Những ngày qua, dư luận tiếp tục nổi sóng quanh vụ án lừa đảo xảy ra ở Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba. Cũng như dành sự quan tâm đặc biệt đến việc Bộ Công an vừa ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc thẩm định, xét duyệt, cấp phép và cho thông quan nhập khẩu đối với các thuốc chữa bệnh mang nhãn mác Công ty Helix Canada và nhãn mác Công ty Health 2000 Canada, theo quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Nếu có giải thưởng Nobel về lĩnh vực lừa đảo, thì những “dự án ma” của Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba và những viên “thuốc ma” của Vn Pharma xứng đáng nhận được. Bởi nó được đạo diễn quá tinh vi và đẳng cấp. Thủ đoạn của Công ty Alibaba là không lập dự án theo các quy định pháp luật đối với dự án bất động sản mà tự phân lô bán nền trên đất nông nghiệp. Cụ thể, Công ty Alibaba mua đất nông nghiệp với giá chỉ 100.000 – 150.000 đồng/m². Để được tách thửa thì buộc phải đạt hạn mức đất tối thiểu (trên 500m² hoặc trên 1.000m²) và với điều kiện lô đất đó phải tiếp giáp đường. Để đạt điều kiện tiếp giáp đường, Công ty Alibaba nộp đơn xin tự nguyện hiến đất mở đường trong chính khu đất của mình. Thẩm quyền cho phép làm đường thuộc Uỷ ban nhân dân xã, nên một số xã đã đồng ý cho mở đường mà không cần tuân thủ các quy định như phải được quy hoạch và phải bảo đảm về hạ tầng kỹ thuật, cốt nền. Còn với Vn Pharma, thì khi nhận thấy thị trường có nhu cầu về thuốc chữa ung thư, các đối tượng đã làm giả tài liệu, hợp đồng, con dấu… rồi đề nghị Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cấp phép nhập khẩu 9.300 hộp H-Capita 500 mg.
Công bằng mà nói, chúng ta đang sống trong một thời đại mà cái giả nhan nhản khắp nơi: dự án giải, thực phẩm giả, thuốc giả, bằng cấp giả, điểm giả, học bạ giả… thì vụ án xảy ra với Công ty Alibaba và VN Pharma không lạ với dư luận vì nó xảy ra quá thường xuyên, vấn đề chỉ là mức độ, tính chất mỗi vụ lừa đảo có khác nhau mà thôi. Cụ thể Alibaba lừa đảo túi tiền của 6.700 khách hàng, còn “thuốc ma” lừa đảo cả sinh mạng của khách hàng (không thể thống kê được đã có bao nhiêu người dùng thuốc của VN Phrama). “Đế chế” lừa đảo Alibaba cùng những dự án ma sẽ bị xóa sổ. Nhưng câu chuyện chắc chắn không chỉ dừng lại ở đấy, bởi đằng sau vụ án còn 6.700 người dân mua đất đang phải mòn mỏi chờ được nhận lại tiền – những đồng tiền từ mồ hôi, nước mắt hoặc là từ vay vốn ngân hàng khiến lãi mẹ đẻ lãi con. Còn những nạn nhân của Vn Pharma, họ không thể làm chủ trong mọi tình huống, bệnh nhân làm sao làm trái ý kiến chuyên môn của bác sĩ, bệnh nhân làm sao nhận biết thành phần khoa học của thuốc giả. Có bệnh thì phải vái tứ phương, nhưng thật khó lường vì thuốc giả len lỏi vào từng hành vi của những thiên thần khoác áo blouse trắng!.
Sự việc thì không lạ, chỉ lạ và bất thường ở chỗ, Alibaba đã vươn vòi quá xa, luồn lách quá sâu, ngang nhiên và thách thức cả một hệ thống pháp luật, càn quét và khuấy đảo trên một “diện tích” xã hội không hề nhỏ. Trách nhiệm của những địa phương để công ty này mở đường, phân lô bán nền và cấp giấy chứng nhận sử dụng trên đất nông nghiệp ở đâu? Chính quyền địa phương nơi để xảy ra tình trạng bán đất ảo có phải chịu trách nhiệm pháp lý? Thực tế, khi xảy ra các vụ án lừa đảo dạng này, dù hậu quả rất nặng nề, nhưng hầu như không một cán bộ ở các cơ quan chức năng cũng như lãnh đạo địa phương nào chịu trách nhiệm, ít nhất về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Đó là điều khó hiểu. Rõ ràng, Công ty Alibaba không hề giao dịch trong bóng tối. Vậy ai phải chịu trách nhiệm khi gián tiếp gây nên hậu quả vô cùng nghiêm trọng là tiền đầu tư của hàng ngàn người dân rơi vào túi kẻ lừa đảo và khó có thể thu hồi? Hay lại là những câu trả lời chung chung rằng người dân khi mua không thông qua chính quyền nên chúng tôi không biết?
Lạ là theo quy định, một lô thuốc nhập về Việt Nam sẽ phải có đầy đủ hồ sơ bao gồm: giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất, giấy chứng nhận bán hàng, hồ sơ chuẩn kỹ thuật thuốc, phương pháp kiểm nghiệm. Tuy nhiên Công ty VN Pharma đã thuê làm số giấy tờ trên với giá chỉ 2000 USD và hồ sơ hợp thức cho lô thuốc H–Capital đã được trình Cục quản lý Dược. Điều đáng nói, khi VN Pharma trình lô thuốc H–Capital, Cục quản lý Dược đã thành lập tổ thẩm định gồm các chuyên gia ở Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương để thẩm định hồ sơ. Sau đó Tổ thẩm định đề nghị duyệt nhập đơn hàng. Bình thường để một doanh nghiệp được Cục quản lý Dược cấp số đăng ký thuốc phải mất ít nhất hai năm, có trường hợp dù đã đầy đủ hồ sơ như trên mà họ vẫn ngăn chặn lại. Nhưng với VN Pharma chỉ mất khoảng 2 đến 4 tháng thì sẽ không có lý do gì nếu không phải là sự ưu ái đặc biệt.
Không tài nào hiểu nổi. Những vụ án kiểu này không mới, nhưng sao bài học này học mãi không xong? Chưa bao giờ, xã hội chúng ta lại cần một chữ “Chân” đến thế. Một trái tim chân thành, những lời nói chân thật, những hành vi chân chính, đó là nền tảng cơ bản nhất cho sự sinh tồn và hạnh phúc của loài người chúng ta.
Nguồn tổng hợp
Pháp luật
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Nếu có giải thưởng Nobel về lĩnh vực lừa đảo, thì những “dự án ma” của Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba và những viên “thuốc ma” của Vn Pharma xứng đáng nhận được. Bởi nó được đạo diễn quá tinh vi và đẳng cấp. Thủ đoạn của Công ty Alibaba là không lập dự án theo các quy định pháp luật đối với dự án bất động sản mà tự phân lô bán nền trên đất nông nghiệp. Cụ thể, Công ty Alibaba mua đất nông nghiệp với giá chỉ 100.000 – 150.000 đồng/m². Để được tách thửa thì buộc phải đạt hạn mức đất tối thiểu (trên 500m² hoặc trên 1.000m²) và với điều kiện lô đất đó phải tiếp giáp đường. Để đạt điều kiện tiếp giáp đường, Công ty Alibaba nộp đơn xin tự nguyện hiến đất mở đường trong chính khu đất của mình. Thẩm quyền cho phép làm đường thuộc Uỷ ban nhân dân xã, nên một số xã đã đồng ý cho mở đường mà không cần tuân thủ các quy định như phải được quy hoạch và phải bảo đảm về hạ tầng kỹ thuật, cốt nền. Còn với Vn Pharma, thì khi nhận thấy thị trường có nhu cầu về thuốc chữa ung thư, các đối tượng đã làm giả tài liệu, hợp đồng, con dấu… rồi đề nghị Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cấp phép nhập khẩu 9.300 hộp H-Capita 500 mg.
Công bằng mà nói, chúng ta đang sống trong một thời đại mà cái giả nhan nhản khắp nơi: dự án giải, thực phẩm giả, thuốc giả, bằng cấp giả, điểm giả, học bạ giả… thì vụ án xảy ra với Công ty Alibaba và VN Pharma không lạ với dư luận vì nó xảy ra quá thường xuyên, vấn đề chỉ là mức độ, tính chất mỗi vụ lừa đảo có khác nhau mà thôi. Cụ thể Alibaba lừa đảo túi tiền của 6.700 khách hàng, còn “thuốc ma” lừa đảo cả sinh mạng của khách hàng (không thể thống kê được đã có bao nhiêu người dùng thuốc của VN Phrama). “Đế chế” lừa đảo Alibaba cùng những dự án ma sẽ bị xóa sổ. Nhưng câu chuyện chắc chắn không chỉ dừng lại ở đấy, bởi đằng sau vụ án còn 6.700 người dân mua đất đang phải mòn mỏi chờ được nhận lại tiền – những đồng tiền từ mồ hôi, nước mắt hoặc là từ vay vốn ngân hàng khiến lãi mẹ đẻ lãi con. Còn những nạn nhân của Vn Pharma, họ không thể làm chủ trong mọi tình huống, bệnh nhân làm sao làm trái ý kiến chuyên môn của bác sĩ, bệnh nhân làm sao nhận biết thành phần khoa học của thuốc giả. Có bệnh thì phải vái tứ phương, nhưng thật khó lường vì thuốc giả len lỏi vào từng hành vi của những thiên thần khoác áo blouse trắng!.
Sự việc thì không lạ, chỉ lạ và bất thường ở chỗ, Alibaba đã vươn vòi quá xa, luồn lách quá sâu, ngang nhiên và thách thức cả một hệ thống pháp luật, càn quét và khuấy đảo trên một “diện tích” xã hội không hề nhỏ. Trách nhiệm của những địa phương để công ty này mở đường, phân lô bán nền và cấp giấy chứng nhận sử dụng trên đất nông nghiệp ở đâu? Chính quyền địa phương nơi để xảy ra tình trạng bán đất ảo có phải chịu trách nhiệm pháp lý? Thực tế, khi xảy ra các vụ án lừa đảo dạng này, dù hậu quả rất nặng nề, nhưng hầu như không một cán bộ ở các cơ quan chức năng cũng như lãnh đạo địa phương nào chịu trách nhiệm, ít nhất về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Đó là điều khó hiểu. Rõ ràng, Công ty Alibaba không hề giao dịch trong bóng tối. Vậy ai phải chịu trách nhiệm khi gián tiếp gây nên hậu quả vô cùng nghiêm trọng là tiền đầu tư của hàng ngàn người dân rơi vào túi kẻ lừa đảo và khó có thể thu hồi? Hay lại là những câu trả lời chung chung rằng người dân khi mua không thông qua chính quyền nên chúng tôi không biết?
Lạ là theo quy định, một lô thuốc nhập về Việt Nam sẽ phải có đầy đủ hồ sơ bao gồm: giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất, giấy chứng nhận bán hàng, hồ sơ chuẩn kỹ thuật thuốc, phương pháp kiểm nghiệm. Tuy nhiên Công ty VN Pharma đã thuê làm số giấy tờ trên với giá chỉ 2000 USD và hồ sơ hợp thức cho lô thuốc H–Capital đã được trình Cục quản lý Dược. Điều đáng nói, khi VN Pharma trình lô thuốc H–Capital, Cục quản lý Dược đã thành lập tổ thẩm định gồm các chuyên gia ở Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương để thẩm định hồ sơ. Sau đó Tổ thẩm định đề nghị duyệt nhập đơn hàng. Bình thường để một doanh nghiệp được Cục quản lý Dược cấp số đăng ký thuốc phải mất ít nhất hai năm, có trường hợp dù đã đầy đủ hồ sơ như trên mà họ vẫn ngăn chặn lại. Nhưng với VN Pharma chỉ mất khoảng 2 đến 4 tháng thì sẽ không có lý do gì nếu không phải là sự ưu ái đặc biệt.
Không tài nào hiểu nổi. Những vụ án kiểu này không mới, nhưng sao bài học này học mãi không xong? Chưa bao giờ, xã hội chúng ta lại cần một chữ “Chân” đến thế. Một trái tim chân thành, những lời nói chân thật, những hành vi chân chính, đó là nền tảng cơ bản nhất cho sự sinh tồn và hạnh phúc của loài người chúng ta.
Nguồn tổng hợp
No comments:
Post a Comment