Nguy cơ “mất trắng” diện tích đất mà gia đình đã bỏ công khai hoang nhưng bị nguyên chủ tịch xã lấy cho người thân, người tố cáo đã cầu cứu Ban Tiếp Công dân Trung ương.
Ngày 29/10, thông tin từ bà Nguyễn Thị Hoa, trú ở thôn Bình An, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, vừa nhận thông báo của Ban Tiếp Công dân Trung ương (thuộc Thanh tra Chính phủ) về việc chuyển đơn thư của bà đến UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đề nghị chỉ đạo giải quyết, trả lời cho công dân.
Như ANTT đưa trước đó, bà Hoa là người tố cáo việc ông Hồ Hữu Phúc, nguyên Chủ tịch UBND xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc (Sau đó là cán bộ Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Phú Lộc) có hành vi sai phạm trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người thân chiếm đoạt tiền bồi thường đối với phần diện tích đất gia đình bà Hoa đã khai hoang để trồng mía theo chủ trương của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế năm 1998.
Vụ việc sau đó đã được các cơ quan hữu quan vào cuộc và khẳng định nội dung tố cáo trên là đúng.
Bà Hoa khóc nghẹn bên bàn thờ chồng - người đã cùng mình đi đòi công lý nhiều năm qua.
Ban Thường vụ huyện ủy Phú Lộc cũng đã thi hành kỷ luật với hình thức khai trừ khỏi Đảng đối với ông Hồ Hữu Phúc, đồng thời có văn bản chỉ đạo UBND huyện Phú Lộc miễn nhiệm chức danh Phó trưởng phòng LĐTB&XH với ông này.
Tuy nhiên, trong văn bản kết luận nội dung tố cáo của UBND huyện Phú Lộc, bà Hoa không đồng ý việc kiến nghị xử lý giao diện tích đất ông Hồ Hữu Phúc đã lợi dụng chức vụ chiếm đoạt cho người thân, cho UBND xã Lộc Tiến quản lý mà không trả lại đất cho gia đình bà, trong khi gia đình bà đã đầu tư công sức và vay vốn ngân hàng để cải tạo đất.
Đây là lý do gia đình bà Hoa viết đơn thư gửi Ban Tiếp Công dân Trung ương nhằm cầu cứu sự vào cuộc của các cấp có thẩm quyền đòi lại công bằng, sự nhân văn, đúng pháp luật cho gia đình bà.
Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Nguyễn Đăng Tư, Văn phòng Luật sư TriLaw (TP HCM) cho rằng, việc thu hồi các thửa đất do Chính quyền giao cho gia đình bà Nguyễn Thị Hoa khai hoang trồng mía tọa lạc tại thôn Tam Vị, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc để giao cho UBND xã Lộc Tiến quản lý là trái quy định của pháp luật.
Luật sư Đăng Tư phân tích, UBND huyện Phú Lộc căn cứ điểm h, khoản 1, Điều 64 của Luật Đất đai 2013 cho rằng gia đình bà Nguyễn Thị Hoa bỏ khai hoang đất nên thu hồi và giao UBND xã Lộc Tiến quản lý các lô đất mà gia đình bà đã khai hoang trồng mía là trái với quy định.
Khoản 2, Điều 64 Luật Đất đai năm 2013 quy định: "Việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai phải căn cứ vào văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai".
Do đó, UBND huyện Phú Lộc muốn căn cứ vào Điểm h, Khoản 1, Điều 64 của Luật đất đai 2013 để thu hồi đất đã giao cho gia đình bà Hoa khai hoang, trồng mía do vi phạm pháp luật về đất đai thì phải "căn cứ vào văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai" để thu hồi đất đã giao cho gia đình bà Hoa khai hoang.
Trong trường hợp này, từ khi được giao đất khai hoang, gia đình bà Hoa không bị bất cứ cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào ban hành văn bản xử lý vi phạm pháp luật về đất đai liên quan đến các lô đất đã được chính quyền địa phương giao.
"Vì vậy, việc kiến nghị thu hồi đất mà gia đình bà Hoa đã được giao khai hoang để giao lại UBND xã Lộc Tiến quản lý của UBND huyện Phú Lộc là thiếu căn cứ, trái với quy định của Luật Đất đai", luật sư Nguyễn Đăng Tư khẳng định.
Trong trường hợp này, khi xem xét các yếu tố dẫn đến việc ngừng sản xuất của gia đình bà Nguyễn Thị Hoa, UBND huyện Phú Lộc nên xem xét lại toàn bộ quá trình, nguyên nhân của việc không thể canh tác liên tục, xác định yếu tố lỗi rồi mới đưa ra kiến nghị để giải quyết một cách phù hợp.
Luật sư Tư cũng cho rằng, UBND huyện Phú Lộc chưa xem xét đầy đủ các yếu tố nêu trên, bởi không phải gia đình bà Nguyễn Thị Hoa bỏ hoang đất đã khai hoang, mà thời điểm đó, do bị buộc phải ngừng sản xuất, ngừng canh tác do dự án nhà máy mía đường mà tỉnh kêu gọi người dân trồng mía làm nguyên liệu bị phá sản, không có nguồn tiêu thụ, chính quyền địa phương thì không hỗ trợ tìm kiếm đầu ra.
Trong khi đó, gia đình bà Hoa nhiều lần xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất để trồng cây khác đều không được chính quyền địa phương chấp thuận vì khu đất thuộc quy hoạch dự án khác.
Khi UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế có chủ trương cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất, gia đình bà Hoa đã làm đơn xin chuyển đổi nhưng đến hiện nay vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng, nguyên nhân chính là do bị ông Hồ Hữu Phúc lợi dụng chức vụ quyền hạn để hợp thức hóa việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người thân trong gia đình và bạn bè (như kết luận của UBND huyện Phú Lộc).
Nguồn http://antt.vn/dan-keu-cuu-truoc-nguy-co-mat-trang-dat-bi-nguyen-chu-tich-xa-chiem-doat--258402.htm
Pháp luật
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Ngày 29/10, thông tin từ bà Nguyễn Thị Hoa, trú ở thôn Bình An, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, vừa nhận thông báo của Ban Tiếp Công dân Trung ương (thuộc Thanh tra Chính phủ) về việc chuyển đơn thư của bà đến UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đề nghị chỉ đạo giải quyết, trả lời cho công dân.
Như ANTT đưa trước đó, bà Hoa là người tố cáo việc ông Hồ Hữu Phúc, nguyên Chủ tịch UBND xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc (Sau đó là cán bộ Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Phú Lộc) có hành vi sai phạm trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người thân chiếm đoạt tiền bồi thường đối với phần diện tích đất gia đình bà Hoa đã khai hoang để trồng mía theo chủ trương của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế năm 1998.
Vụ việc sau đó đã được các cơ quan hữu quan vào cuộc và khẳng định nội dung tố cáo trên là đúng.
Bà Hoa khóc nghẹn bên bàn thờ chồng - người đã cùng mình đi đòi công lý nhiều năm qua.
Ban Thường vụ huyện ủy Phú Lộc cũng đã thi hành kỷ luật với hình thức khai trừ khỏi Đảng đối với ông Hồ Hữu Phúc, đồng thời có văn bản chỉ đạo UBND huyện Phú Lộc miễn nhiệm chức danh Phó trưởng phòng LĐTB&XH với ông này.
Tuy nhiên, trong văn bản kết luận nội dung tố cáo của UBND huyện Phú Lộc, bà Hoa không đồng ý việc kiến nghị xử lý giao diện tích đất ông Hồ Hữu Phúc đã lợi dụng chức vụ chiếm đoạt cho người thân, cho UBND xã Lộc Tiến quản lý mà không trả lại đất cho gia đình bà, trong khi gia đình bà đã đầu tư công sức và vay vốn ngân hàng để cải tạo đất.
Đây là lý do gia đình bà Hoa viết đơn thư gửi Ban Tiếp Công dân Trung ương nhằm cầu cứu sự vào cuộc của các cấp có thẩm quyền đòi lại công bằng, sự nhân văn, đúng pháp luật cho gia đình bà.
Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Nguyễn Đăng Tư, Văn phòng Luật sư TriLaw (TP HCM) cho rằng, việc thu hồi các thửa đất do Chính quyền giao cho gia đình bà Nguyễn Thị Hoa khai hoang trồng mía tọa lạc tại thôn Tam Vị, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc để giao cho UBND xã Lộc Tiến quản lý là trái quy định của pháp luật.
Luật sư Đăng Tư phân tích, UBND huyện Phú Lộc căn cứ điểm h, khoản 1, Điều 64 của Luật Đất đai 2013 cho rằng gia đình bà Nguyễn Thị Hoa bỏ khai hoang đất nên thu hồi và giao UBND xã Lộc Tiến quản lý các lô đất mà gia đình bà đã khai hoang trồng mía là trái với quy định.
Khoản 2, Điều 64 Luật Đất đai năm 2013 quy định: "Việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai phải căn cứ vào văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai".
Do đó, UBND huyện Phú Lộc muốn căn cứ vào Điểm h, Khoản 1, Điều 64 của Luật đất đai 2013 để thu hồi đất đã giao cho gia đình bà Hoa khai hoang, trồng mía do vi phạm pháp luật về đất đai thì phải "căn cứ vào văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai" để thu hồi đất đã giao cho gia đình bà Hoa khai hoang.
Trong trường hợp này, từ khi được giao đất khai hoang, gia đình bà Hoa không bị bất cứ cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào ban hành văn bản xử lý vi phạm pháp luật về đất đai liên quan đến các lô đất đã được chính quyền địa phương giao.
"Vì vậy, việc kiến nghị thu hồi đất mà gia đình bà Hoa đã được giao khai hoang để giao lại UBND xã Lộc Tiến quản lý của UBND huyện Phú Lộc là thiếu căn cứ, trái với quy định của Luật Đất đai", luật sư Nguyễn Đăng Tư khẳng định.
Trong trường hợp này, khi xem xét các yếu tố dẫn đến việc ngừng sản xuất của gia đình bà Nguyễn Thị Hoa, UBND huyện Phú Lộc nên xem xét lại toàn bộ quá trình, nguyên nhân của việc không thể canh tác liên tục, xác định yếu tố lỗi rồi mới đưa ra kiến nghị để giải quyết một cách phù hợp.
Luật sư Tư cũng cho rằng, UBND huyện Phú Lộc chưa xem xét đầy đủ các yếu tố nêu trên, bởi không phải gia đình bà Nguyễn Thị Hoa bỏ hoang đất đã khai hoang, mà thời điểm đó, do bị buộc phải ngừng sản xuất, ngừng canh tác do dự án nhà máy mía đường mà tỉnh kêu gọi người dân trồng mía làm nguyên liệu bị phá sản, không có nguồn tiêu thụ, chính quyền địa phương thì không hỗ trợ tìm kiếm đầu ra.
Trong khi đó, gia đình bà Hoa nhiều lần xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất để trồng cây khác đều không được chính quyền địa phương chấp thuận vì khu đất thuộc quy hoạch dự án khác.
Khi UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế có chủ trương cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất, gia đình bà Hoa đã làm đơn xin chuyển đổi nhưng đến hiện nay vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng, nguyên nhân chính là do bị ông Hồ Hữu Phúc lợi dụng chức vụ quyền hạn để hợp thức hóa việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người thân trong gia đình và bạn bè (như kết luận của UBND huyện Phú Lộc).
Nguồn http://antt.vn/dan-keu-cuu-truoc-nguy-co-mat-trang-dat-bi-nguyen-chu-tich-xa-chiem-doat--258402.htm
No comments:
Post a Comment