quyết tâm độc chiếm biển Đông cho bằng được. Điều đó không còn là hồ nghi gì cả. Vậy anh nói Đảng và Nhà nước có cách rồi, không cần kiện mà vẫn giữ được tất cả, không mất gì cả. Có chuyện đó không? Đảng và Nhà nước anh có phép thần gì để làm được như thế?

Anh có biết là vừa rồi, khi Trung Quốc lại nhắc lại cái “công hàm” Phạm Văn Đồng 1958 làm cả nước xôn xao không? Anh biết vì sao người ta lại cãi nhau ỏm tỏi như vậy không? Đó là niềm tin giữa những người dân với Đảng và Nhà nước của anh đã cạn kiệt rồi. Mà không cạn sao được. Đảng và Nhà nước của anh nào là vụ Đồng Tâm, Văn Giang, Tiên Lãng… toàn “đánh úp” người dân thôi. Thế thì làm sao mà họ tin vào Đảng và Nhà nước được? Vì lỡ tin, lại có một cái Hiệp ước Thành Đô nữa hay sao?

Thêm nữa, Đảng và Nhà nước của anh, từ Chính phủ đến quân đội, công an, đều tham nhũng đầy mình, đều là những bầy sâu nhung nhúc, ăn của dân không chừa thứ gì. Ngay cả đại dịch Covid-19 mới đây, mua cái máy xét nghiệm có 2 tỉ thì kê lên hơn 7 tỉ. Thế thì, với những đại tướng tham nhũng như Phùng Quang Thanh, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, hay Trung tướng Trần Việt Tân, Bùi Văn Thành… những người đó mua tàu ngầm Kilo hay tàu chiến Gerard về, lấy gì để bảo đảm họ không kê giá, không ăn bớt? Và những thứ vũ khí đó, liệu có còn xài được không hay khi chiến sự nổ ra mới hiện nguyên hình là những đống sắt vụn?

Chưa kể, với những người tham tiền như thế thì Trung Quốc họ thiếu gì tiền, họ tìm cách hối lộ cho các anh hàng tỉ đô la như cái vụ Bô xít Tây nguyên… Lỡ các anh bán nước thì làm sao tụi dân đen như tụi em biết được?

Cho nên anh Phan Đăng ơi, lẽ ra anh nên khuyến khích những người trẻ như em phải trăn trở với vận mệnh dân tộc, phải đau với nỗi đau của dân tộc thì mới đúng. Đằng này anh bảo tụi em hãy vô tư vui chơi đi, hãy trà sữa và tự sướng đi, cho dù ngã vào xe lửa chết cũng được. Thao thức với dân tộc không có nghĩa là chúng em chống lại Đảng và nhà nước của các anh, mà chúng em muốn đồng hành với Đảng và Nhà nước của anh trong công cuộc chống lại giặc Tàu này.

Ngày xưa, Chế Lan Viên phải đau khổ vì:

“Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp
Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn”.

Thế mà ngày nay, khi tụi em thao thức với tương lai của dân tộc, thì anh lại khuyên bảo tụi em là hãy lo yêu nhau và làm tình đi, vì tất cả Đảng và Nhà nước đã lo rồi. Cũng Đảng và Nhà nước của anh lo mà như chị Trần Thị Lam phải đau khổ thốt lên rằng:

“Rừng đã hết và biển thì đang chết.
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa”.

Anh dẫn chứng lịch sử chúng ta bị đô hộ hàng ngàn năm mà không bị mất nước. Đúng là như vậy. Bác Hồ kính yêu của anh đã từng nói thế này: “Cách mạng là sáng tạo, chân lý là cụ thể”. Chính vì thế, anh phải xem cụ thể trường hợp này thế nào nha anh? Nước Việt Nam bị đô hộ hàng ngàn năm không bị mất là nhờ ý chí kiên cường bất khuất chống giặc Tàu của cha ông ta, còn ươn hèn thì làm sao mà chả mất nước.

Anh hay nói về lịch sử, anh có nhớ Hịch tướng sĩ không? Này nhé:

“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm”.

Phải có ý chí quyết tâm, căm thù giặc như vậy thì mới có thể giữ được nước chứ anh.

Em còn muốn viết nhiều nữa, nhưng em sẽ đợi khi nào anh trả lời em đã. À, em còn cần nói thêm với anh đôi điều. Đó là thay vì kêu tụi em hãy yên tâm kê cao gối ngủ đi, thì anh cần nhớ lại Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của bác Hồ anh đó: “Chúng ta muốn hoà bình nên chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng thì kẻ địch càng lấn tới”.

Và mong rằng, Đảng và Nhà nước của anh cần phải hiệu triệu toàn dân: “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, quyết không để mất một tấc đất, tấc biển nào của tổ tiên để lại”, thì tất cả những người trẻ như em sẽ theo bước, chứ không phải ru ngủ tụi em nhé anh.

Và nếu anh còn tiếp tục ru ngủ nữa, anh sẽ là tội đồ của dân tộc này đó. Còn chương trình “Lẩm bẩm 24h” của anh chắc nên đổi thành “Lẩn Thẩn 24h” thì mới đúng bản chất.

Chào thân mến và quyết thắng nhé anh!

Nguồn :

Tanhia Nguyen

Yến Phương (Cử nhân chuyên ngành Luật Quốc Tế).

(Tự nhận mình hiểu biết luật quốc tế Phan Đăng, tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2006, người thay thế Lại Văn Sâm dẫn chương trình 'Ai là Triệu phú').

27/04/2020 , , ,

Có dấu hiệu 'thông thầu' trong việc đấu thầu mua sắm ô tô tại Công ty Điện lực Hà Nam?

Nhiều dấu hiệu bất thường khi tổ chức lựa chọn nhà thầu các gói thầu mua sắm ô tô do Công ty Điện lực Hà Nam (PC HANAM) làm chủ đầu tư.
Có dấu hiệu 'thông thầu' trong việc đấu thầu mua sắm ô tô tại Công ty Điện lực Hà Nam?
Ngày 19/9/2019, Hội đồng thành viên, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đã có Quyết định phân công ông Ngô Quốc Huy, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Hà Nam, giữ chức Giám đốc Công ty Điện lực Hà Nam, thay ông Trần Minh Dũng. Trước đó, ông Dũng, được điều động giữ chức Trưởng Ban Kế hoạch của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc.

Đấu thầu mà như… chỉ định thầu

Năm 2016, gói thầu: Mua sắm ô tô 07 chỗ. Gói thầu được Công ty Điện lực Hà Nam tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước. Nhà thầu trúng thầu: Công ty CP AHCOM Long Biên. Giá trúng thầu: 2.184.000.000 đồng (Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu (KQLCNT) số 2258/QĐ – PCHN ngày 29/12/2016).

Tuy nhiên, tại yêu cầu kỹ thuật (Hồ sơ mời thầu-HSMT và Hồ sơ yêu cầu-HSYC) của gói thầu trên, chủ đầu tư/Công ty Điện lực Hà Nam đã sử dụng tiêu chuẩn của hàng ô tô Nissan vào tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật đối với hàng hóa chào thầu.

Cụ thể, Bảng tóm tắt thông số kỹ thuật của hàng hóa (xe 7 chỗ, 2 cầu) chủ đầu tư yêu cầu phải tuân thủ các thông số kỹ thuật và các tiêu chuẩn như: Động cơ gồm: Kiểu động cơ QR25; Động cơ: Trục cam đôi với van biến thiên toàn thời gian kép; Dung tích: 2488cc; Hành trình pít-tông: 89 x 100 mm… Phần hệ thống truyền động gồm: Hộp số: Hộp số vô cấp điện tử Xtronic-CVT với chế độ số tay 7 cấp; Hệ thống lái: Tay lái chỉnh 4 hướng, trợ lực điện, bọc da, 3 chấu; Kích thước mâm xe : 18’’, Hợp kim nhôm ; Kích thước lốp xe: 225/60R18…

Điều lạ lùng là tất cả bảng thông số trên trùng khớp 100% với thông số kỹ thuật của Xe Nissan X-Trail cơ QR25 với dung tích 2488cc của hãng Nissan.

Trong khi đó, tại Khoản 7, Điều 12, Nghị định 63/2014/NĐ - CP ngày 26/6/2014 quy định về lập HSMT và Khoản 5, Mục I Chỉ thị số 47/2017/CT-TTg ngày 27/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ có quy định: HSMT/HSYC không được nêu những đặc tính, tiêu chuẩn cá biệt của hàng hóa nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng. Cũng không được đưa ra các yêu cầu quá cao dẫn đến làm tăng giá dự thầu hoặc làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu.
Có dấu hiệu 'thông thầu' trong việc đấu thầu mua sắm ô tô tại Công ty Điện lực Hà Nam?

Có dấu hiệu 'thông thầu' trong việc đấu thầu mua sắm ô tô tại Công ty Điện lực Hà Nam?
Nhờ các thông số kỹ thuật “trùng khớp” hoàn toàn với dòng xe Nissan nên trong 3 năm qua, Công ty CP AHCOM Long Biên là nhà thầu duy nhất trúng thầu tất cả các gói thầu mua ô tô của Công ty Điện lực Hà Nam.

Tương tự, năm 2017 và 2018, khi tổ chức đấu thầu các gói thầu mua ô tô bán tải, Công ty Điện lực Hà Nam cũng đưa các yêu cầu kĩ thuật mặt hàng chào thầu trong HSMT trùng với thông số kĩ thuật của xe bán tải Nissan Navara.

Cụ thể: Gói thầu Mua sắm ô tô bán tải thuộc dự án: Trang bị xe ô tô bán tải cho Điện lực Phủ Lý đạt danh hiệu kinh doanh vận hành giỏi năm 2017. Hình thức lựa chọn nhà thầu: Chào hàng cạnh tranh. Nhà thầu trúng: Công ty CP AHCOM Long Biên. Giá trúng thầu: 862.070.000 đồng (Quyết định phê duyệt KQLCNT số 354/QĐ – PCHN ngày 03/03/2018);

Gói thầu: Mua xe ô tô bán tải thuộc dự án: Trang bị xe ô tô bán tải phục vụ cho công tác sửa chữa điện nóng (hotline) năm 2018 cho Công ty Điện lực Hà Nam. Gói thầu tổ chức theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước. Nhà thầu trúng: Công ty CP AHCOM Long Biên. Giá trúng thầu: 854.800.000 đồng (Quyết định phê duyệt KQLCNT số 2114/QĐ – PCHN ngày 24/10/2018);

Tại HSMT/HSYC hai gói thầu trên yêu cầu kĩ thuật trong HSMT yêu cầu: các Thông số kỹ thuật của xe ô tô: xe mới 100%, sản xuất năm 2017. Cụ thể: Tên xe mã hiệu 2.5 AT 4WD. Động cơ: YD25 (High); Loại động cơ: DOHC, 2.5L, 4 xy lanh thẳng hàng, 16 van, ống phân phối chung với Turbo VGS /Inline 4-cylinder, DOHC; 16 valves; Diesel Commonrail 2.5L with VGS Turbo; Dung tích: 2488cc; Hành trình pít-tông (mm): 89 x 100; Công suất cực đại (kW (HP) /rpm: 140 (188) / 3600…

Tiếp đến, phần Hệ thống truyền động, các thông số đều trùng với thông số của hãng xe Nissan như: Loại truyền động: Số tự động 7 cấp với chế độ chuyển số tay; Hệ thống truyền động: 2 cầu bán thời gian với nút chuyển cầu điện tử (Shift-on-the-fly) ; Hệ thống treo: Trước (với thanh cân bằng, giảm chấn thủy lực). Sau Lò xo lá (Nhíp) với khả năng chịu tải nặng kết hợp với giảm chấn.

Phần kích thước, trọng lượng và dung tích: Kích thước chiều dài tổng thể và chiều rộng tổng thể với 5255mm chiều dài và 1850 chiều rộng. Chiều dài cơ sở 3150mm…Chiều dài tổng thể thùng xe (mm): 1503; Chiều rộng tổng thể thùng xe (mm): 1,560; Chiều cao tổng thể thùng xe (mm): 470; Trọng lượng toàn tải 2910 kg…

Mức độ an toàn và an ninh đều đưa ra các tiêu chuẩn trùng với Nissan từ Hệ thống chống bó cứng phanh; Hệ thống phân phối lực phanh điện tử Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp; Hệ thống kiểm soát cân bằng động; Hệ thống hạn chế trơn trượt cho vi sai… cho đến Hệ thống kiểm soát hành trình Camera lùi…

Theo các chuyên gia đấu thầu, tình trạng các HSMT, HSYC trong đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh có đưa các thông số trùng khớp với một hãng hàng hóa là biểu hiện rõ nét của cạnh tranh không minh bạch trong đấu thầu.

Ai là chủ AHCOM Long Biên?

Nhờ các thông số kỹ thuật “trùng khớp” hoàn toàn với dòng xe Nissan nên trong 3 năm qua, Công ty CP AHCOM Long Biên là nhà thầu duy nhất trúng thầu tất cả các gói thầu mua ô tô của Công ty Điện lực Hà Nam
Có dấu hiệu 'thông thầu' trong việc đấu thầu mua sắm ô tô tại Công ty Điện lực Hà Nam?
Công ty CP AHCOM Long Biên có địa chỉ tại số 467 Nguyễn Văn Linh, phường Phúc Đồng, quận Long Biên, Hà Nội. Đại diện pháp luật AHCOM Long Biên là ông Nguyễn Đức Hợp.

Mới đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã Chỉ thị số 2937/CT-EVN ngày 6/6/2019 về chấn chỉnh công tác đấu thầu, tăng cường hiệu lực, hiệu quả và đẩy lùi tình trạng tiêu cực, vi phạm trong đấu thầu trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam. Theo chỉ thị trên, HSMT/HSYC do các đơn vị trực thuộc Tập đoàn phải khoa học, khách quan, phù hợp yêu cầu cụ thể từng gói thầu, đảm bảo theo đúng quy định và tính cạnh tranh của gói thầu, không mang tính định hướng, tạo lợi thế hoặc cản trở sự tham gia của một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng; không đưa ra các tiêu chí đánh giá có tính chất cục bộ, địa phương mà chỉ nhà thầu tại địa phương đó mới đáp ứng.

Theo tìm hiểu của phóng viên, Công ty CP AHCOM Long Biên có địa chỉ tại số 467 Nguyễn Văn Linh, phường Phúc Đồng, quận Long Biên, Hà Nội. Đại diện pháp luật AHCOM Long Biên là ông Nguyễn Đức Hợp.

Về phía PC HANAM, ngày 19/9/2019, Hội đồng thành viên, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đã có Quyết định phân công ông Ngô Quốc Huy, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Hà Nam, giữ chức Giám đốc Công ty Điện lực Hà Nam, thay ông Trần Minh Dũng. Trước đó, ông Dũng, được điều động giữ chức Trưởng Ban Kế hoạch của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc.
Điểm b, Khoản 3, Điều 89 Luật Đấu thầu quy định một trong những hành vi thông thầu là thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các bên tham dự thầu để một bên thắng thầu.
Theo Suckhoecongdongonline , ,

Huấn Hoa Hồng chính thức lên tiếng về vụ in sách lậu: “Hiểu biết pháp luật kém”

Giang hồ mạng Huấn Hoa Hồng cuối cùng đã phải lên tiếng, thừa nhận mình chỉ học hết lớp 7 và thiếu hiểu biết nên đã mắc sai lầm.

Trước đó Huấn Hoa Hồng khẳng định toàn bộ số tiền bán sách sẽ được anh dùng cho việc từ thiện.
Huấn Hoa Hồng chính thức lên tiếng về vụ in sách lậu: “Hiểu biết pháp luật kém”

Huấn Hoa Hồng chính thức lên tiếng về vụ in sách lậu: “Hiểu biết pháp luật kém”
Liên quan đến vụ Huấn Hoa Hồng ra mắt sách “hướng dẫn làm giàu” khiến dư luận phẫn nộ. Sau khi nắm được thông tin, lãnh đạo Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ TT&TT) cho biết sẽ vào cuộc làm rõ việc Huấn Hoa Hồng xuất bản 2 cuốn sách mang tên “Bí kíp kinh doanh online và “Đệ nhất kiếm tiền”. Đồng thời khẳng định sẽ báo cáo việc này với công an để xem xét xử lý nghiêm hành vi xuất bản lậu, hoặc những sai phạm về việc truyền bá thông tin mạng nếu có.

Trước sức ép từ CĐM cũng như thông tin cơ quan chức năng vào cuộc. Mới đây “giang hồ mạng” Huấn Hoa Hồng đã lên tiếng xin lỗi và nhận lỗi sai về mình.
Huấn Hoa Hồng chính thức lên tiếng về vụ in sách lậu: “Hiểu biết pháp luật kém”
Huấn Hoa Hồng và đồng bọn nhiều lần bị bắt vì liên quan đến chất cấm.

“Ngay từ đầu tôi đã nói với mọi người rằng toàn bộ số tiền thu được từ bán sách sẽ dùng để gửi cho trẻ em vùng cao Tây Bắc. Tôi thực tâm nghĩ đó là việc tốt nên đã vô tư rao bán và chia sẻ. Nhưng cuối cùng mọi thứ lại đi theo một hướng khác hoàn toàn. Rõ ràng về lý mình sai thì chẳng nói được gì nữa. Tôi xin nhận lỗi”.
Huấn Hoa Hồng chính thức lên tiếng về vụ in sách lậu: “Hiểu biết pháp luật kém”
“Sách của tôi hoàn toàn là kinh nghiệm thực tế từ cá nhân. Tôi không được học hành nhiều nên nghĩ gì thì viết nấy, có thể sai cả chính tả, câu từ lủng củng. Tôi cũng không biết biết đắt rẻ thế nào, vì tiền đó tôi có giữ cho mình đâu. Tôi cũng đơn giản nghĩ mọi người mua sách chủ yếu là ủng hộ việc thiện thôi”, Huấn “hoa hồng” chia sẻ trên báo Lao Động.
Huấn Hoa Hồng chính thức lên tiếng về vụ in sách lậu: “Hiểu biết pháp luật kém”

Huấn Hoa Hồng chính thức lên tiếng về vụ in sách lậu: “Hiểu biết pháp luật kém”
Về 2 cuốn sách “Đệ nhất kiếm tiền online” và “Bí kíp kinh doanh” của Huấn Hoa Hồng, nhiều độc giả phát hiện hàng loạt lỗi sai chính tả, ngữ pháp… đặc biệt nội dung bên trong được cho là xa rời thực tế. Không chỉ vậy, đại diện cục xuất bản phủ nhận việc NXB Sài Gòn in trên sách có tồn tại ở Việt Nam hiện nay.

Điều đáng nói, không ít người bày tỏ sự lo lắng khi các “giang hồ mạng” như Huấn Hoa Hồng ngày càng phổ biến trên các diễn đàn xã hội. Việc lan truyền những thông tin thiếu tích cực, không lành mạnh ít nhiều sẽ gây tác động xấu đến bộ phận giới trẻ ngày nay.
Huấn Hoa Hồng chính thức lên tiếng về vụ in sách lậu: “Hiểu biết pháp luật kém”
Huấn Hoa Hồng công khai bán sách “hướng dẫn làm giàu” trên Facebook. Từ một “giang hồ mạng” có tiền sử bị bắt vì sử dụng chất cấm, bị dư luận “ném đá” vì những clip dạy đời, nói đạo lý… Huấn Hoa Hồng bỗng dưng trở thành một doanh nhân chia sẻ bí quyết làm giàu.
Huấn Hoa Hồng chính thức lên tiếng về vụ in sách lậu: “Hiểu biết pháp luật kém”
, ,