Hơn chục năm trước, nhiều nhà đầu tư bảng quảng cáo ngoài trời – trong đó có công ty đang thành công với loạt bảng đắc địa ngay khi cầu Mỹ Thuận chính thức thông xe, đã nhận được ‘mách nước’ là muốn dựng bảng dọc hai bên tuyến cao tốc, hãy hỏi ý kiến của ông Trần Bắc Hà. Khi ấy ông Hà là phó tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
“Ông Hà nói rằng tất cả các dịch vụ về bảng quảng cáo ngoài trời, các trạm dừng đổ xăng, các dịch vụ ăn uống nằm trên tuyến cao tốc từ TP.HCM đi Cần Thơ đều sẽ do một công ty của BIDV khai thác độc quyền. Ai muốn làm ăn thì phải chịu phụ thuộc vào đơn vị này của BIDV”. Ông N.C.K, giám đốc một doanh nghiệp quảng cáo, nhớ lại.
Hồi những năm đầu 2000, các giao dịch làm ăn liên quan khu vực miền Tây, giới chủ doanh nghiệp hay cậy tới một người đàn ông tên gọi Tư Thắng (tên đầy đủ Nguyễn Tiến Thắng). Anh ruột của ông Tư Thắng là ông Nguyễn Tấn Dũng, khi ấy là phó Thủ tướng, rồi Thủ tướng chính phủ. Người ‘mách nước’ vụ dựng bảng quảng cáo ngoài trời (nói ở trên) chính là ông Tư Thắng. Thời điểm đó, trên báo chí tuyệt nhiên không có tin tức gì chuyện BIDV sẽ độc quyền khai thác tuyến cao tốc TP.HCM – Cần Thơ.Hạ tuần tháng 10-2007, phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng ký quyết định (văn bản số 1611/Ttg-CN) đồng ý cho BIDV cùng các đối tác thành lập Công ty cổ phần Đầu tư đường cao tốc BIDV, thực hiện dự án đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ.
Theo kế hoạch, công ty cổ phần này sẽ mua lại quyền thu phí trên tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương đang trong giai đoạn xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách, và sẽ đầu tư tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ theo hình thức xây dựng – khai thác – chuyển giao (BOT). Thời điểm đó, ông Trần Bắc Hà đã ngồi vào ghế Tổng Giám đốc BIDV.
Sáng 29-11-2009, Công ty cổ phần Đầu tư đường cao tốc BIDV đã tổ chức khởi công xây dựng tuyến đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận với chiều dài khoảng 54 km; tổng mức đầu tư khoảng 19.000 tỷ đồng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến dự và phát lệnh khởi công. Cùng dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, tỉnh Tiền Giang.
Thông cáo báo chí cùng phong bì được phát tận tay các nhà báo tham dự lễ khởi công, cho biết cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận có chiều dài 54km, điểm đầu là nút giao thông Thân Cửu Nghĩa (đoạn cuối của đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương, tỉnh Tiền Giang), điểm cuối là đường dẫn lên cầu Mỹ Thuận, mặt đường rộng 25,5 – 26,5m cho 4 làn xe lưu thông, vận tốc cho phép 120km/giờ.
Các công trình trên tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận gồm: 4 nút giao khác mức liên thông (gồm nút giao Thân Cửu Nghĩa, Cai Lậy, Cái Bè và An Thái Trung); hơn 60 cầu các loại và các công trình, thiết bị phục vụ khác. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào quý IV/2012.
BIDV dự kiến hoàn vốn sau khoảng 34 năm khai thác thu phí, với mức phí 1.000 đồng/km. Đồng thời, BIDV cũng được Thủ tướng chấp thuận về nguyên tắc chuyển giao quyền thu phí và đầu tư xây dựng hệ thống trạm thu phí Dự án đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương. Đây cũng chính là thời điểm mà phía công ty quảng cáo (đã nói ở phần đầu bài viết) chính thức ký kết thỏa thuận làm ăn với ông Trần Bắc Hà. Một số vị trí đắc địa cũng được dành riêng cho bảng quảng cáo thương hiệu BIDV.
Chi phí ngoại giao cho chuyện làm ăn này, còn là bên phía công ty quảng cáo chấp nhận thực hiện ‘miễn phí’ cho BIDV tại TP.HCM vài điểm bảng quảng cáo có giá trị xây dựng ban đầu tròm trèm cả tỷ bạc cho loại bảng kích cỡ lớn 200m2.
Bánh ít đi thì bánh quy lại. Không sao hết. Thế nhưng sau đó thì vẫn không có bảng quảng cáo nào được dựng. Lý do là phía ông Trần Bắc Hà ‘buông’ dự án này. Nhiều nguyên cớ được nhắc đến đàng sau hậu trường, trong đó có việc Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin bị vỡ nợ.
Vinashin lại là một trong những cổ đông sáng lập Công ty cổ phần Đầu tư đường cao tốc BIDV. Các cổ đông sáng lập còn lại ngoài 25% vốn góp của BIDV, có: Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam, Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam, Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp Becamex, Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam; Tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông 5 (Cienco5); Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại khách sạn Tân Hoàng Minh.
Những hoạch định của ông Trần Bắc Hà về huy động 50% vốn đầu tư từ bên ngoài, bao gồm vốn của các quỹ đầu tư hải ngoại và phát hành trái phiếu quốc tế. Sau đó, dự định sẽ phát hành 500 triệu USD trái phiếu quốc tế để rót vốn cho dự án đường cao tốc vào cuối năm 2008-2009 đã không thể thực hiện, khi mà râm ran tin đồn về những cú áp phe mờ ám của Vinashin liên quan đến người đứng đầu chính phủ.
Tuy nhiên sau đó thì ông Nguyễn Tấn Dũng không bị cáo buộc gì trong chuyện con tàu đắm Vinashin. Còn phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng lại lùm xùm đến chuyện bảo lãnh nợ nần của Becamex. Phía Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam thì lo đối phó làn sóng phản đối dự án bauxite Nhân Cơ tại Đắk Nông và dự án bauxite Tân Rai tại Lâm Đồng. Thời điểm đó, tuy trụ sở chính của Cienco5 ở Đà Nẵng, song giới làm ăn đều biết đây là mối ruột của ông Nguyễn Xuân Phúc, xứ Quảng Nam.
BIDV không thu xếp được vốn và dự án đình trệ đến tận hôm nay, mặc dù vào tháng 2-2015, Bộ Giao thông Vận tải cho thành lập Công ty BOT Trung Lương – Mỹ Thuận thay thế cho Công ty cổ phần Đầu tư đường cao tốc BIDV. Việc tất toán vốn góp cổ đông ban đầu của BIDV dưới thời ông Trần Bắc Hà trong dự án đường cao tốc đình đám nhất nhì miền Tây này ra sao? Dường như tất cả đã chìm vào quên lãng.
Nguồn Baolua
Kinh tế
,
Tin trong nước
,
Xã hội
“Ông Hà nói rằng tất cả các dịch vụ về bảng quảng cáo ngoài trời, các trạm dừng đổ xăng, các dịch vụ ăn uống nằm trên tuyến cao tốc từ TP.HCM đi Cần Thơ đều sẽ do một công ty của BIDV khai thác độc quyền. Ai muốn làm ăn thì phải chịu phụ thuộc vào đơn vị này của BIDV”. Ông N.C.K, giám đốc một doanh nghiệp quảng cáo, nhớ lại.
Hồi những năm đầu 2000, các giao dịch làm ăn liên quan khu vực miền Tây, giới chủ doanh nghiệp hay cậy tới một người đàn ông tên gọi Tư Thắng (tên đầy đủ Nguyễn Tiến Thắng). Anh ruột của ông Tư Thắng là ông Nguyễn Tấn Dũng, khi ấy là phó Thủ tướng, rồi Thủ tướng chính phủ. Người ‘mách nước’ vụ dựng bảng quảng cáo ngoài trời (nói ở trên) chính là ông Tư Thắng. Thời điểm đó, trên báo chí tuyệt nhiên không có tin tức gì chuyện BIDV sẽ độc quyền khai thác tuyến cao tốc TP.HCM – Cần Thơ.Hạ tuần tháng 10-2007, phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng ký quyết định (văn bản số 1611/Ttg-CN) đồng ý cho BIDV cùng các đối tác thành lập Công ty cổ phần Đầu tư đường cao tốc BIDV, thực hiện dự án đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ.
Theo kế hoạch, công ty cổ phần này sẽ mua lại quyền thu phí trên tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương đang trong giai đoạn xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách, và sẽ đầu tư tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ theo hình thức xây dựng – khai thác – chuyển giao (BOT). Thời điểm đó, ông Trần Bắc Hà đã ngồi vào ghế Tổng Giám đốc BIDV.
Sáng 29-11-2009, Công ty cổ phần Đầu tư đường cao tốc BIDV đã tổ chức khởi công xây dựng tuyến đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận với chiều dài khoảng 54 km; tổng mức đầu tư khoảng 19.000 tỷ đồng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến dự và phát lệnh khởi công. Cùng dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, tỉnh Tiền Giang.
Thông cáo báo chí cùng phong bì được phát tận tay các nhà báo tham dự lễ khởi công, cho biết cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận có chiều dài 54km, điểm đầu là nút giao thông Thân Cửu Nghĩa (đoạn cuối của đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương, tỉnh Tiền Giang), điểm cuối là đường dẫn lên cầu Mỹ Thuận, mặt đường rộng 25,5 – 26,5m cho 4 làn xe lưu thông, vận tốc cho phép 120km/giờ.
Các công trình trên tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận gồm: 4 nút giao khác mức liên thông (gồm nút giao Thân Cửu Nghĩa, Cai Lậy, Cái Bè và An Thái Trung); hơn 60 cầu các loại và các công trình, thiết bị phục vụ khác. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào quý IV/2012.
BIDV dự kiến hoàn vốn sau khoảng 34 năm khai thác thu phí, với mức phí 1.000 đồng/km. Đồng thời, BIDV cũng được Thủ tướng chấp thuận về nguyên tắc chuyển giao quyền thu phí và đầu tư xây dựng hệ thống trạm thu phí Dự án đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương. Đây cũng chính là thời điểm mà phía công ty quảng cáo (đã nói ở phần đầu bài viết) chính thức ký kết thỏa thuận làm ăn với ông Trần Bắc Hà. Một số vị trí đắc địa cũng được dành riêng cho bảng quảng cáo thương hiệu BIDV.
Chi phí ngoại giao cho chuyện làm ăn này, còn là bên phía công ty quảng cáo chấp nhận thực hiện ‘miễn phí’ cho BIDV tại TP.HCM vài điểm bảng quảng cáo có giá trị xây dựng ban đầu tròm trèm cả tỷ bạc cho loại bảng kích cỡ lớn 200m2.
Bánh ít đi thì bánh quy lại. Không sao hết. Thế nhưng sau đó thì vẫn không có bảng quảng cáo nào được dựng. Lý do là phía ông Trần Bắc Hà ‘buông’ dự án này. Nhiều nguyên cớ được nhắc đến đàng sau hậu trường, trong đó có việc Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin bị vỡ nợ.
Vinashin lại là một trong những cổ đông sáng lập Công ty cổ phần Đầu tư đường cao tốc BIDV. Các cổ đông sáng lập còn lại ngoài 25% vốn góp của BIDV, có: Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam, Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam, Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp Becamex, Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam; Tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông 5 (Cienco5); Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại khách sạn Tân Hoàng Minh.
Những hoạch định của ông Trần Bắc Hà về huy động 50% vốn đầu tư từ bên ngoài, bao gồm vốn của các quỹ đầu tư hải ngoại và phát hành trái phiếu quốc tế. Sau đó, dự định sẽ phát hành 500 triệu USD trái phiếu quốc tế để rót vốn cho dự án đường cao tốc vào cuối năm 2008-2009 đã không thể thực hiện, khi mà râm ran tin đồn về những cú áp phe mờ ám của Vinashin liên quan đến người đứng đầu chính phủ.
Tuy nhiên sau đó thì ông Nguyễn Tấn Dũng không bị cáo buộc gì trong chuyện con tàu đắm Vinashin. Còn phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng lại lùm xùm đến chuyện bảo lãnh nợ nần của Becamex. Phía Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam thì lo đối phó làn sóng phản đối dự án bauxite Nhân Cơ tại Đắk Nông và dự án bauxite Tân Rai tại Lâm Đồng. Thời điểm đó, tuy trụ sở chính của Cienco5 ở Đà Nẵng, song giới làm ăn đều biết đây là mối ruột của ông Nguyễn Xuân Phúc, xứ Quảng Nam.
BIDV không thu xếp được vốn và dự án đình trệ đến tận hôm nay, mặc dù vào tháng 2-2015, Bộ Giao thông Vận tải cho thành lập Công ty BOT Trung Lương – Mỹ Thuận thay thế cho Công ty cổ phần Đầu tư đường cao tốc BIDV. Việc tất toán vốn góp cổ đông ban đầu của BIDV dưới thời ông Trần Bắc Hà trong dự án đường cao tốc đình đám nhất nhì miền Tây này ra sao? Dường như tất cả đã chìm vào quên lãng.
Nguồn Baolua
No comments:
Post a Comment