Quan chức các nước chụp ảnh chung ở Papua New Guinea hôm 18/11.
Lần đầu tiên trong lịch sử, lãnh đạo các nước tham dự cuộc họp của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) ở Papua New Guinea hôm 18/11 không thể ra tuyên bố chung vì sự chia rẽ sâu sắc giữa Mỹ và Trung Quốc, theo Reuters.
Hãng tin này cho biết thêm rằng việc cạnh tranh giành ảnh hưởng ở Thái Bình Dương giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã trở thành tâm điểm khi Mỹ và các đồng minh phương Tây cùng đáp trả sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.
“Quý vị biết là có hai người khổng lồ ở trong phòng”, Thủ tướng Papua New Guinea nói trong cuộc họp báo kết thúc sự kiện, khi được hỏi về nước nào trong số 21 thành viên của APEC không đồng ý về tuyên bố chung.
Ông O’Neill, quan chức chủ trì cuộc họp, nói rằng điểm gây tranh cãi là việc có hay không nên đưa Tổ chức Thương mại Thế giới cùng cải cách tiềm tàng của tổ chức này vào Tuyên bố của Lãnh đạo APEC, theo Reuters.
“APEC không có điều lệ nào về Tổ chức Thương mại Thế giới, đó là một thực tế. Các vấn đề đó có thể được nêu lên tại Tổ chức Thương mại Thế giới”, ông O’Neill được trích lời nói.
Theo Reuters, mục tiêu tăng cường thương mại đa phương mà APEC được lập nên năm 1989 đang đối mặt với thách thức, trong khi Trung Quốc củng cố vị thế tại vùng Thái Bình Dương, và việc Mỹ đánh thuế hàng hóa của quốc gia đông dân nhất thế giới đang gây căng thẳng quan hệ trong khu vực và gây chia rẽ về sự trung thành của các nước.
Thông tin trên trang web của tổ chức cho biết rằng kể từ cuộc họp đầu tiên năm 1993, các kỳ họp hàng năm của APEC đều ra Tuyên bố của các Lãnh đạo.
Theo Reuters, ông O’Neill nói rằng với tư cách chủ nhà của APEC năm nay, ông sẽ ra Tuyên bố của Chủ tịch, dù không nói rõ là khi nào.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và nguyên thủ Nga Vladimir Putin không tham gia cuộc họp thượng đỉnh. Phó Tổng thống Mike Pence tham dự thay ông Trump.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã được chào đón nồng nhiệt khi tới Papua New Guinea.
Ông gây quan ngại cho phương Tây hôm 16/11 khi ông gặp các lãnh đạo của đảo quốc Thái Bình Dương để quảng bá về sáng kiến Vành đai và Con đường của mình.
Đáp lại, Hoa Kỳ và các đồng minh Nhật Bản, Australia và New Zealand hôm 18/11 thông báo kế hoạch trị giá 1,7 tỷ đôla để cung cấp điện và Internet cho Papua New Guinea.
Nguồn Voa
Chính trị
,
Kinh tế
,
Tin quốc tế
Lần đầu tiên trong lịch sử, lãnh đạo các nước tham dự cuộc họp của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) ở Papua New Guinea hôm 18/11 không thể ra tuyên bố chung vì sự chia rẽ sâu sắc giữa Mỹ và Trung Quốc, theo Reuters.
Hãng tin này cho biết thêm rằng việc cạnh tranh giành ảnh hưởng ở Thái Bình Dương giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã trở thành tâm điểm khi Mỹ và các đồng minh phương Tây cùng đáp trả sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.
“Quý vị biết là có hai người khổng lồ ở trong phòng”, Thủ tướng Papua New Guinea nói trong cuộc họp báo kết thúc sự kiện, khi được hỏi về nước nào trong số 21 thành viên của APEC không đồng ý về tuyên bố chung.
Ông O’Neill, quan chức chủ trì cuộc họp, nói rằng điểm gây tranh cãi là việc có hay không nên đưa Tổ chức Thương mại Thế giới cùng cải cách tiềm tàng của tổ chức này vào Tuyên bố của Lãnh đạo APEC, theo Reuters.
“APEC không có điều lệ nào về Tổ chức Thương mại Thế giới, đó là một thực tế. Các vấn đề đó có thể được nêu lên tại Tổ chức Thương mại Thế giới”, ông O’Neill được trích lời nói.
Theo Reuters, mục tiêu tăng cường thương mại đa phương mà APEC được lập nên năm 1989 đang đối mặt với thách thức, trong khi Trung Quốc củng cố vị thế tại vùng Thái Bình Dương, và việc Mỹ đánh thuế hàng hóa của quốc gia đông dân nhất thế giới đang gây căng thẳng quan hệ trong khu vực và gây chia rẽ về sự trung thành của các nước.
Thông tin trên trang web của tổ chức cho biết rằng kể từ cuộc họp đầu tiên năm 1993, các kỳ họp hàng năm của APEC đều ra Tuyên bố của các Lãnh đạo.
Theo Reuters, ông O’Neill nói rằng với tư cách chủ nhà của APEC năm nay, ông sẽ ra Tuyên bố của Chủ tịch, dù không nói rõ là khi nào.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và nguyên thủ Nga Vladimir Putin không tham gia cuộc họp thượng đỉnh. Phó Tổng thống Mike Pence tham dự thay ông Trump.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã được chào đón nồng nhiệt khi tới Papua New Guinea.
Ông gây quan ngại cho phương Tây hôm 16/11 khi ông gặp các lãnh đạo của đảo quốc Thái Bình Dương để quảng bá về sáng kiến Vành đai và Con đường của mình.
Đáp lại, Hoa Kỳ và các đồng minh Nhật Bản, Australia và New Zealand hôm 18/11 thông báo kế hoạch trị giá 1,7 tỷ đôla để cung cấp điện và Internet cho Papua New Guinea.
Nguồn Voa
No comments:
Post a Comment