“Nhà nước đang phổ cập giáo dục mà lại yêu cầu phụ huynh nộp tiền chi trả lương cho giáo viên hợp đồng là lỗi của cơ quan quản lý giáo dục địa phương”.
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2018 – 2019 có 27/63 tỉnh thiếu giáo viên, có nhu cầu tuyển dụng nhưng không được giao chỉ tiêu tuyển mới.
Xem thêm: Long An: Hơn 200 giáo viên bị nợ lương vì vượt biên chế
Chính vì thực tế này đã dẫn tới việc nhiều địa phương phải kí hợp đồng giáo viên, cụ thể, theo Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã thông tin:
Năm học 2018-2019, Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, thị trấn Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông đang phải xã hội hóa bằng cách hợp đồng giáo viên tiếng Anh và Tin học để có đủ giáo viên đứng lớp. Cụ thể, mỗi học sinh đóng 80 nghìn đồng/năm học.
Trong khi đó để ứng phó với thực trạng bài toán không tăng biên chế dẫn tới thiếu giáo viên, ông Phạm Văn Khoa, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk cho biết, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk đã tham mưu cho tỉnh chỉ đạo ưu tiên giáo viên biên chế đối với vùng sâu vùng xa.
Còn đối với vùng tương đối phát triển thì chủ trương xã hội hóa. Và việc xã hội hóa tại tỉnh Đắk Lắk được tiến hành theo hai hình thức.
Một là cho phép tư nhân, tổ chức mở các cơ sở giáo dục mầm non tư thục.
Hai là cho phép hợp đồng giáo viên, nhân viên vào làm việc tại các trường mầm non công lập. Số tiền chi trả lương cho giáo viên lấy từ nguồn thu phụ huynh.
Như vậy có thể thấy, để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên nhiều tỉnh phải tiến hành xã hội hóa bằng cách hợp đồng với giáo viên.
Để chi trả tiền lương cho những giáo viên hợp đồng này, các nhà trường phải huy động đóng góp của phụ huynh.
Theo thầy Tùng Lâm, Nhà nước đang phổ cập giáo dục mà lại yêu cầu phụ huynh phải nộp tiền để chi trả lương cho giáo viên hợp đồng thì đây là lỗi của cơ quan quản lý giáo dục ở các địa phương.
Trong khi, Điểm a Khoản 1 Điều 1 Nghị định 31/2011/NĐ-CP định nghĩa phổ cập giáo dục như sau: “Phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức để mọi công dân đều được học tập và đạt tới một trình độ học vấn tối thiểu theo quy định của Nhà nước.
Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở”.
Về mặt nguyên tắc, phổ cập bắt buộc tức là trách nhiệm của Nhà nước và không thu học phí ở các đơn vị giáo dục công lập.
Đây là nội dung mạnh mẽ, nhân văn, thể hiện sự quan tâm tới giáo dục của Đảng và Nhà nước mà chủ thể hưởng lợi trực tiếp chính là học sinh, ấy thế mà nhiều địa phương phụ huynh phải nộp tiền để nhà trường chi trả lương cho giáo viên.
Trước tình trạng này, trao đổi với Báo Điện tử giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội đồng giáo dục trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cho rằng:
“Tinh giản biên chế là trách nhiệm của các địa phương nhưng yêu cầu tiên quyết cần là các ngành khác phải phục vụ tốt cho ngành giáo dục, y tế chứ không thể bắt buộc số lượng hai ngành này giảm giống các ngành khác.
Hơn nữa, Nhà nước đang phổ cập giáo dục mà lại yêu cầu phụ huynh phải nộp tiền để chi trả lương cho giáo viên hợp đồng thì đây là lỗi của cơ quan quản lý giáo dục ở các địa phương làm không đúng kế hoạch, không sát dân nên mới xảy ra tình trạng này.
Và cơ quan này phải chịu trách nhiệm, không thể thiếu trách nhiệm đến mức đầu năm tuyển giáo viên, hết năm học lại sa thải họ”.
Đồng tình với quan điểm này, Nhà giáo nhân dân, Phó giáo sư Nguyễn Võ Kỳ Anh – Viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục, phát triển tiềm năng con người Việt Nam (IPD) nhận định, lâu nay chúng ta chưa quy hoạch được vấn đề tuyển dụng biên chế hay hợp đồng giáo viên mà làm tùy tiện nên đã dẫn tới tình trạng “lạm phát” hợp đồng, thậm chí nhiều người đã phải rất vất vả về mọi mặt mới được ký hợp đồng.
Trong khi đó thực hiện chủ trương tinh giản biên chế thì giáo viên hợp đồng lại là đối tượng bị thuyên giảm đầu tiên.
Và nội dung này đã nằm trong chỉ đạo của Chính phủ trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2018 đó là, Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và các địa phương khẩn trương rà soát và đề xuất các giải pháp cụ thể để xử lý việc thiếu biên chế giáo viên, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn và các địa phương có tăng dân số cơ học trên tinh thần bảo đảm thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 19-NQ/TW của Trung ương về tinh giản biên chế.
Các địa phương chủ động rà soát, sắp xếp lại các điểm trường, biên chế giáo viên phù hợp, điều chuyển từ nơi thừa biên chế sang nơi thiếu, thực hiện tinh giản biên chế, giảm đầu mối đơn vị sự nghiệp công lập để có điều kiện bổ sung cho nơi còn thiếu biên chế giáo viên, không để thiếu giáo viên, ảnh hưởng tới việc học tập của học sinh, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.
“Không thể nào lại huy động phụ huynh đóng góp để chi trả tiền giảng dạy cho giáo viên hợp đồng, bởi nó sẽ làm mất tính ưu việt của xã hội, nhà nước dành cho đối tượng được ưu tiên trong giáo dục”, Phó Giáo sư Nguyễn Võ Kỳ Anh nhấn mạnh.
Nguồn Giaoduc
Giáo dục
,
Tin trong nước
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2018 – 2019 có 27/63 tỉnh thiếu giáo viên, có nhu cầu tuyển dụng nhưng không được giao chỉ tiêu tuyển mới.
Xem thêm: Long An: Hơn 200 giáo viên bị nợ lương vì vượt biên chế
Chính vì thực tế này đã dẫn tới việc nhiều địa phương phải kí hợp đồng giáo viên, cụ thể, theo Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã thông tin:
Năm học 2018-2019, Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, thị trấn Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông đang phải xã hội hóa bằng cách hợp đồng giáo viên tiếng Anh và Tin học để có đủ giáo viên đứng lớp. Cụ thể, mỗi học sinh đóng 80 nghìn đồng/năm học.
Trong khi đó để ứng phó với thực trạng bài toán không tăng biên chế dẫn tới thiếu giáo viên, ông Phạm Văn Khoa, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk cho biết, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk đã tham mưu cho tỉnh chỉ đạo ưu tiên giáo viên biên chế đối với vùng sâu vùng xa.
Còn đối với vùng tương đối phát triển thì chủ trương xã hội hóa. Và việc xã hội hóa tại tỉnh Đắk Lắk được tiến hành theo hai hình thức.
Một là cho phép tư nhân, tổ chức mở các cơ sở giáo dục mầm non tư thục.
Hai là cho phép hợp đồng giáo viên, nhân viên vào làm việc tại các trường mầm non công lập. Số tiền chi trả lương cho giáo viên lấy từ nguồn thu phụ huynh.
Như vậy có thể thấy, để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên nhiều tỉnh phải tiến hành xã hội hóa bằng cách hợp đồng với giáo viên.
Để chi trả tiền lương cho những giáo viên hợp đồng này, các nhà trường phải huy động đóng góp của phụ huynh.
Theo thầy Tùng Lâm, Nhà nước đang phổ cập giáo dục mà lại yêu cầu phụ huynh phải nộp tiền để chi trả lương cho giáo viên hợp đồng thì đây là lỗi của cơ quan quản lý giáo dục ở các địa phương.
Trong khi, Điểm a Khoản 1 Điều 1 Nghị định 31/2011/NĐ-CP định nghĩa phổ cập giáo dục như sau: “Phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức để mọi công dân đều được học tập và đạt tới một trình độ học vấn tối thiểu theo quy định của Nhà nước.
Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở”.
Về mặt nguyên tắc, phổ cập bắt buộc tức là trách nhiệm của Nhà nước và không thu học phí ở các đơn vị giáo dục công lập.
Đây là nội dung mạnh mẽ, nhân văn, thể hiện sự quan tâm tới giáo dục của Đảng và Nhà nước mà chủ thể hưởng lợi trực tiếp chính là học sinh, ấy thế mà nhiều địa phương phụ huynh phải nộp tiền để nhà trường chi trả lương cho giáo viên.
Trước tình trạng này, trao đổi với Báo Điện tử giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội đồng giáo dục trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cho rằng:
“Tinh giản biên chế là trách nhiệm của các địa phương nhưng yêu cầu tiên quyết cần là các ngành khác phải phục vụ tốt cho ngành giáo dục, y tế chứ không thể bắt buộc số lượng hai ngành này giảm giống các ngành khác.
Hơn nữa, Nhà nước đang phổ cập giáo dục mà lại yêu cầu phụ huynh phải nộp tiền để chi trả lương cho giáo viên hợp đồng thì đây là lỗi của cơ quan quản lý giáo dục ở các địa phương làm không đúng kế hoạch, không sát dân nên mới xảy ra tình trạng này.
Và cơ quan này phải chịu trách nhiệm, không thể thiếu trách nhiệm đến mức đầu năm tuyển giáo viên, hết năm học lại sa thải họ”.
Đồng tình với quan điểm này, Nhà giáo nhân dân, Phó giáo sư Nguyễn Võ Kỳ Anh – Viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục, phát triển tiềm năng con người Việt Nam (IPD) nhận định, lâu nay chúng ta chưa quy hoạch được vấn đề tuyển dụng biên chế hay hợp đồng giáo viên mà làm tùy tiện nên đã dẫn tới tình trạng “lạm phát” hợp đồng, thậm chí nhiều người đã phải rất vất vả về mọi mặt mới được ký hợp đồng.
Trong khi đó thực hiện chủ trương tinh giản biên chế thì giáo viên hợp đồng lại là đối tượng bị thuyên giảm đầu tiên.
Và nội dung này đã nằm trong chỉ đạo của Chính phủ trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2018 đó là, Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và các địa phương khẩn trương rà soát và đề xuất các giải pháp cụ thể để xử lý việc thiếu biên chế giáo viên, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn và các địa phương có tăng dân số cơ học trên tinh thần bảo đảm thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 19-NQ/TW của Trung ương về tinh giản biên chế.
Các địa phương chủ động rà soát, sắp xếp lại các điểm trường, biên chế giáo viên phù hợp, điều chuyển từ nơi thừa biên chế sang nơi thiếu, thực hiện tinh giản biên chế, giảm đầu mối đơn vị sự nghiệp công lập để có điều kiện bổ sung cho nơi còn thiếu biên chế giáo viên, không để thiếu giáo viên, ảnh hưởng tới việc học tập của học sinh, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.
“Không thể nào lại huy động phụ huynh đóng góp để chi trả tiền giảng dạy cho giáo viên hợp đồng, bởi nó sẽ làm mất tính ưu việt của xã hội, nhà nước dành cho đối tượng được ưu tiên trong giáo dục”, Phó Giáo sư Nguyễn Võ Kỳ Anh nhấn mạnh.
Nguồn Giaoduc
No comments:
Post a Comment