Tiến sĩ Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng TPHCM cần thêm diện tích để phát triển và giải quyết các thách thức đang gặp phải. Ông đề xuất mở rộng không gian đô thị thành phố về hướng Long An.
Tại hội thảo khoa học “Quản lý đô thị trên địa bàn TPHCM: thực trạng, vấn đề và giải pháp” được tổ chức chiều 11/10, TS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, TPHCM đang đối diện với nhiều khó khăn như bùng nổ dân số, cơ sở hạ tầng quá tải, tình trạng ngập nước, kẹt xe…
Theo ông Chính, tuy chỉ chiếm về 0,6% diện tích và 8,56% dân số cả nước nhưng TPHCM đóng góp 21,3% GDP, 29,8% tổng thu ngân sách, 58,3% khách du lịch quốc tế, 26% kim ngạch xuất khẩu, thu nhập bình quân gấp 2,4 lần cả nước.
TPHCM đang gặp nhiều thách thức như kẹt xe, ngập nước trong khi dân số cao
Để giải quyết các thách thức và giúp TPHCM phát triển hơn, TS Chính đề xuất mở rộng không gian đô thị thành phố theo 2 phương án.
Phương án 1 là chủ yếu mở rộng về phía tỉnh Long An, lấy sông Vàm Cỏ Đông làm ranh giới tự nhiên, gồm các huyện Cần Giuộc, Cần Đước và một phần huyện Bến Lức (Long An). Phần diện tích này khoảng 48.000-50.000ha, dân số khoảng 37-42 vạn người. Với phương án này, diện tích TPHCM sẽ tăng thêm khoảng 50km2, từ 2.096km2 lên 2.146km2.
Phương án 2 vẫn chủ yếu mở rộng về phía tỉnh Long An, lấy sống Vàm Cỏ Đông làm ranh giới tự nhiên, gồm các huyện Đức Hòa, Cần Giuộc; lấy thêm huyện Cần Đước và một phần huyện Bến Lức với diện tích khoảng 90.000-95.000ha, dân số khoảng 65-70 vạn người
Trong khi đó, PGS.TS Lưu Đức Cường, Viện trưởng Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Quốc gia - Bộ Xây dựng, cảnh báo tình trạng lún bề mặt đất rất đáng lo ngại ở thành phố.
Theo ông Cường, nhiều khu vực ở thành phố đang lún nhanh và không có dấu hiệu dừng lại. Trong 116 tuyến đường thường xuyên bị ngập do triều cường thì có 79 tuyến bị ảnh hưởng do lún mặt đất.
Tại hội thảo, Nguyên Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Phạm Chánh Trực đề cập đến vấn đề phát triển đô thị, phân bố dân cư. Theo ông, thành phố đang mâu thuẫn giữa phát triển tập trung và phân tán. Đáng lẽ phải phát triển đa tâm nhưng lại làm ngược lại, tất cả đều hút vào quận 1 và quận 3.
“Việc xây dựng đô thị nén như vậy là sai lầm, nếu không muốn nói là sai lầm nghiêm trọng", ông Trực nói.
Theo ông Trực, thành phố nên quy hoạch là đô thị đa trung tâm để người dân sinh sống, làm việc, hưởng thụ tại chỗ mà không cần phải đi xa. Lúc ấy, bài toán ngập nước, kẹt xe sẽ dễ tính toán hơn nhiều.
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng thành phố sẽ sử dụng tốt 2 vùng Củ Chi và Cần Giờ để mở rộng không gian đô thị
Phát biểu tại hội thảo, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, với tốc độ 5 năm tăng 1 triệu dân thì đường, nhà ở và hạ tầng không có cách nào đáp ứng kịp. Đây là một bài toán khó cho TPHCM.
TPHCM có 5 quận có diện tích rất nhỏ, quận nhỏ nhất chỉ khoảng 5km2 nhưng huyện lớn nhất là Cần Giờ đến 704km2, chênh nhau hơn 140 lần.
Về dân số, huyện Cần giờ 70.000 dân còn các quận nội thành lên đến 600.000 dân, chênh nhau đến 8,7 lần. Như vậy mô hình hành chính của TPHCM đang cực kỳ phân hóa.
Riêng hai huyện Cần Giờ, Củ Chi cộng lại thì có diện tích 1.139km2, dân số 900.000. Như vậy, dân số 2 huyện này chiếm 10% nhưng diện tích chiếm 54%.
“Cho nên về lâu dài, thành phố sẽ không xin thêm đất xung quanh mà phải sử dụng cho tốt hai vùng Củ Chi và Cần Giờ. Phải có sắp xếp lại, cơ cấu như thế nào để đảm bảo vận hành của TPHCM hợp lý hơn. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu những đề xuất của các chuyên gia để góp phần hoàn thiện quy hoạch TPHCM”, Bí thư Thành ủy nói.
Nguồn Dantri
Kinh tế
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Tại hội thảo khoa học “Quản lý đô thị trên địa bàn TPHCM: thực trạng, vấn đề và giải pháp” được tổ chức chiều 11/10, TS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, TPHCM đang đối diện với nhiều khó khăn như bùng nổ dân số, cơ sở hạ tầng quá tải, tình trạng ngập nước, kẹt xe…
Theo ông Chính, tuy chỉ chiếm về 0,6% diện tích và 8,56% dân số cả nước nhưng TPHCM đóng góp 21,3% GDP, 29,8% tổng thu ngân sách, 58,3% khách du lịch quốc tế, 26% kim ngạch xuất khẩu, thu nhập bình quân gấp 2,4 lần cả nước.
TPHCM đang gặp nhiều thách thức như kẹt xe, ngập nước trong khi dân số cao
Để giải quyết các thách thức và giúp TPHCM phát triển hơn, TS Chính đề xuất mở rộng không gian đô thị thành phố theo 2 phương án.
Phương án 1 là chủ yếu mở rộng về phía tỉnh Long An, lấy sông Vàm Cỏ Đông làm ranh giới tự nhiên, gồm các huyện Cần Giuộc, Cần Đước và một phần huyện Bến Lức (Long An). Phần diện tích này khoảng 48.000-50.000ha, dân số khoảng 37-42 vạn người. Với phương án này, diện tích TPHCM sẽ tăng thêm khoảng 50km2, từ 2.096km2 lên 2.146km2.
Phương án 2 vẫn chủ yếu mở rộng về phía tỉnh Long An, lấy sống Vàm Cỏ Đông làm ranh giới tự nhiên, gồm các huyện Đức Hòa, Cần Giuộc; lấy thêm huyện Cần Đước và một phần huyện Bến Lức với diện tích khoảng 90.000-95.000ha, dân số khoảng 65-70 vạn người
Trong khi đó, PGS.TS Lưu Đức Cường, Viện trưởng Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Quốc gia - Bộ Xây dựng, cảnh báo tình trạng lún bề mặt đất rất đáng lo ngại ở thành phố.
Theo ông Cường, nhiều khu vực ở thành phố đang lún nhanh và không có dấu hiệu dừng lại. Trong 116 tuyến đường thường xuyên bị ngập do triều cường thì có 79 tuyến bị ảnh hưởng do lún mặt đất.
Tại hội thảo, Nguyên Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Phạm Chánh Trực đề cập đến vấn đề phát triển đô thị, phân bố dân cư. Theo ông, thành phố đang mâu thuẫn giữa phát triển tập trung và phân tán. Đáng lẽ phải phát triển đa tâm nhưng lại làm ngược lại, tất cả đều hút vào quận 1 và quận 3.
“Việc xây dựng đô thị nén như vậy là sai lầm, nếu không muốn nói là sai lầm nghiêm trọng", ông Trực nói.
Theo ông Trực, thành phố nên quy hoạch là đô thị đa trung tâm để người dân sinh sống, làm việc, hưởng thụ tại chỗ mà không cần phải đi xa. Lúc ấy, bài toán ngập nước, kẹt xe sẽ dễ tính toán hơn nhiều.
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng thành phố sẽ sử dụng tốt 2 vùng Củ Chi và Cần Giờ để mở rộng không gian đô thị
Phát biểu tại hội thảo, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, với tốc độ 5 năm tăng 1 triệu dân thì đường, nhà ở và hạ tầng không có cách nào đáp ứng kịp. Đây là một bài toán khó cho TPHCM.
TPHCM có 5 quận có diện tích rất nhỏ, quận nhỏ nhất chỉ khoảng 5km2 nhưng huyện lớn nhất là Cần Giờ đến 704km2, chênh nhau hơn 140 lần.
Về dân số, huyện Cần giờ 70.000 dân còn các quận nội thành lên đến 600.000 dân, chênh nhau đến 8,7 lần. Như vậy mô hình hành chính của TPHCM đang cực kỳ phân hóa.
Riêng hai huyện Cần Giờ, Củ Chi cộng lại thì có diện tích 1.139km2, dân số 900.000. Như vậy, dân số 2 huyện này chiếm 10% nhưng diện tích chiếm 54%.
“Cho nên về lâu dài, thành phố sẽ không xin thêm đất xung quanh mà phải sử dụng cho tốt hai vùng Củ Chi và Cần Giờ. Phải có sắp xếp lại, cơ cấu như thế nào để đảm bảo vận hành của TPHCM hợp lý hơn. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu những đề xuất của các chuyên gia để góp phần hoàn thiện quy hoạch TPHCM”, Bí thư Thành ủy nói.
Nguồn Dantri
No comments:
Post a Comment