Cập nhật tin tức nóng hổi

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam làm nhà vệ sinh 168 tỷ trên tàu rồi “vứt sọt rác”

Dự án lắp đặt 821 nhà vệ sinh trên tàu đã được đầu tư với số tiền “khủng” hơn 168 tỷ đồng nhưng đang trở thành một công trình tệ hại nhất, gây bức xúc dư luận và hành khách đi tàu.

Những ngày gần đây dư luận trong và ngoài ngành đang xôn xao về những tiêu cực trong ngành đường sắt đang được các phương tiện truyền thông phanh phui.

Những toa tàu cũ mục nát từ Trung Quốc được mua về với giá đắt hơn tàu đóng mới mua, mua tàu Trung Quốc 20 tỷ đồng/toa nhưng đóng tại Việt Nam chỉ 10 tỷ; những chuyện tham nhũng, ăn bớt từ dự án đường ngang, những chuyện làm một tháng lãnh lương một năm mà Thanh tra Bộ giao thông công bố mới đây gây bức xúc dư luận.
Thiết bị vệ sinh này được đầu tư với giá 200 triệu đồng/bộ
Thiết bị vệ sinh này được đầu tư với giá 200 triệu đồng/bộ của hãng Chodai có nguy cơ

Thực tế, những nghi vấn tham nhũng trong ngành đường sắt dường như có mặt ở khắp mọi nơi, mọi lĩnh vực, từ cái nhỏ nhất như thiết bị trên toa xe cho đến cả những dự án lớn đều bị các nhóm lợi ích tìm cách móc nối đẩy giá gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng cho ngành đường sắt.

Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi đề cập đến một dự án nó đã gây phiền toái đến hành khách từ nhiều năm qua, đó là phòng vệ sinh trên tàu.

Nỗi khổ “thầm kín” của người đi tàu đó là chuyện vệ sinh nhiều năm qua tưởng chừng như được giải quyết khi Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phê duyệt một dự án“Lắp đặt thiết bị xử lý chất thải sinh hoạt trên các toa xe khách” được đưa vào sử dụng cuối năm 2015. Tổng cộng 821 thiết bị vệ sinh trị giá trên 168 tỷ đồng đã được lắp đặt trên các đoàn tàu Nam Bắc từ nhà cung cấp Chodai.
Tổng công ty Đường sắt  Việt Nam làm nhà vệ sinh 168 tỷ trên tàu rồi “vứt sọt rác”
Xí nghiệp toa xe Sài Gòn đã thay thế bằng bồn sứ do Việt Nam sản xuất đã khắc phục được mùi hôi thối, tính tổng chi phí thì rẻ hơn 40-60 triệu đồng/bộ so với so với thiết bị Chodai.

Dự án này được kỳ vọng sẽ tiến thêm một bước vào hiện đại hóa, tạo ra nét văn minh trên tàu hỏa, tăng tính cạnh tranh, xóa bỏ tình trạng xả thẳng xuống đường sắt mà bấy nay vẫn sử dụng.

Thế nhưng niềm vui chẳng được bao lâu thì những “cải tiến” vệ sinh của đường sắt lại trở thành “thảm họa”.

Nhiều hành khách đi tàu đã phản ứng rất dữ dội khi sử dụng thiết bị vệ sinh này. Bản thân các nhân viên đi tàu cũng rất bức xúc khi Tổng công ty đưa vào sử dụng loại thiết bị vệ sinh với giá 200 triệu đồng/ bộ nhưng không giải quyết được mùi hôi thối. Nhiều trường hợp nhân viên trên tàu đã phải đóng cửa các phòng nhà vệ sinh vì mùi hôi làm ảnh hưởng đến công tác phục vụ hành khách trên các đoàn tàu.
Lắp đặt 821 bộ thiết bị vệ sinh có giá trên 168 tỷ đồng
Lắp đặt 821 bộ thiết bị vệ sinh có giá trên 168 tỷ đồng.

“Không hiểu sao họ lại đưa vào một loại thiết bị vệ sinh khủng khiếp như thế. Nó vừa xấu vừa thiếu mỹ quan mà mùi hôi thối thì không thể chịu n.ổi. Trước đây sử dụng loại thải trực tiếp xuống đường tuy có hơi mất vệ sinh nhưng nó không hôi như thế”, một nhân viên trong ngành nhận xét.

Trước sự bức xúc của dư luận và hành khách đi tàu, các đơn vị vận tải hành khách đã đề nghị Tổng công ty tháo dỡ toàn bộ thiết bị vệ sinh Chodai để thay thế thiết bị vệ sinh khác.

Cụ thể tại Xí nghiệp toa xe Sài Gòn đã thay thế bằng bồn sứ do Việt Nam sản xuất, tính tổng chi phí thì rẻ hơn 40-60 triệu đồng/bộ so với so với thiết bị Chodai.

Như vậy một dự án với số tiền lớn hơn 168 tỷ đồng nhưng hoàn toàn không khả thi, có nguy cơ gây thất thoát. Trách nhiệm này thuộc về ai?

Tiếp bài “chấn động” nhà vệ sinh trên tàu: Dát vàng hay sao mà giá 230 triệu/bộ?

Từ một lỗ thủng trổ thẳng xuống mặt đường, không có giá trị gì và tất nhiên cũng chẳng tạo nên những giá trị, người ta thay vào một chiếc toilet tự hoại mà theo đó sẽ ưu việt hơn cho môi trường, với một giá trị khó tin được, 230 triệu đồng, cùng với mùi hôi thối kinh khủng.

Những bức xúc của bạn đọc

Sau khi Tieudung24h.vn đăng tải loạt bài liên quan đến những khuất tất của ngành đường sắt trong việc mua “hụt” tàu, lắp đặt các thiết bị trên tàu, chúng tôi nhận được rất nhiều phản hồi của bạn đọc đã đề cập, về những điều cần phải được ngành Đường sắt Việt Nam giải thích rõ ràng hơn cho cộng đồng.
Mẫu bồn vệ sinh do công ty Petech (VN) cung cấp.

Đa phần các ý kiến hành khách đi tàu biểu lộ sự bức xúc về sự hôi thối, mất vệ sinh của những nhà vệ sinh trên tàu. Và ý kiến chung của độc giả phản a'nh là đề nghị thay thế ngay các thiết bị mất vệ sinh này.
Tổng công ty Đường sắt  Việt Nam làm nhà vệ sinh 168 tỷ trên tàu rồi “vứt sọt rác” ảnh 2
Bạn đọc Nguyễn Văn An (quận 12, TP.HCM) cho biết: “Tôi là khách hàng nhiều lần đi tàu Nam Bắc nhưng nỗi ám ảnh nhất của tôi đó là mỗi lần đi vệ sinh. Và thông thường, khi lên tàu tôi không dám ăn uống nhiều để cố gắng tra'nh tối đa việc phải bước vào nhà vệ sinh.

Nhưng không phải ai cũng như tôi, có nhiều trường hợp khách bị đau bụng, ăn uống hơi nhiều hoặc các em bé mà vào những nhà vệ sinh được lắp thiết bị Chodai như quý báo phản ánh thì đúng là thảm họa”.

Bạn đọc An cho rằng ngành đường sắt đã phản ứng quá chậm chạp trong trường hợp này. Lẽ ra khi khách hàng phản ánh, họ cần thay thế ngay các thiết bị này để giữ gìn hình ảnh của ngành đường sắt.

“Trong thời buổi phải cạnh tranh khốc liệt với các phương tiện giao thông khác mà ngành đường sắt còn để tình trạng nhà vệ sinh hôi thối như vậy, quả là khủng khiếp.
Tổng công ty Đường sắt  Việt Nam làm nhà vệ sinh 168 tỷ trên tàu rồi “vứt sọt rác” ảnh 3
Lần đầu tiên lên tàu Bắc Nam bước vào nhà vệ sinh tôi đã bị ám ảnh bởi cái thiết bị Chodai, không thể hình dung được vì sao người ta lắp đặt một cái bồn cầu vừa to, vừa xấu, đứng thì đụng trần mà ngồi thì không biết ngồi như thế nào, đặc biệt là mùi hôi thối thì nồng nặc không thể tả nổi. Và tôi thề là từ nay sẽ không bước lên tàu hỏa nữa”, bạn đọc Hoàng Văn Nguyên (quận Tân Bình, TP.HCM) bức xúc.

Mẫu bồn vệ sinh do công ty Chodai Ltd cung cấp.

Độc giả Trần Văn Nam (ở Đồng Nai) chia sẻ: "Sáng nay tôi đọc báo mạng thấy ông Phan Trí Dũng, chủ tịch Petech Corp, khẳng định thiết bị của Chodai khá tốt, nhất là về mặt bảo vệ môi trường thì đúng là chuyện khôi hài.

Tôi đồng ý là thiết bị của Chodai tốt nhưng nó hoàn toàn không phù hợp khi lắp thiết bị này trên tàu. Chodai đang bán cái mình có chứ không bán cái khách hàng cần. Những người này nói như thế này chắc là chưa bao giờ đi tàu hỏa.

Quý vị này hãy đi tàu Bắc- Nam nhất là lúc trưa trời nóng nực và đi vệ sinh để “cảm nhận” được những mùi khủng khiếp bốc lên từ sản phẩm mà các người đã cung cấp cho “thượng đế” như chúng tôi. Mà nhà vệ sinh này tôi thấy đâu có “dát vàng” mà giá cao ngất ngưởng như thế!”.

“Tại sao ngành đường sắt không sử dụng công nghệ nhà vệ sinh như máy bay dùng hệ thống lực hút chân không rất vệ sinh và tiện lợi. Sau khi tàu dừng tại các ga, nếu bồn chứa chất thải nào đầy thì thay thế theo quy trình khép kín và mang đi xử lý, như vậy thì rất đảm bảo vệ sinh”, ông Nam chia sẻ.

Cũng theo ông Nam, theo thông tin trên tờ báo này: “Công ty Chodai đã liên danh với Công ty cổ phần khoa học công nghệ Petech đấu thầu trúng 2 gói thầu GS2a và GS2b cung cấp 199 bộ thiết bị bio- toilet B50 với đơn giá khoảng 110 triệu đồng/bộ. Tổng giá trị của hai gói thầu khoảng 22,5 tỉ đồng”.

Giải thích nào phía sau những con số

Còn theo các thông tin mà Tieudung24h.vn có được, tính đến cuối năm 2015 ngành đường sắt đã lắp đặt được 821 nhà vệ sinh trên tàu. Toàn bộ thiết bị này đều do hai hãng Chodai và Petech (VN) cung cấp, riêng tiền thiết bị là hơn 168 tỷ đồng.

Còn nếu tính tổng dự án này thì con số là 188.396.291.000 đồng (làm tròn 188 tỷ). Một phép chia đơn giản cũng có thể thấy chi phí cho một nhà vệ sinh lắp đặt trên tàu này là khoảng 230 triệu đồng. Còn với riêng 02 gói thầu GS2a và GS2b, trong bản đề nghị quyết toán có tổng số 473 bộ thiết bị vệ sinh với giá tiền là trên 92 tỷ đồng. Như vậy, giá trị một bộ thiết bị vệ sinh trong 02 gói thầu này là trên 194 triệu đồng/bộ.

Lắp đặt 821 bộ thiết bị vệ sinh có giá trên 168 tỷ đồng

Từ một lỗ thủng vô nghĩa lý, giờ đây là con số 230 triệu đồng đã chi (và quyết toán) – một giá trị rất lớn – nhưng lại không đảm bảo giá trị nào, ít nhất là đối với hành khách đi tàu, người cần được phục vụ trực tiếp.

Chúng tôi không thể hình dung làm sao, khi hành khách quay về ghế ngồi của mình để “thưởng thức” các bữa ăn trên tàu, với những ấn tượng nặng nề sau khi đi ra khỏi nhà vệ sinh đó.

Việc nhà cung cấp Công ty Chodai, Ltd (Nhật) giải thích việc dễ hư hỏng và bốc mùi hôi rồi khẳng định việc sử dụng và bảo dưỡng chưa đáp ứng kỹ thuật… theo chúng tôi là chưa thoả đáng, vì số tiền chi cho việc chuyển giao công nghệ, quản lý dự án và tư vấn xây dựng là không hề nhỏ, lên đến hàng chục tỷ đồng, đã được đưa vào thử nghiệm từ hơn một năm trước khi dự án được phê duyệt, và quyết toán vào tha'ng 9/2016.

Rõ ràng, khách hàng không hề có lỗi, họ cần được đối xử tốt hơn với số tiền bỏ ra mua vé đi tàu và xứng đáng được phục vụ.
, ,

No comments:

Post a Comment