Trong cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ xảy ra, trang blog có tên là “Mộ Lương” Trương Kiến Hoa đã đăng một bài viết nói lên nhiều điều mà một thanh niên Trung Quốc đã nhìn nhận hiểu biết được qua cuộc chiến này.
Một đất nước phải nhập khẩu đến 70% năng lượng từ dầu mỏ, đứng thứ 2 thế giới về lượng tiêu thụ dầu thô với hơn 10 triệu thùng một ngày. Tất cả là để phát triển kinh tế và để đốt lò sưởi dưới cái giá lạnh khủng khiếp của Trung Quốc (ở Bắc Kinh người dân phải sử dụng lò sưởi từ tháng 10 cho đến tháng 3) cho hơn 1,3 tỉ dân. Ngoài ra Trung Quốc cũng không tự chủ được lương thực để nuôi 1,3 tỉ dân. Nếu chiến tranh thương mại xẩy ra thực sự thì ai có thể cứu được Trung Quốc, đó chính là Nga, Nga có thể cung cấp dầu mỏ và lúa mì cho Trung Quốc. Khi đó TQ phụ thuộc hoàn toàn vào Nga.
Tôi đã làm việc cả đời và chưa hề hiểu thế nào là kinh tế, thương mại, tài chính và tôi cũng không có hứng thú lớn với những vấn đề này. Do vậy, tôi không thể hiểu được ý nghĩa của GDP, WTO và CEO. Tôi không biết cách giao dịch cổ phiếu, đầu tư cho tương lai và quản lý tài sản.
Lợi ích lớn nhất của cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ là sự giác ngộ. Trong hai hoặc ba tháng, tôi đã học được rất nhiều kiến thức và thực tế mà tôi chưa bao giờ biết đến trong suốt cuộc đời mình.
Lần đầu tiên tôi biết rằng mỗi tuần làm 5 ngày, được nghỉ 2 ngày cuối tuần của chúng tôi là do Hoa Kỳ bắt buộc chính phủ Trung Quốc phải thực hiện cho người dân.
Lần đầu tiên, tôi biết rằng khi Trung Quốc gia nhập WTO đã có nhiều hứa hẹn. Nhưng sau một thập niên, hầu hết các cam kết này đã không được thực hiện.
Lần đầu tiên tôi biết về thuế nhập khẩu ô tô, thuế quan của Mỹ là 2,5 và thuế quan của Trung Quốc là 25, tương đương với người dân Trung Quốc mua một chiếc xe Mỹ giá 240.000 nhân dân tệ cho mình. Họ còn phải mua một chiếc cho đảng và một chiếc cho chính phủ.
Cộng với gánh nặng giá dầu của Trung Quốc đứng thứ tư trên thế giới (một gallon giá xăng chiếm thu nhập trung bình hàng ngày của các quốc gia, Hoa Kỳ là 3,1, Na Uy 3,6, Hồng Kông 8,8, Trung Quốc đại lục là 34), có nghĩa là khi mọi người thêm nhiên liệu vào ô tô của họ, ít nhất phải đổ thêm cho đảng một nửa thùng và đổ thêm một nửa thùng cho chính phủ.
Lần đầu tiên, tôi biết giá dầu thô quốc tế là 147 đô la Mỹ / thùng cách đây 10 năm, giá dầu trong nước là 6,3 nhân dân tệ / lít, và bây giờ dầu thô quốc tế là 75,56 đô la Mỹ / thùng. Giá dầu trong nước đã đạt mức 7,4 nhân dân tệ / lít. (1thùng=100 lít?)
Lần đầu tiên, tôi biết Trung Quốc và Nga đã ký một thỏa thuận vào năm 2013. Trung Quốc phải mua dầu từ Nga trong 25 năm với giá một thùng 145 đô la, hiện tại mua của Hoa Kỳ là một thùng 43 đô la, chênh lệch 102 đô la mỗi thùng.
Lần đầu tiên tôi biết đậu nành của Trung Quốc chủ yếu được nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Giá đậu nành của Mỹ chỉ bằng 60% so với Trung Quốc. Và tôi cũng đã biết dân số nông nghiệp của Hoa Kỳ chỉ chiếm chưa đến 2% tổng dân số cả nước.
Lần đầu tiên, tôi biết rằng Google đã vào Trung Quốc và sau đó bị cấm và ra khỏi Trung Quốc.
Lần đầu tiên tôi biết rằng mạng viễn thông được gọi là Internet, phát minh và máy chủ gốc là ở Hoa Kỳ.
Ở một phạm trù nào đó, Trung Quốc và Châu Á-Châu Phi (trừ Nhật Bản) đa phần là ăn cắp mạng chứ không thông qua đường dẫn chính quy.
Lần đầu tiên tôi biết rằng con chip không phải là màng nhựa, mà là công nghệ cao chứa hàng trăm triệu tỷ mạch tích hợp. Đầu tư sản xuất chip rất lớn và chu kỳ dài, không phải do một nhóm người nghèo có thể phát minh ra. (?)
Lần đầu tiên, tôi biết rằng thiết bị chính để sản xuất con chip “Mask Alignment System” Trung Quốc không làm được.
Lần đầu tiên tôi biết điện thoại di động trong nước khiến người Trung Quốc tự hào chỉ là một cái vỏ.
(Tất cả nội dung bên trong và con chip đều có bản quyền của Mỹ hoặc do cty Mỹ cung cấp)
Lần đầu tiên tôi biết công nghệ nguyên bản và cốt lõi của “Bốn phát minh vĩ đại mới” (đường sắt cao tốc, thanh toán điện tử, dịch vụ dùng chung xe đạp và mua sắm trực tuyến), không phải do Trung Quốc phát minh ra như họ đã tuyên truyền.
Lần đầu tiên, tôi biết rằng R&D là nghiên cứu và phát triển. Tôi biết mười chi phí R & D hàng đầu của các nhà sản xuất chất bán dẫn toàn cầu là Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan, không có Trung Quốc đại lục.
Lần đầu tiên, tôi biết sự chênh lệch giữa chi tiêu R&D của Hoa Kỳ và Trung Quốc. Ví dụ, Qualcomm chiếm 33,1% doanh thu trong năm 2016 và China ZTE chiếm 1,2% doanh thu trong năm 2017, đó là tỷ lệ đối kháng 28/1.
Lần đầu tiên, tôi biết rằng trong thập niên qua, khối lượng tiền tệ của Mỹ đã tăng lên gấp hai lần, trong khi Trung Quốc đã tăng thêm 20 lần.
Nếu không có quỹ bất động sản, lạm phát của Trung Quốc sẽ không thể tưởng tượng được.
Lần đầu tiên tôi biết rằng định hướng cuối cùng của chính sách bất động sản của Trung Quốc là “sử dụng thời gian để thay đổi không gian”. Nói trắng ra là cứ kéo cho chậm lại.
Lần đầu tiên tôi biết rằng nếu không có sự trao đổi và trợ giúp về quyền sở hữu trí tuệ và công nghệ cao của Hoa Kỳ, việc nâng cấp công nghiệp và kế hoạch năm 2025 của Trung Quốc rất khó đạt được.
Lần đầu tiên tôi biết rằng vòng vượt kinh tế (Corner overtaking) là một khái niệm giả. Cho dù tôi không hiểu về kinh tế đi nữa. Tôi cũng biết rằng những tòa nhà tốt nhất ở các thành phố Trung Quốc là của chính phủ. Những tòa nhà tốt nhất ở châu Âu và Mỹ là những trường đại học trong đó có nghĩa ý gì.
Lần đầu tiên, tôi biết rằng có nhiều yếu tố cho sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc trong hơn một thập kỷ qua, nhưng yếu tố đầu tiên là gia nhập WTO.
Lần đầu tiên, tôi biết rằng Trung Quốc đã sử dụng trong thương mại quốc tế những thủ đoạn thường dùng trong nước như không điểm dừng, không tuân thủ hợp đồng, đầu cơ lừa đảo, dối trá…
Lần đầu tiên, tôi biết Trung Quốc có 37 vụ kiện tụng với các quan chức thương mại nước ngoài trong hơn một thập niên qua. Trong đó chỉ có 2 vụ Trung Quốc thắng kiện, 3 vụ hoà và phần còn lại là thua.
Lần đầu tiên, tôi biết “lợi thế của Trung Quốc” xuất phát từ các thủ đoạn thương mại không công bằng, đó là trợ cấp xuất khẩu thương mại bất hợp pháp, thao túng tỷ giá Nhân dân tệ, làm giả và đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ, ô nhiễm môi trường quy mô lớn, bỏ bê các tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe của người lao động.
Thuế quan và hạn ngạch không hợp lý. Ra giá mang tính cướp giật để đè bật đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường tài nguyên quan trọng, sau đó lừa gạt người tiêu dùng bằng giá cả độc quyền, xây dựng các rào cản bảo vệ thương mại ngăn chặn các đối thủ nước ngoài xâm nhập thị trường một cách hợp pháp.
Lần đầu tiên, tôi biết rằng trong các cuộc đàm phán thương mại, các yêu cầu của Hoa Kỳ hoàn toàn bình đẳng về thuế quan, tiếp cận thị trường và quyền sở hữu trí tuệ. Hoa Kỳ nói tính tương hỗ là “bằng nhau”, nhưng Trung Quốc đã dịch nó thành “có đi có lại”.
Lần đầu tiên, tôi biết Hoa Kỳ đề xuất tiếp cận mở cửa thị trường cho ngành dịch vụ tài chính và việc mở hoàn toàn mạng Internet đã chạm đến vạch cấm kỵ cuối cùng của chính phủ Trung Quốc (không phải người dân Trung Quốc).
Lần đầu tiên tôi nghe thấy nhiều nhà kinh tế trên thế giới đánh giá nền kinh tế Trung Quốc như “một người mập mắc bệnh ung thư”.
Tôi đã không biết điều này trong quá khứ. Ngoài sự thiếu hiểu biết của tôi, còn có một lý do quan trọng khác – Một số người đang cố gắng không cho tôi biết.
Giúp tôi mở ra một cánh cửa cho tầm nhìn của tôi, có được kiến thức và nâng cao kiến thức. Vì vậy, tôi cảm ơn cuộc chiến thương mại và cảm ơn Mr. Trump.
Các quan chức có quyền không có nghĩa vụ và người dân có nghĩa vụ không có quyền. Trò chơi bẩn này lộng hành ở Trung Quốc và nay lại muốn đem ra chơi trên thế giới. Cắt một củ cải ở cả hai đầu, bạn có thể cắt nó một, hai lần không sao, cắt nó mười lần tám lần, cắt nó năm mươi lần, tám mươi lần, và cuối cùng cắt mẹ nó vào ngón tay mình bằng chính con dao của mình.
“Tả truyện” có nói rằng “Đa hành bất nghĩa tất tự tễ“ tức làm nhiều chuyện xấu, bất nghĩa cuối cùng sẽ tự giết mình. Còn một câu cuối là “Tử Cô Đãi Chi” (Hãy chờ đó), tôi cũng tin. Chính trị , Kinh tế , Tin quốc tế
No comments:
Post a Comment