Đơn vị thành viên của Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật được ngân sách hỗ trợ kinh phí hành chính, sáng tác và giải thưởng.
Phát biểu tại hội nghị tổng kết hoạt động của Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam mới đây, ông Hữu Thỉnh - Chủ tịch Liên hiệp cho hay mỗi năm nhà nước cấp cho tổ chức hội 85 tỷ đồng và "tôi vui mừng thông báo là nguồn kinh phí hỗ trợ này chưa bị cắt".
Theo ông Hữu Thỉnh, "bức tranh kinh tế xã hội của đất nước ngày càng khởi sắc, nhưng Liên hiệp hội lại vừa trải qua thời kỳ khó khăn đến mức đặt ra vấn đề tồn tại hay không tồn tại?".
Nguyên nhân là Bộ Nội vụ có đề án cải tiến phương thức hoạt động của các hội văn nghệ, trong đó quy định hội phải "tự quyết, tự chịu trách nhiệm, tự trang trải kinh phí".
Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Đình Toán
"Nghĩa là anh em chúng ta sẽ không có biên chế, không trụ sở, không được hỗ trợ. Tình hình gay go vô cùng", ông Hữu Thỉnh nói.
Ông cho biết Liên hiệp hội có 40.000 hội viên, là những "chiến sĩ giữ yên mặt trận văn hoá tinh thần của đất nước". "Nếu nhà nước cắt kinh phí hỗ trợ thì sẽ mất nhiều hơn được. Bởi nghệ sĩ phải tự lo kiếm sống, xin tài trợ khắp nơi thì không thể giữ vững trận địa tư tưởng văn hoá và có tác phẩm đỉnh cao", Chủ tịch Liên hiệp hội chia sẻ.
Vì vậy, ông và Đoàn chủ tịch Liên hiệp hội nhiều lần kiến nghị cấp có thẩm quyền không cắt bao cấp của Liên hiệp hội.
Giải thích rõ hơn, ông Trần Khánh Chương - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam (một thành viên của Liên hiệp hội) cho biết, mỗi năm hội được ngân sách hỗ trợ ba loại kinh phí: hành chính sự nghiệp để trả lương biên chế, điện, nước... (3 tỷ đồng); hỗ trợ sáng tác theo yêu cầu của nhà nước về những đề tài chính trị, chiến tranh, cách mạng (4 tỷ đồng); giải thưởng của hội (800 triệu đồng). Tất cả các hội thành viên của Liên hiệp đều được nhà nước hỗ trợ ba khoản kinh phí trên.
Hội Mỹ thuật Việt Nam hiện có khoảng 50 biên chế, trong đó 30 người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, còn lại phải tự xoay sở.
Hội được nhà nước cấp một ôtô cho Chủ tịch theo hàm thứ trưởng và một xe 16 chỗ để đưa đón hội viên; có hai văn phòng tại TP HCM, Hà Nội và Nhà triển lãm (số 16 Ngô Quyền, Hà Nội). Tạp chí Mỹ thuật mỗi năm được nhà nước hỗ trợ 50 triệu đồng.
Ông Chương chia sẻ, hội viên chỉ phải đóng hội phí 120.000 đồng mỗi năm, nhưng không thu được bao nhiêu vì có nhiều người không nộp. Vậy nên, ông phải tự tìm nguồn kinh phí trang trải tiền phúng viếng, thăm hỏi, tặng hoa... mỗi năm hơn 100 triệu đồng.
Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam cũng cho rằng, hiện nhà nước chưa thể xoá bỏ bao cấp cho các hội văn học nghệ thuật. "Đây là kênh đầu tư cho văn học nghệ thuật tương tự như y tế, nông nghiệp, giao thông... Các hội không thể tự chủ tài chính được. Nếu nhà nước không cấp kinh phí nữa thì nghệ sĩ sẽ chạy theo thị trường, không còn ai sáng tác đề tài phục vụ chính trị", ông Chương nói.
Tuy nhiên, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên lại đề xuất xoá bỏ bao cấp cho các hội văn học nghệ thuật. "Ngân sách nhà nước cấp cho các hội đoàn hiện chủ yếu để duy trì hoạt động của bộ máy hành chính. Hội viên không nhận được nhiều sự hỗ trợ sáng tác", ông Nguyên phân tích.
Theo ông, nên có hành lang pháp lý để các hội văn học nghệ thuật hoạt động theo quy định pháp luật và tự chủ tài chính để "mang đúng tính chất là những nghiệp đoàn bảo vệ quyền lợi hội viên". Kinh phí nhà nước dành hỗ trợ trực tiếp các tác phẩm, công trình nghiên cứu thay vì chi nhiều cho bộ máy hành chính như hiện nay.
Ông Nguyễn Khắc Giang, Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đồng tình, nhà nước không nên duy trì bao cấp các hội văn học nghệ thuật. "Hội nào hoạt động hiệu quả, đại diện tốt cho hội viên thì sẽ tự quản, tự chủ được về tài chính. Ngân sách chỉ nên hỗ trợ các tổ chức yếu thế như trẻ em mồ côi, nạn nhân da cam...", ông Giang bày tỏ quan điểm.
Trước mắt, ông đề xuất các hội đang nhận kinh phí nhà nước cần có báo cáo tài chính minh bạch hàng năm trước công chúng. "Về lâu dài, nên bãi bỏ chính sách cấp ngân sách hoạt động cho các hội đặc thù theo biên chế. Chỉ cấp khi thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao. Các nhiệm vụ này nên đấu thầu công khai để tăng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hội", ông Giang đề nghị.
Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam có 10 hội thành viên được nhà nước cấp kinh phí hoạt động: Mỹ thuật; Kiến trúc sư; Nhạc sĩ; Nghệ sĩ nhiếp ảnh; Nghệ sĩ múa; Nghệ sĩ sân khấu; Nhà văn; Văn nghệ dân gian; Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số; Điện ảnh.
Ngoài ra, Liên hiệp còn có các hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách địa phương.
Nguồn https://vnexpress.net/thoi-su/lien-hiep-cac-hoi-van-hoc-nghe-thuat-duoc-ho-tro-85-ty-dong-moi-nam-3867481.html
Tin trong nước
,
Văn hóa
Phát biểu tại hội nghị tổng kết hoạt động của Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam mới đây, ông Hữu Thỉnh - Chủ tịch Liên hiệp cho hay mỗi năm nhà nước cấp cho tổ chức hội 85 tỷ đồng và "tôi vui mừng thông báo là nguồn kinh phí hỗ trợ này chưa bị cắt".
Theo ông Hữu Thỉnh, "bức tranh kinh tế xã hội của đất nước ngày càng khởi sắc, nhưng Liên hiệp hội lại vừa trải qua thời kỳ khó khăn đến mức đặt ra vấn đề tồn tại hay không tồn tại?".
Nguyên nhân là Bộ Nội vụ có đề án cải tiến phương thức hoạt động của các hội văn nghệ, trong đó quy định hội phải "tự quyết, tự chịu trách nhiệm, tự trang trải kinh phí".
Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Đình Toán
"Nghĩa là anh em chúng ta sẽ không có biên chế, không trụ sở, không được hỗ trợ. Tình hình gay go vô cùng", ông Hữu Thỉnh nói.
Ông cho biết Liên hiệp hội có 40.000 hội viên, là những "chiến sĩ giữ yên mặt trận văn hoá tinh thần của đất nước". "Nếu nhà nước cắt kinh phí hỗ trợ thì sẽ mất nhiều hơn được. Bởi nghệ sĩ phải tự lo kiếm sống, xin tài trợ khắp nơi thì không thể giữ vững trận địa tư tưởng văn hoá và có tác phẩm đỉnh cao", Chủ tịch Liên hiệp hội chia sẻ.
Vì vậy, ông và Đoàn chủ tịch Liên hiệp hội nhiều lần kiến nghị cấp có thẩm quyền không cắt bao cấp của Liên hiệp hội.
Giải thích rõ hơn, ông Trần Khánh Chương - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam (một thành viên của Liên hiệp hội) cho biết, mỗi năm hội được ngân sách hỗ trợ ba loại kinh phí: hành chính sự nghiệp để trả lương biên chế, điện, nước... (3 tỷ đồng); hỗ trợ sáng tác theo yêu cầu của nhà nước về những đề tài chính trị, chiến tranh, cách mạng (4 tỷ đồng); giải thưởng của hội (800 triệu đồng). Tất cả các hội thành viên của Liên hiệp đều được nhà nước hỗ trợ ba khoản kinh phí trên.
Hội Mỹ thuật Việt Nam hiện có khoảng 50 biên chế, trong đó 30 người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, còn lại phải tự xoay sở.
Hội được nhà nước cấp một ôtô cho Chủ tịch theo hàm thứ trưởng và một xe 16 chỗ để đưa đón hội viên; có hai văn phòng tại TP HCM, Hà Nội và Nhà triển lãm (số 16 Ngô Quyền, Hà Nội). Tạp chí Mỹ thuật mỗi năm được nhà nước hỗ trợ 50 triệu đồng.
Ông Chương chia sẻ, hội viên chỉ phải đóng hội phí 120.000 đồng mỗi năm, nhưng không thu được bao nhiêu vì có nhiều người không nộp. Vậy nên, ông phải tự tìm nguồn kinh phí trang trải tiền phúng viếng, thăm hỏi, tặng hoa... mỗi năm hơn 100 triệu đồng.
Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam cũng cho rằng, hiện nhà nước chưa thể xoá bỏ bao cấp cho các hội văn học nghệ thuật. "Đây là kênh đầu tư cho văn học nghệ thuật tương tự như y tế, nông nghiệp, giao thông... Các hội không thể tự chủ tài chính được. Nếu nhà nước không cấp kinh phí nữa thì nghệ sĩ sẽ chạy theo thị trường, không còn ai sáng tác đề tài phục vụ chính trị", ông Chương nói.
Tuy nhiên, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên lại đề xuất xoá bỏ bao cấp cho các hội văn học nghệ thuật. "Ngân sách nhà nước cấp cho các hội đoàn hiện chủ yếu để duy trì hoạt động của bộ máy hành chính. Hội viên không nhận được nhiều sự hỗ trợ sáng tác", ông Nguyên phân tích.
Theo ông, nên có hành lang pháp lý để các hội văn học nghệ thuật hoạt động theo quy định pháp luật và tự chủ tài chính để "mang đúng tính chất là những nghiệp đoàn bảo vệ quyền lợi hội viên". Kinh phí nhà nước dành hỗ trợ trực tiếp các tác phẩm, công trình nghiên cứu thay vì chi nhiều cho bộ máy hành chính như hiện nay.
Ông Nguyễn Khắc Giang, Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đồng tình, nhà nước không nên duy trì bao cấp các hội văn học nghệ thuật. "Hội nào hoạt động hiệu quả, đại diện tốt cho hội viên thì sẽ tự quản, tự chủ được về tài chính. Ngân sách chỉ nên hỗ trợ các tổ chức yếu thế như trẻ em mồ côi, nạn nhân da cam...", ông Giang bày tỏ quan điểm.
Trước mắt, ông đề xuất các hội đang nhận kinh phí nhà nước cần có báo cáo tài chính minh bạch hàng năm trước công chúng. "Về lâu dài, nên bãi bỏ chính sách cấp ngân sách hoạt động cho các hội đặc thù theo biên chế. Chỉ cấp khi thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao. Các nhiệm vụ này nên đấu thầu công khai để tăng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hội", ông Giang đề nghị.
Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam có 10 hội thành viên được nhà nước cấp kinh phí hoạt động: Mỹ thuật; Kiến trúc sư; Nhạc sĩ; Nghệ sĩ nhiếp ảnh; Nghệ sĩ múa; Nghệ sĩ sân khấu; Nhà văn; Văn nghệ dân gian; Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số; Điện ảnh.
Ngoài ra, Liên hiệp còn có các hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách địa phương.
Nguồn https://vnexpress.net/thoi-su/lien-hiep-cac-hoi-van-hoc-nghe-thuat-duoc-ho-tro-85-ty-dong-moi-nam-3867481.html
No comments:
Post a Comment