Tanzania vừa đình chỉ một dự án cảng trị giá 10 tỷ USD vì lý do tài chính không công bằng. Hành động này đã bồi thêm một cú đòn đau đối với tham vọng Sáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc ở Châu Phi.
Theo kế hoạch, cảng này được xây dựng tại Bagamoyo và được điều hành bởi Công ty China Merchants Holding International. Nếu được xây dựng, đây sẽ là cảng lớn nhất ở Đông Phi, vượt qua cảng Mombasa ở nước láng giềng Kenya.
Tờ Telegraph cho biết, kế hoạch xây dựng cảng này cũng bao gồm một khu công nghiệp, với các tuyến đường sắt và đường bộ dẫn đến một khu vực mới để khai thác dầu khí.
“Nhưng các điều khoản tài chính được người Trung Quốc đưa ra là những điều khoản bóc lột và không rõ ràng”, ông John Magufuli, Tổng thống Tanzania nói.
“Trung Quốc muốn chúng tôi cho họ bảo lãnh trong 33 năm và thuê cảng này trong 99 năm, và chúng tôi không được thắc mắc về việc ai là người đầu tư ở đó một khi cảng đi vào hoạt động. Trung Quốc muốn lấy đất của chúng tôi làm của riêng họ trong khi chúng tôi phải trả tiền cho họ để xây dựng cảng đó”, ông Magufuli nói.
Trung Quốc đã và đang phải đối mặt với phản ứng dữ dội về Sáng kiến Vành đai, Con đường đầy tham vọng của mình. Đây là kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá 1 nghìn tỷ USD để tăng cường liên kết thương mại trên toàn thế giới và tăng ảnh hưởng toàn cầu của đất nước này.
Theo Reuters, việc tạm dừng dự án cảng này diễn ra vào thời điểm nhạy cảm đối với ông Tập Cận Bình khi ông đang tham gia hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka. Bắc Kinh cũng đang phải đối phó với một cuộc chiến thương mại kéo dài với Mỹ và các cuộc biểu tình lớn ở Hong Kong.
Bắc Kinh lần đầu tiên công bố Sáng kiến Vành đai, Con đường với sự phô trương lớn vào năm 2013 và rồi các nước đang phát triển trên thế giới thi nhau ký kết các khoản vay Trung Quốc để thực hiện các dự án lớn hướng tới một tương lai tốt hơn.
Nhưng 6 năm sau, khi các nhà lãnh đạo mới nắm quyền, các chính phủ bắt đầu hủy bỏ và đàm phán lại các hợp đồng với sức nặng của khoản nợ khổng lồ này, làm ảnh hưởng đến các dự án ở Malaysia, Mông Cổ và các dự án khác.
Cảng Hambantota của Sri Lanka là một cảnh báo điển hình cho nhiều quốc gia khác. Sau khi đất nước này phải vật lộn để trả nợ hàng tỷ USD, Bắc Kinh đã sử dụng chiến thuật để có được hợp đồng thuê tới 99 năm cảng này để đổi lấy việc trả khoản vay.
Đây là một ví dụ đặc trưng về những gì các nhà phê bình đã lo sợ từ lâu rằng, Dự án Vành đai, Con đường gây ra bẫy nợ cho các quốc gia yếu thế trên thế giới. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng Trung Quốc sẽ lại tận dụng chiến thuật tương tự ở nơi khác để có được vị trí và cơ sở hạ tầng quan trọng.
Năm ngoái, chính phủ Zambia thậm chí đã phải phủ nhận tin đồn rằng họ đang lên kế hoạch trao quyền kiểm soát các tài sản công cộng lớn cho Trung Quốc.
Ở châu Phi, các dự án khác cũng đã được xem xét kỹ lưỡng, bao gồm các dự án xây dựng đường sắt lớn ở Ethiopia và Kenya làm cho các quốc gia này lâm vào nợ nần và buộc Trung Quốc phải xóa nợ.
Hơn nữa, Trung Quốc cũng đã phải chịu một thất bại khác vào ngày hôm qua (27/6) sau khi tòa án ở Kenya quyết định tạm dừng kế hoạch xây dựng nhà máy điện than trị giá 2 tỷ USD của Trung Quốc gần thị trấn đảo Lamu, một di sản thế giới của UNESCO.
Nếu đi vào hoạt động, nhà máy điện than này sẽ làm tăng 700% lượng khí thải nhà kính ở Kenya. Nhà máy được xây dựng bởi PowerChina, một công ty nhà nước Trung Quốc và chủ yếu được tài trợ bởi Ngân hàng Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc, cũng thuộc sở hữu nhà nước.
Các thẩm phán Kenya phán quyết rằng, cơ quan chính phủ đã phê duyệt dự án mà không thực hiện đánh giá rủi ro môi trường đầy đủ.
Tại Tanzania, một thỏa thuận khung để xây dựng cảng Bagamoyo đã được ký kết vào năm 2013 bởi người tiền nhiệm của ông Magufuli, ông Jakaya Kikwete, trong một chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến đây.
Chính trị
,
Tin quốc tế
Theo kế hoạch, cảng này được xây dựng tại Bagamoyo và được điều hành bởi Công ty China Merchants Holding International. Nếu được xây dựng, đây sẽ là cảng lớn nhất ở Đông Phi, vượt qua cảng Mombasa ở nước láng giềng Kenya.
Tờ Telegraph cho biết, kế hoạch xây dựng cảng này cũng bao gồm một khu công nghiệp, với các tuyến đường sắt và đường bộ dẫn đến một khu vực mới để khai thác dầu khí.
“Nhưng các điều khoản tài chính được người Trung Quốc đưa ra là những điều khoản bóc lột và không rõ ràng”, ông John Magufuli, Tổng thống Tanzania nói.
“Trung Quốc muốn chúng tôi cho họ bảo lãnh trong 33 năm và thuê cảng này trong 99 năm, và chúng tôi không được thắc mắc về việc ai là người đầu tư ở đó một khi cảng đi vào hoạt động. Trung Quốc muốn lấy đất của chúng tôi làm của riêng họ trong khi chúng tôi phải trả tiền cho họ để xây dựng cảng đó”, ông Magufuli nói.
Trung Quốc đã và đang phải đối mặt với phản ứng dữ dội về Sáng kiến Vành đai, Con đường đầy tham vọng của mình. Đây là kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá 1 nghìn tỷ USD để tăng cường liên kết thương mại trên toàn thế giới và tăng ảnh hưởng toàn cầu của đất nước này.
Theo Reuters, việc tạm dừng dự án cảng này diễn ra vào thời điểm nhạy cảm đối với ông Tập Cận Bình khi ông đang tham gia hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka. Bắc Kinh cũng đang phải đối phó với một cuộc chiến thương mại kéo dài với Mỹ và các cuộc biểu tình lớn ở Hong Kong.
Bắc Kinh lần đầu tiên công bố Sáng kiến Vành đai, Con đường với sự phô trương lớn vào năm 2013 và rồi các nước đang phát triển trên thế giới thi nhau ký kết các khoản vay Trung Quốc để thực hiện các dự án lớn hướng tới một tương lai tốt hơn.
Nhưng 6 năm sau, khi các nhà lãnh đạo mới nắm quyền, các chính phủ bắt đầu hủy bỏ và đàm phán lại các hợp đồng với sức nặng của khoản nợ khổng lồ này, làm ảnh hưởng đến các dự án ở Malaysia, Mông Cổ và các dự án khác.
Cảng Hambantota của Sri Lanka là một cảnh báo điển hình cho nhiều quốc gia khác. Sau khi đất nước này phải vật lộn để trả nợ hàng tỷ USD, Bắc Kinh đã sử dụng chiến thuật để có được hợp đồng thuê tới 99 năm cảng này để đổi lấy việc trả khoản vay.
Đây là một ví dụ đặc trưng về những gì các nhà phê bình đã lo sợ từ lâu rằng, Dự án Vành đai, Con đường gây ra bẫy nợ cho các quốc gia yếu thế trên thế giới. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng Trung Quốc sẽ lại tận dụng chiến thuật tương tự ở nơi khác để có được vị trí và cơ sở hạ tầng quan trọng.
Năm ngoái, chính phủ Zambia thậm chí đã phải phủ nhận tin đồn rằng họ đang lên kế hoạch trao quyền kiểm soát các tài sản công cộng lớn cho Trung Quốc.
Ở châu Phi, các dự án khác cũng đã được xem xét kỹ lưỡng, bao gồm các dự án xây dựng đường sắt lớn ở Ethiopia và Kenya làm cho các quốc gia này lâm vào nợ nần và buộc Trung Quốc phải xóa nợ.
Hơn nữa, Trung Quốc cũng đã phải chịu một thất bại khác vào ngày hôm qua (27/6) sau khi tòa án ở Kenya quyết định tạm dừng kế hoạch xây dựng nhà máy điện than trị giá 2 tỷ USD của Trung Quốc gần thị trấn đảo Lamu, một di sản thế giới của UNESCO.
Nếu đi vào hoạt động, nhà máy điện than này sẽ làm tăng 700% lượng khí thải nhà kính ở Kenya. Nhà máy được xây dựng bởi PowerChina, một công ty nhà nước Trung Quốc và chủ yếu được tài trợ bởi Ngân hàng Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc, cũng thuộc sở hữu nhà nước.
Các thẩm phán Kenya phán quyết rằng, cơ quan chính phủ đã phê duyệt dự án mà không thực hiện đánh giá rủi ro môi trường đầy đủ.
Tại Tanzania, một thỏa thuận khung để xây dựng cảng Bagamoyo đã được ký kết vào năm 2013 bởi người tiền nhiệm của ông Magufuli, ông Jakaya Kikwete, trong một chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến đây.
No comments:
Post a Comment