Cập nhật tin tức nóng hổi

Thủ tướng vào cuộc, yêu cầu xác minh vụ Asanzo có dấu hiệu lừa dối khách hàng

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu kiểm tra, xác minh thông tin báo Tuổi Trẻ phản ánh về Công ty CP điện tử Asanzo nhập hàng Trung Quốc ‘đội lốt’ hàng Việt bán ra thị trường.
Asanzo có dấu hiệu lừa dối khách hàng
Hàng loạt tivi hiệu Asanzo nhập từ Trung Quốc về Việt Nam lắp ráp được gắn thương hiệu Việt – Ảnh: TT

Cụ thể, nội dung văn bản được Văn phòng Chính phủ gửi ba bộ Tài chính, Công an, Công thương nêu rõ Thủ tướng giao Bộ Tài chính – cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia chủ trì, phối hợp Bộ Công an, Bộ Công thương và các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh thông tin báo chí phản ánh về vụ việc Công ty CP điện tử Asanzo nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường Việt Nam.

Đồng thời làm rõ các vi phạm của công ty để xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật.

Thủ tướng giao các Bộ Tài chính, Công thương chỉ đạo cơ quan chức năng Hải quan, Quản lý thị trường rà soát việc thực hiện quản lý nhà nước và chức trách nhiệm vụ được giao trong vụ việc này, kiểm điểm trách nhiệm theo quy định pháp luật.

Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ Tài chính, Công thương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, báo cáo Thủ tướng kết quả trước ngày 30-7-2019.

Trước đó, theo điều tra của báo Tuổi Trẻ, Công ty CP điện tử Asanzo đã nhập hàng loạt thiết bị điện tử xuất xứ Trung Quốc như nồi cơm điện, lò nướng, ti vi, máy lạnh, loa… về dán nhãn Việt Nam để bán ra thị trường.

Cơ quan chức năng nói gì về vụ Asanzo?

Cần làm rõ về nghĩa vụ thuế

Liên quan đến vấn đề thuế, Cục Hải quan TP.HCM cho biết đã chỉ đạo lực lượng chức năng tiến hành thẩm tra, xác minh, đồng thời có văn bản phối hợp với Cục Thuế TP xác minh báo cáo, quyết toán thuế hằng năm của các doanh nghiệp này.
Asanzo có dấu hiệu lừa dối khách hàng
Một trong những vấn đề lớn trong vụ Asanzo được dư luận quan tâm là khả năng Nhà nước bị thất thu thuế rất lớn.

Các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa và linh kiện tivi, máy lạnh cung cấp cho Asanzo có xuất hóa đơn, kê khai, nộp thuế đầy đủ không?

Các công ty thuộc Tập đoàn điện tử Asanzo có kê khai hóa đơn đầu vào, doanh thu, nộp thuế đầy đủ không? (*)

Chủ tịch Asanzo Phạm Văn Tam tự tay lắp tivi trong tâm bão “nhập nhèm” xuất xứ sản phẩm
Asanzo có dấu hiệu lừa dối khách hàng
Trước nghi vấn sản phẩm của Asanzo là hàng Trung Quốc gắn mác Việt Nam gây xôn xao những ngày qua, CEO Phạm Văn Tam đã trực tiếp giới thiệu về sản phẩm, quy trình lắp ráp TV tại nhà máy.
Asanzo có dấu hiệu lừa dối khách hàng
Giữa tâm điểm chú ý của dư luận về chuyện sản phẩm của Asanzo bị nghi là hàng Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt, chủ tịch Asanzo Phạm Văn Tam đã có buổi tiếp xúc các cơ quan báo chí, truyền thông để đưa thông tin phản hồi về những cáo buộc được đăng tải trước đó.
Asanzo có dấu hiệu lừa dối khách hàng
Tại nhà máy Asanzo đặt ở Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, Bình Tân, TP HCM, ông Phạm Văn Tam vừa tự tay tháo lắp sản phẩm tivi Asanzo vừa trần tình về sự việc. Ông cho biết, quy trình sản xuất một chiếc tivi của Asanzo bao gồm các phần lắp ghép bộ phận bo mạch – panel – mặt kính, chạy hệ điều hành mà công ty tự phát triển, đóng nắp nhựa mặt sau tivi, bắt ốc vít và dán các loại tem bảo hành khác nhau, bỏ tivi vào túi giấy và cuối cùng là thùng giấy.
Asanzo có dấu hiệu lừa dối khách hàng
Linh kiện của tivi Asanzo có bo mạch và panel lưng nhập từ Trung Quốc, màn hình kính nhập của Samsung. “Riêng bo mạch phát triển theo thiết kế của Asanzo nhằm phù hợp với đặc thù của từng vùng của Việt Nam”, ông Tam nói.
Asanzo có dấu hiệu lừa dối khách hàng
Người đứng đầu Asanzo cho rằng, việc Asanzo bóc tem Made in China rồi dán đè tem xuất xứ Việt Nam lên phía trên sản phẩm là không có trong quy trình sản xuất của hãng. CEO cho biết con tem Trung Quốc được dán trên linh kiện panel lưng tivi. Tem Việt Nam dán đằng sau tivi, khi sản phẩm hoàn thiện bước cuối cùng.
Asanzo có dấu hiệu lừa dối khách hàng
Ông Tam trần tình, nhiều linh kiện điện tử trong tivi và điện thoại mà Việt Nam chưa sản xuất được, đều là hàng nhập Trung Quốc. Trong khi đó, tem Trung Quốc nằm bên trong linh kiện, qua tấm nhựa lưng và tem bảo hành (vốn được yêu cầu giữ nguyên để thực hiện chế độ bảo hành), người tiêu dùng đâu thể thấy được. Vậy việc cạo tem Trung Quốc, dán tem Việt để làm gì, vì như vậy chỉ khiến quy trình thêm rắc rối? (**)

Nguồn Tuổi Trẻ
, ,

No comments:

Post a Comment