Cập nhật tin tức nóng hổi

“Trước nói xuôi, sau nói ngược”, và tự do ngôn luận chỉ có một chiều?

Tự do ngôn luận, tư do bao chí là một trong những quyền cơ bản của công dân. Đồng thời, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng tự do báo chí góp phần quan trọng vào việc xây dựng một xã hội tự do hơn, dân chủ hơn và minh bạch hơn. Tuy nhiên, một số cơ quan, đơn vị trong bộ máy Nhà nước không biết vô tình hay cố ý đã có những quy định gây khó cho cơ quan báo chí.
“Trước nói xuôi, sau nói ngược”, và tự do ngôn luận chỉ có một chiều?
Hình ảnh Công văn số 2384-CV/BTGTU, ngày 26/7/2019 của Ban Tuyên giáo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

“Trước nói xuôi, sau nói ngược”!

Trên nhiều trang diễn đàn liên quan đến nghề báo đang lan truyền nhanh chóng công văn số 2384-CV/BTGTU, ngày 26/7/2019 của Ban Tuyên giáo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc phối hợp thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Đáng chú ý, theo nội dung của công văn 2384, phóng viên khi muốn liên hệ công tác đáp ứng hàng loạt yêu cầu, đúng thủ tục về mặt pháp lý (có giấy giới thiệu, văn bản, nội dung đề nghị cung cấp, trao đổi thông tin… có chữ ký, con dấu của người đại diện, cơ quan chủ quản tờ báo), không đề nghị cung cấp thông tin qua điện thoại, tin nhắn, thư điện tử…

Theo đánh giá của nhiều phóng viên, việc quy định như trên của Ban Tuyên giáo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là rườm rà, không thực sự cần thiết và gây khó khăn cho việc tác nghiệp. Đặc biệt, với các vụ, việc nhạy cảm, cần thông tin nhanh, chuẩn xác từ phía chính quyền, phóng viên sẽ rất khó để có thể đáp ứng các thủ tục trên. Ở một khía cạnh nhất định, quy định như trên có dấu hiệu đi ngược lại với chủ trương cải cách hành chính hiện nay mà Đảng, Nhà nước đang thực hiện.
“Trước nói xuôi, sau nói ngược”, và tự do ngôn luận chỉ có một chiều?
Hình ảnh Công văn số 2384-CV/BTGTU, ngày 26/7/2019 của Ban Tuyên giáo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Đúng như dự đoán của nhiều người, công văn 2384 – CV/BTGTU đã sớm “chết yểu”. Ngày 12/8, ông Nguyễn Văn Xinh, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu đã ký ban hành Công văn số 2420-CV/BTGTU về việc thu hồi công văn số 2384 – CV/BTGTU.

Việc cơ quan chức năng phát hiện những nội dung bất cập, chưa phù hợp và có cách giải quyết triệt để như trên thể hiện sự thẳng thắn trong quá trình thực thi quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, ở một khía cạnh nhất định, tình trạng “trước nói xuôi, sau nói ngược” như trên cũng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của cơ quan ban hành văn bản. Đây là điều hết sức cần rút kinh nghiệm. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu phải nâng cao hơn nữa chất lượng công tác tham mưu, không để những văn bản có nội dung bất cập được công bố.

Giữ vững kỷ luật khi phát ngôn không đồng nghĩa với việc hạn chế tiếp xúc với báo giới!

Tình trạng một số cán bộ, đảng viên phát ngôn thiếu kiểm soát, phát ngôn trái với quan điểm, đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng và pháp luật của Nhà nước; loan truyền những thông tin không đúng sự thật xảy ra thời gian gần đây đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đảng, Nhà nước.

Những trường hợp cán bộ, đảng viên có phát ngôn sai phạm, xâm hại đến lợi ích của Đảng, Nhà nước có thể kể đến như ông Chu Hảo (Giám đốc – Tổng Biên tập Nhà xuất bản Tri thức, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam), ông Bùi Tiến Lợi (Thượng tá quân đội, Chủ nhiệm Bộ môn Khoa học xã hội chủ nghĩa, Khoa Khoa học xã hội và nhân văn, trường Sĩ Quan Công Binh, Bộ Tư Lệnh Công Binh) v.v… Những phát ngôn của các cán bộ, đảng viên đã trở thành cái cớ để các thế lực thù địch, chống đối lợi dụng xuyên tạc chống phá chính quyền.

Chính vì vậy, việc giữ kỉ luật khi phát ngôn là điều vô cùng cần thiết.

Tuy nhiên, giữ kỉ luật khi phát ngôn không đồng nghĩa với việc cán bộ, đảng viên đóng cửa với báo chí, hạn chế cung cấp thông tin cho báo chí.

Nhu cầu thông tin là một nhu cầu chính đáng của người dân. Đồng thời, việc minh bạch thông tin với báo chí là một trong những cách thức giúp người dân giám sát việc thực thi quyền lực nhà nước, ngăn cản tình trạng quyền lực bị suy thoái.

Mặt khác, chúng ta phải thấy rằng người dân rất “khát” thông tin. Nếu cơ quan chức năng không cung cấp các nguồn tin chính thống, các đối tượng cơ hội chính trị sẽ đưa ra các luồng thông tin sai lệch nhằm “giải khát” cho người dân. Vô hình trung, chúng ta đã tạo cơ hội cho các thông tin độc hại được reo rắc vào suy nghĩ của mọi người.

Trong bối cảnh tính dân chủ ngày càng được nâng cao, các cơ quan nhà nước cần chủ động cung cấp các thông tin cho báo chí để từ đó truyền đạt lại đến người dân. Đặc biệt, với các vụ việc nóng, nhạy cảm, các thông tin chính thống cần phải đưa ra một cách nhanh chóng, kịp thời, không để khoảng chống để các thế lực thù địch có thể lợi dụng gây phương hại đến lợi ích quốc gia.

Trong quá trình phát ngôn, làm việc và cung cấp thông tin cho báo chí, các cơ quan, đơn vị cần chú ý đưa ra các thông tin đúng, đủ, giữ vững kỉ luật khi phát ngôn. Đồng thời, mỗi cán bộ, đảng viên cũng phải giữ ý thức khi phát ngôn, không nói sai, nói lệch, nói những nội dung sai trái.

Nguồn Tổng hợp , ,

No comments:

Post a Comment