Bà Mạnh Vãn Chu, giám đốc tài chánh toàn cầu của tập đoàn công nghệ Huawei (ảnh tư liệu).
Trung Quốc tăng áp lực lên Hoa Kỳ và Canada trước phiền tòa xem xét cho một lãnh đạo công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc được tại ngoại hầu tra. Phiên tòa theo dự trù được tiếp tục trong ngày thứ Hai (10/12) tại Vancouver, Canada.
Một nhật báo của Ðảng Cộng sản Trung Quốc nói việc Canada đối xử với bà Mạnh Vãn Chu, giám đốc tài chánh toàn cầu của tập đoàn công nghệ Huawei, là “vô nhân tính.”
Hoàn cầu Thời báo đăng bài xã luận hôm thứ Hai sau khi Bắc Kinh hồi cuối tuần đã triệu tập đại sứ Mỹ và Canada để phản đối vụ bắt lãnh đạo công ty công nghệ Trung Quốc.
Bà Mạnh bị bắt giữ vào ngày 1 tháng 12 trong khi đổi chuyến bay ở Vancouver. Washington muốn Canada dẫn độ bà Mạnh sang Mỹ. Washington cáo buộc công ty Huawei đã sử dụng một công ty vỏ bọc đăng ký ở Hồng Kông để tránh các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Iran.
Vụ bắt giữ bà Mạnh có thể đẩy căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang vào thời điểm mà hai bên đang tìm cách giải quyết các tranh chấp về công nghệ và chiến lược công nghiệp của Bắc Kinh. Cả hai bên đều tìm cách tách riêng hai vấn đề, ít nhất là cho đến thời điểm này.
Đây là một vấn đề tư pháp hình sự — Đại diện thương mại của Hoa Kỳ Robert Lighthizer nói trên kênh truyền hình CBS hôm Chủ nhật. “Chuyện này tách biệt hoàn toàn với bất cứ điều gì tôi đang làm hoặc bất cứ điều gì mà các giới chức hoạch định chính sách thương mại đang làm. … Chúng tôi có rất nhiều vấn đề rất lớn, rất quan trọng. Chúng tôi có những người nghiêm túc làm việc với các vấn đề đó, và tôi không nghĩ rằng họ sẽ bị ảnh hưởng bởi chuyện này.”
Phiên tòa được mở tiếp vào ngày thứ Hai sẽ xem xét có cho bà Mạnh được tại ngoại hầu tra hay không. Công tố viên Canada John Gibb-Carsley hôm thứ Sáu yêu cầu tòa án từ chối yêu cầu bảo lãnh tại ngoại cho bà Mạnh. Thẩm phán William Ehrcke hồi cuối tuần cho biết ông sẽ suy nghĩ về các điều kiện bảo lãnh tại ngoại.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành đã triệu tập Đại sứ Canada John McCallum hôm thứ Bảy và Đại sứ Mỹ Terry Branstad hôm Chủ nhật. Ông Lạc nói việc giam giữ bà Mạnh là “cực kỳ nghiêm trọng” và yêu cầu Hoa Kỳ ngay lập tức bỏ lệnh bắt giữ — theo Tân Hoa Xã.
Ông Lạc cảnh báo cả Canada lẫn Mỹ rằng Bắc Kinh sẽ có hành động tùy thuộc và phản ứng của hai nước này. Khi được hỏi hôm thứ Hai rằng những hành động đó có thể là gì, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ nói rằng “nó hoàn toàn phụ thuộc vào phía Canada.”
Tỉnh British Columbia của Canada đã hủy một chuyến công tác của phái đoàn thương mại tỉnh này đến Trung Quốc trong bối cảnh lo ngại rằng Trung Quốc có thể bắt giữ người Canada để trả đũa cho việc giam giữ bà Mạnh.
Sự trả đũa thương mại nhắm vào các công ty của các quốc gia bất hòa với Trung Quốc đã ngày càng trở nên phổ biến khi Bắc Kinh ra sức thể hiện sức mạnh của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới của họ.
Nhà chức trách Trung Quốc đã đóng cửa hầu hết các siêu thị của Lotte mở ở Trung Quốc sau khi công ty này bán khu đất của họ ở Hàn Quốc cho chính phủ Seoul để cho Hoa Kỳ thiết đặt hệ thống phòng thủ tên lửa mà Bắc Kinh cực lực phản đối.
Ít nhất có hai công ty đang tìm cách hỗ trợ Huawei.
Tập đoàn công nghệ Menpad Thâm Quyến chuyên về thiết bị hội nghị viễn liên, hệ thống giám sát an ninh và hệ thống TV khách sạn hứa trợ cấp 15% cho nhân viên nào mua điện thoại di động Huawei. Họ cũng tuyên bố sẽ không mua xe, máy tính và các thiết bị văn phòng của Mỹ và nhân viên nào mua iPhone của Apple sẽ bị phạt.
Một nhà nhập khẩu rượu lớn đang giảm giá 10% cho các sản phẩm của Huawei trong sáu tháng tới, theo một thông báo trên mạng truyền thông xã hội.
Huawei, nhà cung cấp trang thiết bị mạng lớn nhất thế giới cho các công ty điện thoại và internet, đã trở thành mục tiêu chú ý của an ninh Hoa Kỳ vì mối quan hệ của công ty này với chính phủ Trung Quốc. Hoa Kỳ đã gây áp lực cho các quốc gia khác, yêu cầu hạn chế sử dụng công nghệ của Huawei với cảnh báo rằng họ có thể bị Trung Quốc do thám và đánh cắp thông tin.
Các quan chức Canada đã từ chối bình luận về các mối đe dọa trả đũa của Trung Quốc, thay vào đó nhấn mạnh đến sự độc lập của ngành tư pháp Canada và tầm quan trọng của mối quan hệ Ottawa với Bắc Kinh.
Cả Thời báo Hoàn cầu và Nhật báo Trung Quốc đều lưu ý rằng bà Mạnh đã bị còng tay và đeo thiết bị theo dõi ở mắt cá chân. Bài xã luận của Nhật báo Trung Quốc hôm thứ Hai nói: “Thật khó tránh khỏi kết luận rằng hành động đối xử với bà Mạnh là một pha diễn thử với chủ đích làm nhục bà ấy và người dân Trung Quốc.”
Nguồn Voa
Chính trị
,
Kinh tế
,
Tin quốc tế
Trung Quốc tăng áp lực lên Hoa Kỳ và Canada trước phiền tòa xem xét cho một lãnh đạo công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc được tại ngoại hầu tra. Phiên tòa theo dự trù được tiếp tục trong ngày thứ Hai (10/12) tại Vancouver, Canada.
Một nhật báo của Ðảng Cộng sản Trung Quốc nói việc Canada đối xử với bà Mạnh Vãn Chu, giám đốc tài chánh toàn cầu của tập đoàn công nghệ Huawei, là “vô nhân tính.”
Hoàn cầu Thời báo đăng bài xã luận hôm thứ Hai sau khi Bắc Kinh hồi cuối tuần đã triệu tập đại sứ Mỹ và Canada để phản đối vụ bắt lãnh đạo công ty công nghệ Trung Quốc.
Bà Mạnh bị bắt giữ vào ngày 1 tháng 12 trong khi đổi chuyến bay ở Vancouver. Washington muốn Canada dẫn độ bà Mạnh sang Mỹ. Washington cáo buộc công ty Huawei đã sử dụng một công ty vỏ bọc đăng ký ở Hồng Kông để tránh các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Iran.
Vụ bắt giữ bà Mạnh có thể đẩy căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang vào thời điểm mà hai bên đang tìm cách giải quyết các tranh chấp về công nghệ và chiến lược công nghiệp của Bắc Kinh. Cả hai bên đều tìm cách tách riêng hai vấn đề, ít nhất là cho đến thời điểm này.
Đây là một vấn đề tư pháp hình sự — Đại diện thương mại của Hoa Kỳ Robert Lighthizer nói trên kênh truyền hình CBS hôm Chủ nhật. “Chuyện này tách biệt hoàn toàn với bất cứ điều gì tôi đang làm hoặc bất cứ điều gì mà các giới chức hoạch định chính sách thương mại đang làm. … Chúng tôi có rất nhiều vấn đề rất lớn, rất quan trọng. Chúng tôi có những người nghiêm túc làm việc với các vấn đề đó, và tôi không nghĩ rằng họ sẽ bị ảnh hưởng bởi chuyện này.”
Phiên tòa được mở tiếp vào ngày thứ Hai sẽ xem xét có cho bà Mạnh được tại ngoại hầu tra hay không. Công tố viên Canada John Gibb-Carsley hôm thứ Sáu yêu cầu tòa án từ chối yêu cầu bảo lãnh tại ngoại cho bà Mạnh. Thẩm phán William Ehrcke hồi cuối tuần cho biết ông sẽ suy nghĩ về các điều kiện bảo lãnh tại ngoại.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành đã triệu tập Đại sứ Canada John McCallum hôm thứ Bảy và Đại sứ Mỹ Terry Branstad hôm Chủ nhật. Ông Lạc nói việc giam giữ bà Mạnh là “cực kỳ nghiêm trọng” và yêu cầu Hoa Kỳ ngay lập tức bỏ lệnh bắt giữ — theo Tân Hoa Xã.
Ông Lạc cảnh báo cả Canada lẫn Mỹ rằng Bắc Kinh sẽ có hành động tùy thuộc và phản ứng của hai nước này. Khi được hỏi hôm thứ Hai rằng những hành động đó có thể là gì, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ nói rằng “nó hoàn toàn phụ thuộc vào phía Canada.”
Tỉnh British Columbia của Canada đã hủy một chuyến công tác của phái đoàn thương mại tỉnh này đến Trung Quốc trong bối cảnh lo ngại rằng Trung Quốc có thể bắt giữ người Canada để trả đũa cho việc giam giữ bà Mạnh.
Sự trả đũa thương mại nhắm vào các công ty của các quốc gia bất hòa với Trung Quốc đã ngày càng trở nên phổ biến khi Bắc Kinh ra sức thể hiện sức mạnh của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới của họ.
Nhà chức trách Trung Quốc đã đóng cửa hầu hết các siêu thị của Lotte mở ở Trung Quốc sau khi công ty này bán khu đất của họ ở Hàn Quốc cho chính phủ Seoul để cho Hoa Kỳ thiết đặt hệ thống phòng thủ tên lửa mà Bắc Kinh cực lực phản đối.
Ít nhất có hai công ty đang tìm cách hỗ trợ Huawei.
Tập đoàn công nghệ Menpad Thâm Quyến chuyên về thiết bị hội nghị viễn liên, hệ thống giám sát an ninh và hệ thống TV khách sạn hứa trợ cấp 15% cho nhân viên nào mua điện thoại di động Huawei. Họ cũng tuyên bố sẽ không mua xe, máy tính và các thiết bị văn phòng của Mỹ và nhân viên nào mua iPhone của Apple sẽ bị phạt.
Một nhà nhập khẩu rượu lớn đang giảm giá 10% cho các sản phẩm của Huawei trong sáu tháng tới, theo một thông báo trên mạng truyền thông xã hội.
Huawei, nhà cung cấp trang thiết bị mạng lớn nhất thế giới cho các công ty điện thoại và internet, đã trở thành mục tiêu chú ý của an ninh Hoa Kỳ vì mối quan hệ của công ty này với chính phủ Trung Quốc. Hoa Kỳ đã gây áp lực cho các quốc gia khác, yêu cầu hạn chế sử dụng công nghệ của Huawei với cảnh báo rằng họ có thể bị Trung Quốc do thám và đánh cắp thông tin.
Các quan chức Canada đã từ chối bình luận về các mối đe dọa trả đũa của Trung Quốc, thay vào đó nhấn mạnh đến sự độc lập của ngành tư pháp Canada và tầm quan trọng của mối quan hệ Ottawa với Bắc Kinh.
Cả Thời báo Hoàn cầu và Nhật báo Trung Quốc đều lưu ý rằng bà Mạnh đã bị còng tay và đeo thiết bị theo dõi ở mắt cá chân. Bài xã luận của Nhật báo Trung Quốc hôm thứ Hai nói: “Thật khó tránh khỏi kết luận rằng hành động đối xử với bà Mạnh là một pha diễn thử với chủ đích làm nhục bà ấy và người dân Trung Quốc.”
Nguồn Voa
No comments:
Post a Comment