Ông Lê Sỹ Chung - Chánh Văn phòng Sở KHCN Thanh Hóa cho hay, chính bản thân ông cũng chưa biết công trình duy nhất trong năm này là công trình nào, cụ thể là báo cáo khoa học nào, của ai.
Ông Lê Sỹ Chung - Chánh Văn phòng Sở KHCN Thanh Hóa. Ảnh: X.H
Câu chuyện có vẻ “lạ” nhưng lại “có thật” này đang diễn ra tại Thanh Hóa – địa phương “nổi tiếng” với báo cáo cả tỉnh có 3.116 cán bộ nghiên cứu mà 1 năm chỉ công bố 20 công trình khoa học.
Báo cáo số 213 về tình hình thực hiện chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 do ông Nguyễn Đức Quyền – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa ký thể hiện rõ: Năm 2019, tỉnh Thanh Hóa đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ gần 141 tỷ đồng.
Trong đó, chi sự nghiệp khoa học hơn 115 tỷ đồng. Chi đầu tư phát triển khoa học và là hơn 23 tỷ đồng; Trung ương hỗ trợ, bổ sung 1,9 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 0,47% trong tổng chi ngân sách tỉnh Thanh Hóa năm 2019.
Điểm đáng chú ý nhất trong báo cáo, đó là, hiện toàn tỉnh Thanh Hóa có 3.116 cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (có 18 phó giáo sư, 149 tiến sĩ, 1.067 thạc sĩ…), quy đổi sẽ là 1.229 cán bộ nghiên cứu toàn thời gian tương đương (tăng 8% so với năm 2015 là 1.131 cán bộ), đạt tỷ lệ 3,5 người/1 vạn dân.
Với 3.116 cán bộ này, trong năm 2019, số lượng công trình khoa học công bố trong nước chỉ là 19 công trình gồm: Sách, 15 bài viết đăng tạp chí, 3 bài viết tham dự hội thảo; 1 bài giảng và có 1 công trình khoa học (bài viết hội thảo) công bố quốc tế.
Báo cáo này cũng đánh giá, phân tích một số tồn tại khó khăn như: Thời gian thực hiện một số nhiệm vụ khoa học công nghệ còn dài, làm chậm ứng dụng kết quả vào sản xuất và đời sống. Những nhiệm vụ khoa học công nghệ có tính lan tỏa, đột phá chưa nhiều; tiềm lực khoa học công nghệ, hạ tầng cơ sở vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động khoa học công nghệ còn thiếu thốn, thiếu đồng bộ.
Hay: Việc đổi mới công nghệ, thiết bị trong các doanh nghiệp còn chậm; sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm ứng dụng công nghệ cao còn ít, chưa có những sản phẩm chủ lực mang tầm quốc gia, tạo sự đột phá…
Nguyên nhân cũng được báo cáo chỉ ra rất rõ: Các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp tuy đã có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế - xã hội, nhưng việc chuyển hóa từ nhận thức thành các chương trình, kế hoạch, dự án cụ thể để ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển khoa học công nghệ trong từng ngành, từng địa phương, từng doanh nghiệp còn hạn chế…
Thanh Hóa hiện có 3.116 cán bộ nghiên cứu khoa học nhưng một năm chỉ có 20 công trình nghiên cứu được công bố.
Bình luận về số tiền đầu tư và kết quả đầu tư trong năm 2019 của tỉnh Thanh Hóa cho lĩnh vực khoa học công nghệ, GS.TSKH Trần Duy Quý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hợp tác khoa học kỹ thuật châu Á - Thái Bình Dương đã nói thẳng rằng, với số lượng cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học hùng hậu như tỉnh Thanh Hóa mà chỉ cho ra được 20 công trình khoa học là một tỷ lệ quá thấp.
Theo GS.TSKH Trần Duy Quý, 3.116 cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học công nghệ, được đầu tư một số tiền không hề nhỏ, thế nhưng kết quả thu về chưa tương xứng. Mặt khác, những công trình khoa học được công bố có ứng dụng được vào thực tiễn, mang lại hiệu quả thiết thực cho phát triển kinh tế của tỉnh hay không lại là một câu chuyện khác nữa.
Đúng vậy, con số gần 141 tỷ đồng “đầu tư” cho khoa học công nghệ ở tỉnh Thanh Hóa và “kết quả” quá khiêm tốn từ nguồn ngân sách đầu tư này đã làm nhiều người tò mò về các công trình “siêu tốn kém” này.
Do đó, tỉnh Thanh Hóa nên công khai cho người dân được biết đó là công trình gì, sách gì, bài viết nghiên cứu về cái gì, thuộc lĩnh vực nào, có thể triển khai sản xuất ra sản phẩm ứng dụng được vào thực tế đời sống hay không, có đem lại lợi ích gì cho địa phương, cho đất nước hay không? Đặc biệt, một công trình duy nhất được công bố quốc tế của tỉnh Thanh Hóa là công trình gì, có “xứng” với “đồng tiền, bát gạo” tỉnh đã đầu tư hay không?
Ấy thế mà, mới đây khi trả lời phóng viên báo Lao động về công trình khoa học được công bố quốc tế là công trình nào, ông Lê Sỹ Chung - Chánh Văn phòng Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra câu trả lời khá… “s.ốc”, rằng chính bản thân ông cũng chưa biết công trình duy nhất trong năm này là công trình nào, cụ thể là báo cáo khoa học nào, của tác giả nào.
Câu trả lời không thể "số.c" hơn của lãnh đạo ngành khoa học công nghệ tỉnh Thanh Hóa được đưa ra ngay sau báo cáo của vị Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh này chỉ vài ngày đã "minh chứng" cho một thực tế đáng buồn: Không chỉ ở Thanh Hóa, đâu đó ở nhiều tỉnh thành khác, có lẽ cũng còn tồn tại khá nhiều tình trạng chi tiền nghiên cứu khoa học theo kiểu tương tự - giải ngân "hợp pháp" khoản tiền ngân sách chứ chưa thật sự quan tâm đến chất lượng, tính thực tiễn của các công trình nghiên cứu khoa học.
Trở lại với câu chuyện của tỉnh Thanh Hóa, có thể thấy, con số gần 141 tỷ đồng không phải là nhỏ. Nó được trích ra từ ngân sách, đó là tiền thuế của dân đóng góp. Do đó, cần phải được đầu tư phải xứng đáng chứ đừng chi tiền “nghiệm thu” các công trình cho… hợp pháp rồi cũng như bao công trình khoa học khác, lại “xếp vào ngăn tủ”.
Nói như GS.TSKH Trần Duy Quý, tỉnh Thanh Hóa cần phải xem xét lại tính hiệu quả của việc nghiên cứu khoa học của địa phương, bởi "thông thường, nhóm nghiên cứu của chúng tôi chỉ cần khoảng 300 - 500 triệu là có thể nghiên cứu thành công một công trình khoa học, thậm chí là nghiên cứu ra giống mới (trong lĩnh vực nông nghiệp), mang lại hiệu quả kinh tế cao".
Hay như tính toán của GS.TSKH Phạm Phố, nguyên Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn, số tiền chi cho nghiên cứu khoa học không chỉ dành riêng cho nghiên cứu khoa học, mà còn phải chi cho những người quản lý, cơ quan quản lý và nhiều vấn đề khác... Chính vì vậy, việc nghiên cứu khoa học tại các địa phương không hiệu quả, chi nhiều nhưng kết quả thu về chẳng được bao nhiêu, lãng phí nguồn lực của nhà nước.
Thiết nghĩ, đất nước ta còn nghèo, chúng ta không cần “số lượng” giáo sư, tiến sĩ, càng không cần "số lượng" các công trình nghiên cứu chỉ để giải ngân tiền ngân sách rồi lại "xếp đầy trong ngăn tủ". Đặc biệt, chúng ta càng không cần những cơ quan liên quan đến nghiên cứu khoa học và công nghệ mà chỉ để giải quyết nhu cầu "công ăn, việc làm" cho một số cán bộ.
Vậy, chúng ta cần gì ở những nhà nghiên cứu khoa học? Xin được trả lời ngay: Chúng ta đang rất cần những phát minh, sáng chế mang lại giá trị thật, lợi ích thật cho đại đa số người dân, qua đó phát triển kinh tế đất nước.
Vì mục tiêu đó, xin hãy dùng tiền thuế của dân để đầu tư cho những công trình nghiên cứu khoa học thiết thực, hữu ích để phát triển đất nước. Xin đừng để lãng phí tiền thuế của dân!
Thụy Du
baomoi.com
Chính trị
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Ông Lê Sỹ Chung - Chánh Văn phòng Sở KHCN Thanh Hóa. Ảnh: X.H
Câu chuyện có vẻ “lạ” nhưng lại “có thật” này đang diễn ra tại Thanh Hóa – địa phương “nổi tiếng” với báo cáo cả tỉnh có 3.116 cán bộ nghiên cứu mà 1 năm chỉ công bố 20 công trình khoa học.
Báo cáo số 213 về tình hình thực hiện chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 do ông Nguyễn Đức Quyền – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa ký thể hiện rõ: Năm 2019, tỉnh Thanh Hóa đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ gần 141 tỷ đồng.
Trong đó, chi sự nghiệp khoa học hơn 115 tỷ đồng. Chi đầu tư phát triển khoa học và là hơn 23 tỷ đồng; Trung ương hỗ trợ, bổ sung 1,9 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 0,47% trong tổng chi ngân sách tỉnh Thanh Hóa năm 2019.
Điểm đáng chú ý nhất trong báo cáo, đó là, hiện toàn tỉnh Thanh Hóa có 3.116 cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (có 18 phó giáo sư, 149 tiến sĩ, 1.067 thạc sĩ…), quy đổi sẽ là 1.229 cán bộ nghiên cứu toàn thời gian tương đương (tăng 8% so với năm 2015 là 1.131 cán bộ), đạt tỷ lệ 3,5 người/1 vạn dân.
Với 3.116 cán bộ này, trong năm 2019, số lượng công trình khoa học công bố trong nước chỉ là 19 công trình gồm: Sách, 15 bài viết đăng tạp chí, 3 bài viết tham dự hội thảo; 1 bài giảng và có 1 công trình khoa học (bài viết hội thảo) công bố quốc tế.
Báo cáo này cũng đánh giá, phân tích một số tồn tại khó khăn như: Thời gian thực hiện một số nhiệm vụ khoa học công nghệ còn dài, làm chậm ứng dụng kết quả vào sản xuất và đời sống. Những nhiệm vụ khoa học công nghệ có tính lan tỏa, đột phá chưa nhiều; tiềm lực khoa học công nghệ, hạ tầng cơ sở vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động khoa học công nghệ còn thiếu thốn, thiếu đồng bộ.
Hay: Việc đổi mới công nghệ, thiết bị trong các doanh nghiệp còn chậm; sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm ứng dụng công nghệ cao còn ít, chưa có những sản phẩm chủ lực mang tầm quốc gia, tạo sự đột phá…
Nguyên nhân cũng được báo cáo chỉ ra rất rõ: Các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp tuy đã có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế - xã hội, nhưng việc chuyển hóa từ nhận thức thành các chương trình, kế hoạch, dự án cụ thể để ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển khoa học công nghệ trong từng ngành, từng địa phương, từng doanh nghiệp còn hạn chế…
Thanh Hóa hiện có 3.116 cán bộ nghiên cứu khoa học nhưng một năm chỉ có 20 công trình nghiên cứu được công bố.
Bình luận về số tiền đầu tư và kết quả đầu tư trong năm 2019 của tỉnh Thanh Hóa cho lĩnh vực khoa học công nghệ, GS.TSKH Trần Duy Quý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hợp tác khoa học kỹ thuật châu Á - Thái Bình Dương đã nói thẳng rằng, với số lượng cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học hùng hậu như tỉnh Thanh Hóa mà chỉ cho ra được 20 công trình khoa học là một tỷ lệ quá thấp.
Theo GS.TSKH Trần Duy Quý, 3.116 cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học công nghệ, được đầu tư một số tiền không hề nhỏ, thế nhưng kết quả thu về chưa tương xứng. Mặt khác, những công trình khoa học được công bố có ứng dụng được vào thực tiễn, mang lại hiệu quả thiết thực cho phát triển kinh tế của tỉnh hay không lại là một câu chuyện khác nữa.
Đúng vậy, con số gần 141 tỷ đồng “đầu tư” cho khoa học công nghệ ở tỉnh Thanh Hóa và “kết quả” quá khiêm tốn từ nguồn ngân sách đầu tư này đã làm nhiều người tò mò về các công trình “siêu tốn kém” này.
Do đó, tỉnh Thanh Hóa nên công khai cho người dân được biết đó là công trình gì, sách gì, bài viết nghiên cứu về cái gì, thuộc lĩnh vực nào, có thể triển khai sản xuất ra sản phẩm ứng dụng được vào thực tế đời sống hay không, có đem lại lợi ích gì cho địa phương, cho đất nước hay không? Đặc biệt, một công trình duy nhất được công bố quốc tế của tỉnh Thanh Hóa là công trình gì, có “xứng” với “đồng tiền, bát gạo” tỉnh đã đầu tư hay không?
Ấy thế mà, mới đây khi trả lời phóng viên báo Lao động về công trình khoa học được công bố quốc tế là công trình nào, ông Lê Sỹ Chung - Chánh Văn phòng Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra câu trả lời khá… “s.ốc”, rằng chính bản thân ông cũng chưa biết công trình duy nhất trong năm này là công trình nào, cụ thể là báo cáo khoa học nào, của tác giả nào.
Câu trả lời không thể "số.c" hơn của lãnh đạo ngành khoa học công nghệ tỉnh Thanh Hóa được đưa ra ngay sau báo cáo của vị Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh này chỉ vài ngày đã "minh chứng" cho một thực tế đáng buồn: Không chỉ ở Thanh Hóa, đâu đó ở nhiều tỉnh thành khác, có lẽ cũng còn tồn tại khá nhiều tình trạng chi tiền nghiên cứu khoa học theo kiểu tương tự - giải ngân "hợp pháp" khoản tiền ngân sách chứ chưa thật sự quan tâm đến chất lượng, tính thực tiễn của các công trình nghiên cứu khoa học.
Trở lại với câu chuyện của tỉnh Thanh Hóa, có thể thấy, con số gần 141 tỷ đồng không phải là nhỏ. Nó được trích ra từ ngân sách, đó là tiền thuế của dân đóng góp. Do đó, cần phải được đầu tư phải xứng đáng chứ đừng chi tiền “nghiệm thu” các công trình cho… hợp pháp rồi cũng như bao công trình khoa học khác, lại “xếp vào ngăn tủ”.
Nói như GS.TSKH Trần Duy Quý, tỉnh Thanh Hóa cần phải xem xét lại tính hiệu quả của việc nghiên cứu khoa học của địa phương, bởi "thông thường, nhóm nghiên cứu của chúng tôi chỉ cần khoảng 300 - 500 triệu là có thể nghiên cứu thành công một công trình khoa học, thậm chí là nghiên cứu ra giống mới (trong lĩnh vực nông nghiệp), mang lại hiệu quả kinh tế cao".
Hay như tính toán của GS.TSKH Phạm Phố, nguyên Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn, số tiền chi cho nghiên cứu khoa học không chỉ dành riêng cho nghiên cứu khoa học, mà còn phải chi cho những người quản lý, cơ quan quản lý và nhiều vấn đề khác... Chính vì vậy, việc nghiên cứu khoa học tại các địa phương không hiệu quả, chi nhiều nhưng kết quả thu về chẳng được bao nhiêu, lãng phí nguồn lực của nhà nước.
Thiết nghĩ, đất nước ta còn nghèo, chúng ta không cần “số lượng” giáo sư, tiến sĩ, càng không cần "số lượng" các công trình nghiên cứu chỉ để giải ngân tiền ngân sách rồi lại "xếp đầy trong ngăn tủ". Đặc biệt, chúng ta càng không cần những cơ quan liên quan đến nghiên cứu khoa học và công nghệ mà chỉ để giải quyết nhu cầu "công ăn, việc làm" cho một số cán bộ.
Vậy, chúng ta cần gì ở những nhà nghiên cứu khoa học? Xin được trả lời ngay: Chúng ta đang rất cần những phát minh, sáng chế mang lại giá trị thật, lợi ích thật cho đại đa số người dân, qua đó phát triển kinh tế đất nước.
Vì mục tiêu đó, xin hãy dùng tiền thuế của dân để đầu tư cho những công trình nghiên cứu khoa học thiết thực, hữu ích để phát triển đất nước. Xin đừng để lãng phí tiền thuế của dân!
Thụy Du
baomoi.com
No comments:
Post a Comment