Một ông Trưởng công an xã đã ra giá qua điện thoại với người cần làm Chứng minh nhân dân là 150 triệu một cái, sau đó, chốt lại 300 triệu cho 3 cái. Cò kè bớt một, thêm hai rồi ngã giá như vậy mà khi mọi chuyện vỡ lở, cuộc trao đổi đó được ghi âm lại, tố lên trên, ông này bảo là chỉ “dọa” cho vui thôi.
Theo như ông giải thích, số là đã ngoài giờ làm việc, ông bận chơi mà người ta cứ gọi điện thoại quấy rầy ba cái việc đó nên ông nói như vậy để họ khỏi gọi nữa mà thôi.
Đáng nói là trường hợp xin cấp chứng minh nhân dân này là 3 trẻ mồ côi được nhà chùa nuôi nấng, họ có giọng hát làm lay động lòng người, một tổ chức ở Úc mời họ qua biểu diễn cho đồng bào xa quê nghe. Vì thế, họ cần chứng minh nhân dân gấp để làm hộ chiếu và visa xuất cảnh. Biết là họ cần nên ông Trưởng công an xã kia mới hành như thế.
Do cái đạo đức công vụ trong ông không hề tồn tại nên những đứa trẻ mồ côi tài năng và đáng thương kia đã lỡ một chuyến đi chứa nhiều niềm vui và đầy ý nghĩa đối với họ. Cũng có một cách lý giải khác là ông không đánh giá hết tác động xấu do chuyện “dọa” mà ông gây ra, hơn nữa, ông chỉ có thẩm quyền xác nhận chứ đâu được cấp chứng minh nhân dân.
Một sự việc khá nghiêm trọng, gây nên những hệ lụy không tốt thế mà người gây ra chuyện đó có thái độ như đùa. Những người thừa hành công vụ như vậy gây ảnh hưởng xấu đến bộ máy công quyền, đặc biệt là trong giai đoạn hiện tại, khi đạo đức công vụ được đề cao và việc chống tham nhũng, kể cả tham nhũng vặt đang đến độ cao trào.
Câu chuyện này làm người ta nhớ lại những bao biện của nhiều cán bộ, công chức trước những việc làm sai trái như “nhận một vài chục bồi dưỡng thì có gì gọi là hối lộ”, sàm sỡ với nhân viên nữ thì bảo chỉ “đùa” thôi, vòi vĩnh hối lộ bị bắt quả tang thì cho rằng mình bị “gài bẫy”, hành dân với đòi hỏi mơ hồ về “bổ túc hồ sơ” để gợi ý “bôi trơn” thì bảo đó là “do cẩn trọng”.
Hãy nhớ lại câu chuyện mới đây, người ta đã bảo vệ quyết liệt cho bọn cưỡng đoạt tài sản ở chợ Long Biên như thế nào để thấy được cách hành xử của những người quản lý. Từ những thái độ “coi như đùa” đó mà tạo ra môi trường cho cách hành xử kiểu côn đồ, xã hội đen trỗi dậy. Vì thế, các chuyện mà các vị coi như đùa đó, cần thiết phải xử lý nghiêm minh, một bộ máy chính quyền vững mạnh không có chỗ đứng cho những chuyện như đùa này!
Nguồn Baophapluat
Pháp luật
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Theo như ông giải thích, số là đã ngoài giờ làm việc, ông bận chơi mà người ta cứ gọi điện thoại quấy rầy ba cái việc đó nên ông nói như vậy để họ khỏi gọi nữa mà thôi.
Đáng nói là trường hợp xin cấp chứng minh nhân dân này là 3 trẻ mồ côi được nhà chùa nuôi nấng, họ có giọng hát làm lay động lòng người, một tổ chức ở Úc mời họ qua biểu diễn cho đồng bào xa quê nghe. Vì thế, họ cần chứng minh nhân dân gấp để làm hộ chiếu và visa xuất cảnh. Biết là họ cần nên ông Trưởng công an xã kia mới hành như thế.
Do cái đạo đức công vụ trong ông không hề tồn tại nên những đứa trẻ mồ côi tài năng và đáng thương kia đã lỡ một chuyến đi chứa nhiều niềm vui và đầy ý nghĩa đối với họ. Cũng có một cách lý giải khác là ông không đánh giá hết tác động xấu do chuyện “dọa” mà ông gây ra, hơn nữa, ông chỉ có thẩm quyền xác nhận chứ đâu được cấp chứng minh nhân dân.
Một sự việc khá nghiêm trọng, gây nên những hệ lụy không tốt thế mà người gây ra chuyện đó có thái độ như đùa. Những người thừa hành công vụ như vậy gây ảnh hưởng xấu đến bộ máy công quyền, đặc biệt là trong giai đoạn hiện tại, khi đạo đức công vụ được đề cao và việc chống tham nhũng, kể cả tham nhũng vặt đang đến độ cao trào.
Câu chuyện này làm người ta nhớ lại những bao biện của nhiều cán bộ, công chức trước những việc làm sai trái như “nhận một vài chục bồi dưỡng thì có gì gọi là hối lộ”, sàm sỡ với nhân viên nữ thì bảo chỉ “đùa” thôi, vòi vĩnh hối lộ bị bắt quả tang thì cho rằng mình bị “gài bẫy”, hành dân với đòi hỏi mơ hồ về “bổ túc hồ sơ” để gợi ý “bôi trơn” thì bảo đó là “do cẩn trọng”.
Hãy nhớ lại câu chuyện mới đây, người ta đã bảo vệ quyết liệt cho bọn cưỡng đoạt tài sản ở chợ Long Biên như thế nào để thấy được cách hành xử của những người quản lý. Từ những thái độ “coi như đùa” đó mà tạo ra môi trường cho cách hành xử kiểu côn đồ, xã hội đen trỗi dậy. Vì thế, các chuyện mà các vị coi như đùa đó, cần thiết phải xử lý nghiêm minh, một bộ máy chính quyền vững mạnh không có chỗ đứng cho những chuyện như đùa này!
Nguồn Baophapluat
No comments:
Post a Comment