Nhóm trợ lý kinh tế hàng đầu của Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhóm họp lần thứ 10 trong 2 tháng qua, thể hiện sự lo lắng của giới lãnh đạo Trung Quốc trước cuộc chiến thương mại.
Ngày 21/10, theo thông báo trên trang web chính phủ, Phó thủ tướng Lưu Hạc đã triệu tập Ủy ban Ổn định và Phát triển Tài chính cho “cuộc họp lần thứ 10 về ngăn ngừa và giải quyết rủi ro tài chính”. Nhiệm vụ chính của ủy ban này là duy trì sự ổn định tài chính trong bối cảnh đà tăng trưởng đang suy yếu và chiến tranh thương mại với Mỹ leo thang.
South China Morning Post dẫn thông báo trên cho biết các quan chức trong cuộc họp đã nhất trí rằng Trung Quốc nên tìm cách tạo ra một “khung tam giác hỗ trợ”, bao gồm lập trường trung lập về chính sách tiền tệ, một khu vực doanh nghiệp sôi động và một thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả.
Đặc biệt, các ngân hàng không nên “ngừng, cắt, thu hồi hoặc đình chỉ” các khoản vay cho những doanh nghiệp nhỏ và công ty tư nhân.
Ủy ban cho biết Bắc Kinh sẽ tiếp tục hỗ trợ thị trường chứng khoán như “một thị trường vốn đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định nền kinh tế, ổn định hệ thống tài chính và ổn định sự kỳ vọng”.
Phó thủ tướng Lưu Hạc đã nhóm họp Ủy ban Ổn định và Phát triển Tài chính
lần thứ 10. Ảnh: AP.
“Rõ ràng 100% là giới lãnh đạo Trung Quốc đang lo lắng”, Xu Jianwei, nhà kinh tế học cấp cao của Trung Quốc tại ngân hàng Pháp Natixis, cho biết.
“Một trong những ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh trong năm nay là giảm nợ, nhưng chính sách đó đã chuyển dịch dần vì có nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn”, ông nói.
“Nếu quá trình giảm nợ tiếp tục, nhiều công ty Trung Quốc có thể sẽ phá sản. Nhưng nếu việc giảm nợ bị đình trệ, rủi ro tài chính sẽ tiếp tục tăng lên. Vì vậy, các nhà quản lý chắc chắn rất lo lắng, và tôi không nghĩ rằng họ đã tìm ra một giải pháp hiệu quả”, ông Xu cho biết.
Cuộc họp diễn ra chỉ một ngày sau khi ông Lưu và 3 quan chức tài chính hàng đầu khác, bao gồm Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Yi Gang, Chủ tịch Ủy ban Ngân hàng và Điều tiết Bảo hiểm Guo Shuqing và Chủ tịch Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Liu Shiyu, đưa ra tuyên bố công khai nhằm trấn an nền kinh tế và thị trường chứng khoán.
Từ tháng 7, ông Lưu phụ trách nhóm các nhà hoạch định tài chính cao cấp và tổ chức “cuộc họp chuyên đề” đầu tiên vào ngày 24/8, theo báo cáo của China Securities Journal. Ông Lưu cũng chủ trì ba phiên họp toàn thể của ủy ban này kể từ khi phụ trách. Thông tin chi tiết về 8 cuộc họp được tổ chức từ đó đến 20/10 không được công bố.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã sụt giảm nghiêm trọng trong năm nay. Ảnh: Reuters.
Theo số liệu chính thức từ Cục thống kê quốc gia Trung Quốc, so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc là 6,5%, tốc độ chậm nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, do sự trì trệ trong đầu tư và tiêu dùng.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã sụt giảm trong năm nay, với chỉ số Shanghai Composite Index đầu tháng này đạt mức thấp nhất trong bốn năm qua.
Ủy ban ổn định tài chính được thành lập vào năm ngoái để điều phối các chính sách phát sinh từ các bộ khác nhau. Hoạt động của ủy ban này được quản lý bởi một văn phòng tại Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh.
Dù không được coi là cơ quan ra quyết định mà chỉ có trách nhiệm điều phối, nhưng cường độ hoạt động gần đây cho thấy ủy ban này đã trở thành cơ quan điều tài chính trên thực tế.
Nguồn Zing
Kinh tế
,
Tin quốc tế
Ngày 21/10, theo thông báo trên trang web chính phủ, Phó thủ tướng Lưu Hạc đã triệu tập Ủy ban Ổn định và Phát triển Tài chính cho “cuộc họp lần thứ 10 về ngăn ngừa và giải quyết rủi ro tài chính”. Nhiệm vụ chính của ủy ban này là duy trì sự ổn định tài chính trong bối cảnh đà tăng trưởng đang suy yếu và chiến tranh thương mại với Mỹ leo thang.
South China Morning Post dẫn thông báo trên cho biết các quan chức trong cuộc họp đã nhất trí rằng Trung Quốc nên tìm cách tạo ra một “khung tam giác hỗ trợ”, bao gồm lập trường trung lập về chính sách tiền tệ, một khu vực doanh nghiệp sôi động và một thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả.
Đặc biệt, các ngân hàng không nên “ngừng, cắt, thu hồi hoặc đình chỉ” các khoản vay cho những doanh nghiệp nhỏ và công ty tư nhân.
Ủy ban cho biết Bắc Kinh sẽ tiếp tục hỗ trợ thị trường chứng khoán như “một thị trường vốn đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định nền kinh tế, ổn định hệ thống tài chính và ổn định sự kỳ vọng”.
Phó thủ tướng Lưu Hạc đã nhóm họp Ủy ban Ổn định và Phát triển Tài chính
lần thứ 10. Ảnh: AP.
“Rõ ràng 100% là giới lãnh đạo Trung Quốc đang lo lắng”, Xu Jianwei, nhà kinh tế học cấp cao của Trung Quốc tại ngân hàng Pháp Natixis, cho biết.
“Một trong những ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh trong năm nay là giảm nợ, nhưng chính sách đó đã chuyển dịch dần vì có nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn”, ông nói.
“Nếu quá trình giảm nợ tiếp tục, nhiều công ty Trung Quốc có thể sẽ phá sản. Nhưng nếu việc giảm nợ bị đình trệ, rủi ro tài chính sẽ tiếp tục tăng lên. Vì vậy, các nhà quản lý chắc chắn rất lo lắng, và tôi không nghĩ rằng họ đã tìm ra một giải pháp hiệu quả”, ông Xu cho biết.
Cuộc họp diễn ra chỉ một ngày sau khi ông Lưu và 3 quan chức tài chính hàng đầu khác, bao gồm Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Yi Gang, Chủ tịch Ủy ban Ngân hàng và Điều tiết Bảo hiểm Guo Shuqing và Chủ tịch Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Liu Shiyu, đưa ra tuyên bố công khai nhằm trấn an nền kinh tế và thị trường chứng khoán.
Từ tháng 7, ông Lưu phụ trách nhóm các nhà hoạch định tài chính cao cấp và tổ chức “cuộc họp chuyên đề” đầu tiên vào ngày 24/8, theo báo cáo của China Securities Journal. Ông Lưu cũng chủ trì ba phiên họp toàn thể của ủy ban này kể từ khi phụ trách. Thông tin chi tiết về 8 cuộc họp được tổ chức từ đó đến 20/10 không được công bố.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã sụt giảm nghiêm trọng trong năm nay. Ảnh: Reuters.
Theo số liệu chính thức từ Cục thống kê quốc gia Trung Quốc, so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc là 6,5%, tốc độ chậm nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, do sự trì trệ trong đầu tư và tiêu dùng.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã sụt giảm trong năm nay, với chỉ số Shanghai Composite Index đầu tháng này đạt mức thấp nhất trong bốn năm qua.
Ủy ban ổn định tài chính được thành lập vào năm ngoái để điều phối các chính sách phát sinh từ các bộ khác nhau. Hoạt động của ủy ban này được quản lý bởi một văn phòng tại Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh.
Dù không được coi là cơ quan ra quyết định mà chỉ có trách nhiệm điều phối, nhưng cường độ hoạt động gần đây cho thấy ủy ban này đã trở thành cơ quan điều tài chính trên thực tế.
Nguồn Zing
No comments:
Post a Comment