Cập nhật tin tức nóng hổi

Duy trì điều luật này có thể dẫn tới mất nước vào tay Trung Quốc

Đó là việc cho phép chính quyền thu hồi đất của dân để giao cho các doanh nghiệp làm các dự án kinh tế quy định tại Điều 62 Luật Đất đai. Báo chí chính thống đã viết nhiều bài về điều luật này, cả trên  và trên facebook cũng rất nhiều.

Điều luật trên không những vi hiến (vì xâm phạm quyền tài sản của dân), tiếp tay cho các nhóm lợi ích thâu tóm đất đai để tích lũy tư bản thông qua cướp bóc (thu hồi đất vơi giá đền bù rẻ mạt so với giá thị trường, không phải cướp bóc thì là cái gì ?), là nguyên nhân chủ yếu của hơn 80% trong tổng số các vụ khiếu kiện, mà người dân còn có nguy cơ bị trục xuất ra khỏi nơi chôn nhau cắt rốn của mình, hiện nay nhiều người đang phải tha hương trên chính quê cha đất tổ.

Khi các bản quy hoạch sử dụng đất bị các nhóm lợi ích lũng đoạn ban hành tùy tiện, khi mảnh đất của người dân không chắc là của họ vì họ không biết có bị thu hồi hay không và bao giờ thì bị thu hồi, người dân không còn gắn bó với đất đai nữa.

Hàng ngàn năm nay, dân ta yêu nước trước hết là yêu bà con họ hàng quê hương bản quán, là yêu chính mảnh đất của mình, dân ta đánh giặc để bảo vệ Tổ quốc trước hết là để bảo vệ mảnh đất mà từng người, từng gia đình sinh sống.

Tước đoạt đất đai của dân chính là tước đoạt luôn lòng yêu nước, tước đoạt luôn tinh thần chống ngoại xâm. Sức mạnh toàn dân chống ngoại xâm là do gắn bó với đất đai mà tạo thành, sức mạnh đó nay bị chính các nhà làm luật âm mưu xóa bỏ.

Ngay cả trong thời kỳ bao cấp, từng người dân tuy không có quyền sử dụng đất nhưng họ vẫn được “sở hữu tập thể” thông qua hợp tác xã, về nguyên tắc đất đai vẫn là của họ, họ vẫn có quyền rút khỏi hợp tác xã để lấy lại đất của mình.

Dù đó chỉ là nguyên tắc hình thức không có thực chất, dù kinh tế hợp tác xã chỉ triệt tiêu sức sản xuất và dẫn đến nghèo đói, nhưng người dân vẫn hy vọng mình có thể được chia đất trở lại, vì đất hợp tác xã vẫn nằm đó chứ không mất đi đâu. Còn với Điều 62 Luật Đất đai, bất kỳ mảnh đất nào cũng có thể bị thu hồi, tương lai là mờ mịt, không đoán trước được điều gì sẽ xảy ra.

Chưa hết, dọc ven biển, nơi lẽ ra là tuyến phòng thủ quốc gia, đất đai đã bị thu hồi vô tội vạ để giao cho các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp của Trung Quốc và nhiều doanh nghiệp có thể bị các doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm trong tương lai.
Duy trì điều luật này có thể dẫn tới mất nước vào tay Trung Quốc
Ven biển Đà Nẵng, gần khu vực sân bay Nước Mặn đầy rẫy những nàh hàng do người Trung Quốc làm chủ

Trong khi Trung Quốc đang âm mưu thôn tính Biển Đông và đe dọa chủ quyền biển đảo nước ta, nếu như chiến tranh xảy ra thì lấy chỗ nào mà phòng thủ ? Lấy đất của dân để giao cho doanh nghiệp, Trung Quốc có thể thâu tóm lại đất đai của doanh nghiệp thông qua các thể lệ mua bán cổ phần. Khi chiến tranh xảy ra, đất ấy đâu còn có dân nữa mà bảo vệ.

Nếu như nhà nước tôn trọng quyền tài sản của dân về đất đai, người dân có thể mua bán đất đai theo quan hệ thị trường, nhưng dân ta vô cùng nhạy cảm, nên chắc chăn không thể có chuyện dân ào ạt bán đất cho doanh nghiệp Trung Quốc hay bán đất cho các doanh nghiệp có khả năng bị Trung Quốc thâu tóm. Và cũng không có chuyện dọc tuyến phòng thủ biển không còn dân ở.
Duy trì điều luật này có thể dẫn tới mất nước vào tay Trung Quốc
Thế trận của dân là thế trận vững chắc nhất, thế trận đó đang bị các nhà làm luật câu kết với các nhóm lơi ích xóa bỏ.

Nếu không nhanh chóng xóa bỏ quy định cho phép chính quyền thu hồi đất của dân để giao cho doanh nghiệp làm dự án kinh tế thì việc mất nước chỉ còn là thời gan mà thôi. Nói chống chế độ thì chính điều luật này kích hoạt chống chế độ hơn bất cứ thế lực thù địch nào.

HOÀNG HẢI VÂN
, , ,

No comments:

Post a Comment