Ban đầu, người Hồng Kông bùng phát biểu tình là bởi dự luật dẫn độ. Sau hơn 2 tháng, tình hình Hồng Kông không hề giảm nhiệt mà ngược lại còn có dấu hiệu leo thang.
Mãi cho đến ngày 04/09/2019 thì chính quyền Bắc Kinh mới chấp nhận rút bỏ luật dẫn độ để xoa dịu lòng dân nhưng đã quá muộn, lúc đó đã có 7 người thiệt mạng và 1200 người bị bắt giam. Vì thế mà sự đòi hỏi của dân Hồng Kông không dừng lại ở 1 như ban đầu mà bây giờ họ đã tăng lên thành 5 yêu sách. Khi sự đòi hỏi leo thang thì sự đối đầu giữa dân Hồng Kông và chính quyền Bắc Kinh rất khó mà kết thúc.
5 đòi hỏi mà phía người biểu tình đưa ra là: thứ nhất, rút hoàn toàn dự luật dẫn độ; thứ nhì, thành lập một ủy ban hoàn toàn độc lập để điều tra hành vi bạo lực của cảnh sát; thứ 3, ân xá cho những người bị bắt; thứ tư, quyền bầu cử phổ thông; và thứ 5 là chấm dứt mô tả các cuộc biểu tình là bạo loạn. Như vậy qua đây chúng ta thấy gì? Từ một yêu cầu ban đầu chính quyền Trung Quốc không chịu gật đầu thì sau đó lại phát sinh thêm 4 yêu cầu khác. Càng chần chừ nhượng bộ thì sự đối đầu càng căng thẳng, vì trong quá trình đối đầu dai dẳng ấy khó tránh khỏi phát sinh tội ác từ phía chính quyền, và khi tội ác gia tăng thì rất có thể dân Hồng Kông sẽ đưa ra thêm những yêu cầu mới. Mà thêm quá nhiều yêu cầu thì chính quyền Bắc Kinh khó mà nhượng bộ được. Đây quả là cái gân gà khó nuốt đối với chính quyền Bắc Kinh.
Ban đầu chính quyền Bắc Kinh rất ngạo mạn cậy vào sức mạnh họng súng, họ chỉ tin vào loại công cụ bạo lực này để xây dựng chính quyền. Mao đã từng nói “chính quyền xây trên họng súng” kia mà? Chính vì thế mà chính quyền Bắc Kinh tin rằng họng súng sẽ làm cho dân Hồng Kông khiếp sợ như họ đã và đang làm như vậy với dân đại lục, nay hóa ra đây lại là một nước cờ sai. Vì sao? Vì đây là dân Hồng Kông chứ không phải dân đại lục.
Có thể nói lý thuyết “bạo lực cách mạng” của các chính quyền CS nói chung hay lý thuyết “chính quyền được xây trên họng súng” của Mao nói riêng nay đang dần đi đến giai đoạn bế tắc của nó. Bắc Kinh đã huy động lực lượng vũ trang của họ chờ sẵn nhưng vẫn chưa thể quyết định hành động như Thiên An Môn, bởi lẽ hôm nay khác trước dây 30 năm và dân Hồng Kông khác dân đại lục. Khi hành động, chính quyền Bắc Kinh đã chợt nhận ra giải pháp bạo lực đã đưa họ vào thế kẹt, chính vì thế mà chính quyền Bắc Kinh dù đã sẵn sàng súng ống đợi lệnh nhưng họ không biết hành động như thế nào cho vẹn toàn được.
Nếu ngay từ đầu, chính quyền Bắc Kinh đồng ý liền những yêu sách dân Hồng Kông thì chắc chắn lần sau dân Hồng Kông lại đòi hỏi tiếp, ý đồ leo thang đòi hỏi để đi đến dân chủ hóa cho Hồng Kông ai cũng đọc ra. Nếu nhượng bộ dễ dàng thì trong vòng 28 năm tới, rất có thể dân Hồng Kông giành lại dân chủ cho mình thật. Mà khi dân Hồng Kông giành được dân chủ thì cũng đồng nghĩa Bắc Kinh sẽ vuột mất một trung tâm tài chính Châu Á. Chưa hết, nếu Hồng Kông có dân chủ thì thế nào chính Hồng Kông cũng sẽ mang lại làn gió mới cho đại lục, và biết đâu cái kết không phải Hồng Kông bị áp đặt bởi độc tài Bắc Kinh mà ngược lạ, Bắc Kinh sẽ sụp đổ vì mồi lửa Hồng Kông thì sao? Đây là viễn cảnh mà Bắc Kinh chắc chắn nhìn ra, và đó là lý do mà Bắc Kinh thấy không thể nhượng bộ dân Hồng Kông một cách dễ dàng.
Nhưng nếu không nhượng bộ từ đầu mà vẫn cứ cứng thì điều đó lại dẫn chính quyền Bắc Kinh đến một khó khăn khác. Chính vì Bắc Kinh không nhượng bộ nên mới phát sinh ra tình huống thứ 2, đó chính là sự đối đầu giữa chính quyền và dân cứ leo thang mà chưa có dấu hiệu lắng xuống. Bởi vì chính quyền đối đầu kéo dài thì chính quyền sẽ mất bình tĩnh mà giở thủ đoạn. Mà một khi giở thủ đoạn bẩn thì cũng đồng nghĩa với việc chính họ đã kích thích sự căm phẫn của người dân, mà khi dân Hồng Kông đã căm phẫn thì họ không chịu lùi bước thì thế nào họ cũng đặt thêm những yêu sách mới với phía chính quyền. Đứng trước trường hợp như thế này mà chính quyền Trung Quốc nhượng bộ thì dẫn tới một kết quả thất bại cho phía chính quyền Bắc Kinh, thất bại hơn so với sự nhượng bộ từ đầu.
Giả sử nếu mâu thuẫn đã đẩy đến mức độ cực đoan mà cả 2 bên đều không chịu nhượng bộ thì rất có thể dẫn đến một Thiên An Môn thứ 2. Nếu điều này xảy ra thì đó là kịch bản tồi tệ cho cả chính quyền Bắc Kinh lẫn dân Hồng Kông. Lúc này có khi Trung Quốc bị cả thế giới cô lập và nội loạn từ trong lòng đại lục sẽ ló mầm.
Có thể nói, để xảy ra tình cảnh như hôm nay, là bởi sự kiêu ngạo và ỉ lại vào công cụ bạo lực quá nhiều. Chính quyền Trung Quốc vẫn chưa có giải pháp khả dĩ cho Hồng Kông. Lý thuyết “bạo lực cách mạng” nó đã bị kết liễu ở Đông Âu cách đây 30 năm rồi, thì nay cho thấy, nó cũng sắp hết thời ở những quốc gia độc tài Cộng Sản còn lại. “Chuyên chính Vô sản” hay “Bạo lực Cách mạng” gì đấy thì nó phải chết, đó là điều tất yếu không ai có thể thay đổi được.
Nguồn tổng hợp FB Chính trị , Tin quốc tế , Xã hội
No comments:
Post a Comment