20 công trình chưa biết có làm nên cơm cháo gì mà tốn chi phí đến 141 tỉ đồng đấy, nếu nhân lên cho hơn 60 tỉnh thành thì số tiền “ ném qua cửa sổ “ sẽ rất khủng.
Mới đây, tỉnh Thanh Hóa đã có báo cáo số 213/BC-UBND về tình hình thực hiện chiến lược phát triển khoa học và công nghệ (KH-CN) giai đoạn 2011-2020 năm 2019 trên địa bàn. Trong báo cáo này có nhiều con số cần phân tích và khá thú vị, nhưng cũng để lại cho dư luận những bức xúc nhất định.
Những con số về nghiên cứu khoa học ở “xứ Thanh” khiến dư luận giật mình
Giật mình những con số nghiên cứu khoa học
Theo đó, Báo cáo của tỉnh Thanh Hóa cho thấy trong năm 2019, tỉnh đầu tư từ ngân sách nhà nước cho KH-CN gần 141 tỉ đồng. Trong đó, chi sự nghiệp khoa học hơn 115 tỉ đồng (cao gấp 2,3 lần Trung ương phân bổ), chi đầu tư phát triển KH-CN hơn 23 tỉ đồng, Trung ương hỗ trợ, bổ sung 1,9 tỉ đồng, đạt tỷ lệ 0,47% trong tổng chi ngân sách tỉnh Thanh Hóa năm 2019.
Đáng chú ý, theo báo cáo này, hiện toàn tỉnh Thanh Hóa có 3.116 cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (có 18 phó giáo sư, 149 tiến sĩ, 1.067 thạc sĩ…), quy đổi sẽ là 1.229 cán bộ nghiên cứu toàn thời gian tương đương (tăng 8% so với năm 2015 là 1.131 cán bộ), đạt tỷ lệ 3,5 người/1 vạn dân.
Năm 2019, số lượng công trình khoa học công bố trong nước là 19 công trình gồm: Sách, 15 bài viết đăng tạp chí, 3 bài viết tham dự hội thảo; 1 bài giảng và có 1 công trình khoa học (bài viết hội thảo) công bố quốc tế. Tức là, trên tổng số 3.116 cán bộ mà số lượng công trình trong nước là 19 và chỉ có 1 công trình khoa học (bài viết hội thảo) được công bố quốc tế.
Thực tế, năm 2018 Thanh Hóa gặt hái được nhiều thành tựu đáng tự hào về bức tranh kinh tế xã hội, với dấu son tổng thu ngân sách đạt 23.276 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn – GRDP 15,16%, là mức tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay.
Thời điểm đó, ông Nguyễn Đình Xứng – Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã tự hào: “Thanh Hóa là tỉnh thuộc trong nhóm các các địa phương có tốc độ tăng trưởng GRDP cao nhất của cả nước, xứng đáng là tỉnh đầu tàu về phát triển kinh tế xã hội khu vực Bắc Trung bộ”.
Và, dù ngân sách địa phương này mới “lần đầu” vượt lên mức trên 20 nghìn tỉ đồng, nhưng tỉnh Thanh Hoá chưa phải là một tỉnh giàu, lại rất “mạnh tay” để chi cho sự nghiệp khoa học 115 tỉ đồng/141 tỉ đồng đầu tư – cao gấp 2,3 lần Trung ương phân bổ.
Nhấn mạnh con số trên để thấy, đúng là tỉnh Thanh Hóa đã rất chú trọng, rất đầu tư và đặc biệt coi trọng vai trò của KH-CN. Thế nhưng đáng buồn là kết quả “nghiên cứu khoa học” trong suốt 1 năm lại rất “khiêm tốn”: 3.116 cán bộ chỉ công bố được 20 công trình khoa học.
Thực sự đây là một tỷ lệ quá thấp so với số lượng cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học và số tiền đầu tư cho các công trình nghiên cứu.
Người Việt vẫn còn tư tưởng “học vì danh”
Thực tế trên cả nước là như vậy, không riêng gì tỉnh Thanh Hóa. Mỗi năm, Việt Nam có thêm hàng ngàn giáo sư và phó giáo sư được công nhận đạt chuẩn, còn số lượng tiến sĩ tính đến hết năm 2013 đã vào khoảng 24.000 người, mỗi năm con số này lại được bổ sung thêm một lực lượng hùng hậu.
Theo Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn – Đại học New South Wales, Australia: “Ước tính đến năm 2030, số bài báo khoa học của Việt Nam cũng chỉ bằng Singapore hiện tại, và đến năm 2025 Việt Nam bằng Thái Lan năm 2016. Tức là Việt Nam tụt hậu 10 năm so với Thái Lan và 15 năm so với Singapore về công bố ISI”.
Trở lại với câu chuyện của tỉnh Thanh Hóa. Tỉnh đã dùng tiền ngân sách, cũng là tiền thuế của dân như thế nào? 20 công trình được công bố này có “xứng” với gần 141 tỉ đồng mà tỉnh Thanh Hoá đã “chi” cho sự nghiệp KH-CN trong năm 2019? Trong số công trình này, có bao nhiêu công trình đã được ứng dụng thực tế?
Đáng chú ý, trong giới lãnh đạo quản lý nhà nước coi nghiên cứu khoa học chỉ như là “trang sức” cho nền khoa học nước nhà và do đó các hoạt động nghiên cứu khoa học không được quan tâm và đầu tư đúng mức.
Có người nói: “Việt Nam từng có những con đường đắt nhất hành tinh và bây giờ cũng có những công trình khoa học đắt nhất thế giới. 20 công trình chưa biết có làm nên cơm cháo gì mà tốn chi phí đến 141 tỉ đồng đấy, nếu nhân lên cho hơn 60 tỉnh thành thì số tiền “ ném qua cửa sổ “ sẽ rất khủng”.
Những hiện tượng trên cho thấy cái danh trong đời sống xã hội quan trọng biết nhường nào! Từ cổ xưa cho đến ngày nay, xã hội luôn tôn kính, vinh danh những người thực sự có tài, có đức, có công với đất nước, với cộng đồng. Những người không có thực tài đức nhưng hám danh, háo danh thì tự mình làm méo mó hình ảnh, nhân cách và đánh mất sự tôn trọng của người đời!
Thật ra, từ lâu không ít nhà khoa học trong nước cũng đã lên tiếng báo động “căn bệnh khoa học”, “căn bệnh giáo dục”, và cũng đã chỉ ra nhiều nguyên nhân khác nhau khiến nền khoa học và giáo dục nước ta ngày càng lạc hậu.
Chẳng hạn, như nhận xét của cố GS Hoàng Tụy sau đây : “Có những công trình khoa học, những luận văn tiến sĩ của ta ngay cả về những ngành học thuật có tính quốc tế như khoa học cơ bản, kinh tế,…, nếu xét theo tiêu chuẩn thông thường ở các nước thì thậm chí chỉ là những mớ giấy lộn. Đội ngũ GS của ta thì nhiều người hữu danh vô thực, số khá đông dưới xa chuẩn mực quốc tế bình thường nhất”.
“Cái sự thích kêu cho to chẳng qua là “Bệnh gian và tham của người Việt không thể chữa được” một cách để xóa bỏ mặc cảm. Kẻ yếu bóng vía lấy cái mã bên ngoài để làm dáng che đậy cho sự trống rỗng bên trong” – Nhà nghiên cứu, phê bình văn học Vương Trí Nhàn thì phân tích.
Còn PGS.TS Trịnh Hòa Bình thì gọi tên đích danh đó là thói “hám danh, chuộng lạ” của người Việt trong thời hiện đại ngày nay. PGS.TS nói: “Người Việt bây giờ cứ thích ghi danh vào Guinness, muốn làm bánh chưng khủng, chai rượu lớn,… Thói sính ngoại, sính hình thức, sính thành tích, thói đạo đức giả,… đã ăn sâu vào trong máu của người Việt”.
Song song, thực trạng buồn này cũng phản ảnh một “văn hoá khoa học” – nếu có thể dùng cụm từ đó là nhếch nhác. Thật ra, đứng trên quan điểm đạo đức khoa học, những câu chuyện trên đây cũng phản ảnh sự gian dối trong khoa học rất nghiêm trọng.
Dĩ nhiên, không ai biết quy mô gian lận khoa học ở Việt Nam cỡ nào, nhưng những câu chuyện đạo văn đình đám, học vì cái danh…được phản ánh nhiều trên báo chí cho người ta cảm giác vấn đề khá phổ biến. Phải chăng vì người Việt ưa học gạo để lấy bằng cấp nhằm mua chút oai danh với đời, phục vụ cho công cuộc lên chức là chính?
Nó dẫn đến một hệ quả khác đó là, người đời thường nhận xét, đánh giá những người tuy có học hàm, học vị hoặc chức vụ cao nhưng không có thực tài, khiếm khuyết về đạo đức, nhân cách là người “hữu danh vô thực”, không được xã hội tôn trọng.
Thành thử, từ những con số về nghiên cứu khoa học ở “xứ Thanh” nói riêng và cả nước nói chung nó báo hiệu lại cho chúng ta thấy không chỉ đang có sự lãng phí tiền thuế của dân, mà còn thể hiện bệnh háo hanh của một bộ phận không nhỏ người Việt Nam chúng ta.
Nguồn Ngoibuttre
Chính trị
,
Giáo dục
,
Tin trong nước
Mới đây, tỉnh Thanh Hóa đã có báo cáo số 213/BC-UBND về tình hình thực hiện chiến lược phát triển khoa học và công nghệ (KH-CN) giai đoạn 2011-2020 năm 2019 trên địa bàn. Trong báo cáo này có nhiều con số cần phân tích và khá thú vị, nhưng cũng để lại cho dư luận những bức xúc nhất định.
Những con số về nghiên cứu khoa học ở “xứ Thanh” khiến dư luận giật mình
Giật mình những con số nghiên cứu khoa học
Theo đó, Báo cáo của tỉnh Thanh Hóa cho thấy trong năm 2019, tỉnh đầu tư từ ngân sách nhà nước cho KH-CN gần 141 tỉ đồng. Trong đó, chi sự nghiệp khoa học hơn 115 tỉ đồng (cao gấp 2,3 lần Trung ương phân bổ), chi đầu tư phát triển KH-CN hơn 23 tỉ đồng, Trung ương hỗ trợ, bổ sung 1,9 tỉ đồng, đạt tỷ lệ 0,47% trong tổng chi ngân sách tỉnh Thanh Hóa năm 2019.
Đáng chú ý, theo báo cáo này, hiện toàn tỉnh Thanh Hóa có 3.116 cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (có 18 phó giáo sư, 149 tiến sĩ, 1.067 thạc sĩ…), quy đổi sẽ là 1.229 cán bộ nghiên cứu toàn thời gian tương đương (tăng 8% so với năm 2015 là 1.131 cán bộ), đạt tỷ lệ 3,5 người/1 vạn dân.
Năm 2019, số lượng công trình khoa học công bố trong nước là 19 công trình gồm: Sách, 15 bài viết đăng tạp chí, 3 bài viết tham dự hội thảo; 1 bài giảng và có 1 công trình khoa học (bài viết hội thảo) công bố quốc tế. Tức là, trên tổng số 3.116 cán bộ mà số lượng công trình trong nước là 19 và chỉ có 1 công trình khoa học (bài viết hội thảo) được công bố quốc tế.
Thực tế, năm 2018 Thanh Hóa gặt hái được nhiều thành tựu đáng tự hào về bức tranh kinh tế xã hội, với dấu son tổng thu ngân sách đạt 23.276 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn – GRDP 15,16%, là mức tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay.
Thời điểm đó, ông Nguyễn Đình Xứng – Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã tự hào: “Thanh Hóa là tỉnh thuộc trong nhóm các các địa phương có tốc độ tăng trưởng GRDP cao nhất của cả nước, xứng đáng là tỉnh đầu tàu về phát triển kinh tế xã hội khu vực Bắc Trung bộ”.
Và, dù ngân sách địa phương này mới “lần đầu” vượt lên mức trên 20 nghìn tỉ đồng, nhưng tỉnh Thanh Hoá chưa phải là một tỉnh giàu, lại rất “mạnh tay” để chi cho sự nghiệp khoa học 115 tỉ đồng/141 tỉ đồng đầu tư – cao gấp 2,3 lần Trung ương phân bổ.
Nhấn mạnh con số trên để thấy, đúng là tỉnh Thanh Hóa đã rất chú trọng, rất đầu tư và đặc biệt coi trọng vai trò của KH-CN. Thế nhưng đáng buồn là kết quả “nghiên cứu khoa học” trong suốt 1 năm lại rất “khiêm tốn”: 3.116 cán bộ chỉ công bố được 20 công trình khoa học.
Thực sự đây là một tỷ lệ quá thấp so với số lượng cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học và số tiền đầu tư cho các công trình nghiên cứu.
Người Việt vẫn còn tư tưởng “học vì danh”
Thực tế trên cả nước là như vậy, không riêng gì tỉnh Thanh Hóa. Mỗi năm, Việt Nam có thêm hàng ngàn giáo sư và phó giáo sư được công nhận đạt chuẩn, còn số lượng tiến sĩ tính đến hết năm 2013 đã vào khoảng 24.000 người, mỗi năm con số này lại được bổ sung thêm một lực lượng hùng hậu.
Theo Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn – Đại học New South Wales, Australia: “Ước tính đến năm 2030, số bài báo khoa học của Việt Nam cũng chỉ bằng Singapore hiện tại, và đến năm 2025 Việt Nam bằng Thái Lan năm 2016. Tức là Việt Nam tụt hậu 10 năm so với Thái Lan và 15 năm so với Singapore về công bố ISI”.
Trở lại với câu chuyện của tỉnh Thanh Hóa. Tỉnh đã dùng tiền ngân sách, cũng là tiền thuế của dân như thế nào? 20 công trình được công bố này có “xứng” với gần 141 tỉ đồng mà tỉnh Thanh Hoá đã “chi” cho sự nghiệp KH-CN trong năm 2019? Trong số công trình này, có bao nhiêu công trình đã được ứng dụng thực tế?
Đáng chú ý, trong giới lãnh đạo quản lý nhà nước coi nghiên cứu khoa học chỉ như là “trang sức” cho nền khoa học nước nhà và do đó các hoạt động nghiên cứu khoa học không được quan tâm và đầu tư đúng mức.
Có người nói: “Việt Nam từng có những con đường đắt nhất hành tinh và bây giờ cũng có những công trình khoa học đắt nhất thế giới. 20 công trình chưa biết có làm nên cơm cháo gì mà tốn chi phí đến 141 tỉ đồng đấy, nếu nhân lên cho hơn 60 tỉnh thành thì số tiền “ ném qua cửa sổ “ sẽ rất khủng”.
Những hiện tượng trên cho thấy cái danh trong đời sống xã hội quan trọng biết nhường nào! Từ cổ xưa cho đến ngày nay, xã hội luôn tôn kính, vinh danh những người thực sự có tài, có đức, có công với đất nước, với cộng đồng. Những người không có thực tài đức nhưng hám danh, háo danh thì tự mình làm méo mó hình ảnh, nhân cách và đánh mất sự tôn trọng của người đời!
Thật ra, từ lâu không ít nhà khoa học trong nước cũng đã lên tiếng báo động “căn bệnh khoa học”, “căn bệnh giáo dục”, và cũng đã chỉ ra nhiều nguyên nhân khác nhau khiến nền khoa học và giáo dục nước ta ngày càng lạc hậu.
Chẳng hạn, như nhận xét của cố GS Hoàng Tụy sau đây : “Có những công trình khoa học, những luận văn tiến sĩ của ta ngay cả về những ngành học thuật có tính quốc tế như khoa học cơ bản, kinh tế,…, nếu xét theo tiêu chuẩn thông thường ở các nước thì thậm chí chỉ là những mớ giấy lộn. Đội ngũ GS của ta thì nhiều người hữu danh vô thực, số khá đông dưới xa chuẩn mực quốc tế bình thường nhất”.
“Cái sự thích kêu cho to chẳng qua là “Bệnh gian và tham của người Việt không thể chữa được” một cách để xóa bỏ mặc cảm. Kẻ yếu bóng vía lấy cái mã bên ngoài để làm dáng che đậy cho sự trống rỗng bên trong” – Nhà nghiên cứu, phê bình văn học Vương Trí Nhàn thì phân tích.
Còn PGS.TS Trịnh Hòa Bình thì gọi tên đích danh đó là thói “hám danh, chuộng lạ” của người Việt trong thời hiện đại ngày nay. PGS.TS nói: “Người Việt bây giờ cứ thích ghi danh vào Guinness, muốn làm bánh chưng khủng, chai rượu lớn,… Thói sính ngoại, sính hình thức, sính thành tích, thói đạo đức giả,… đã ăn sâu vào trong máu của người Việt”.
Song song, thực trạng buồn này cũng phản ảnh một “văn hoá khoa học” – nếu có thể dùng cụm từ đó là nhếch nhác. Thật ra, đứng trên quan điểm đạo đức khoa học, những câu chuyện trên đây cũng phản ảnh sự gian dối trong khoa học rất nghiêm trọng.
Dĩ nhiên, không ai biết quy mô gian lận khoa học ở Việt Nam cỡ nào, nhưng những câu chuyện đạo văn đình đám, học vì cái danh…được phản ánh nhiều trên báo chí cho người ta cảm giác vấn đề khá phổ biến. Phải chăng vì người Việt ưa học gạo để lấy bằng cấp nhằm mua chút oai danh với đời, phục vụ cho công cuộc lên chức là chính?
Nó dẫn đến một hệ quả khác đó là, người đời thường nhận xét, đánh giá những người tuy có học hàm, học vị hoặc chức vụ cao nhưng không có thực tài, khiếm khuyết về đạo đức, nhân cách là người “hữu danh vô thực”, không được xã hội tôn trọng.
Thành thử, từ những con số về nghiên cứu khoa học ở “xứ Thanh” nói riêng và cả nước nói chung nó báo hiệu lại cho chúng ta thấy không chỉ đang có sự lãng phí tiền thuế của dân, mà còn thể hiện bệnh háo hanh của một bộ phận không nhỏ người Việt Nam chúng ta.
Nguồn Ngoibuttre
No comments:
Post a Comment