Cùng với đà giảm mạnh tại Phố Wall, chứng khoán châu Á đi xuống trong phiên 24/10 do nhà đầu tư vẫn lo ngại căng thẳng chính trị tại Ả Rập Saudi.
Chứng khoán châu Á tiếp tục lao dốc do lo ngại bất ổn địa chính trị.
Theo đó, các cổ phiếu tại thị trường châu Á đồng loạt giảm điểm trong phiên này do những lo ngại về xung đột địa chính trị tại châu Âu và Trung Đông, cũng như những lo ngại về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Chỉ số rộng lớn nhất của MSCI đối với các cổ phiếu châu Á-Thái Bình Dương ngoài Nhật Bản giảm 0,2%, kéo dài mức giảm hơn 2% trong phiên trước.
Thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm mạnh trong 2 phiên giao dịch gần đây vì lo ngại tăng trưởng lợi nhuận của các DN Mỹ, kế hoạch tài chính của chính phủ Italia và áp lực từ cộng đồng quốc tế gia tăng với Ả Rập Saudi liên quan đến vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi.
Tại thị trường Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông mất 0,3% trong khi chỉ số Thượng Hải Composite giảm 0,6%.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc sụt 0,25%, trong khi đó chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản cũng mất 0,35%.
Tại thị trường chứng khoán Mỹ, cả 3 chỉ số chính đều sụt giảm trong đầu phiên giao dịch ngày 23/10. Những lo ngại về tác động của chi phí đi vay, tiền lương và thuế quan đối với lợi nhuận của các doanh nghiệp khiến nhóm cổ phiếu công nghiệp mất 1,2%.
Chỉ số S&P 500 đã có phiên giảm thứ 5 liên tiếp. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, về cuối phiên, lực cầu bắt đáy và sự hỗ trợ của một số cổ phiếu như MacDonald’s và Verizon nhờ kết quả kinh doanh khả quan, đã giúp Phố Wall hồi phục và chỉ còn giảm ở mức khiêm tốn như phiên 22/10.
Trong phiên 23/10, chỉ số S&P 500 đã có phiên giảm thứ 5 liên tiếp và đã mất 6,5% so với mức đỉnh thiết lập ngày 20/9. Chốt phiên này, chỉ số Dow Jones giảm 0,5%, xuống 25.191,43 điểm. Chỉ số S&P 500 sụt 0,55%, xuống 2.740,69 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite hạ 0,42%, xuống 7.437,54 điểm.
Junichi Ishikawa - nhà chiến lược gia cao cấp của IG Securities tại Tokyo cho biết: “Tâm lý thị trường nhìn tổng thể vẫn còn mong manh, song thị trường Phố Wall vẫn có khả năng phục hồi trong những phiên giao dịch tiếp theo".
“Chúng tôi dự báo có thể xuất hiện thêm những cơn hoảng loạn nhỏ ”hơn cho đến trước cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ, nhưng điểm mấu chốt là nền kinh tế Mỹ vẫn duy trì tăng trưởng tốt, điều này sẽ ngăn chặn được đà lao dốc của thị trường chứng khoán Mỹ".
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số Dollar Index, phản ánh sức mạnh của đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác, phục hồi lên mức 96,979 điểm.
So với đồng yen Nhật, tỷ giá USD được giao dịch ở mức 1 USD đổi được 112,49 yen sau khi giảm 0,35% ở phiên giao dịch qua đêm.
Tỷ giá euro giữ ổn định so với đồng USD, hiện ở mức 1 euro "ăn" 1,1463 USD sau khi tăng 0,05% trong phiên trước đó.
Nguồn Kinhtedothi
Kinh tế
,
Tin quốc tế
Chứng khoán châu Á tiếp tục lao dốc do lo ngại bất ổn địa chính trị.
Theo đó, các cổ phiếu tại thị trường châu Á đồng loạt giảm điểm trong phiên này do những lo ngại về xung đột địa chính trị tại châu Âu và Trung Đông, cũng như những lo ngại về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Chỉ số rộng lớn nhất của MSCI đối với các cổ phiếu châu Á-Thái Bình Dương ngoài Nhật Bản giảm 0,2%, kéo dài mức giảm hơn 2% trong phiên trước.
Thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm mạnh trong 2 phiên giao dịch gần đây vì lo ngại tăng trưởng lợi nhuận của các DN Mỹ, kế hoạch tài chính của chính phủ Italia và áp lực từ cộng đồng quốc tế gia tăng với Ả Rập Saudi liên quan đến vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi.
Tại thị trường Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông mất 0,3% trong khi chỉ số Thượng Hải Composite giảm 0,6%.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc sụt 0,25%, trong khi đó chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản cũng mất 0,35%.
Tại thị trường chứng khoán Mỹ, cả 3 chỉ số chính đều sụt giảm trong đầu phiên giao dịch ngày 23/10. Những lo ngại về tác động của chi phí đi vay, tiền lương và thuế quan đối với lợi nhuận của các doanh nghiệp khiến nhóm cổ phiếu công nghiệp mất 1,2%.
Chỉ số S&P 500 đã có phiên giảm thứ 5 liên tiếp. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, về cuối phiên, lực cầu bắt đáy và sự hỗ trợ của một số cổ phiếu như MacDonald’s và Verizon nhờ kết quả kinh doanh khả quan, đã giúp Phố Wall hồi phục và chỉ còn giảm ở mức khiêm tốn như phiên 22/10.
Trong phiên 23/10, chỉ số S&P 500 đã có phiên giảm thứ 5 liên tiếp và đã mất 6,5% so với mức đỉnh thiết lập ngày 20/9. Chốt phiên này, chỉ số Dow Jones giảm 0,5%, xuống 25.191,43 điểm. Chỉ số S&P 500 sụt 0,55%, xuống 2.740,69 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite hạ 0,42%, xuống 7.437,54 điểm.
Junichi Ishikawa - nhà chiến lược gia cao cấp của IG Securities tại Tokyo cho biết: “Tâm lý thị trường nhìn tổng thể vẫn còn mong manh, song thị trường Phố Wall vẫn có khả năng phục hồi trong những phiên giao dịch tiếp theo".
“Chúng tôi dự báo có thể xuất hiện thêm những cơn hoảng loạn nhỏ ”hơn cho đến trước cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ, nhưng điểm mấu chốt là nền kinh tế Mỹ vẫn duy trì tăng trưởng tốt, điều này sẽ ngăn chặn được đà lao dốc của thị trường chứng khoán Mỹ".
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số Dollar Index, phản ánh sức mạnh của đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác, phục hồi lên mức 96,979 điểm.
So với đồng yen Nhật, tỷ giá USD được giao dịch ở mức 1 USD đổi được 112,49 yen sau khi giảm 0,35% ở phiên giao dịch qua đêm.
Tỷ giá euro giữ ổn định so với đồng USD, hiện ở mức 1 euro "ăn" 1,1463 USD sau khi tăng 0,05% trong phiên trước đó.
Nguồn Kinhtedothi
No comments:
Post a Comment