Theo TS Doanh, việc Tập đoàn Trung Quốc muốn tham gia xây dựng cao tốc Bắc – Nam đặt ra rất nhiều vấn đề về giám sát, chất lượng, tác động đến một số mặt quan trọng của đất nước.
Mới đây, Tập đoàn Thái Bình Dương (Trung Quốc) đã làm việc với lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải và đề xuất tham gia đầu tư theo hình thức hợp tác công – tư (PPP) Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Thậm chí nhà đầu tư này đề xuất bỏ tiền làm toàn tuyến.Trao đổi với PV, TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, bản thân ông cảm thấy “hết sức lo ngại và cần rất thận trọng” trước đề xuất tham gia làm đường cao tốc Bắc – Nam của Tập đoàn Trung Quốc.
“Việc xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông là dự án mang tính chiến lược, ngoài kinh tế còn liên quan đến vấn đề an ninh, quốc phòng của chúng ta.
Một Tập đoàn Trung Quốc muốn tham gia xây dựng như vậy sẽ đặt ra rất nhiều vấn đề trong việc giám sát, chất lượng, tác động đến một số mặt quan trọng của đất nước”, TS Doanh nói.
Chuyên gia kinh tế kỳ cựu này nhấn mạnh, kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và ngay ở Việt Nam, với dự án đường sắt trên cao đoạn Cát Linh – Hà Đông dài hơn 13km đã đội vốn lên rất nhiều, thời gian thi công kéo dài.
“Một số nước xung quanh chúng ta cũng đã hủy một số dự án với Trung Quốc và với các dự án đã thực hiện ở Việt Nam, tôi tha thiết đề nghị các cơ quan chức năng cần xem xét một cách thận trọng, không nên chấp nhận đề xuất của Tập đoàn Trung Quốc”, TS Doanh nêu quan điểm.
Nguyên Viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung Ương nhìn nhận, hiện nay Luật Đấu thầu của Việt Nam đang ưu tiên rất nhiều cho việc chào thầu giá thấp, tuy nhiên, việc này cần phải xem xét lại bởi sẽ dễ tạo điều kiện cho nhà thầu Trung Quốc thắng thầu.
“Khi chúng ta tiến hành đấu thầu quốc tế, việc nhà thầu Trung Quốc nếu có tham gia đấu thầu là điều bình thường.
Tuy nhiên, chúng ta cần có một Hội đồng để xem xét thật kỹ khi đưa ra đấu thầu quốc tế như dự án này để tránh rơi vào cái bẫy của nhà thầu hứa có vốn xong lại đội vốn lên.
Khi đó, sẽ khiến Việt Nam lại phải chịu thêm khoản nợ trong khi đó công trình kém hiệu quả “, TS Doanh nói thêm và khẳng định, chúng ta hoàn toàn có quyền để quyết định đơn vị nào sẽ thắng thầu.
Đồng quan điểm đó, TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản GTVT cũng cho rằng, cần hết sức thận trọng, xem xét kỹ đề xuất của Tập đoàn Thái Bình Dương của Trung Quốc.
Theo TS Thủy, đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông là tuyến đường cao tốc quan trọng trên trục Bắc – Nam thuộc Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư và hiện đang triển khai.
“Đây là dự án quan trọng, cần nguồn vốn lớn và với tiềm lực của chúng ta hiện nay thì việc huy động các nguồn bên ngoài rất cần thiết.
Tuy nhiên, với đề xuất của Tập đoàn Trung Quốc vào dự án này, tôi cho rằng, cần xem xét rất kỹ lưỡng, nhiều khía cạnh chứ không vì lý do nào đó mà đồng thuận ngay’, TS Thủy nói.
Ông dẫn lại việc chậm tiến độ đội vốn của dự án đường sắt trên cao Hà Đông – Cát Linh hay một số điểm trên cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, đoạn do nhà thầu Trung Quốc thi công cũng xảy ra các vấn đề về chất lượng, kỹ thuật.
“Nhiều dự án khác liên quan đến nhà thầu Trung Quốc cũng cho thấy chất lượng không đảm bảo, đội vốn, kéo dài thời gian nên dù cần vốn, cần triển khai các dự án giao thông sớm nhưng tôi mong Bộ GTVT cần xem xét thật kỹ, tránh cho hệ quả về sau”, TS Thùy bày tỏ.
Nguồn: Tổng hợp
Chính trị
,
Kinh tế
,
Tin trong nước
Mới đây, Tập đoàn Thái Bình Dương (Trung Quốc) đã làm việc với lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải và đề xuất tham gia đầu tư theo hình thức hợp tác công – tư (PPP) Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Thậm chí nhà đầu tư này đề xuất bỏ tiền làm toàn tuyến.Trao đổi với PV, TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, bản thân ông cảm thấy “hết sức lo ngại và cần rất thận trọng” trước đề xuất tham gia làm đường cao tốc Bắc – Nam của Tập đoàn Trung Quốc.
“Việc xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông là dự án mang tính chiến lược, ngoài kinh tế còn liên quan đến vấn đề an ninh, quốc phòng của chúng ta.
Một Tập đoàn Trung Quốc muốn tham gia xây dựng như vậy sẽ đặt ra rất nhiều vấn đề trong việc giám sát, chất lượng, tác động đến một số mặt quan trọng của đất nước”, TS Doanh nói.
Chuyên gia kinh tế kỳ cựu này nhấn mạnh, kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và ngay ở Việt Nam, với dự án đường sắt trên cao đoạn Cát Linh – Hà Đông dài hơn 13km đã đội vốn lên rất nhiều, thời gian thi công kéo dài.
“Một số nước xung quanh chúng ta cũng đã hủy một số dự án với Trung Quốc và với các dự án đã thực hiện ở Việt Nam, tôi tha thiết đề nghị các cơ quan chức năng cần xem xét một cách thận trọng, không nên chấp nhận đề xuất của Tập đoàn Trung Quốc”, TS Doanh nêu quan điểm.
Nguyên Viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung Ương nhìn nhận, hiện nay Luật Đấu thầu của Việt Nam đang ưu tiên rất nhiều cho việc chào thầu giá thấp, tuy nhiên, việc này cần phải xem xét lại bởi sẽ dễ tạo điều kiện cho nhà thầu Trung Quốc thắng thầu.
“Khi chúng ta tiến hành đấu thầu quốc tế, việc nhà thầu Trung Quốc nếu có tham gia đấu thầu là điều bình thường.
Tuy nhiên, chúng ta cần có một Hội đồng để xem xét thật kỹ khi đưa ra đấu thầu quốc tế như dự án này để tránh rơi vào cái bẫy của nhà thầu hứa có vốn xong lại đội vốn lên.
Khi đó, sẽ khiến Việt Nam lại phải chịu thêm khoản nợ trong khi đó công trình kém hiệu quả “, TS Doanh nói thêm và khẳng định, chúng ta hoàn toàn có quyền để quyết định đơn vị nào sẽ thắng thầu.
Đồng quan điểm đó, TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản GTVT cũng cho rằng, cần hết sức thận trọng, xem xét kỹ đề xuất của Tập đoàn Thái Bình Dương của Trung Quốc.
Theo TS Thủy, đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông là tuyến đường cao tốc quan trọng trên trục Bắc – Nam thuộc Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư và hiện đang triển khai.
“Đây là dự án quan trọng, cần nguồn vốn lớn và với tiềm lực của chúng ta hiện nay thì việc huy động các nguồn bên ngoài rất cần thiết.
Tuy nhiên, với đề xuất của Tập đoàn Trung Quốc vào dự án này, tôi cho rằng, cần xem xét rất kỹ lưỡng, nhiều khía cạnh chứ không vì lý do nào đó mà đồng thuận ngay’, TS Thủy nói.
Ông dẫn lại việc chậm tiến độ đội vốn của dự án đường sắt trên cao Hà Đông – Cát Linh hay một số điểm trên cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, đoạn do nhà thầu Trung Quốc thi công cũng xảy ra các vấn đề về chất lượng, kỹ thuật.
“Nhiều dự án khác liên quan đến nhà thầu Trung Quốc cũng cho thấy chất lượng không đảm bảo, đội vốn, kéo dài thời gian nên dù cần vốn, cần triển khai các dự án giao thông sớm nhưng tôi mong Bộ GTVT cần xem xét thật kỹ, tránh cho hệ quả về sau”, TS Thùy bày tỏ.
Nguồn: Tổng hợp
No comments:
Post a Comment