Dịch bệnh Whitmore là dịch bệnh “ăn mòn cơ thể” được gây ra bởi vi khuẩn Burkholderia pseudomallei thường được ví là “Vi khuẩn ăn thịt người.” Mặc dù đây là căn bệnh không mới, nhưng thời gian gần đây Whitmore đang tái bùng phát tại Việt Nam với nhiều ca nhiễm mới.
Bệnh Whitmore (Ảnh minh hoạ: mja.com.au)
Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, từ đầu năm 2019 đến nay bệnh viện đã ghi nhận được tới 20 ca mắc bệnh. Chỉ trong tháng 8/2019, Trung tâm Bệnh nhiệt đới đã tiếp nhận 12 ca mắc Whitmore, trong đó có 4 ca đã tử vong.
Mới đây, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận một bệnh nhân nữ quê ở Thanh Hoá mắc Whitmore ăn cụt cánh mũi. Bệnh nhân trước đó được chẩn đoán bị nhiễm trùng huyết do tụ cầu nhưng tại Trung tâm bệnh Nhiệt đới – Bệnh viện Bạch Mai, cấy máu và mủ ở vết thương cho kết quả dương tính với vi khuẩn Whitmore.
Bệnh Whitmore xuất hiện chủ yếu ở khu vực khí hậu nhiệt đới, đặc biệt là ở Đông Nam Á và miền bắc Australia. Các vi khuẩn gây bệnh được tìm thấy trong nước, đất bị ô nhiễm và thậm chí là có trong không khí. Nó thường nhiễm bệnh cho con người và động vật qua việc hấp thụ, hít phải bụi bẩn hoặc tiếp xúc với nước và đất bị nhiễm bẩn, nuốt phải nước bị ô nhiễm, đặc biệt là qua các vết trầy xước trên da.
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, do bệnh cảnh lâm sàng đa dạng nên bệnh nhân thường bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu… Hơn nữa, thời gian nhiễm bệnh cho đến khởi phát bệnh cũng có thể kéo dài từ vài ngày cho đến vài năm.
Đây là bệnh rất nguy hiểm vì vi khuẩn có khả năng kháng tự nhiên với nhiều loại kháng sinh thông dụng, khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
Nếu không điều trị, tỷ lệ tử vong lên tới 90%. Còn kể cả khi phát hiện ra bệnh, nếu không được điều trị đúng liều, đúng phác đồ và theo dõi sát sao, bệnh dễ tái phát, sức khỏe suy kiệt dần và vẫn có thể tử vong với tỷ lệ lên tới 40%.
Khi bị nhiễm bệnh, người bệnh phải dùng kháng sinh tấn công liều cao và kéo dài liên tục trong ít nhất khoảng 2 tuần, sau đó dùng kháng sinh duy trì khoảng từ 3 đến 6 tháng nữa.
Tại các địa phương đang có người mắc bệnh Whitmore, những người làm việc tiếp xúc nhiều môi trường đất và nước phải có phương tiện bảo hộ lao động. Khi bị xước trong khi làm việc, cần vệ sinh sạch với xà phòng, qua trạm y tế để xử lý phù hợp; đồng thời theo dõi tiến triển hình thành mưng mủ, sưng đau… để đi khám kịp thời. Không được chủ quan lơ là các vết thương, hay triệu chứng bệnh dù nhỏ nhất.
Theo Trí thức VN
Chăm sóc sức khỏe
,
Tin trong nước
,
Y tế
Bệnh Whitmore (Ảnh minh hoạ: mja.com.au)
Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, từ đầu năm 2019 đến nay bệnh viện đã ghi nhận được tới 20 ca mắc bệnh. Chỉ trong tháng 8/2019, Trung tâm Bệnh nhiệt đới đã tiếp nhận 12 ca mắc Whitmore, trong đó có 4 ca đã tử vong.
Mới đây, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận một bệnh nhân nữ quê ở Thanh Hoá mắc Whitmore ăn cụt cánh mũi. Bệnh nhân trước đó được chẩn đoán bị nhiễm trùng huyết do tụ cầu nhưng tại Trung tâm bệnh Nhiệt đới – Bệnh viện Bạch Mai, cấy máu và mủ ở vết thương cho kết quả dương tính với vi khuẩn Whitmore.
Bệnh Whitmore xuất hiện chủ yếu ở khu vực khí hậu nhiệt đới, đặc biệt là ở Đông Nam Á và miền bắc Australia. Các vi khuẩn gây bệnh được tìm thấy trong nước, đất bị ô nhiễm và thậm chí là có trong không khí. Nó thường nhiễm bệnh cho con người và động vật qua việc hấp thụ, hít phải bụi bẩn hoặc tiếp xúc với nước và đất bị nhiễm bẩn, nuốt phải nước bị ô nhiễm, đặc biệt là qua các vết trầy xước trên da.
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, do bệnh cảnh lâm sàng đa dạng nên bệnh nhân thường bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu… Hơn nữa, thời gian nhiễm bệnh cho đến khởi phát bệnh cũng có thể kéo dài từ vài ngày cho đến vài năm.
Đây là bệnh rất nguy hiểm vì vi khuẩn có khả năng kháng tự nhiên với nhiều loại kháng sinh thông dụng, khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
Nếu không điều trị, tỷ lệ tử vong lên tới 90%. Còn kể cả khi phát hiện ra bệnh, nếu không được điều trị đúng liều, đúng phác đồ và theo dõi sát sao, bệnh dễ tái phát, sức khỏe suy kiệt dần và vẫn có thể tử vong với tỷ lệ lên tới 40%.
Khi bị nhiễm bệnh, người bệnh phải dùng kháng sinh tấn công liều cao và kéo dài liên tục trong ít nhất khoảng 2 tuần, sau đó dùng kháng sinh duy trì khoảng từ 3 đến 6 tháng nữa.
Tại các địa phương đang có người mắc bệnh Whitmore, những người làm việc tiếp xúc nhiều môi trường đất và nước phải có phương tiện bảo hộ lao động. Khi bị xước trong khi làm việc, cần vệ sinh sạch với xà phòng, qua trạm y tế để xử lý phù hợp; đồng thời theo dõi tiến triển hình thành mưng mủ, sưng đau… để đi khám kịp thời. Không được chủ quan lơ là các vết thương, hay triệu chứng bệnh dù nhỏ nhất.
Theo Trí thức VN
No comments:
Post a Comment