Nhà đầu tư đề xuất là quyền của họ và Việt Nam hoan nghênh tất cả các nhà đầu tư, tuy nhiên, quyết định như thế nào là ở chúng ta.
Trong buổi làm việc với Bộ GTVT mới đây, Tập đoàn Thái Bình Dương đến từ Trung Quốc bày tỏ mong muốn đầu tư “trọn gói” dự án cao tốc Bắc-Nam theo hai hình thức hợp đồng EPC (hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình) và BTO (hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh).
Bình luận về thông tin này, PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen cho rằng cần phải cân nhắc về đề xuất nói trên của tập đoàn Trung Quốc bởi Việt Nam đã có nhiều bài học với dòng vốn đầu tư và nhà thầu từ Trung Quốc.
“Nhà thầu Trung Quốc mong muốn được tham gia đầu tư lĩnh vực hạ tầng giao thông tại Việt Nam theo hình thức PPP, trong đó có dự án đường cao tốc Bắc-Nam phía Đông là quyền của họ, đó là chuyện hết sức bình thường, còn quyết định thế nào là do phía Việt Nam.
Điều Việt Nam cần làm là phải đấu thầu công khai, minh bạch để các nhà thầu quốc tế và cả nhà thầu trong nước tham gia, từ đó tìm được nhà thầu tốt nhất. Cần có một hội đồng lựa chọn nhà thầu bởi đây là một dự án có tổng mức đầu tư cực lớn, không thể để xảy ra bất kỳ sự cố nào.
Nhà thầu tốt nhất ở đây là nhà thầu thực hiện được dự án với chi phí thấp nhất, chất lượng cao nhất và phải thực hiện cho đúng tiến độ. Đây là 3 tiêu chí để lựa chọn nhà thầu và bản thân nhà thầu phải cam kết chặt chẽ.
Nếu chọn sai nhà thầu thì hậu quả vô cùng nghiệm trọng vì đây là một dự án lớn, nếu làm dở, xảy ra sự cố có thể sẽ gây mất lòng tin của người dân bởi sau cùng, những đồng tiền xây dựng dự án này cũng là tiền của người dân”, PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi chỉ rõ.
Việt Nam hoan nghênh các nhà đầu tư muốn tham gia đầu tư lĩnh vực hạ tầng giao thông tại Việt Nam. Ảnh minh họa
Vị Phó Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen cũng cho hay, xét về mặt bằng kỹ thuật, trình độ của Trung Quốc không cao bằng các nước phát triển khác, chẳng hạn như Nhật Bản. Còn về nguồn vốn, Việt Nam phải hết sức tỉnh táo.
“Ai đi đứng ra đấu thầu đương nhiên phải chuẩn bị trước nguồn vốn của họ, còn phía Việt Nam không nên để một nguồn vốn quá lớn đến từ Trung Quốc, nếu không ta sẽ trở thành con nợ lớn và bị phụ thuộc”, ông Ngãi lưu ý.
Trong khi đó, theo PGS.TS Nguyễn Quang Toản, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn đường bộ, Đại học GTVT Hà Nội, Việt Nam có dự án, lại đang thiếu vốn thì về nguyên tắc, bất kỳ nhà đầu tư nào vào cũng được Việt Nam hoan nghênh và có như vậy Việt Nam mới có sự chọn lọc. Còn một số vấn đề thiếu tích cực về nhà thầu Trung Quốc, không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã đề cập.
“Đây mới chỉ là ý định của một nhà đầu tư đến từ Trung Quốc, vì vậy chúng ta nên hoan nghênh. Việc của chúng ta là đừng đưa mình vào thế bắt buộc chỉ có mỗi nhà thầu Trung Quốc để chọn. Muốn vậy, phải đấu thầu công khai, minh bạch và quan trọng là điều kiện chúng ta đưa ra là gì”, PGS.TS Nguyễn Quang Toản nói.
Với hai hình thức hợp đồng mà Tập đoàn Thái Bình Dương đề xuất (EPC và BTO), vị chuyên gia cho rằng đều khó khả thi bởi Việt Nam không thiếu kỹ thuật mà là thiếu vốn. Nếu Việt Nam có tiền, chắc chắn không thiếu nhà đầu tư tham gia.
PGS.TS Nguyễn Quang Toản đặc biệt lưu ý đến hai yếu tố khi thực hiện dự án.
Thứ nhất là vai trò giám sát của phía Việt Nam khi thực hiện dự án. Từ kinh nghiệm thực tế của nhiều dự án, ông đánh giá, không phải phía Việt Nam không quản lý được mà là một bộ phận cán bộ buông lỏng quản lý .
Thứ hai, nhân tố cốt yếu quyết định đến sự thành bại của dự án là chất lượng, giá thành dự án, khả năng và đạo đức của nhà đầu tư. Nhà đầu tư phải có năng lực và đạo đức làm ra sản phẩm một cách tốt nhất.
Giao thông
,
Kinh tế
,
Tin trong nước
Trong buổi làm việc với Bộ GTVT mới đây, Tập đoàn Thái Bình Dương đến từ Trung Quốc bày tỏ mong muốn đầu tư “trọn gói” dự án cao tốc Bắc-Nam theo hai hình thức hợp đồng EPC (hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình) và BTO (hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh).
Bình luận về thông tin này, PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen cho rằng cần phải cân nhắc về đề xuất nói trên của tập đoàn Trung Quốc bởi Việt Nam đã có nhiều bài học với dòng vốn đầu tư và nhà thầu từ Trung Quốc.
“Nhà thầu Trung Quốc mong muốn được tham gia đầu tư lĩnh vực hạ tầng giao thông tại Việt Nam theo hình thức PPP, trong đó có dự án đường cao tốc Bắc-Nam phía Đông là quyền của họ, đó là chuyện hết sức bình thường, còn quyết định thế nào là do phía Việt Nam.
Điều Việt Nam cần làm là phải đấu thầu công khai, minh bạch để các nhà thầu quốc tế và cả nhà thầu trong nước tham gia, từ đó tìm được nhà thầu tốt nhất. Cần có một hội đồng lựa chọn nhà thầu bởi đây là một dự án có tổng mức đầu tư cực lớn, không thể để xảy ra bất kỳ sự cố nào.
Nhà thầu tốt nhất ở đây là nhà thầu thực hiện được dự án với chi phí thấp nhất, chất lượng cao nhất và phải thực hiện cho đúng tiến độ. Đây là 3 tiêu chí để lựa chọn nhà thầu và bản thân nhà thầu phải cam kết chặt chẽ.
Nếu chọn sai nhà thầu thì hậu quả vô cùng nghiệm trọng vì đây là một dự án lớn, nếu làm dở, xảy ra sự cố có thể sẽ gây mất lòng tin của người dân bởi sau cùng, những đồng tiền xây dựng dự án này cũng là tiền của người dân”, PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi chỉ rõ.
Việt Nam hoan nghênh các nhà đầu tư muốn tham gia đầu tư lĩnh vực hạ tầng giao thông tại Việt Nam. Ảnh minh họa
Vị Phó Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen cũng cho hay, xét về mặt bằng kỹ thuật, trình độ của Trung Quốc không cao bằng các nước phát triển khác, chẳng hạn như Nhật Bản. Còn về nguồn vốn, Việt Nam phải hết sức tỉnh táo.
“Ai đi đứng ra đấu thầu đương nhiên phải chuẩn bị trước nguồn vốn của họ, còn phía Việt Nam không nên để một nguồn vốn quá lớn đến từ Trung Quốc, nếu không ta sẽ trở thành con nợ lớn và bị phụ thuộc”, ông Ngãi lưu ý.
Trong khi đó, theo PGS.TS Nguyễn Quang Toản, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn đường bộ, Đại học GTVT Hà Nội, Việt Nam có dự án, lại đang thiếu vốn thì về nguyên tắc, bất kỳ nhà đầu tư nào vào cũng được Việt Nam hoan nghênh và có như vậy Việt Nam mới có sự chọn lọc. Còn một số vấn đề thiếu tích cực về nhà thầu Trung Quốc, không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã đề cập.
“Đây mới chỉ là ý định của một nhà đầu tư đến từ Trung Quốc, vì vậy chúng ta nên hoan nghênh. Việc của chúng ta là đừng đưa mình vào thế bắt buộc chỉ có mỗi nhà thầu Trung Quốc để chọn. Muốn vậy, phải đấu thầu công khai, minh bạch và quan trọng là điều kiện chúng ta đưa ra là gì”, PGS.TS Nguyễn Quang Toản nói.
Với hai hình thức hợp đồng mà Tập đoàn Thái Bình Dương đề xuất (EPC và BTO), vị chuyên gia cho rằng đều khó khả thi bởi Việt Nam không thiếu kỹ thuật mà là thiếu vốn. Nếu Việt Nam có tiền, chắc chắn không thiếu nhà đầu tư tham gia.
PGS.TS Nguyễn Quang Toản đặc biệt lưu ý đến hai yếu tố khi thực hiện dự án.
Thứ nhất là vai trò giám sát của phía Việt Nam khi thực hiện dự án. Từ kinh nghiệm thực tế của nhiều dự án, ông đánh giá, không phải phía Việt Nam không quản lý được mà là một bộ phận cán bộ buông lỏng quản lý .
Thứ hai, nhân tố cốt yếu quyết định đến sự thành bại của dự án là chất lượng, giá thành dự án, khả năng và đạo đức của nhà đầu tư. Nhà đầu tư phải có năng lực và đạo đức làm ra sản phẩm một cách tốt nhất.
No comments:
Post a Comment