Cập nhật tin tức nóng hổi

Trang dùng chất độc Xyanua bỏ vào trà sữa. Chất độc này rất dễ mua

Trước khi chị Nguyễn Thị H uống cốc trà sữa có chứa Xyanua và tử vong, có 2 người khác trong viện đã uống 2 cốc trà sữa khác và 1 người định uống. Rất may các nạn nhân không uống phải 4/6 cốc trà sữa có độc Xyanua.

Như Tiền Phong đã đưa tin, lúc 8 giờ sáng nay, 31/12, cơ quan chức năng đã tiến hành khai quật, giám định tử thi của chị Nguyễn Thị H (29 tuổi, trú tại phường Bồ Xuyên, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình), người đã tử vong bất thường tại nơi làm việc vào ngày 3/12 để điều tra vụ án dùng trà sữa có Xyanua để đầu độc "tình địch" đang gây xôn xao dư luận tại Thái Bình.

Tại Khoa Nội 3, Bệnh viện Phổi Thái Bình, nơi chị H công tác, không khí buồn bã bao trùm trước cái chết oan uổng của nữ điều dưỡng. Được biết, ngoài chị H, trước đó đã có 3 người "chạm tay vào cái chết" nhưng may mắn thoát nạn. Đó là mẹ con điều dưỡng viên Phạm Thị L và anh N.V.D, trưởng Khoa Nội 3 của Bệnh viện Phổi Thái Bình.
Trang dùng chất độc Xyanua bỏ vào trà sữa. Chất độc này rất dễ mua
Khoa Nội 3, nơi có 3 người khác may mắn thoát chết trong vụ đầu độc bằng trà sữa - Ảnh: Hoàng Long

Vẫn chưa hết bàng hoàng, chị Phạm Thị L cho biết, chị chính là người tiếp nhận những túi quà mang chất độc Xyanua do một nhân viên vận chuyển chuyển đến bệnh viện.

"Vào khoảng 16 giờ ngày 2/12, khi có một nữ giới xách đến 2 túi quà nói gửi cho chị Đàm Thị Hải Y đang làm ở khoa nhưng chị Y. không có ở khoa nên người này đã nhờ tôi nhận thay. Nhìn thấy 2 túi bên trong lại có phong bì, tôi nghĩ người quen của đồng nghiệp gửi nên đã nhận giúp", chị L kể lại sự việc.

Sau cuộc điện thoại thông báo với Y, chị L định mang 2 túi quà gồm có 6 cốc trà sữa và khoảng 3 kg quả quýt cất vào tủ lạnh trong phòng hành chính khoa. Nhưng khi xách túi quà thấy vài ba quả quýt bị dập và nước trà sóng sánh ra túi, chị liền mang đi rửa sau đó mới cất vào tủ lạnh.

Nhớ lại thời điểm giáp mặt với tử thần, chị L vẫn chưa hết rùng mình: "Khoảng 17 giờ 30 cùng ngày 2/12, tôi đón con trai từ trường học về nơi làm việc là Khoa Nội 3. Thấy con kêu khát nước tôi liền sang tủ lấy 2 cốc trà sữa cho con và mình uống. Sau này biết trong 6 cốc trà sữa chỉ có 2 cốc không có độc, tôi mới biết là mẹ con tôi đã may mắn uống vào 2 cốc duy nhất không có độc".
Trang dùng chất độc Xyanua bỏ vào trà sữa. Chất độc này rất dễ mua
Chị Phạm Thị L bên chiếc tủ lạnh chứa 6 cốc trà sữa mang độc tố Xyanua - Ảnh: Hoàng Long

Cũng theo chị L, còn có một người khác đã may mắn thoát chết là anh D - Trưởng Khoa Nội 3.

"Thấy tôi lấy trà sữa uống, anh D cũng bảo tôi đưa cho anh một cốc. Rất may lúc đó có bệnh nhân nên anh D không kịp uống cốc trà sữa này và sau đó cũng do công việc bận quá nên anh ấy quên luôn nên đã may mắn thoát nạn", chị L nhớ lại .

Các điều dưỡng, y bác sỹ ở khoa Nội 3 cho biết, vào khoảng 10 giờ sáng hôm sau, 3/12, sau buổi phụ giúp bác sỹ làm thủ thuật trở về khoa, chị Nguyễn Thị H lấy từ tủ lạnh ra 1 cốc trà màu sữa để uống. Vừa uống được vài ngụm, thấy mùi lạ chị H. liền chạy vào nhà vệ sinh để súc miệng, rồi ngã gục tại đó.

Thấy vậy, đồng nghiệp đã đưa chị H. xuống phòng cấp cứu, dù đã nhận được mọi sự nỗ lực hỗ trợ chuyên môn và kỹ thuật từ bệnh viện nơi chị H đang làm việc, Trung tâm cấp cứu 115, bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình nhưng chị H vẫn không qua khỏi, tử vong sau ít phút cấp cứu.

Do cái chết của chị H đến quá nhanh nên gia đình chị Nguyễn Thị H chỉ nghĩ chị bị đột tử, không hề nghĩ đến việc chị bị tử vong do uống phải độc tố trong cốc trà nên đã từ chối giám định pháp y.
Trang dùng chất độc Xyanua bỏ vào trà sữa. Chất độc này rất dễ mua
Nghi phạm Lại Thị Kiều Trang bị bắt giam vì liên quan đến vụ đầu độc chết người bằng trà sữa - Ảnh: Hoàng Long

Hồi tưởng lại toàn bộ sự việc, chị L bức xúc: "Nếu xác định Lại Thị Kiều Trang đúng là hung thủ, tôi đề nghị phải xử thật nghiêm khắc vì hành vi đầu độc trên quá tàn độc, dã man. Nếu không may cả 6 cốc trà sữa đều được uống thì người chết không chỉ có một, ít nhất phải 4 người".

Trước đó, như Tiền Phong đã thông tin, ngày 26/12, Công an thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình đã bắt giữ đối tượng Lại Thị Kiều Trang (25 tuổi, trú tại xã Vũ Quý, huyện Kiến Xương, Thái Bình) là nghi phạm trong vụ án đầu độc bằng trà sữa khiến chị H tử vong.

Điều tra ban đầu cho biết, Trang có quan hệ tình cảm với anh rể P.V.Q (30 tuổi, trú tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình). Sau một thời gian, anh Q đề nghị chấm dứt mối quan hệ. Không đồng ý chia tay, "người thứ ba" Lại Thị Kiều Trang đã nảy sinh ý định đầu độc chính chị họ Đ.T.Y (30 tuổi, cán bộ Bệnh viện Phổi tỉnh Thái Bình) là vợ anh P.V.Q, Trang đã lên mạng đặt mua 2 lọ chất độc Natri Xyanua.
Trang dùng chất độc Xyanua bỏ vào trà sữa. Chất độc này rất dễ mua
Bệnh viện Phổi Thái Bình, nơi xảy ra vụ đầu độc gây rúng động dư luận - Ảnh: Hoàng Long.

Ngày 2/12, Trang mua 6 cốc trà sữa, dùng bơm tiêm bơm chất độc này vào 4 cốc trà sữa rồi dùng sim rác gọi nhờ người gửi 6 cốc trà sữa này đến Bệnh viện phổi Thái Bình cho chị Y. Do chị Y không có ở bệnh viện nên nhờ đồng nghiệp nhận hàng và để tại phòng hành chính. Không may một đồng nghiệp của chị Y là chị Nguyễn Thị H đã uống phải cốc trà sữa có độc và đã tử vong sau đó.
, ,

Chánh văn phòng Thành ủy bị bắt, hé lộ vai trò của Chủ tịch Hà Nội?

Tôi không có thông tin về vụ này, tuy nhiên phân tích thông tin trên các báo sau vụ bắt Chánh văn phòng Thành ủy Hà Nội thì tôi thấy rõ ràng đã hé lộ vai trò của Chủ tịch Hà Nội.
Chánh văn phòng Thành ủy bị bắt, hé lộ vai trò của Chủ tịch Hà Nội?
Báo Tuổi Trẻ viết:

“…trước thời điểm mở thầu, chủ tịch UBND TP Hà Nội đã có ý kiến chỉ đạo tạm dừng gói thầu. Sau đó, UBND TP Hà Nội chấp thuận cho sở được tiếp tục triển khai đấu thầu. Việc mở thầu lại chưa được thực hiện thì Công ty TNHH giải pháp phần mềm Nhật Cường (Nhật Cường Software) đã đề nghị với sở được thực hiện thí điểm số hóa hồ sơ đăng ký doanh nghiệp”.

“Tháng 11-2016, Sở KH-ĐT Hà Nội tiếp tục mở lại gói thầu với sự tham gia của Công ty TNHH giải pháp phần mềm Nhật Cường và Công ty TNHH đầu tư và phát triển Đông Kinh. Liên danh này đã ghi giá dự thầu là 42.890 triệu đồng, thấp hơn giá chào thầu 42.910 triệu và trúng thầu”.

“Quá trình điều tra vụ án, Cơ quan cảnh sát điều tra đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề nghị phối hợp, đôn đốc chỉ đạo cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ điều tra.”

Mấy dòng mà tôi để trong ngoặc kép ở trên là báo Tuổi Trẻ viết nhưng chắc chắn là kết luận điều tra của Bộ công an trong việc bắt Chánh văn phòng Thành ủy Hà Nội và Phạm Thị Thu Hường, chánh văn phòng Sở Kế hoạch – đầu tư.

Lý do bắt 2 người này theo báo Tuổi Trẻ là: “Cả hai bị can cùng bị điều tra về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, theo khoản 3 điều 222 Bộ luật hình sự năm 2015”.
Chánh văn phòng Thành ủy bị bắt, hé lộ vai trò của Chủ tịch Hà Nội?
Chúng ta suy luận từ những thông tin trên thì thấy 2 vấn đề:

Thứ nhất, Chủ tịch Hà Nội đã có thẩm quyền can thiệp vào vụ đấu thầu (chỉ đạo tạm dừng gói thầu) thì đồng thời cũng sẽ chịu trách nhiệm với vai trò quản lý khi gói thầu vi phạm quy chế thầu. Đó là nguyên tắc quyền và trách nhiệm, khi đã có quyền thì cũng phải chịu trách nhiệm.

Thứ hai, thông tin hé lộ sự sự dính líu qua chuỗi hành động: Đang tổ chức đấu thầu → chủ tịch Hà Nội chỉ đạo tạm dừng đấu thầu → Nhật Cường nhảy vào xin thực hiện thí điểm → mở lại đấu thầu → Nhật Cường tham gia bỏ thầu → Nhật Cường trúng thầu → vi phạm quy chế thầu.

Chúng ta thấy chuỗi này có sự tham gia của chủ tịch Hà Nội, vậy thì khi có sai phạm trong đấu thầu, tôi tin chắc Chủ tịch Hà Nội khó mà đứng ngoài cuộc.

Một thông tin lấp lửng khác, là cụm từ “Quá trình điều tra vụ án, Cơ quan cảnh sát điều tra đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề nghị phối hợp, đôn đốc chỉ đạo cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ điều tra”. Đoạn này chắc chắn do Bộ công an cung cấp cho báo Tuổi Trẻ.

Một thông tin lấp lửng khác, là cụm từ “Quá trình điều tra vụ án, Cơ quan cảnh sát điều tra đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề nghị phối hợp, đôn đốc chỉ đạo cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ điều tra”. Đoạn này chắc chắn do Bộ công an cung cấp cho báo Tuổi Trẻ.

Như vậy theo tôi, vụ Nhật Cường hiện nay chưa “tới nóc” và sẽ còn nhiều diễn biến bất ngờ khác.

Theo FB Trần Đình Thu
,

Chánh Văn phòng Thành ủy Hà Nội bị bắt, vì đâu nên nỗi?

Ông Nguyễn Văn Tứ là Giám đốc Sở KHĐT Hà Nội thời điểm gói thầu số hóa tài liệu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp TP được giao công ty Nhật Cường thực hiện thí điểm.

Cơ quan CSĐT (Bộ Công an) đã khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Văn Tứ, Chánh Văn phòng Thành ủy Hà Nội, nguyên Giám đốc Sở KHĐT về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 3 điều 222 bộ luật Hình sự năm 2015.

Ông Nguyễn Văn Tứ là Giám đốc Sở KHĐT Hà Nội thời điểm gói thầu số hóa tài liệu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp TP được tổ chức đấu thầu rộng rãi công khai. Tuy nhiên, việc đấu thầu này phải tạm dừng để sau đó chính công ty Nhật Cường được giao thực hiện thí điểm gói thầu này.

Cụ thể: Ngày 30/5/2016, Sở KHĐT có báo cáo gửi UBND TP Hà Nội về việc thực hiện công tác số hóa tài liệu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn TP.
Chánh Văn phòng Thành ủy Hà Nội bị bắt, vì đâu nên nỗi?
Bắt tạm giam Chánh văn phòng Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Tứ, nguyên GĐ Sở KHĐT TP.Hà Nội

Để thực hiện kế hoạch, Sở đã triển khai thông báo mời thầu ngày 15/4/2016. Thời gian phát hành hồ sơ mời thầu từ 9h ngày 21/4/2016 đến trước 10h ngày 16/5/2016. Hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước.

Đến trước thời điểm đóng thầu đã có 6 nhà thầu mua hồ sơ dự thầu và có 4 nhà thầu đến nộp hồ sơ dự thầu, đủ điều kiện để mở thầu theo quy định.

“Sở đã dự kiến tổ chức mở thầu và xét thầu sau đó theo quy định, tuy nhiên cùng lúc đó nhận được ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP về việc tạm dừng đối với gói thầu trên, Sở đã thông báo tới các nhà thầu về việc tạm dừng triển khai lựa chọn nhà thầu gói thầu Số hóa tài liệu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn TP năm 2016” Sở KHĐT báo cáo.

Sở KHĐT Hà Nội đề nghị UBND TP xem xét, cho phép tiếp tục triển khai thực hiện đối với gói thầu số hóa tài liệu năm 2016 để đảm bảo thời gian thực hiện.

Ngày 14/6/2016, UBND TP Hà Nội có văn bản phúc đáp chấp thuận đề xuất của Sở KHĐT về việc tiếp tục triển khai lựa chọn nhà thầu cho gói thầu nêu trên.

Tuy nhiên, khi việc mời thầu trở lại chưa tiến hành, công ty TNHH giải pháp phần mềm Nhật Cường (Nhật Cường Software) đã đề nghị Sở KHĐT thực hiện thí điểm số hóa hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Công việc thí điểm chính là nội dung gói thầu đã bị tạm dừng trước đó dù Sở KHĐT đã thông báo mời thầu, có nhà thầu nộp hồ sơ.

Tháng 8 năm đó, Sở KHĐT có văn bản đề xuất Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho phép công ty Nhật Cường thực hiện thí điểm số hóa hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của Sở theo giải pháp kỹ thuật công nghệ doanh nghiệp đề xuất và thực hiện miễn phí.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã đồng ý với đề xuất của Sở KHĐT chấp thuận để công ty Nhật Cường thực hiện thí điểm.
Chánh Văn phòng Thành ủy Hà Nội bị bắt, vì đâu nên nỗi?
Nhà riêng của ông Nguyễn Văn Tứ tại Hà Đông

Đến tháng 11, Sở KHĐT tiếp tục có báo cáo về việc thực hiện công tác số hóa tài liệu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp với nội dung: “Thực hiện chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Sở KHĐT đã trao đổi, làm việc với đại diện công ty TNHH giải pháp phần mềm Nhật Cường về thực hiện thí điểm số hóa hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với 100 bộ hồ sơ doanh nghiệp, tương đương 8725 trang văn bản” Sở KHĐT nêu.

Ngày 20/9/2016, công ty Nhật Cường có báo cáo kết quả số hóa giai đoạn 1. Công ty này mới hoàn thành được việc scan văn bản, chưa hoàn thành xây dựng công cụ đồng bộ tự động để cập nhật số hồ sơ sau khi được scan lên Hệ thống thông tin đăng ký kinh doanh quốc gia theo quy định.

Sở KHĐT tiếp tục đề nghị triển khai thực hiện các thủ tục đấu thầu cho gói thầu số hóa tài liệu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội.

Con đường thắng thầu của Nhật Cường 

Sau khi đã thông báo đấu thầu rộng rãi rồi tạm dừng, cuối năm 2016, Sở KHĐT Hà Nội tiếp tục mở lại gói thầu nhưng bổ sung thêm “yêu cầu về giải pháp, tiêu chuẩn kỹ thuật số hóa tài liệu đã được thực hiện thí điểm thời gian qua”.

Một trong những tiêu chuẩn được bổ sung là nhà thầu phải có “kinh nghiệm thực hiện hợp đồng cung cấp hàng hóa tương tự”.

Điều kiện để tham gia thầu “có tối thiểu 1 hợp đồng có giá trị 35 tỷ đồng trở lên hoặc 2 hợp đồng 20 tỷ mà nhà thầu hoàn thành toàn bộ hoặc hoàn thành phần lớn với tư các là nhà thầu chính trong 3 năm gần đây” được chuyển thành điều kiện “1 hợp đồng có giá trị là 35 tỷ đồng trở lên”.

Trong hợp đồng của nhà thầu liên danh Nhật Cường Đông Kinh có 1 đợp đồng tương tự do nhà thầu thực hiện. Đó là hợp đồng cung cấp và triển khai phần mềm hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP).

Hợp đồng được ký giữa công ty TNHH Thương mại Minh Hoa (chủ đầu tư) với công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường ngày 28/12/2015 gần 1 năm trước ngày Sở KHĐT mở gói thầu số hóa tài liệu hồ sơ doanh nghiệp. Giá trị hợp đồng là hơn 40,6 tỷ đồng.

Bùi Quang Huy là đại diện công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường ký hợp đồng. Công ty TNHH Thương mại Minh Hoa (đăng ký kinh doanh tại địa chỉ 174 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội) do bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa Giám đốc công ty đại diện ký hợp đồng.

Với “hợp đồng tương tự” kể trên, liên danh Nhật Cường Đông Kinh đã thắng thầu và ký hợp đồng thực hiện gói thầu Số hóa tài liệu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội với Sở KHĐT vào ngày 26/12/2016.

Ông Phạm Văn Khương Phó giám đốc Sở KHĐT TP Hà Nội (người đã tử vong do rơi từ tầng 27 chiều 15/8/2019) là người đại diện Sở KHĐT ký hợp đồng với liên danh công ty Nhật Cường công ty Đông Kinh.

Liên quan vụ Nhật Cường, nguyên Phó Giám đốc Sở KHĐT TP Hà Nội Nguyễn Tiến Học, Trưởng Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở KHĐT Phạm Thị Kim Tuyến cùng Giám đốc công ty Đầu tư và phát triển Đông Kinh Lê Duy Tuấn đã bị khởi tố, bắt tạm giam vì tội danh Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo Vietnamnet
,

Hơn 90% Camera tại VN có xuất xứ TQ: dữ liệu gửi về máy chủ ở TQ rồi truyền về máy khách hàng

MobiFone cho biết, những hình ảnh thông tin cá nhân bị lộ lọt chủ yếu qua các vật dụng tưởng chừng “vô tri vô giác” như camera. Hơn 90% camera này có xuất xứ từ Trung Quốc và đều có mã trong phần mềm để đồng bộ với máy chủ nên khả năng lộ thông tin ra bên ngoài là rất cao.
Hơn 90% Camera tại VN có xuất xứ TQ: dữ liệu gửi về máy chủ ở TQ rồi truyền về máy khách hàng
MobiFone cho biết, những hình ảnh thông tin cá nhân bị lộ lọt chủ yếu qua các vật dụng tưởng chừng “vô tri vô giác” như camera. Hơn 90% camera này có xuất xứ từ Trung Quốc và đều có mã trong phần mềm để đồng bộ với máy chủ nên khả năng lộ thông tin ra bên ngoài là rất cao.

Đại diện Cục An toàn thông tin của Bộ TT&TT cho hay, chỉ cần truy cập trang web shodan và thử gõ từ khóa tìm kiếm camera ở Việt Nam. Kết quả cho thấy có 1.452 camera đang bị phơi bày trên mạng, từ nhà riêng cho đến nơi công cộng, với các cảnh sinh hoạt hàng ngày. Khi biết được thông tin cá nhân, kẻ gian có thể khai thác rất sâu vào đời tư của người đó và sẽ gây ra những hậu quả khó lường.

Quan ngại về vấn đề này, đại diện MobiFone cho biết, những hình ảnh thông tin cá nhân bị lộ lọt chủ yếu qua các vật dụng tưởng chừng “vô tri vô giác” như camera, thiết bị đang được sử dụng rất nhiều ở Việt Nam, không chỉ các hộ gia đình mà cả chính quyền. Hơn 90% camera này có xuất xứ từ Trung Quốc và đều có mã trong phần mềm để đồng bộ với máy chủ. Do đó đối với các camera, khả năng lộ thông tin cá nhân ra bên ngoài là rất cao.

Bình luận về vấn đề này, ông Ngô Tuấn Anh, Phó tổng giám đốc Bkav cho biết: “Hiện nay trên thị trường Việt Nam và các nước khác hầu hết camera đều có xuất xứ từ Trung Quốc nên việc kiểm soát an toàn, an ninh thông tin là điều đáng phải quan tâm. Thậm chí một số dòng camera hoạt động theo cơ chế Cloud, có nghĩa là kết nối về server đặt tại Trung Quốc và người dùng ở Việt Nam phải “vòng” qua server này trước khi kết nối vào camera của mình.

Mở rộng hơn về vấn đề này, ông Trần Quang Chiến, CEO Công ty CyStack nhấn mạnh, camera là một trong những thiết bị quan trọng nhất trong các hệ thống giám sát-nhận diện, thành phố thông minh, ngôi nhà thông minh… phục vụ cho đời sống của người dân. Việc các doanhh nghiệp Việt nam chủ động phát triển các thiết bị này với chất lượng tốt và đảm bảo an toàn là hết sức cần thiết, việc này cũng sẽ giảm thiểu được các nguy cơ lộ dữ liệu nhạy cảm cho người dùng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và phát triển các thiết bị này sẽ mất nhiều thời gian.

“Trong giai đoạn hiện nay, tôi nghĩ rằng các cơ quan chức năng của Việt Nam mình nên có các tiêu chuẩn và quy định để đánh giá được chất lượng, tính an toàn của các nhà cung cấp các thiết bị camera này không chỉ từ Trung Quốc mà cả các nhà cung cấp đến từ các quốc gia khác. Đặc biệt là các thiết bị được dùng trong các hệ thống giám sát an ninh, thu thập thông tin của cơ quan nhà nước và các hệ thống quan trọng”, ông Trần Quang Chiến nói.

Theo ông Nguyễn Minh Đức, CEO Cyradar, các cơ quan nhà nước nên lựa chọn kỹ hơn khi sử dụng camera, không nên dùng loại camera lưu trữ trên cloud của nhà sản xuất để đảm bảo an toàn an ninh thông tin. Theo Luật An ninh mạng của Việt Nam thì không cho phép lưu trữ dữ liệu của người dùng ra bên ngoài Việt Nam.

Các chuyên gia an ninh mạng cho rằng, đã đến lúc Việt Nam cần có những cảnh báo và biện pháp quản lý về vấn đề mất an toàn an ninh thông tin như những quy chuẩn về những loại camera được lưu hành trên thị trường hay cơ chế bảo mật thông tin người dùng.

PV/IFN
, ,

Cựu Phó chủ tịch Nguyễn Hữu Tín bị tuyên án 7 năm tù

HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hữu Tín, cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM mức án 7 năm tù giam. 

10 giờ 25 sáng nay (31.12), sau 3 ngày xét xử sơ thẩm, TAND TP.HCM tuyên án vụ “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” đối với cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín (62 tuổi) và 4 đồng phạm.
Cựu Phó chủ tịch Nguyễn Hữu Tín bị tuyên án 7 năm tù
Bị cáo Nguyễn Hữu Tín được đưa đến tòa sáng 31.12.2019

HĐXX tuyên phạt  bị cáo Nguyễn Hữu Tín (62 tuổi) 7 năm tù; Đào Anh Kiệt (62 tuổi, cựu Giám đốc Sở TN-MT) 6 năm 6 tháng tù; Trương Văn Út (49 tuổi, nguyên Phó trưởng phòng Quản lý đất thuộc Sở TN-MT TP.HCM) 5 năm tù; Lê Văn Thanh (57 tuổi, nguyên Phó chánh văn phòng UBND TP.HCM) 4 năm tù; Nguyễn Thanh Chương (45 tuổi, nguyên Trưởng phòng Đô thị, Văn phòng UBND TP.HCM) 3 năm tù.

5 bị cáo có hành vi sai phạm khi giao nhà đất 15 Thi Sách (Q.1) cho Công ty CPXD Bắc Nam (do bị án Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm” làm Chủ tịch HĐQT), gây thiệt hại hơn 6,7 tỉ đồng tiền khấu trừ, hỗ trợ trái pháp luật cho công ty của Vũ “nhôm” và hơn 802 tỉ đồng giá trị quyền sử dụng đất chưa thu hồi được (tính đến thời điểm khởi tố vụ án ngày 17.9.2018).
Cựu Phó chủ tịch Nguyễn Hữu Tín bị tuyên án 7 năm tù
Hội đồng xét xử tiến hành thủ tục tuyên án

HĐXX nhận định lời khai của các bị cáo phù hợp và thống nhất với nhau từ giai đoạn điều tra đến khi xét xử, và dựa vào kết luận giám định, hồ sơ vụ án, đủ cơ sở xác định hành vi phạm tội của các bị cáo như cáo trạng truy tố.

HĐXX xác định hành vi phạm tội của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, nhưng xét các bị cáo phạm tội không có sự bàn bạc, thống nhất với nhau; nguyên nhân, bối cảnh, động cơ phạm tội của các bị cáo; dựa vào các tình tiết giảm nên HĐXX đưa ra mức án thấp nhất dưới mức án của khung hình phạt để thể hiện sự khoan hồng.

Về nội dung kêu oan của bị cáo Đào Anh Kiệt, HĐXX xét thấy, khi Sở TN-MT TP.HCM nhận văn bản 3702 của Bộ Công an đều không ghi nhận nội dung Công ty CPXD Bắc Nam 79 xin thuê đất số 15 Thi Sách nhằm phục vụ mục đích an ninh quốc phòng. Khi bị cáo Đào Anh Kiệt ký công văn 48 trình UBND TP.HCM, tại mục 6 nêu rõ Công ty CPXD Bắc Nam đề nghị được thuê đất nhằm mục đích sử dụng theo quy hoạch của TP.HCM và phát triển kinh tế của Bộ Công an.
Cựu Phó chủ tịch Nguyễn Hữu Tín bị tuyên án 7 năm tù
Bị cáo Nguyễn Hữu Tín

Trước đó, trong phần luận tội, đại diện Viện KSND TP.HCM đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hữu Tín 7 – 8 năm tù.
Cựu Phó chủ tịch Nguyễn Hữu Tín bị tuyên án 7 năm tù
Bị cáo Đào Anh Kiệt, cựu Giám đốc Sở TN-MT
Cựu Phó chủ tịch Nguyễn Hữu Tín bị tuyên án 7 năm tù
Bị cáo Trương Văn Út, Phó trưởng phòng Quản lý đất thuộc Sở TN-MT TP.HCM

Các bị cáo Đào Anh Kiệt bị đề nghị mức án 7 – 8 năm tù; Trương Văn Út và Lê Văn Thanh cùng bị đề nghị 5 – 6 năm tù; Nguyễn Thanh Chương bị đề nghị 4 – 5 năm tù.

Theo cáo trạng, từ năm 2014 – 2016, các bị cáo đã thực hiện các thủ tục bán nhà và cho thuê đất, sau đó cho chuyển mục đích sử dụng đất tại số 15 Thi Sách cho Công ty CP xây dựng Bắc Nam 79 (do Vũ “nhôm” làm chủ tịch HĐQT) nhưng không thông qua đấu giá; vi phạm quy định tại Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19.1.2007 và Quyết định số 140/QĐ-TTg của Thủ tướng về sắp xếp, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước; vi phạm quy định tại điều 118 luật Đất đai năm 2013, gây thiệt hại đặc biệt lớn cho nhà nước.

Khi được các bị cáo tạo điều kiện, Vũ “nhôm” và các đối tác xây dựng công trình cao 18 tầng trên khu đất 15 Thi Sách, bán và cho thuê cho 114 khách hàng, thu hơn 1.033 tỉ đồng. Đến nay, việc xử lý hậu quả nêu trên rất khó khăn và sẽ tiếp tục gây thiệt hại cho nhà nước.

Trong vụ án này, ông Nguyễn Hữu Tín được xác định có vai trò chủ mưu, quyết định. Các bị can còn lại có vai trò đồng phạm và giúp sức cho Nguyễn Hữu Tín.
, ,

Những kẻ đang kiếm tiền trên “tính mạng” nhân dân?

EVN tiếp tục tăng giá điện để bù lỗ như một điệp khúc quen thuộc không thể thiếu mỗi năm. Lần tăng giá gần nhất đã đủ để người dân, doanh nghiệp “thấm đòn”, nay lại bồi thêm cú nữa… Kèm theo đó, EVN còn tặng cho nhân dân 15 triệu tấn tro xỉ thải ra từ 12 nhà máy điện than “chưa biết đổ đi đâu”. Chưa hết đâu, theo Báo cáo hợp nhất của các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước với nội dung về nợ phải trả cho thấy, nợ nước ngoài của Công ty mẹ EVN là 217.971 tỷ đồng. Toàn những “cú đấm thép” khiến dân sấp mặt.
Những kẻ đang kiếm tiền trên “tính mạng” nhân dân?
Tiếp thêm sức mạnh cho EVN, Chủ tịch Hiệp hội năng lượng Trần Viết Ngãi muốn các tỉnh phía Nam không được phản đối một số nhiệt điện than bố trí tại địa phương mình. Tính sơ đã có Bạc Liêu, Long An, Thừa Thiên-Huế từ chối nhiệt điện dù nguồn thu thuế tính bằng nghìn tỉ.

Tại sao đồng loạt các tỉnh lại từ chối? Bài học của “cá hay thép” nào chỉ với Formosa hiện hữu hay Hoa Sen cà Cà Ná đã “đắp chiếu”. Bài học của Vĩnh Tân 2015 và Bình Thuận 2018 còn nóng hổi đấy thôi. Hệ quả không chỉ là về sức khỏe và môi trường. Khi đường sống của con người bị ép đến đường cùng, người dân có thể làm bất cứ hành động nào như nhân vật Chí phèo đã từng.

Vào tháng 4 năm 2015, cư dân xã Vĩnh Tân huyện Tuy Phong bức xúc vì đã phải hít thở bầu không khí ngập ngụa khói bụi xỉ than được xả thải từ Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, nên đã cùng nhau biểu tình chặn Quốc lộ 1A trong 30 giờ. Trong quá trình chặn quốc lộ 1A, nhiều người được cho là quá khích khi dùng đá, bom xăng tấn công lực lượng chức năng khiến nhiều người bị thương.

Điện là mặt hàng thiết yếu. Nhưng điện mặt trời giờ bị “bẻ còi chính sách”, làm ra điện mà không có đường truyền tải. Điện mặt trời áp mái bán cho dân vẫn lừng khừng hoà lưới. Thuỷ điện tới hạn lâu rồi. Điện gió đang xây dựng thêm nhưng không đáng kể. Điện thuỷ triều, điện hạt nhân chưa thể triển khai. Nên mới có thứ giả người kiếm tiền bằng sinh mệnh nhân dân, bằng tàn hại môi trường đem thứ nhiệm vụ chính trị ngày xưa và loại hiệp hội sân sau hôm nay, đem ra mặc cả.

Thứ “tổ kiến” độc quyền trâng tráo rực rỡ đòi tăng giá, thứ giả người trâng tráo rực rỡ đề nghị ép người chính là mầm hoạ lớn. Tưởng chỉ có T.Q tìm mọi cách phá hoại đất Việt , giờ lại có cả các tầng lớp “đặc sản” tự phá hoại quê hương tàn lụi vì ô nhiễm.

Họ coi thường dân quá! Dân bây giờ toàn tri thức, biết tiếp cận thông tin và truyền thông, họ thừa hiểu nhiệt điện than là mối đe dọa nghiêm trọng thế nào. Ấy mới có chuyện hết tỉnh này đến tỉnh khác cự tuyệt với thứ đồ “nước lạ” đang muốn thải sang ta.

Nếu tra trên Wikipedia từ khoá nhà máy nhiệt điện than thì mọi người sẽ tá hoả khi nhận được ra rằng khu vực Bắc Bộ của ta phải có đến 30 nhà máy hoạt động và sắp đi vào hoạt động trong 2-3 năm tới. Có rất nhiều nhà máy nhiệt điện âm thầm nhận vốn của T.Q, Nhật, Hàn… mà chẳng nghĩ rằng họ đang đẩy nguồn ô nhiễm không khí sang chúng ta.

Ai cũng biết không khí của T.Q ô nhiễm đến mức nào rồi. Vậy nếu một ngày Hà Nội chúng ta trở thành Bắc Kinh liệu chúng ta sẽ làm gì? Chẳng lẽ lại cứ ngồi như Ếch luộc?

Chúng ta sống tốt thôi chưa đủ. Chúng ta cần phải làm gì để chính quyền này thay đổi và có những hành động thực sự để cải thiện chất lượng không khí chứ nhỉ?

Nước và không khí được coi là tài nguyên công của cả đất nước vậy thì rất cần phải có những cơ chế minh bạch trong việc quản lí nguồn tài nguyên này. Những cá nhân và tổ chức gây ra thiệt hại môi trường và làm hao mòn, ô nhiễm tài nguyên này thì phải có mức xử lí như nào cho thích đáng chứ nhỉ.

Chúng ta sống để hướng tới cuộc sống vật chất và tinh thần đầy đủ hơn nhưng có nghĩa là tận diệt hết nguồn tài nguyên của con cháu chúng ta.

Theo CTVN/Ngoibuttre
, ,

3.116 cán bộ của tỉnh Thanh Hóa đang nghiên cứu vì tiền, chứ không phải nguyên cứu khoa học?

Ông Lê Sỹ Chung - Chánh Văn phòng Sở KHCN Thanh Hóa cho hay, chính bản thân ông cũng chưa biết công trình duy nhất trong năm này là công trình nào, cụ thể là báo cáo khoa học nào, của ai.
3.116 cán bộ của tỉnh Thanh Hóa đang nghiên cứu vì tiền, chứ không phải nguyên cứu khoa học?
Ông Lê Sỹ Chung - Chánh Văn phòng Sở KHCN Thanh Hóa. Ảnh: X.H

Câu chuyện có vẻ “lạ” nhưng lại “có thật” này đang diễn ra tại Thanh Hóa – địa phương “nổi tiếng” với báo cáo cả tỉnh có 3.116 cán bộ nghiên cứu mà 1 năm chỉ công bố 20 công trình khoa học.

Báo cáo số 213 về tình hình thực hiện chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 do ông Nguyễn Đức Quyền – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa ký thể hiện rõ: Năm 2019, tỉnh Thanh Hóa đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ gần 141 tỷ đồng.

Trong đó, chi sự nghiệp khoa học hơn 115 tỷ đồng. Chi đầu tư phát triển khoa học và là hơn 23 tỷ đồng; Trung ương hỗ trợ, bổ sung 1,9 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 0,47% trong tổng chi ngân sách tỉnh Thanh Hóa năm 2019.

Điểm đáng chú ý nhất trong báo cáo, đó là, hiện toàn tỉnh Thanh Hóa có 3.116 cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (có 18 phó giáo sư, 149 tiến sĩ, 1.067 thạc sĩ…), quy đổi sẽ là 1.229 cán bộ nghiên cứu toàn thời gian tương đương (tăng 8% so với năm 2015 là 1.131 cán bộ), đạt tỷ lệ 3,5 người/1 vạn dân.

Với 3.116 cán bộ này, trong năm 2019, số lượng công trình khoa học công bố trong nước chỉ là 19 công trình gồm: Sách, 15 bài viết đăng tạp chí, 3 bài viết tham dự hội thảo; 1 bài giảng và có 1 công trình khoa học (bài viết hội thảo) công bố quốc tế.

Báo cáo này cũng đánh giá, phân tích một số tồn tại khó khăn như: Thời gian thực hiện một số nhiệm vụ khoa học công nghệ còn dài, làm chậm ứng dụng kết quả vào sản xuất và đời sống. Những nhiệm vụ khoa học công nghệ có tính lan tỏa, đột phá chưa nhiều; tiềm lực khoa học công nghệ, hạ tầng cơ sở vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động khoa học công nghệ còn thiếu thốn, thiếu đồng bộ.

Hay: Việc đổi mới công nghệ, thiết bị trong các doanh nghiệp còn chậm; sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm ứng dụng công nghệ cao còn ít, chưa có những sản phẩm chủ lực mang tầm quốc gia, tạo sự đột phá…

Nguyên nhân cũng được báo cáo chỉ ra rất rõ: Các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp tuy đã có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế - xã hội, nhưng việc chuyển hóa từ nhận thức thành các chương trình, kế hoạch, dự án cụ thể để ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển khoa học công nghệ trong từng ngành, từng địa phương, từng doanh nghiệp còn hạn chế…
3.116 cán bộ của tỉnh Thanh Hóa đang nghiên cứu vì tiền, chứ không phải nguyên cứu khoa học?
Thanh Hóa hiện có 3.116 cán bộ nghiên cứu khoa học nhưng một năm chỉ có 20 công trình nghiên cứu được công bố.

Bình luận về số tiền đầu tư và kết quả đầu tư trong năm 2019 của tỉnh Thanh Hóa cho lĩnh vực khoa học công nghệ, GS.TSKH Trần Duy Quý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hợp tác khoa học kỹ thuật châu Á - Thái Bình Dương đã nói thẳng rằng, với số lượng cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học hùng hậu như tỉnh Thanh Hóa mà chỉ cho ra được 20 công trình khoa học là một tỷ lệ quá thấp.

Theo GS.TSKH Trần Duy Quý, 3.116 cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học công nghệ, được đầu tư một số tiền không hề nhỏ, thế nhưng kết quả thu về chưa tương xứng. Mặt khác, những công trình khoa học được công bố có ứng dụng được vào thực tiễn, mang lại hiệu quả thiết thực cho phát triển kinh tế của tỉnh hay không lại là một câu chuyện khác nữa.

Đúng vậy, con số gần 141 tỷ đồng “đầu tư” cho khoa học công nghệ ở tỉnh Thanh Hóa và “kết quả” quá khiêm tốn từ nguồn ngân sách đầu tư này đã làm nhiều người tò mò về các công trình “siêu tốn kém” này.

Do đó, tỉnh Thanh Hóa nên công khai cho người dân được biết đó là công trình gì, sách gì, bài viết nghiên cứu về cái gì, thuộc lĩnh vực nào, có thể triển khai sản xuất ra sản phẩm ứng dụng được vào thực tế đời sống hay không, có đem lại lợi ích gì cho địa phương, cho đất nước hay không? Đặc biệt, một công trình duy nhất được công bố quốc tế của tỉnh Thanh Hóa là công trình gì, có “xứng” với “đồng tiền, bát gạo” tỉnh đã đầu tư hay không?

Ấy thế mà, mới đây khi trả lời phóng viên báo Lao động về công trình khoa học được công bố quốc tế là công trình nào, ông Lê Sỹ Chung - Chánh Văn phòng Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra câu trả lời khá… “s.ốc”, rằng chính bản thân ông cũng chưa biết công trình duy nhất trong năm này là công trình nào, cụ thể là báo cáo khoa học nào, của tác giả nào.

Câu trả lời không thể "số.c" hơn của lãnh đạo ngành khoa học công nghệ tỉnh Thanh Hóa được đưa ra ngay sau báo cáo của vị Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh này chỉ vài ngày đã "minh chứng" cho một thực tế đáng buồn: Không chỉ ở Thanh Hóa, đâu đó ở nhiều tỉnh thành khác, có lẽ cũng còn tồn tại khá nhiều tình trạng chi tiền nghiên cứu khoa học theo kiểu tương tự - giải ngân "hợp pháp" khoản tiền ngân sách chứ chưa thật sự quan tâm đến chất lượng, tính thực tiễn của các công trình nghiên cứu khoa học.

Trở lại với câu chuyện của tỉnh Thanh Hóa, có thể thấy, con số gần 141 tỷ đồng không phải là nhỏ. Nó được trích ra từ ngân sách, đó là tiền thuế của dân đóng góp. Do đó, cần phải được đầu tư phải xứng đáng chứ đừng chi tiền “nghiệm thu” các công trình cho… hợp pháp rồi cũng như bao công trình khoa học khác, lại “xếp vào ngăn tủ”.

Nói như GS.TSKH Trần Duy Quý, tỉnh Thanh Hóa cần phải xem xét lại tính hiệu quả của việc nghiên cứu khoa học của địa phương, bởi "thông thường, nhóm nghiên cứu của chúng tôi chỉ cần khoảng 300 - 500 triệu là có thể nghiên cứu thành công một công trình khoa học, thậm chí là nghiên cứu ra giống mới (trong lĩnh vực nông nghiệp), mang lại hiệu quả kinh tế cao".

Hay như tính toán của GS.TSKH Phạm Phố, nguyên Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn, số tiền chi cho nghiên cứu khoa học không chỉ dành riêng cho nghiên cứu khoa học, mà còn phải chi cho những người quản lý, cơ quan quản lý và nhiều vấn đề khác... Chính vì vậy, việc nghiên cứu khoa học tại các địa phương không hiệu quả, chi nhiều nhưng kết quả thu về chẳng được bao nhiêu, lãng phí nguồn lực của nhà nước.

Thiết nghĩ, đất nước ta còn nghèo, chúng ta không cần “số lượng” giáo sư, tiến sĩ, càng không cần "số lượng" các công trình nghiên cứu chỉ để giải ngân tiền ngân sách rồi lại "xếp đầy trong ngăn tủ". Đặc biệt, chúng ta càng không cần những cơ quan liên quan đến nghiên cứu khoa học và công nghệ mà chỉ để giải quyết nhu cầu "công ăn, việc làm" cho một số cán bộ.

Vậy, chúng ta cần gì ở những nhà nghiên cứu khoa học? Xin được trả lời ngay: Chúng ta đang rất cần những phát minh, sáng chế mang lại giá trị thật, lợi ích thật cho đại đa số người dân, qua đó phát triển kinh tế đất nước.

Vì mục tiêu đó, xin hãy dùng tiền thuế của dân để đầu tư cho những công trình nghiên cứu khoa học thiết thực, hữu ích để phát triển đất nước. Xin đừng để lãng phí tiền thuế của dân!

Thụy Du

baomoi.com
, ,

Cùng ngắm biệt thự khủng và đẹp của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa

Tọa lạc ở phía Đông khu Đô thị Bình Minh, tiếp giáp với khu đô thị Vinhomes, biệt thự của gia đình ông Hoàng Văn Hùng, Tỉnh ủy viên – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa được xem là điểm nhấn về kiến trúc, xây dựng cũng như sự bề thế, khang trang.
Cùng ngắm biệt thự khủng và đẹp của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa
Khu đô thị Bắc Đại lộ Lê Lợi (thường gọi là khu đô thị Bình Minh) là một trong những khu đô thị hình thành sớm ở thành phố Thanh Hóa. Đây là nơi sinh sống của khá nhiều doanh nhân thành đạt, cán bộ trung, cao cấp của tỉnh Thanh Hóa. Trong những năm gần đây, khu vực này xuất hiện nhiều ngôi biệt thự sang trọng với lối kiến trúc Á – Âu độc đáo.
Cùng ngắm biệt thự khủng và đẹp của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa

Cùng ngắm biệt thự khủng và đẹp của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa
Tọa lạc ở phía Đông khu Đô thị Bình Minh, tiếp giáp với khu đô thị Vinhomes, biệt thự của gia đình ông Hoàng Văn Hùng, Tỉnh ủy viên – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa được xem là điểm nhấn về kiến trúc, xây dựng cũng như sự bề thế, khang trang.

Nhìn từ trên cao, biệt thự của gia đình Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa nổi bật hơn cả với màu sơn trắng sang trọng.
Cùng ngắm biệt thự khủng và đẹp của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa
Thời điểm năm 2017, gia đình ông Hùng đã tiến hành thiết kế, xây dựng một biệt thự 3 tầng theo lối kiến trúc hiện đại. Nhiều người gọi đây là “bạch dinh” bởi công trình nguy nga, tráng lệ này được phủ một lớp sơn màu trắng rất sang trọng. Theo tìm hiểu của phóng viên, biệt thự có địa chỉ tại lô M1 – Khu 2 Khu đô thị Bình Minh, phường Đông Hương được xây dựng trên diện tích khoảng 600 m2. Với việc hình thành các khu đô thị Vinhomes, Eurowindow và Trung tâm hành chính mới TP Thanh Hóa giá trị khu đất mà biệt thự của gia đình Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tọa lạc ngày càng tăng giá.

Ngôi biệt thự tọa lạc tại địa chỉ Lô M1 – Khu 2 Khu đô thị Bình Minh, phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa

Theo một chuyên gia bất động sản, giá đất tại vị trí này hiện tại khoảng 30 triệu đồng/1m2. Với diện tích khoảng 600 m2, chỉ tính riêng tiền đất của khu biệt thự đã có giá trên dưới 18 tỷ đồng. Cùng với giá trị xây dựng, nội thất, tổng giá trị khu biệt thự xấp xỉ 1,5 triệu USD.

Mặt tiền của ngôi biệt thự có lối kiến trúc không quá cầu kỳ nhưng sang trọng, hiện đại, khiến cho nhiều người đi qua đây không khỏi trầm trồ

Nhìn lại “quan lộ” của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa cho thấy, từ trước tới nay ông này chỉ là cán bộ, công chức. Ngày 16/2/2012, đang là Phó Giám đốc Sở KH&ĐT, ông Hùng được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Công thương. Ngày 10/4/2017, ông tiếp tục được bổ nhiệm lại chức danh Giám đốc Sở Công thương. Đến ngày 4/5/2017, chỉ hơn 20 ngày sau khi được bổ nhiệm lại, Giám đốc Sở Công thương lại được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Đây được xem là chốn “vui thú điền viên” của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa sau khi nghỉ hưu.
Cùng ngắm biệt thự khủng và đẹp của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa
Vợ ông Hùng nguyên là Giám đốc Trung tâm Giám định y khoa – Sở Y tế Thanh Hóa. Bố đẻ ông Hùng nguyên Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy thành phố Thanh Hóa. Dư luận thắc mắc, gia đình ông Hùng đều là cán bộ, công chức nhưng không hiểu sao lại sở hữu khối tài sản nhiều đến như vậy?

Vừa qua, khi trả lời báo chí có hay không đối tượng tự xưng là “sân sau” gạ gẫm doanh nghiệp 700 triệu đồng để chạy dự án, ông Hùng khẳng định: “Chúng tôi làm vì trách nhiệm chứ không phải kiếm ăn. Có người xong việc đến cảm ơn tôi cũng không nhận”.

Theo Tầm nhìn
, ,

Sản xuất 54 triệu lít xăng giả, nhóm cán bộ quốc phòng hầu tòa

Hàng triệu lít xăng Ron92, Ron95 được các bị cáo pha trộn từ nguồn hóa chất rẻ tiền rồi “mua đường” bằng cách chi hoa hồng cao để nhập vào kho của Cục hậu cần Quân khu 7, Bộ Quốc Phòng.
Sản xuất 54 triệu lít xăng giả, nhóm cán bộ quốc phòng hầu tòa
Các bị cáo tại tòa sáng 30-12 – Ảnh: Trịnh Anh Tuấn

Sáng nay (30-12), Tòa án quân sự Quân khu 7 đã mở phiên xét xử sơ thẩm đối với 16 bị cáo trong vụ án “giả mạo trong công tác”, “sản xuất, buôn bán hàng giả” xảy ra tại Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô – Bộ Quốc Phòng và một số công ty, đơn vị khác.

16 bị cáo bị đưa ra xét xử, trong đó có Trần Văn Đồng (đại tá, phó tổng giám đốc kiêm giám đốc chi nhánh đầu tư xây dựng miền Nam, Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô, Bộ Quốc Phòng); Lê Quang Hiếu Hùng (công nhân viên quốc phòng, chi nhánh đầu tư và xây dựng miền Nam, Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô)…

Chi “hoa hồng” để nhập xăng giả vào kho quân đội

Cáo trạng thể hiện trên cương vị là phó tổng giám đốc Công ty Xây dựng Lũng Lô, kiêm giám đốc chi nhánh Lũng Lô miền Nam, Trần Văn Đồng đã lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao, làm giả bản sao lục quyết định của tổng tham mưu trưởng về việc nâng bậc lương và phiên quân hàm thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp cho Lê Quang Hiếu Hùng.

Đồng ký quyết định bổ nhiệm Hùng giữ chức vụ “phụ trách trưởng phòng kinh doanh xăng dầu”. Trong khi tổ chức biên chế của chi nhánh Lũng Lô miền Nam không có phòng kinh doanh xăng dầu.

Đồng thời, Đồng còn chỉ đạo cấp dưới mua quân hàm, quân phục, đặt biển tên, giao ô tô biển quân sự cho Hùng đi giao dịch với các đối tác trong và ngoài quân đội.

Giữa năm 2015, Hùng quen biết Nguyễn Văn Phương (giám đốc Công ty Thái Sơn), Phan Trường Sơn và Lê Minh Anh (tổng giám đốc Công ty Đông Phương). Biết nhà máy Công ty Đông Phương được phép sản xuất Naphtha là sản phẩm của dầu mỏ có thể dùng để pha chế xăng nên các đối tượng bàn nhau pha chế xăng giả từ Naphtha để kiếm lời.

Để phục vụ cho việc sản xuất xăng giả, Hùng mua lại Công ty TNHH Năng Lượng ITAVINA và đổi tên thành Công ty Vạn Xuân.
Sản xuất 54 triệu lít xăng giả, nhóm cán bộ quốc phòng hầu tòa
Các bị cáo tại tòa – Ảnh: Trịnh Anh Tuấn

Thông qua các mối quan hệ, Hùng liên hệ Công ty cổ phần Vật tư giao thông là thương nhân đầu mối được phép pha chế xăng để làm trung gian mua Naptha của Công ty Đông Phương rồi bán lại cho các công ty do Hùng giới thiệu.

Mặt khác, Hùng bàn bạc, thỏa thuận với Phan Hữu Phúc – thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp, nhân viên thống kê của kho VK102 Cục hậu cần Quân Khu 7 – về việc pha chế xăng giả bằng cách pha trộn dung môi Naptha với các loại hóa chất nhằm tăng Ron.

Công ty Vạn Xuân của Hùng có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ hợp thức hóa đầu vào là xăng Ron 92, Ron 95. Mỗi lít xăng giả nhập vào kho của Cục hậu cần, Hùng chi cho Phúc 300 đồng.

Sau khi thống nhất với Hùng, Phúc đã bàn bạc với Nguyễn Minh Nhân là thượng tá, chủ nhiệm kho VK102. Ngày 27-10-2015, Nhân đã ký hợp đồng tiếp nhận giữ hộ và bơm rót xăng dầu với công ty Vạn Xuân, đồng thời giao cho Phúc chịu trách nhiệm về hồ sơ, chất lượng hàng hóa…

Các loại hóa chất sau khi nhập vào kho VK102 được pha trộn thành xăng rồi xuất bán ra thị trường.

Tiêu thụ hết hàng triệu lít xăng giả

Nhằm tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng trong việc mua bán, vận chuyển dung môi để pha chế xăng giả, các đối tượng thống nhất phương án Công ty Đông Phương sẽ ký hợp đồng, xuất hóa đơn chứng từ bán Naptha cho doanh nghiệp thương nhân đầu mối có chức năng pha chế xăng hoặc doanh nghiệp quân đội làm kinh tế.
Sản xuất 54 triệu lít xăng giả, nhóm cán bộ quốc phòng hầu tòa
Toàn cảnh phiên xét xử – Ảnh: Trịnh Anh Tuấn

Tuy nhiên trên thực tế, dung môi Naptha sẽ được Công ty Đông Phương thuê tàu vận chuyển từ Công ty Đông Phương về kho VK102 giao cho Công ty Vạn Xuân.

Hùng thuê các đối tượng hướng dẫn công thức, giới thiệu, tìm mua các loại hóa chất để pha trộn làm tăng trị số Octan (Ron) để làm giả xăng Ron92 hoặc Ron95. Sau đó chỉnh sửa hồ sơ từ hàng hóa dung môi thành xăng, lấy tư cách pháp nhân là Công ty Vạn Xuân để bán ra thị trường.

Sau hai lần pha chế xăng Ron92 bằng hóa chất Toluen và hỗn hợp không đem lại hiệu quả vì hóa chất phải dùng nhiều, việc pha trộn thực hiện ngay trong khi kho VK102 nên khó khăn… Hùng và các đối tượng thống nhất nhờ Trần Anh Việt cung cấp hóa chất từ Trung Quốc, có khả năng làm tăng chỉ Ron mạnh.

Các đối tượng đã pha trộn dung môi Naptha, Solmix… với hóa chất NMA và bột màu tạo thành 50 triệu lít xăng giả Ron92 và Ron 95

Kết quả định giá cho thấy 54 triệu lít xăng giả mà các bị cáo sản xuất có giá trị tương đương với hàng thật là hơn 850 tỉ đồng.

Từ tháng 10-2015 đến tháng 10-2017, các bị cáo khác trong vụ án đã lợi dụng danh nghĩa chi nhánh Lũng Lô miền Nam, Công ty Vật tư giao thông, Công ty Vĩnh Phong…ký các hợp đồng mua bán với hai Công ty Đông Phương và Công ty cổ phần XNK tổng hợp miền Nam nhằm mục đích hợp thức hóa hồ sơ vận chuyển, che giấu nguồn đầu vào để Công ty Vạn Xuân sử dụng hơn 52 triệu lít các loại dung môi làm giả hơn 54 triệu lít xăng.

Toàn bộ số xăng giả này được nhập vào kho VK102/ Cục hậu cần Quân khu 7 và kho VK102 Thanh Lễ. Toàn bộ số xăng giả này đã được bán hết ra thị trường.

Kết quả điều tra cho thấy Công ty Vạn Xuân không phải là thương nhân đầu mối, chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng, không đủ điều kiện pha chế xăng.

Ngoài ra, Hùng, Phương đã có hành vi làm giả hồ sơ hàng hóa để thế chấp vay vốn tại ngân hàng nhằm lấy tiền sử dụng vào việc sản xuất, buôn bán xăng giả. Các bị cáo đã chiếm đoạt của các nhân ngàng NVB, Lienviet, VietinBank số tiền hơn 500 tỉ đồng.

Ngoài 16 bị cáo bị xử lý, có hàng loạt cán bộ thuộc Cục hậu cần Quân khu 7, cán bộ và nhân viên thuộc kho VK102/ Cục hậu cần Quân khu 7… bị cơ quan điều tra kiến nghị xử phạt hành chính.

Theo Tuổi trẻ 
, ,

Tổng thống Đài Loan: Đừng tin Trung Quốc!

Hôm 29/12, trong khi cảnh báo người dân Đài Loan về mối nguy hại đến từ Trung Quốc đại lục, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn trích đọc một lá thư của một người Hồng Kông gửi cho bà, trong đó kêu gọi người Đài Loan “đừng tin Cộng sản”.
Tổng thống Đài Loan: Đừng tin Trung Quốc!
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn và đối thủ Hàn Quốc Du trong buổi tranh luận hôm Chủ nhật 29/12 (youtube)

Đài Loan đang bước vào giai đoạn gay gắt của cuộc bầu cử nghị viện và tổng thống ngày 11/1. Chính phủ của bà Thái tỏ rõ sự khác biệt với đối thủ Quốc Dân đảng bằng đường lối chống lại ảnh hưởng ngày càng rõ rệt của Bắc Kinh.

Cuộc biểu tình chống chính phủ thân Bắc Kinh tại Hồng Kông cũng trở thành một vấn đề gây chú ở Đài Loan.

“Tôi kêu gọi người dân Đài Loan không tin Cộng sản Trung Quốc, không tin bất kỳ quan chức thân Cộng sản nào và không rơi vào bẫy tiền của Trung Quốc”, bà Thái trích đọc một lá thư của một người Hồng Kông gửi bà trong khi tranh luận với đối thủ Hàn Quốc Du của Quốc Dân đảng hôm Chủ nhật.

Người dân Đài Loan cũng đã trải qua những đau thương của riêng mình dưới tình trạng thiết quân luật trước khi lựa chọn nền dân chủ và bây giờ đang chứng kiến “sự kết thúc của Hồng Kông”, bà Thái đọc từ bức thư.

Bà nói rằng bà sẽ bảo vệ tự do và lối sống của Đài Loan, nhưng sẽ không sửa đổi hiến pháp để đổi tên chính thức của quốc gia, từ Trung Hoa Dân Quốc thành Đài Loan như tin đồn.

“Vấn đề nhức nhối nhất của Đài Loan đến từ tham vọng bành trướng của Trung Quốc”, bà Thái nói. “Tình hình ở khu vực chúng ta đang ngày càng phức tạp và chủ quyền của Đài Loan, tự do và lối sống của chúng ta đang bị đe dọa bị tước đoạt và phá hoại”.

Bà cảnh báo rằng Đài Loan sẽ trở thành mục tiêu kế tiếp nếu hòn đảo này gục ngã trước áp lực của Trung Quốc và chấp thuận sự cai trị của Bắc Kinh.

“Chúng ta cần tăng cường sâu sắc các quan hệ quốc tế và cho họ biết chúng ta đang làm như vậy về mặt kinh tế và tất cả các phương diện khác với nhiều nước”, bà nói.

“Vào ngày 11/1, lá phiếu trong tay chúng ta có thể quyết định xem con đường dân chủ của ngày hôm nay có thể tiếp tục hay không. Cả thế giới đang quan sát Đài Loan sẽ làm gì vào ngày 11/1”.

Hàn Quốc Du, đối thủ chính của bà Thái trong cuộc bầu cử sắp tới, cáo buộc bà Thái dùng các đe dọa xâm lược của Bắc Kinh làm cái cớ để đánh lạc hướng cử tri khỏi bê bối tham nhũng của Đảng Dân tiến và nói các giao thiệp của ông và Trung Quốc là cần thiết để đảm bảo tương lai kinh tế cho đảo quốc này.

“Đừng bôi nhọ người khác. Bà yêu Đài Loan à? Tôi cũng yêu Đài Loan”, ông Hàn nói.

Ông Hàn tố cáo bà Thái “lừa dối” người Hồng Kông bằng cách lợi dụng cuộc biểu tình cam go của họ để thắng phiếu bầu.

“Máu họ đang chảy vì cuộc chiến chống Trung Quốc, trong khi bà thì ngồi nhà hưởng phiếu bầu. Chiến dịch của bà xây dựng bằng máu của người dân Hồng Kông. Bà đang lợi dụng những giá trị mà họ trân trọng”, ông Hàn nói.

Bà Thái dẫn đầu cuộc thăm dò dư luận trong những tháng gần đây và là lãnh đạo nước ngoài ủng hộ người biểu tình Hồng Kông sớm nhất và mạnh mẽ nhất.

Cả bà Thái và ông Hàn đều công khai bác bỏ đề nghị của Bắc Kinh rằng Đài Loan trở về Trung Quốc theo mô hình “một quốc gia, hai chế độ”.

Theo Trí thức VN
,

Bao giờ bỏ được “bệnh háo danh”?

20 công trình chưa biết có làm nên cơm cháo gì mà tốn chi phí đến 141 tỉ đồng đấy, nếu nhân lên cho hơn 60 tỉnh thành thì số tiền “ ném qua cửa sổ “ sẽ rất khủng.

Mới đây, tỉnh Thanh Hóa đã có báo cáo số 213/BC-UBND về tình hình thực hiện chiến lược phát triển khoa học và công nghệ (KH-CN) giai đoạn 2011-2020 năm 2019 trên địa bàn. Trong báo cáo này có nhiều con số cần phân tích và khá thú vị, nhưng cũng để lại cho dư luận những bức xúc nhất định.
Bao giờ bỏ được “bệnh háo danh”?
Những con số về nghiên cứu khoa học ở “xứ Thanh” khiến dư luận giật mình

Giật mình những con số nghiên cứu khoa học

Theo đó, Báo cáo của tỉnh Thanh Hóa cho thấy trong năm 2019, tỉnh đầu tư từ ngân sách nhà nước cho KH-CN gần 141 tỉ đồng. Trong đó, chi sự nghiệp khoa học hơn 115 tỉ đồng (cao gấp 2,3 lần Trung ương phân bổ), chi đầu tư phát triển KH-CN hơn 23 tỉ đồng, Trung ương hỗ trợ, bổ sung 1,9 tỉ đồng, đạt tỷ lệ 0,47% trong tổng chi ngân sách tỉnh Thanh Hóa năm 2019.

Đáng chú ý, theo báo cáo này, hiện toàn tỉnh Thanh Hóa có 3.116 cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (có 18 phó giáo sư, 149 tiến sĩ, 1.067 thạc sĩ…), quy đổi sẽ là 1.229 cán bộ nghiên cứu toàn thời gian tương đương (tăng 8% so với năm 2015 là 1.131 cán bộ), đạt tỷ lệ 3,5 người/1 vạn dân.

Năm 2019, số lượng công trình khoa học công bố trong nước là 19 công trình gồm: Sách, 15 bài viết đăng tạp chí, 3 bài viết tham dự hội thảo; 1 bài giảng và có 1 công trình khoa học (bài viết hội thảo) công bố quốc tế. Tức là, trên tổng số 3.116 cán bộ mà số lượng công trình trong nước là 19 và chỉ có 1 công trình khoa học (bài viết hội thảo) được công bố quốc tế.

Thực tế, năm 2018 Thanh Hóa gặt hái được nhiều thành tựu đáng tự hào về bức tranh kinh tế xã hội, với dấu son tổng thu ngân sách đạt 23.276 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn – GRDP 15,16%, là mức tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay.

Thời điểm đó, ông Nguyễn Đình Xứng – Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã tự hào: “Thanh Hóa là tỉnh thuộc trong nhóm các các địa phương có tốc độ tăng trưởng GRDP cao nhất của cả nước, xứng đáng là tỉnh đầu tàu về phát triển kinh tế xã hội khu vực Bắc Trung bộ”.

Và, dù ngân sách địa phương này mới “lần đầu” vượt lên mức trên 20 nghìn tỉ đồng, nhưng tỉnh Thanh Hoá chưa phải là một tỉnh giàu, lại rất “mạnh tay” để chi cho sự nghiệp khoa học 115 tỉ đồng/141 tỉ đồng đầu tư – cao gấp 2,3 lần Trung ương phân bổ.

Nhấn mạnh con số trên để thấy, đúng là tỉnh Thanh Hóa đã rất chú trọng, rất đầu tư và đặc biệt coi trọng vai trò của KH-CN. Thế nhưng đáng buồn là kết quả “nghiên cứu khoa học” trong suốt 1 năm lại rất “khiêm tốn”: 3.116 cán bộ chỉ công bố được 20 công trình khoa học.

Thực sự đây là một tỷ lệ quá thấp so với số lượng cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học và số tiền đầu tư cho các công trình nghiên cứu.

Người Việt vẫn còn tư tưởng “học vì danh”

Thực tế trên cả nước là như vậy, không riêng gì tỉnh Thanh Hóa. Mỗi năm, Việt Nam có thêm hàng ngàn giáo sư và phó giáo sư được công nhận đạt chuẩn, còn số lượng tiến sĩ tính đến hết năm 2013 đã vào khoảng 24.000 người, mỗi năm con số này lại được bổ sung thêm một lực lượng hùng hậu.

Theo Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn – Đại học New South Wales, Australia: “Ước tính đến năm 2030, số bài báo khoa học của Việt Nam cũng chỉ bằng Singapore hiện tại, và đến năm 2025 Việt Nam bằng Thái Lan năm 2016. Tức là Việt Nam tụt hậu 10 năm so với Thái Lan và 15 năm so với Singapore về công bố ISI”.

Trở lại với câu chuyện của tỉnh Thanh Hóa. Tỉnh đã dùng tiền ngân sách, cũng là tiền thuế của dân như thế nào? 20 công trình được công bố này có “xứng” với gần 141 tỉ đồng mà tỉnh Thanh Hoá đã “chi” cho sự nghiệp KH-CN trong năm 2019? Trong số công trình này, có bao nhiêu công trình đã được ứng dụng thực tế?

Đáng chú ý, trong giới lãnh đạo quản lý nhà nước coi nghiên cứu khoa học chỉ như là “trang sức” cho nền khoa học nước nhà và do đó các hoạt động nghiên cứu khoa học không được quan tâm và đầu tư đúng mức.

Có người nói: “Việt Nam từng có những con đường đắt nhất hành tinh và bây giờ cũng có những công trình khoa học đắt nhất thế giới. 20 công trình chưa biết có làm nên cơm cháo gì mà tốn chi phí đến 141 tỉ đồng đấy, nếu nhân lên cho hơn 60 tỉnh thành thì số tiền “ ném qua cửa sổ “ sẽ rất khủng”.

Những hiện tượng trên cho thấy cái danh trong đời sống xã hội quan trọng biết nhường nào! Từ cổ xưa cho đến ngày nay, xã hội luôn tôn kính, vinh danh những người thực sự có tài, có đức, có công với đất nước, với cộng đồng. Những người không có thực tài đức nhưng hám danh, háo danh thì tự mình làm méo mó hình ảnh, nhân cách và đánh mất sự tôn trọng của người đời!

Thật ra, từ lâu không ít nhà khoa học trong nước cũng đã lên tiếng báo động “căn bệnh khoa học”, “căn bệnh giáo dục”, và cũng đã chỉ ra nhiều nguyên nhân khác nhau khiến nền khoa học và giáo dục nước ta ngày càng lạc hậu.

Chẳng hạn, như nhận xét của cố GS Hoàng Tụy sau đây : “Có những công trình khoa học, những luận văn tiến sĩ của ta ngay cả về những ngành học thuật có tính quốc tế như khoa học cơ bản, kinh tế,…, nếu xét theo tiêu chuẩn thông thường ở các nước thì thậm chí chỉ là những mớ giấy lộn. Đội ngũ GS của ta thì nhiều người hữu danh vô thực, số khá đông dưới xa chuẩn mực quốc tế bình thường nhất”.

“Cái sự thích kêu cho to chẳng qua là “Bệnh gian và tham của người Việt không thể chữa được” một cách để xóa bỏ mặc cảm. Kẻ yếu bóng vía lấy cái mã bên ngoài để làm dáng che đậy cho sự trống rỗng bên trong” – Nhà nghiên cứu, phê bình văn học Vương Trí Nhàn thì phân tích.

Còn PGS.TS Trịnh Hòa Bình thì gọi tên đích danh đó là thói “hám danh, chuộng lạ” của người Việt trong thời hiện đại ngày nay. PGS.TS nói: “Người Việt bây giờ cứ thích ghi danh vào Guinness, muốn làm bánh chưng khủng, chai rượu lớn,… Thói sính ngoại, sính hình thức, sính thành tích, thói đạo đức giả,… đã ăn sâu vào trong máu của người Việt”.

Song song, thực trạng buồn này cũng phản ảnh một “văn hoá khoa học” – nếu có thể dùng cụm từ đó là nhếch nhác. Thật ra, đứng trên quan điểm đạo đức khoa học, những câu chuyện trên đây cũng phản ảnh sự gian dối trong khoa học rất nghiêm trọng.

Dĩ nhiên, không ai biết quy mô gian lận khoa học ở Việt Nam cỡ nào, nhưng những câu chuyện đạo văn đình đám, học vì cái danh…được phản ánh nhiều trên báo chí cho người ta cảm giác vấn đề khá phổ biến. Phải chăng vì người Việt ưa học gạo để lấy bằng cấp nhằm mua chút oai danh với đời, phục vụ cho công cuộc lên chức là chính?

Nó dẫn đến một hệ quả khác đó là, người đời thường nhận xét, đánh giá những người tuy có học hàm, học vị hoặc chức vụ cao nhưng không có thực tài, khiếm khuyết về đạo đức, nhân cách là người “hữu danh vô thực”, không được xã hội tôn trọng.

Thành thử, từ những con số về nghiên cứu khoa học ở “xứ Thanh” nói riêng và cả nước nói chung nó báo hiệu lại cho chúng ta thấy không chỉ đang có sự lãng phí tiền thuế của dân, mà còn thể hiện bệnh háo hanh của một bộ phận không nhỏ người Việt Nam chúng ta.

Nguồn Ngoibuttre
, ,

Một hacker sinh năm 2002 theo dõi ca sĩ VMH từ lúc 13 tuổi? thế lực đứng đằng sau mới là những kẻ nhục nhã

MXH xuất hiện nhiều thông tin kẻ chủ mưu phát tán những hình ảnh nhạy cảm của nữ ca sĩ VMH đã bị bắt. Vào sáng nay, 1 số trang MXH đã đăng tải thông tin kẻ tung clip riêng tư của nữ ca sĩ VMH bị bắt gọn gây xôn xao.

Người tung clip riêng tư của ca sĩ VMH đăng tải toàn bộ clip vào một tài khoản trên web nổi tiếng. Đến ngày 29/12, người này tiếp tục tung thêm một số clip riêng tư khác của ca sĩ VMH. Tại phần hiển thị thông tin , người này còn dọa tiếp tục tung thêm nhiều clip khác.

Chuyên chia sẻ clip quay từ camera giám sát.

Theo thông tin về ngày tháng bên trong video, những đoạn video này được ghi vào năm 2015, tức đã 4 năm trôi qua. Nhiều người thắc mắc không hiểu vì sao những hình ảnh đó lại bị tung ra vào lúc này.
Một hacker sinh năm 2002 theo dõi ca sĩ VMH từ lúc 13 tuổi? thế lực đứng đằng sau mới là những kẻ nhục nhã
Tài khoản này trên web nổi tiếng hiện nay đã xóa hết tất cả những clip liên quan đến ca sĩ VMH, nhưng vẫn còn nhiều clip quay trộm từ camera giám sát. Bối cảnh của các clip có cả nhà riêng và những cơ sở như spa. Phần mô tả, người này cho biết mình là nam, quốc tịch Việt Nam và 32 tuổi.

Xem thêm: Phạm Quỳnh A.nh tiết lộ tình trạng hiện tại của Văn Mai Hương sau một ngày xảy ra sự cố camera an ninh.
Một hacker sinh năm 2002 theo dõi ca sĩ VMH từ lúc 13 tuổi? thế lực đứng đằng sau mới là những kẻ nhục nhã
Vào sáng 30/12, người này đã cập nhật lại phần thông tin rằng sẽ "tạm dừng" đăng tải clip của ca sĩ VMH, nhưng vẫn úp mở về việc "mở lại sẽ thông báo".

Về lý do những clip riêng tư bị lộ ra, một số chuyên gia phỏng đoán video riêng tư của VMH bị lộ có thể do thông tin truy cập vào camera đã bị hacker ᴛấп сôпɡ. Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp người lắp camera cho gia đình nữ ca sĩ đã làm việc này.

"Vấn đề ở đây nằm ở đạo đức nghề nghiệp chứ không phải bảo mật camera. Việc giữ thông tin đăng nhập bản thân tôi cũng thường làm", anh Nguyễn Sỹ Hoàng Long, kinh doanh dịch vụ camera an ninh tại Đồng Nai cho biết.

Theo anh Long, lưu trữ mật khẩu camera giúp bên cung cấp dịch vụ dễ dàng bảo trì từ xa nếu khách cần gấp. Thêm nữa, người làm dịch vụ có thể đề phòng rủi ro quên mật khẩu của khách hàng. "Mật khẩu này chỉ có hãng mới lưu trữ, nếu quên phải rất nhiều thời gian và thủ tục mới có thể khôi phục được", anh Long nói thêm.

Theo đó, những clip này được hacker thâm nhập camera nhà riêng của nữ ca sĩ từ 4 năm trước.
Một hacker sinh năm 2002 theo dõi ca sĩ VMH từ lúc 13 tuổi? thế lực đứng đằng sau mới là những kẻ nhục nhã
Dòng trạng thái trên một fanpage khiến dân tình xôn xao khi cho biết kẻ tung đoạn clip riêng tư của VMH đã bị bắt. Ảnh: Facebook

Sự việc này hiện đang gây вứс xύс đối với đông đảo người hâm mộ đặc biệt là những nghệ sĩ trong giới showbiz.

Điều đáng nói là kẻ tung clip này còn táo tợn tuyên bố sẽ tiếp tục đăng clip riêng tư của VMH với tần suất 2 lần/ ngày.

Đại diện của phía nữ ca sĩ đã lên tiếng cho biết hiện đang đang tiến hành làm việc với cơ quan chức năng.

Trên MXH lại một lần nữa xôn xao với việc danh tính của thủ phạm của những đoạn clip riêng tư VMH bị tung lên mạng đã bị bắt.

Cụ thể, thông tin này cho biết thanh niên này sinh năm 2002 và đã phải trình diện công an.

Hiện các clip riêng tư cảm liên quan đến VMH trên các MXH đã bị xóa.
, , , ,

Oái oăm ông Ngô Văn Tuấn ở Thanh Hóa

Ông Ngô Văn Tuấn từng bị cách chức vì những sai phạm khi còn làm Giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hóa, trong đó có việc “nâng đỡ không trong sáng” bà Trần Vũ Quỳnh Anh.

Mấy hôm nay, dư luận ở Thanh Hóa lại được một phen xôn xao khi ông Ngô Văn Tuấn, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, hiện là Tổ trưởng Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo quy hoạch xây dựng phát triển đô thị – nhà ở (thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa) lại gửi đơn xin chuyển công tác.

Khác với lần trước, lần này ông Tuấn đề đạt nguyện vọng được chuyển sang làm Phó ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng – công nghiệp (thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa) – vị trí tương đương với phó giám đốc sở. Điều đó cho thấy, không những ông Tuấn muốn chuyển công tác mà ông còn xin được… thăng chức. Còn nhớ, tháng 1.2018, ông Ngô Văn Tuấn bị Thủ tướng ký quyết định cách chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vì những sai phạm mà ông này mắc phải khi còn làm Giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hóa, trong đó có việc “nâng đỡ không trong sáng” bà Trần Vũ Quỳnh Anh hết sức tai tiếng.
Oái oăm ông Ngô Văn Tuấn ở Thanh Hóa
Sau khi bị kỷ luật, ông Tuấn được sắp xếp làm Tổ trưởng Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo quy hoạch xây dựng phát triển đô thị – nhà ở.

Đến tháng 3.2019, ông Tuấn xin quay lại Sở Xây dựng Thanh Hóa công tác. Ngay sau khi ông Tuấn hết thời hạn kỷ luật (1 năm), ở Sở Xây dựng Thanh Hóa đã có những động thái “lạ” khi ông Trần Xuân Hoàn, Chánh văn phòng sở (tương đương trưởng phòng) tự nguyện làm đơn xin xuống làm Phó thanh tra Sở (tương đương phó phòng).

Tiếp đó ông Đào Vũ Việt, Giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hóa ra văn bản xin được tiếp nhận ông Tuấn về Sở và bổ nhiệm ông làm Chánh văn phòng Sở Xây dựng vào ngày 29.3 – “chiếc ghế” mà ông Hoàn vừa tự nguyện xin thôi ngồi.

Khi dư luận đang đến hồi gay cấn, thì đùng một cái chiều 2.4, ông Tuấn gửi đơn lên Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa xin quay trở lại Ban Chỉ đạo quy hoạch và xây dựng phát triển đô thị và nhà ở, vì “ảnh hưởng của dư luận quá lớn”.

Vài giờ đồng hồ sau, ông Đào Vũ Việt, Giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hóa phải ra quyết định hủy bỏ quyết định bổ nhiệm ông Tuấn mà ông vừa ký…

Diễn tiến vụ việc liên quan đến ông Tuấn cho đến thời điểm hiện tại cho thấy, câu chuyện như “một sự cười cợt” vào công tác cán bộ của tỉnh Thanh Hóa.

Theo Thanh niên
,

Thủ phạm tung clip nóng của Văn Mai Hương đã bị bắt, có kẻ đứng sau xúi dục cung cấp video?

Trên mạng xã hội xuất hiện thông tin kẻ chủ mưu phát tán những hình ảnh nhạy cảm của Văn Mai Hương những ngày vừa qua là một nam thanh niên sinh năm 2002.

Cộng đồng mạng Việt Nam trong hai ngày cuối tuần vừa qua đã được một phen hoảng loạn khi một hacker đã phát tán một loạt hình ảnh và clip nhạy cảm của nữ ca sĩ Văn Mai Hương. Những clip này được hacker tấn công camera nhà riêng của nữ ca sĩ từ 4 năm trước. Sự việc này đang gây bức xúc cho đông đảo bộ phận cư dân mạng đặc biệt là những nghệ sĩ trong showbiz. Đáng nói là kẻ chủ mưu còn táo tợn tuyên bố sẽ tiếp tục đăng clip nóng của Văn Mai Hương với tần suất 2 lần/ ngày.

Đại diện phía nữ ca sĩ cùng cho biết đang trong quá trình làm việc với cơ quan chức năng.

Mới đây trên mạng xã hội, đã xuất hiện những thông tin về chàng trai được cho là thủ phạm của “phim truyền hình dài tập về Văn Mai Hương”. Theo đó, thanh niên này sinh năm 2002 và đã phải trình diện công an. Hiện tại các clip nhạy cảm liên quan đến Văn Mai Hương đã trên mạng xã và các trang web đen đã bị xóa.
Thủ phạm tung clip nóng của Văn Mai Hương đã bị bắt, có kẻ đứng sau xúi dục cung cấp video?
Nhiều người vẫn đang nghi ngờ về độ xác thực của thông tin này vì hacker có tuổi đời còn khá trẻ. Tuy nhiên, thủ phạm là bất kỳ ai thì cũng phải chịu hình phạt thích đáng vì hành vi xâm hại đời tư, hạ nhục danh dự của người khác. Theo pháp luật những người phát tán video hoặc hình ảnh nhạy cảm mang tính cá nhân của người khác sẽ có thể bị phạt từ 10-15 năm tù.
, ,

Nhiều biệt thự ở TP HCM bỗng dưng “bốc hơi”… trên giấy!

Nhiều căn biệt thự tại trung tâm TP HCM được báo cáo “không tồn tại”, “đất trống” nhưng thực tế còn nguyên vẹn.

UBND quận 1 vừa có văn bản gửi Viện Nghiên cứu phát triển TP về hiện trạng các biệt thự cũ xây dựng trước năm 1975, trong đó địa phương cho biết sẽ loại nhiều căn biệt thự ra khỏi danh sách diện cần bảo tồn.

Còn nguyên vẹn

Báo cáo mới nhất của UBND quận 1 cho thấy tại địa phương có 230 căn biệt thự xây dựng từ trước năm 1975, có những căn hơn 100 năm tuổi, mang nhiều dấu ấn văn hóa, lịch sử, kiến trúc. Tuy nhiên, “qua rà soát nhận thấy có một số tường hợp không còn là biệt thự, một số công trình đã xây dựng thành công trình mới, một số đã tách chủ quyền”, UBND quận 1 kết luận và thông báo trong thời gian tới sẽ loại 109 căn biệt thự, gồm 49 căn không phải là biệt thự hoặc có nguồn gốc là nhà biệt thự nhưng nay không còn; 60 căn đã xây dựng công trình mới.

Lần theo danh sách một số căn biệt thự đề xuất loại bỏ, chúng tôi khá bất ngờ về hiện trạng. Cụ thể, theo báo cáo của UBND quận 1, căn biệt thự nằm tại số nhà 25 Nguyễn Thị Minh Khai (phường Bến Nghé) là “khu đất trống”. Thế nhưng, hồ sơ quản lý nhà ở của Sở Xây dựng cho thấy đây là công trình kiến trúc vững chắc, mái ngói âm dương và xây dựng lâu đời. Có giai đoạn, Hội đồng Phân loại biệt thự TP HCM (HĐPLBT TP) xem xét dự kiến đưa vào nhóm 1 để bảo tồn nguyên vẹn. Còn căn biệt thự ở số 31 Lý Tự Trọng (phường Bến Nghé) dù hiện nay không có dấu hiệu xuống cấp nhưng UBND quận 1 kết luận “bị chia cắt, nhiều mảnh tháo dỡ”, từ đó loại ra khỏi việc bảo tồn.
Nhiều biệt thự ở TP HCM bỗng dưng “bốc hơi”… trên giấy!
Biệt thự 145 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, TP HCM được báo cáo “không tồn tại”

Hồi tháng 10-2019, UBND quận 3 cũng có văn bản liệt kê hàng loạt căn biệt thự cũ xây dựng trước năm 1975. Phần lớn các căn biệt thự sau vài năm được báo cáo “không tồn tại địa chỉ” hoặc “không tồn tại”. Thế nhưng, ngay sau đó, HĐPLBT TP kiểm tra và phát hiện chúng vẫn sừng sững!

Điển hình căn biệt thự nằm ở số 143-145 Nam Kỳ Khởi Nghĩa bị biến mất với lý do “địa chỉ không tồn tại” nhưng mái nhà, khuôn viên và cả cửa ra vào còn nguyên vẹn nét cổ kính. Hiện nay, hai căn biệt thự này là trụ sở của một công ty du lịch và một nhà hàng sang trọng. Phía trước nhà gắn hai biển số nhà rất to. Hay căn biệt thự ở 204D Điện Biên Phủ (phường 7) được UBND quận 3 cho rằng “không tồn tại”. Thực tế biển số nhà ẩn mình sau tán cây, khi sử dụng flycam để “soi” thì sẽ thấy sau vách tường cũ kỹ là một ngôi nhà xây dựng từ hàng chục năm trước. Căn biệt thự số 1 Bà Huyện Thanh Quan (phường 6) cũng được kết luận “không tồn tại” trong khi thực tế nằm giáp 2 mặt tiền, tường cao cửa rộng.

Cảm tính, thiếu khảo sát cụ thể

Một thành viên HĐPLBT TP nhận định hầu hết các căn biệt thự cổ nằm ở vị trí đắc địa. Nếu được xếp loại vào nhóm 1, bắt buộc bảo tồn thì giá trị bán ra sẽ rất thấp nhưng xếp vào nhóm 3 – chủ nhà có quyền quyết định số phận kiến trúc trên đất – thì giá trị nâng lên 5-6 lần. “Hiện nay, việc thẩm định các căn biệt thự gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế vẫn còn hàng trăm căn biệt thự đang chờ phân loại, ít nhiều gây mâu thuẫn lớn giữa cơ quan quản lý nhà nước và quyền lợi của người dân” – vị chuyên gia nói.

Cũng theo chyên gia này, danh sách các căn biệt thự do Viện Nghiên cứu phát triển TP, Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP cùng Sở Xây dựng TP đưa và ấn định xuống quận, huyện đánh giá mà chưa khảo sát cụ thể hình thức và chủ quyền còn hay không. Hiện nay, dưới áp lực chủ sở hữu nhà nằm trong danh sách biệt thự phải kiểm tra, đánh giá và thống kê, đề xuất hướng giải quyết, nhiều địa phương có hướng loại bỏ bớt nhằm tạo điều kiện cho HĐPLBT TP tập trung đánh giá đúng các căn biệt thự nhóm 1, 2.

Một cán bộ Sở Xây dựng TP HCM nhìn nhận năm 2019 từng xảy ra mâu thuẫn trong công tác thẩm định biệt thự. Cụ thể, căn nhà số 68 Sương Nguyệt Anh (quận 1) được phân loại nhóm 2, ngay sau đó, có khiếu nại chủ sở hữu, HĐPLBT TP đã đánh giá lại và đề xuất nhóm 3. “Điều này cho thấy công tác đánh giá biệt thự còn cảm tính, chưa có tiêu chí rõ ràng về mặt pháp lý. Để an toàn, các thành viên thường đánh giá theo nhóm 2, bảo tồn một phần” – vị chuyên gia cho hay và thông tin hiện nay nhiều chủ nhà được đề xuất nhóm 2 đang tính đến chuyện khiếu nại.

Trong khi đó, thống kê của Trung tâm Nghiên cứu kiến trúc (Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP HCM) cho thấy một nửa số biệt thự tại TP đã biến mất sau hàng chục năm. Từng một thời được cho là phố biệt thự nhưng hiện nay những con đường như Nguyễn Đình Chiểu, Mạc Đĩnh Chi, Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng chỉ còn vài căn.

Tiến sĩ khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu thông tin: “Cứ 2 du khách nước ngoài đặt chân đến Việt Nam thì 1 người đến TP HCM và tìm kiếm những công trình lịch sử, cổ để tham quan. Vì vậy, việc bảo tồn một cách nghiêm túc cần phải quan tâm. Thế nhưng, muốn bảo tồn và phát huy di sản cần tích hợp và giúp ích cho chủ nhân của chúng bảo đảm các giá trị vật chất và tinh thần”.

Đã có nghị quyết về bảo tồn di sản

Tại kỳ họp thứ 17, khóa 9, HĐND TP HCM đã ra nghị quyết về việc bảo tồn di sản và cảnh quan kiến trúc đô thị trên địa bàn TP.

Trong đó, đối với việc phân loại các biệt thự trước năm 1975, UBND TP đã ban hành Quyết định 33/2018 về tiêu chí đánh giá, phân loại biệt thự cũ trên địa bàn TP và thành lập HĐPLBT. Hiện trên địa bàn TP có hơn 1.000 biệt thự trước năm 1975 có giá trị về mặt lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc được phân loại nhằm bảo tồn di sản, tạo nên bản sắc và bề dày văn hóa đô thị.

Theo đánh giá của HĐND TP, sự phối hợp giữa các sở, ngành, đơn vị liên quan trong việc kiểm kê, phân loại biệt thự cũ trước năm 1975 chưa đồng bộ, còn chậm. Công tác phân loại biệt thự cũ của HĐPLBT TP còn gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh phí, nhiều biệt thự không có hồ sơ lưu trữ và khó nhận diện các biệt thự đã bị biến dạng.

Lê Phong/NLD
, ,

Tài xế lái “siêu xe” Bentley chạy ngược chiều ở Hà Nội là ai?

CSGT Hà Nội đã lập biên bản phạt 1 triệu đồng và tước GPLX 2 tháng đối với tài xế “siêu xe” Bentley chạy ngược chiều trên đường Nguyễn Tuân.

Sáng ngày 30-12, lãnh đạo Phòng CSGT Công an TP Hà Nội thông tin, lực lượng CSGT địa bàn đã tiến hành lập biên bản ô tô Bentley mang BKS 30A-280.96 vi phạm chạy ngược chiều đoạn từ đường Nguyễn Tuân.

Thông tin ban đầu, vào vào 10h20 ngày 23-12, anh Huy điều khiển xe ô tô Bentley mang BKS 30A-280.96 tại trụ sở Công ty ở Ngõ 18T Nguyễn Tuân thuộc địa bàn Đội CSGT số 7, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội phụ trách.
Tài xế lái “siêu xe” Bentley chạy ngược chiều ở Hà Nội là ai?
Lãnh đạo Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho hay, ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh, Đội CSGT số 7 đã tiến hành làm việc với tài xế điều khiển xe ô tô Bentley mang BKS 30A-280.96.

Tài xế điều khiển xe Bentley mang BKS 30A-280.96 là anh Nguyễn Quang Huy (SN 1984, xã Tân Trác, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương).

Tại trụ sở Đội CSGT số 7, anh Nguyễn Quang Huy trình bày, anh là lái xe ô tô mang BSK 30A-280.96 của Công ty Cổ phần Viễn thông Sao Nam, có địa chỉ trên phố Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Vào 10h20 ngày 23-12, anh Huy điều khiển xe ô tô 30A-280.96 từ trụ sở Công ty ở Ngõ 18T Nguyễn Tuân đi đường Lê Văn Lương, do vội đưa nhân viên của Công ty khám bệnh ở bệnh viện nên khi đến ngã tư Lê Văn Lương đã điều khiển xe 30A-280.96 đi vào phần đường ngược chiều. Sau khi theo dõi báo chí biết được vi phạm của mình vi phạm Luật GTĐB, anh Huy đã đến trụ sở Đội CSGT số 7 đề nghị làm việc.

Lãnh đạo Phòng CSGT Công an TP Hà Nội thông tin, với hành vi vi phạm “Đi ngược chiều trên đường có biển cấm ngược chiều”, tài xế Nguyễn Quang Huy sẽ bị phạt tiền từ 800 đến 1,2 triệu, ngoài ra còn áp dụng hình thức xử lý bổ sung tước GPLX từ 1-3 tháng theo qui định của nghị định Chính phủ về qui định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Hiệp Bình/CA
, ,

Lên ngọn đầu đài vẫn chẳng màng nhớ đến dân

Không có nhân dân trong những ánh mắt ráo hoảnh, những lời nói sau cùng của tội đồ trong các đại án. Ở Sài Gòn, một số dân chơi ra hầu toà, người nhận sai, kẻ đứng giữa vòng vây thân hữu. Họ có loáng thoáng một chút khí phách Nam bộ, thua thì chung.
Lên ngọn đầu đài vẫn chẳng màng nhớ đến dân
Nhưng cái chất Nam bộ ấy không còn gốc gác phù sa, không phảng phất hơi hào sảng nhân dân nữa. Khí chất ấy được phôi thai từ tà quyền, từ tham vọng và man trá. Kiểu lục lâm thảo khấu chấp nhận một cuộc cờ tàn phe cánh, vương quyền.

Trò chơi đó, đương nhiên được đặt trên tấm lưng, vai áo nhân dân, những cuộc cướp đất, những màn biển thủ tiền dân. Nếu có một chút “nhân dân tính”, sẽ biết trăm tỷ nghìn tỷ là rất nhiều. Sẽ nhìn thấy dân ở tù vì cướp bánh mì, giết nhau vì vài trăm nghìn đồng, thảm sát vì tranh chấp nửa mét đất…

Ở Hà Nội, kẻ làm đến quan thượng thư, trong những lời nói sau cùng cũng không hề có một chữ “dân”. Họ chỉ xin lỗi đảng và nhà nước dù biết rằng người bị hại là nhân dân.

Trăm tỷ nghìn tỷ họ chiếm đoạt, dân sẽ phải nai lưng làm lụng, chịu đựng thuế phí và vật giá để bù vào. Cho tới giờ phút cuối cùng, họ vẫn không hiểu hoặc cố tình không hiểu, người phải chịu đắng cay để cứu chuộc lỗi lầm của họ vẫn là dân. Người phải cáng đáng nghiệt oán họ tạo ra vẫn là nhân dân. Kể cả chén cơm họ lùa trong lao tù, cũng từ bàn tay nhân dân vun vén.

Một chính quyền của dân, do dân và vì dân mà ngót nghét nửa thế kỷ rồi, nhân dân không được nghe một lời xin lỗi. Tôi nhớ người cuối cùng nói điều đó là ông Sáu Khải.

Những kẻ tội đồ, những đứa con phản trắc của nhân dân hôm nay giáp mặt với nhân quả, vẫn muốn chết như những đế vương đánh mất cơ đồ. Có thể hiên ngang hoặc quỵ luỵ trước chủ thể thanh trừng họ. Còn bá tánh, nghiễm nhiên là con số không tròn trĩnh, không mảy may tồn tại trong suy nghĩ của họ.

Kẻ thất thế còn mang tâm thế ấy, kẻ đang có thời rất khó để khom lưng xuống cầm tay dân. Mâu thuẫn giai cấp là ở đó, bất công là ở đó, không cần lý luận xa vời.

Những kẻ đi từ nhân dân, mang một lời tuyên thệ “vì dân” có lẽ đã biết sẵn đó là lời chót lưỡi đầu môi, là câu vè đưa họ bước vào sân khấu quyền bính và lợi ích.

Có lẽ gấm vóc lụa là, biệt điện xa giá và quyền lực đã găm vào não trạng của họ một tiềm thức đế vương. Vì thế, đối với dân lành, họ không thương và cũng không sợ. Họ chắc chắn nghĩ rằng đã đánh tráo được cái nhất thời và vạn đại như đã đánh cắp thân phận, cuộc sống của bao người.

Và như thế, không phải nhân dân, chính họ mới là những kẻ đang nhen nhóm một cuộc can qua tàn khốc của mai sau…

Theo FB Nguyễn Tiến Tường
, , ,

Tiêu xài Quốc khố kinh dị nhất mọi thời đại

Nước Nhật được coi là phát triển thần kỳ, nhưng chẳng có một phép lạ nào cả. Một trong những nguyên nhân là quan chức của họ biết quý từng đồng tiền thuế của dân. Giáo sư Trần Văn Thọ kể, Thủ tướng Ikeda Hayato (1960-1965) lúc còn là Bộ trưởng Tài chánh khi dẫn đầu một phái đoàn quan chức công du sang Mỹ chỉ dám thuê phòng khách sạn với giá 7 USD một ngày (hạng 3 sao, vào năm 1955), giá phòng đã rẻ còn cho 2-3 quan chức ở chung một phòng để tiết kiệm ngân sách hơn nữa, kể cả bộ trưởng cũng ở chung phòng với một vụ trưởng. Phòng chỉ có giường ngủ, không có bàn ghế, nên ban ngày đi làm việc với các cơ quan chính phủ Mỹ, ban đêm về ngồi bệt dưới sàn trao đổi công việc. Phái đoàn đó, sau này ngoài Ikeda Hayato, còn có ông Miyazawa Kiichi cũng trở thành Thủ tướng Nhật.

Các quan chức ta đoàn này đoàn khác lũ lượt sang Nhật tham quan học tập, nhưng chẳng thấy ai học được đức tính cần kiệm của quan chức Nhật, ngược lại càng học càng về xài sang.

Cũng cần nhắc qua một chút về lịch sử nước ta. Suốt 21 năm làm vua, hoàng đế Minh Mệnh năm nào cũng ra chỉ dụ giảm thuế cho dân. Khi thiên tai lớn, nhà vua vừa xuất kho cứu dân vừa tự giảm khẩu phần của mình xuống một nửa. Không thấy sử sách ghi lần nào ông tăng thuế, sử sách cũng không thấy ghi có vụ tham nhũng nào đáng để ý. Tài sản quốc gia đến một tấm gỗ vụn, một đoạn tre cũng không để thất thoát. Bởi vậy mà Việt Nam ta trở thành một quốc gia cường thịnh nhất châu Á thời bấy giờ.

Ngày nay, nước ta trên dưới 1/3 tổng của cải mà xã hội tạo ra được đưa vào quốc khố, tỉ trọng khi nhiều hơn khi ít hơn một chút, nhưng con số tuyệt đối thì không ngừng gia tăng cùng với gia tăng GDP. Chỉ mới phanh phui một số đại án, chỉ qua vài cuộc thanh tra, tổng số tài sản tham nhũng, tiêu xài, thất thoát khiến cho người ta kinh dị. Nó cho thấy tài sản của dân khi đưa vào quốc khố đã trở thành tài sản vô chủ. Tham nhũng, tiêu xài ngân sách phung phí, dùng ngân sách để mua quan đổi tước…, tiền thuế của dân đưa vào quốc khố như gió vào nhà trống, gió bay đi bao nhiêu tăng thuế để bù lại bấy nhiêu, chưa có thời đại nào kinh dị như thời đại này.

Khi công cuộc đốt lò chống tham nhũng đang rực lửa, thì công cuộc cướp bóc tiêu xài ngân khố cũng thần thông biến hóa khôn lường, công cuộc vặt lông tăng thuế cũng quyết không chậm trễ.
Tiêu xài Quốc khố kinh dị nhất mọi thời đại
P/s: Tấm hình dưới đây là lâu đài của một Bí thư huyện ủy, lâu đài này được xây bằng tiền buôn chổi đót, tiền nuôi heo, tiền thừa kế hay bằng thứ tiền lấy từ công cuộc thần thông biến hóa gì biết chết liền.

Theo FB Hoàng Hải Vân
, ,