Cập nhật tin tức nóng hổi

Vườn rau Lộc Hưng thuộc sở hữu của ai?

Khi vụ việc ở Thủ Thiêm chưa có lời giải rốt ráo thì thông tin chính quyền quận Tân Bình, TP HCM cưỡng chế khu đất “Vườn rau Lộc Hưng” lại càng khiến dư luận hoang mang. Phải chăng một Đại án Thủ Thiêm đã được lặp lại hay chăng một “ngòi nổ Tiên Lãng” đang xuất hiện ngay giữa lòng Sài Gòn?
Vườn rau Lộc Hưng thuộc sở hữu của ai?
Khu đất Lộc Hưng thuộc sở hữu của ai?

Khu đất Lộc Hưng rộng gần 5 ha ở phường 6 quận Tân Bình là điểm đến của một số người dân Công giáo ở miền Bắc từ năm 1954 theo chiến dịch cưỡng ép đồng bào miền Bắc vào miền Nam của chính quyền Mỹ – Diệm sau chiến thắng Điện Biên Phủ của ta. Theo tiết lộ của chuyên gia tình báo Mỹ Edward Lansdale hoạt động tại miền Bắc Việt Nam, với chiến dịch chiến tranh tâm lý gây sức ép lên người Công giáo, trong khoảng gần 10 tháng, đã đưa được gần 1 triệu người ở miền Bắc di cư vào miền Nam, trong đó có khoảng 800.000 người Công giáo, tức khoảng 2/3 số người Công giáo ở miền Bắc đã phải vào miền Nam.
Đồng bào Công giáo miền Bắc bị ép di cư vào miền Nam
Đồng bào Công giáo miền Bắc bị ép di cư vào miền Nam

Việc tái định cư cho những người từ Bắc vào đã trở thành yêu cầu cấp bách với chính quyền Ngô Đình Diệm lúc bấy giờ. Nhiệm vụ hòa nhập người Bắc di cư vào miền Nam buổi sơ khai không đơn thuần là trách nhiệm của chính quyền Ngô Đình Diệm. Đa số người di cư là người Thiên chúa giáo nên Giáo hội Thiên chúa giáo ở miền Nam cũng phải đối phó với những thách thức gắn liền với việc đồng hóa một đoàn người Công giáo nhập cư có quy mô còn lớn hơn cả bản thân giáo hội miền Nam. Chính vì vậy, năm 1955, Linh mục Đinh Công Trình đại diện Giáo xứ Lộc Hưng có làm giấy MƯỢN ĐẤT và đã được QUÂN ĐỘI PHÁP tại Sài Gòn đồng ý cho giáo dân ngụ tại khu vực kế cận mượn phần đất trống giữa các cột Ăng-ten để trồng rau vào ban ngày (không được làm vào ban đêm). Riêng phần không lưu vẫn được sử dụng phục vụ cho ngành viễn thông chế độ cũ (VNCH) làm Đài phát tín. Sau này Pháp rút, chế độ Quốc gia Việt Nam (của Bảo Đại) bị lật đổ bởi Ngô Đình Diệm thì phần đất này ban đầu vẫn được giao cho Giáo xứ Lộc Hưng sử dụng theo “Giấy MƯỢN ĐẤT”, năm 1963 khi tướng Nguyễn Khánh nắm quyền chế độ cũ đã cho thu hồi khu đất này và giao cho Nha Giám đốc Viễn thông chế độ cũ sử dụng, quản lý cho đến 30/4/1975.”
Khu vực vườn rau Lộc Hưng, phường 6, Tân Bình
Khu vực vườn rau Lộc Hưng, phường 6, Tân Bình – Đồ họa: V.CƯỜNG

Như vậy trước ngày 30/4/1975, khu đất trên do Nha Giám đốc Viễn thông chế độ cũ quản lý và sử dụng làm Đài Ăng-ten. Sau năm 1975, đất nước thống nhất, chính quyền Mỹ – Diệm tan rã, Nhà nước quản lý khu đất này theo Quyết định số 111/CP ngày 14/4/1977 của Hội đồng Chính phủ và giao cho Trung tâm Viễn thông 3 tiếp quản và sử dụng làm Đài phát tín. Còn bà con giáo dân vẫn tiếp tục sinh sống nơi đây. Ngày 12/10/1991, Ban Quản lý ruộng đất Thành phố ban hành Quyết định số 07/QĐ-ĐĐ công nhận quyền sử dụng đất và khu nhà điều hành cho Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh.

Vì các chủ đầu tư (Bưu điện Thành phố, Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Xây dựng Sài Thành) không đủ năng lực thực hiện dự án, trong quá trình triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đã làm phát sinh khiếu kiện đông người làm cho khu vực trở thành điểm nóng về an ninh trật tự trên địa bàn quận Tân Bình. Do đó, ngày 25 tháng 4 năm 2008, Ủy ban nhân dân thành phố có Quyết định số 1824/QĐ-UBND thu hồi quyền sử dụng đất của Bưu điện TP HCM và giao cho Ủy ban nhân dân quận Tân Bình thực hiện Dự án công trình công cộng và chung cư cao tầng phục vụ chương trình tái định cư của Thành phố và của quận Tân Bình”.

Từ những căn cứ trên thì rõ ràng khu đất “Vườn rau Lộc Hưng” đã thuộc sự quản lý của Nhà nước từ những năm 1977. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng theo Luật Đất Đai 1993 thì hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993″ thì chính quyền phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho họ, chính vì vậy khu đất này nghiễm nhiên phải là của những hộ giáo dân định cư ở đây từ năm 1954.

Tuy nhiên căn cứ vào Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì việc cấp quyền sử dụng đất cho những hộ gia đình này ngoài yếu tố sử dụng trước năm 1993 thì còn phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp sử dụng đất. Mà khu đất này đã thuộc quản lý của Bưu điện thành phố HCM từ năm 1991 thì làm sao những hộ dân ở đây được cấp quyền sở hữu?

Thảo Anh
, ,

No comments:

Post a Comment