Cập nhật tin tức nóng hổi

Việt Nam liệu có dẫm lên vết xe đổ của Venezeula - đồng CNY thanh toán tại biến giới từ ngày 12/10

Chỉ còn hơn một tuần nữa thôi là chính thức cho việc giao thương thanh toán bằng Nhân dân tệ trên lãnh thổ Việt Nam ở bảy tỉnh vùng biên giới giáp ranh với Trung Quốc, Thông tư 19/2018/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ có hiệu lực vào ngày 12/10/2018.

Tin liên quan: Đường sắt Cát Linh-Hà Đông: Tàu chưa chạy đã trả nợ Trung Quốc 650 tỉ đồng/năm

Trong đó, thương nhân, cư dân biên giới Trung Quốc hoặc Việt Nam có hoạt động thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc có thể dùng ngoại tệ tự do chuyển đổi, Việt Nam đồng hoặc Nhân dân tệ trong thanh toán hàng hóa, dịch vụ. Ngoài ra, đối tượng áp dụng của Thông tư còn có ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối tại Việt Nam, chi nhánh của ngân hàng được phép đặt tại vùng biên giới, khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc, được gọi là chi nhánh ngân hàng biên giới.
Việt Nam liệu có dẫm lên vết xe đổ của Venezeula?
Việt Nam liệu có dẫm lên vết xe đổ của Venezeula?

Việc cho phép sử dụng đồng Nhân dân tệ để giao dịch trên lãnh thổ nước ta sẽ gây ra những hệ lụy không nhỏ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn trong chính sách tiền tệ. Việt Nam từ bao đời nay đã lệ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc về kinh tế, hầu hết hàng hóa là nhập khẩu từ Trung Quốc như máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng; điện thoại các loại và linh kiện và các sản phẩm máy vi tính, linh kiện điện tử,…Theo số liệu mới được công bố từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư kim ngạch hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trong 8 tháng năm 2018 là 41,4 tỷ USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2017.

Theo Chuyên gia kinh tế TS. Lê Đăng Doanh cho rằng Việt Nam đang nhập siêu rất nặng từ Trung Quốc, nếu thanh toán bằng những đồng tiền khác thì Việt Nam còn có hy vọng để trả cho Trung Quốc, ví dụ như Việt Nam có thể kiếm được đồng USD từ việc xuất khẩu sang Mỹ, sang Nhật. Nhưng nếu chỉ thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ thì Việt Nam chỉ có một cách là vay của Ngân hàng Trung Quốc “Tức là ngoài nhập siêu, chúng ta còn phụ thuộc thêm về mặt tài chính đối với Trung Quốc và đây là điều rất đáng lo ngại, cần phải xem xét kỹ”.

Quan điểm này cũng đồng quan điểm với chuyên gia kinh tế TS. Phạm Chi Lan thì thương mại biên giới, hay biên mậu, giữa ta với Trung Quốc diễn ra nhiều năm nay, với quy mô ngày càng lớn, rất phức tạp, khó kiểm soát; hàng hóa Trung Quốc qua đường biên mậu đã len vào từng ngõ hẻm trên mọi miền đất nước, gây nhiều lo ngại cho cả các nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng nước ta, chưa kể thất thu thuế cho nhà nước do buôn lậu. Hay thông qua kênh du lịch, nhiều người Trung Quốc đã vào nước ta kinh doanh, làm lao động, tiêu tiền của họ trong các giao dịch với nhau,…

Trong lĩnh vực tiền tệ, thì đồng tiền mạnh bao giờ cũng sẽ lấn át đồng tiền yếu, về lâu dài Nhân dân tệ sẽ đẩy Việt Nam đồng đi vào quên lãng và có thể người dân chỉ thích tích trữ nhân dân tệ trong tương lai. Nếu Nhân dân tệ được lưu hành và không có cơ chế để quản lý chặt chẽ thì làm sao có thể đảm bảo chúng sẽ không được sử dụng ở những tỉnh khác trong cả nước. Việc giao dịch bằng Nhân dân tệ sẽ dẫn đến tình trạng luôn phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của Trung Quốc, đồng nghĩa với việc Việt Nam mất chủ quyền về tiền tệ, Trung Quốc sẽ kiểm soát nền kinh tế, buộc nước ta phải nhượng bộ cả chủ quyền lãnh thổ và nhiều quyền lợi kinh tế, chính trị khác.

TS Lê Đăng Doanh còn cho rằng: “Chủ quyền về tài chính, chủ quyền về tiền tệ là một trong những nội dung hết sức quan trọng về chủ quyền kinh tế. Đấy là quyền kiểm soát về đồng tiền để thanh toán trong bất kỳ một nền kinh tế nào”. Còn dưới góc nhìn cá nhân của PGS.TS. Hoàng Ngọc Giao thì đó còn “là những cấu thành đặc biệt của chủ quyền chính trị, chủ quyền quốc gia. Mất chủ quyền kinh tế là mất chủ quyền quốc gia, cũng coi như là mất nước. Việc mất chủ quyền tiền tệ khó nhận ra hơn mất chủ quyền lãnh thổ bởi nó êm ngọt hơn. Nhưng như thuốc độc, uống từ từ và tích luỹ đến mức vượt một ngưỡng thì dẫn đến tử vong”.

Việc này đã từng xảy ra đối với Zimbabwe, từ năm 2009 khi nước này chìm trong khủng hoảng nợ với Trung Quốc là chủ nợ số 1, đến ngày 23/12/2015 họ đã phải chấp nhận dùng Nhân dân tệ là đồng tiền chính để được Trung Quốc xoá nợ, một tuần sau đó Trung Quốc đã mua đứt Zimbabwe với giá 40 triệu đô la, sỡ dĩ Zimbabwe nợ Trung Quốc nhiều như vậy là do rơi vào bẫy nợ quốc gia với nước này. Tương tự như thế, Venezeula cũng sập bẩy nợ của Trung Quốc cho đến ngày 17/9/2017, Venezeula cho dùng đồng Nhân dân tệ, dẫn đến khủng hoàng tầm trọng dẫn đến một cuộc di cư bỏ chạy khỏi quốc gia của nhân dân Venezeula, đồng Boliver mất giá đến 95%, 1 kg thịt giá 9,5 triệu bolivar. Kinh tế quốc gia châu Mỹ này đang suy thoái năm thứ 4 liên tiếp và đối mặt tình trạng thiếu hụt nhu yếu phẩm trong lúc các dịch vụ công hầu như tê liệt, Quỹ Tiền tệ Thế giới thậm chí dự báo lạm phát sẽ tăng lên con số chóng mặt 1.000.000% trong năm nay.
Venezuela trong bẫy nợ của Trung Quốc

Venezuela trong bẫy nợ của Trung Quốc

Hiện nay, Việt Nam đã có xu hướng này với dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông ở Hà Nội, đồng thời cùng với hàng loạt dự án nhiệt điện tỷ đô với nhà đầu tư Trung Quốc, hoặc nhiều hơn là các dự án xây dựng sân bay, cảng biển,…phục vụ cho các đặc khu kinh tế, việc cho dùng Nhân dân tệ ở bảy tỉnh vùng biên giới, rồi làm sao để kiểm soát việc dùng Nhân dân tệ trên các tỉnh thành còn lại, tương lai việc Hán hóa dân tộc Việt Nam là gần hơn bao giờ hết.

Hiện nay, trong bối cảnh chiến tranh thương mại kinh tế giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, Trung Quốc đang bị tấn công tơi bời hoa lá và phần thắng đang nghiên về phía Mỹ, thị trường chúng khoán Trung Quốc luôn tràn ngập “thảm đỏ”, giới đầu tư bán tháo cổ phiêu để “bỏ của chạy lấy người”. Hàng hóa của Trung Quốc bị Mỹ đánh thuế rất cao nên rất khó xuất sang Mỹ phải xuất khẩu sang các nước khác, mà hơn ai hết là anh bạn láng giềng hiền lành, tốt bụng là Việt Nam sẽ tiếp tục với phương châm nhập siêu.

Nếu như hàng hóa Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường Việt Nam thì các doanh nghiệp nước ta có nguy cơ đứng bên bờ vực phá sản, ảnh hưởng đến công ăn, việc làm dẫn đến nhiều bất ổn về tình hình an ninh xã hội, đó là những hệ quả vô cùng to lớn mà chúng ta có thể nhìn thấy được. Do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc thế giới, Việt Nam cũng bị vạ lây khi Mỹ áp đặt biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm bao và túi đóng hàng được dệt từ polyetylen hoặc dải polypropylen, nhựa, gai hoặc các vật liệu tương tự nhập khẩu từ Việt Nam. Theo đó, các sản phẩm trên sẽ chịu thuế chống trợ cấp từ 3,24% đến 6,15%, thấp hơn so với mức 29,54%-304,40% mà Bộ Thương mại Mỹ đang áp dụng với sản phẩm tương tự của Trung Quốc trước đó. Hơn những thế, Bộ Thương mại Mỹ áp dụng mức thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm thép của Việt Nam được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng khoát lên mình là bộ quần áo của Việt Nam.

Trung Quốc vẫn luôn ôm tham vọng bành trướng dưới “con đường tơ lụa”, tìm mọi cách để biến Nhân dân tệ thành đồng tiền chính của thế giới nhằm thay thế vai trò của đồng đô la Mỹ trong tương lai, đấy là một mục tiêu dài hạn và họ đang làm bất cứ giá nào để đạt được. Việt Nam cần phải tỉnh táo và sáng suốt “chọn bạn mà chơi”, nếu không thì “sai một ly đi vạn dăm”, lúc đó muốn quay lại thì không còn đường mà phải cứ tiến lên phía trước thì chút ta sẽ nối gót theo Zimbabwe và Venezeula vào cùng “chuyến tàu” sẽ không xa.

Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì đồng tiền của chúng chỉ dùng để giao dịch trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, không sử dụng đồng tiền nước khác, tất cả đồng tiền khác được coi là ngoại hối, không là đồng tiền chung để thực hiện các giao dịch thương mại. Chính Vì thế, chúng ta phải kiên quyết ngăn chặn việc sử dụng ngoại hối ở biên giới để bảo vệ chủ quyền kinh tế và quyền lợi dân tộc.

Nguồn Thaotin , ,

No comments:

Post a Comment