Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử nhận được phản ánh hàng trăm hộ dân thôn Phán Thuỷ, xã Song Mai, huyện Kim Động (Hưng Yên) cho rằng Công ty nước sạch Ngọc Tuấn thu tiền sai quy định Nhà nước.
Người dân bức xúc
Theo nội dung đơn thư phản ánh có chữ ký của cả trăm hộ dân trong thôn gửi tới UBND tỉnh Hưng Yên, người dân thôn Phán Thuỷ cho rằng việc thu đến 3,7 triệu đồng đối với mỗi cụm đồng hồ là trái với Nghị định 117 của Chính phủ.
Ông Lương Văn Xuân (60 tuổi), Trưởng thôn đại diện cho bà con địa phương cho biết: Người dân địa phương rất ủng hộ chương trình nước sạch nông thôn mà công ty TNHH Ngọc Tuấn đang triển khai. Tuy nhiên, giữa công ty và khách hàng là người dân chưa tìm được tiếng nói chung, còn quá nhiều vướng mắc và bức xúc.
Theo ý kiến của người dân địa phương mặc dù đã có quy định cụ thể của Nhà nước, của UBND tỉnh Hưng Yên nhưng đến nay vẫn chưa có định mức cụ thể về kinh phí thu cho việc lắp đặt 1 cụm đồng hồ đo nước do cơ quan có thẩm quyền quyết định là bao nhiêu?
Cho đến thời điểm hiện tại phía công ty Ngọc Tuấn vẫn chưa về họp thoả thuận trực tiếp với dân về định mức thống nhất thu. Việc thu 3,5 triệu đồng/cụm đồng hồ, đến 1/6 tăng lên 4,5 triệu đồng/cụm. Tuy nhiên, do người dân phản ứng mạnh mẽ nên công ty chỉ thu 3,7 triệu đồng.
Chính vì không được trả lời thoả đáng nên ngày 8/6 người dân đã đồng loạt ký tên vào đơn kiến nghị gửi đơn lên UBND tỉnh Hưng Yên đề nghị làm rõ.
Đến ngày 17/8, Sở NN&PTNT có công văn số 680/SNN-TTr do ông Lê Trung Cần, Phó giám đốc Sở NN&PTNN ký trả lời đơn thư phản ánh của công dân gửi ông Lương Văn Xuân và người dân thôn Phán Thuỷ.
Tuy nhiên, những nội dung trả lời của công văn trên chưa thoả đáng, chưa đúng trọng tâm nên người dân địa phương tiếp tục làm đơn khiếu nại.
Bởi cho đến thời điểm hiên tại việc thu tiền lắp đặt cụm đồng hồ đo chưa nhận được sự đồng thuận của dân, không có sự giám sát của chính quyền địa phương.
Chỉ mới có một số hộ dân do nhu cầu cấp thiết nên đăng ký sử dụng nước sạch chứ không phải là đại đa số người dân đã đồng thuận.
Người dân cũng đề nghị các cấp chính quyền phải công khai, minh bạch vì quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người dân không vì lợi ích của doanh nghiệp mà làm trái quy định Nhà nước.
Áp đặt thu tiền
Trao đổi với ông Nguyễn Đăng Quý, Trưởng Ban công tác mặt trận thôn Đào Xá, xã Nghĩa Dân: Phải có sự đồng thuận, thoả thuận với nhân dân cái giá này đã hợp lý với nhân dân chưa. Nhân dân có đồng ý với giá này không, chứ không phải là treo cái giá, áp đặt giá rồi thu. Đồng thuận là phải họp với nhân dân, bàn bạc thống nhất đấy mới là đồng thuận. Việc nhân dân có sử dụng hay không đó mới chính là sự thành công của doanh nghiệp.
Qua tìm hiểu được biết thôn Đào Xá mới chỉ có hơn chục hộ đăng kí nhưng chưa đấu nối được đồng hồ nào. Nguyên nhân chính đó là giá đấu nối đồng hồ đo nước quá cao ban đầu là 3,5 triệu đồng, rồi lên 3,7 triệu đồng. Biên bản thoả thuận chỉ được diễn giải trong các buổi tư vấn, tuyên truyền chứ chưa phải là thoả thuận để nhận được sự đồng thuận của nhân dân.
Trao đổi với ông Nguyễn Văn Tĩnh, thôn Trúc Cầu, xã Nghĩa Dân (gia đình đã lắp đặt đồng hồ), được ông cho biết: Trước là bên khác làm hôm vừa rồi bàn giao cho Ngọc Tuấn được một tháng rồi thì phải… Tôi được thông báo đến nhà trưởng thôn, có cô gì ở công ty về làm hợp đồng rồi nộp tiền lắp đặt, chứ có thoả thuận gì đâu. Người ta nói thế thôi về làm ào ào, nói trừ 10% hàng tháng chả thấy trừ gì cả.
Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, đại diện Công ty TNHH Ngọc Tuấn cho biết: Theo quy định tại Điều 49 Nghị định 117 của Chính phủ (trừ trường hợp có thoả thuận khác). Công ty thực hiện quy trình từ 1 đến 5 bao gồm: Mời người dân tham quan nhà máy, sau đó về họp dân rồi mới có biên bản thoả thuận do chính dân giữ thông qua ông trưởng thôn hoặc thư ký của ông ấy ghi chép lại. Sau khi thoả thuận rồi mới có đơn đăng kí sử dụng nước, đăng ký rồi mới khảo sát, khảo sát rồi thì mới đấu nối và thu tiền sau đó có biên bản nghiệm thu cụm đồng hồ mới có hợp đồng đó là quy trình của Ngọc Tuấn.
Tại mục V, Thông tư 01/2008/TT-BXD Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch nêu rõ: Việc đấu nối công trình của khách hàng sử dụng nước vào mạng lưới cấp nước của đơn vị cấp nước được thực hiện theo các quy định từ Điều 39 đến Điều 43 của Nghị định 117/2007/NĐ-CP.
Đơn vị cấp nước có trách nhiệm đầu tư đồng bộ đến điểm đấu nối tại các hộ tiêu thụ bao gồm cả đồng hồ đo nước trong vùng phục vụ đã được xác định, chi phí đấu nối được tính vào chi phí đầu tư mạng lưới và được phân bổ vào giá nước sạch do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt nhưng không được vượt quá khung giá của Bộ Tài chính.
Nguồn Moitruongdothi
Tin trong nước
,
Xã hội
Người dân bức xúc
Theo nội dung đơn thư phản ánh có chữ ký của cả trăm hộ dân trong thôn gửi tới UBND tỉnh Hưng Yên, người dân thôn Phán Thuỷ cho rằng việc thu đến 3,7 triệu đồng đối với mỗi cụm đồng hồ là trái với Nghị định 117 của Chính phủ.
Đơn thư của người dân thôn Phán Thuỷ, xã Song Mai.
Ông Lương Văn Xuân (60 tuổi), Trưởng thôn đại diện cho bà con địa phương cho biết: Người dân địa phương rất ủng hộ chương trình nước sạch nông thôn mà công ty TNHH Ngọc Tuấn đang triển khai. Tuy nhiên, giữa công ty và khách hàng là người dân chưa tìm được tiếng nói chung, còn quá nhiều vướng mắc và bức xúc.
Theo ý kiến của người dân địa phương mặc dù đã có quy định cụ thể của Nhà nước, của UBND tỉnh Hưng Yên nhưng đến nay vẫn chưa có định mức cụ thể về kinh phí thu cho việc lắp đặt 1 cụm đồng hồ đo nước do cơ quan có thẩm quyền quyết định là bao nhiêu?
Cho đến thời điểm hiện tại phía công ty Ngọc Tuấn vẫn chưa về họp thoả thuận trực tiếp với dân về định mức thống nhất thu. Việc thu 3,5 triệu đồng/cụm đồng hồ, đến 1/6 tăng lên 4,5 triệu đồng/cụm. Tuy nhiên, do người dân phản ứng mạnh mẽ nên công ty chỉ thu 3,7 triệu đồng.
Ông Lương Văn Xuân, Trưởng thôn Phán Thuỷ trao đổi với PV.
Chính vì không được trả lời thoả đáng nên ngày 8/6 người dân đã đồng loạt ký tên vào đơn kiến nghị gửi đơn lên UBND tỉnh Hưng Yên đề nghị làm rõ.
Đến ngày 17/8, Sở NN&PTNT có công văn số 680/SNN-TTr do ông Lê Trung Cần, Phó giám đốc Sở NN&PTNN ký trả lời đơn thư phản ánh của công dân gửi ông Lương Văn Xuân và người dân thôn Phán Thuỷ.
Tuy nhiên, những nội dung trả lời của công văn trên chưa thoả đáng, chưa đúng trọng tâm nên người dân địa phương tiếp tục làm đơn khiếu nại.
Bởi cho đến thời điểm hiên tại việc thu tiền lắp đặt cụm đồng hồ đo chưa nhận được sự đồng thuận của dân, không có sự giám sát của chính quyền địa phương.
Chỉ mới có một số hộ dân do nhu cầu cấp thiết nên đăng ký sử dụng nước sạch chứ không phải là đại đa số người dân đã đồng thuận.
Người dân cũng đề nghị các cấp chính quyền phải công khai, minh bạch vì quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người dân không vì lợi ích của doanh nghiệp mà làm trái quy định Nhà nước.
Áp đặt thu tiền
Trao đổi với ông Nguyễn Đăng Quý, Trưởng Ban công tác mặt trận thôn Đào Xá, xã Nghĩa Dân: Phải có sự đồng thuận, thoả thuận với nhân dân cái giá này đã hợp lý với nhân dân chưa. Nhân dân có đồng ý với giá này không, chứ không phải là treo cái giá, áp đặt giá rồi thu. Đồng thuận là phải họp với nhân dân, bàn bạc thống nhất đấy mới là đồng thuận. Việc nhân dân có sử dụng hay không đó mới chính là sự thành công của doanh nghiệp.
Công ty TNHH Ngọc Tuấn.
Qua tìm hiểu được biết thôn Đào Xá mới chỉ có hơn chục hộ đăng kí nhưng chưa đấu nối được đồng hồ nào. Nguyên nhân chính đó là giá đấu nối đồng hồ đo nước quá cao ban đầu là 3,5 triệu đồng, rồi lên 3,7 triệu đồng. Biên bản thoả thuận chỉ được diễn giải trong các buổi tư vấn, tuyên truyền chứ chưa phải là thoả thuận để nhận được sự đồng thuận của nhân dân.
Trao đổi với ông Nguyễn Văn Tĩnh, thôn Trúc Cầu, xã Nghĩa Dân (gia đình đã lắp đặt đồng hồ), được ông cho biết: Trước là bên khác làm hôm vừa rồi bàn giao cho Ngọc Tuấn được một tháng rồi thì phải… Tôi được thông báo đến nhà trưởng thôn, có cô gì ở công ty về làm hợp đồng rồi nộp tiền lắp đặt, chứ có thoả thuận gì đâu. Người ta nói thế thôi về làm ào ào, nói trừ 10% hàng tháng chả thấy trừ gì cả.
Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, đại diện Công ty TNHH Ngọc Tuấn cho biết: Theo quy định tại Điều 49 Nghị định 117 của Chính phủ (trừ trường hợp có thoả thuận khác). Công ty thực hiện quy trình từ 1 đến 5 bao gồm: Mời người dân tham quan nhà máy, sau đó về họp dân rồi mới có biên bản thoả thuận do chính dân giữ thông qua ông trưởng thôn hoặc thư ký của ông ấy ghi chép lại. Sau khi thoả thuận rồi mới có đơn đăng kí sử dụng nước, đăng ký rồi mới khảo sát, khảo sát rồi thì mới đấu nối và thu tiền sau đó có biên bản nghiệm thu cụm đồng hồ mới có hợp đồng đó là quy trình của Ngọc Tuấn.
Tại mục V, Thông tư 01/2008/TT-BXD Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch nêu rõ: Việc đấu nối công trình của khách hàng sử dụng nước vào mạng lưới cấp nước của đơn vị cấp nước được thực hiện theo các quy định từ Điều 39 đến Điều 43 của Nghị định 117/2007/NĐ-CP.
Đơn vị cấp nước có trách nhiệm đầu tư đồng bộ đến điểm đấu nối tại các hộ tiêu thụ bao gồm cả đồng hồ đo nước trong vùng phục vụ đã được xác định, chi phí đấu nối được tính vào chi phí đầu tư mạng lưới và được phân bổ vào giá nước sạch do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt nhưng không được vượt quá khung giá của Bộ Tài chính.
Nguồn Moitruongdothi
No comments:
Post a Comment