Theo báo cáo của UBND huyện Sóc Sơn, Hà Nội, huyện đã xem xét kỷ luật về mặt chính quyền đối với 80 trường hợp.
Trong số này, huyện không kỷ luật vì chưa đến mức kỷ luật 19 trường hợp, không kỷ luật vì hết thời hiệu (ốm, chữa bệnh) 22 người.
29 người bị khiển trách, cảnh cáo 6 trường hợp, cách chức 2 trường hợp, buộc thôi việc 2 cán bộ công chức, lao động hợp đồng.
Biệt thự trên đất rừng phòng hộ Sóc Sơn
Tập thể lãnh đạo UBND huyện Sóc Sơn đã tổ chức kiểm điểm đối với tập thể lãnh đạo UBND huyện các nhiệm kỳ (2006 2011, 2011 2016, 2016 2021), trong đó có Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND huyện các nhiệm kỳ trên.
Trên cơ sở báo cáo kiểm điểm của huyện, UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Đỗ Minh Tuấn Phó chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn.
Ban Thường vụ Huyện ủy cũng đã tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy 3 nhiệm kỳ (2005 2010, 2010 2015, 2015 2020) và cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý có trách nhiệm liên quan trong 3 nhiệm kỳ.
Trên cơ sở báo cáo của huyện Sóc Sơn, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã có thông báo về kết quả kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với tổ chức đảng, đảng viên có liên quan đến sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất rừng ở Sóc Sơn giai đoạn 2008 2018.
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội kết luận, Ban Thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn qua 3 nhiệm kỳ (từ năm 2006 đến nay) cần nghiêm túc rút kinh nghiệm sâu sắc.
UB Kiểm tra Thành ủy cũng đã có các quyết định xử lý kỷ luật đối với 3 cán bộ thuộc diện Thành ủy quản lý.
Cụ thể, Phó chủ tịch UBND huyện Đỗ Minh Tuấn bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Nguyên Chủ tịch UBND huyện Vương Văn Bút và nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Tạ Văn Đạo cùng bị kỷ luật theo hình thức cảnh cáo.
Ngoài ra, Huyện ủy đã ban hành quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư Đảng ủy Đảng bộ Đội Thanh tra trật tự xây dựng đô thị huyện nhiệm kỳ 2015 2020 đối với ông Đào Văn Sửu; điều chuyển về làm Phó giám đốc Trung tâm quản lý khu du lịch di tích đền Sóc Sơn.
Theo kết luận thanh tra, UBND huyện Sóc Sơn không kiên quyết chỉ đạo khắc phục vi phạm theo các kết luận của Thanh tra và ý kiến chỉ đạo các cấp. UBND các xã buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm dẫn đến nhiều vi phạm về đất đai, mua bán chuyển nhượng, vi phạm trật tự xây dựng.
Theo đó, có 659 công trình vi phạm trật tự xây dựng trên đất lâm nghiệp nêu từ 2008 không được xử lý mà tiếp tục để phát sinh các vi phạm mới. Đến năm 2017, huyện mới xác định 555 công trình vi phạm, nay vẫn còn 485/555 công trình chưa xử lý.
Tuy nhiên, kết quả thanh tra cho thấy việc xác định công trình vi phạm của UBND huyện Sóc Sơn năm 2017 không chính xác, thực tế số lượng công trình vi phạm lớn hơn rất nhiều.
Chỉ riêng 2 xã Minh Phú, Minh Trí và khu vực ven 7 hồ lớn trong quy hoạch rừng đã có 797 công trình vi phạm.
Kết luận cũng nêu rõ huyện Sóc Sơn không kiểm tra và xử lý với 336 trường hợp chuyển nhượng đất trong quy hoạch rừng. Sau khi TP phê duyệt điều chỉnh quy hoạch rừng, huyện không thống kê, không kiểm tra, để phát sinh nhiều trường hợp mua bán, chuyển nhượng đất trong quy hoạch rừng, khiến tình hình phức tạp hơn, đặc biệt, là khu vực ven hồ Đồng Đò, hồ Đồng Quan và lâm trường Sóc Sơn.
Hầu hết trường hợp chuyển nhượng, người bán đất không có giấy tờ sử dụng đất nhưng vẫn được UBND xã chứng thực, xác nhận vào hợp đồng chuyển nhượng, dẫn đến người nhận chuyển nhượng đất xây dựng nhiều công trình lớn trong quy hoạch rừng…
(Theo Vietnamnet)
Chính trị
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
Trong số này, huyện không kỷ luật vì chưa đến mức kỷ luật 19 trường hợp, không kỷ luật vì hết thời hiệu (ốm, chữa bệnh) 22 người.
29 người bị khiển trách, cảnh cáo 6 trường hợp, cách chức 2 trường hợp, buộc thôi việc 2 cán bộ công chức, lao động hợp đồng.
Biệt thự trên đất rừng phòng hộ Sóc Sơn
Tập thể lãnh đạo UBND huyện Sóc Sơn đã tổ chức kiểm điểm đối với tập thể lãnh đạo UBND huyện các nhiệm kỳ (2006 2011, 2011 2016, 2016 2021), trong đó có Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND huyện các nhiệm kỳ trên.
Trên cơ sở báo cáo kiểm điểm của huyện, UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Đỗ Minh Tuấn Phó chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn.
Ban Thường vụ Huyện ủy cũng đã tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy 3 nhiệm kỳ (2005 2010, 2010 2015, 2015 2020) và cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý có trách nhiệm liên quan trong 3 nhiệm kỳ.
Trên cơ sở báo cáo của huyện Sóc Sơn, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã có thông báo về kết quả kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với tổ chức đảng, đảng viên có liên quan đến sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất rừng ở Sóc Sơn giai đoạn 2008 2018.
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội kết luận, Ban Thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn qua 3 nhiệm kỳ (từ năm 2006 đến nay) cần nghiêm túc rút kinh nghiệm sâu sắc.
UB Kiểm tra Thành ủy cũng đã có các quyết định xử lý kỷ luật đối với 3 cán bộ thuộc diện Thành ủy quản lý.
Cụ thể, Phó chủ tịch UBND huyện Đỗ Minh Tuấn bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Nguyên Chủ tịch UBND huyện Vương Văn Bút và nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Tạ Văn Đạo cùng bị kỷ luật theo hình thức cảnh cáo.
Ngoài ra, Huyện ủy đã ban hành quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư Đảng ủy Đảng bộ Đội Thanh tra trật tự xây dựng đô thị huyện nhiệm kỳ 2015 2020 đối với ông Đào Văn Sửu; điều chuyển về làm Phó giám đốc Trung tâm quản lý khu du lịch di tích đền Sóc Sơn.
Theo kết luận thanh tra, UBND huyện Sóc Sơn không kiên quyết chỉ đạo khắc phục vi phạm theo các kết luận của Thanh tra và ý kiến chỉ đạo các cấp. UBND các xã buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm dẫn đến nhiều vi phạm về đất đai, mua bán chuyển nhượng, vi phạm trật tự xây dựng.
Theo đó, có 659 công trình vi phạm trật tự xây dựng trên đất lâm nghiệp nêu từ 2008 không được xử lý mà tiếp tục để phát sinh các vi phạm mới. Đến năm 2017, huyện mới xác định 555 công trình vi phạm, nay vẫn còn 485/555 công trình chưa xử lý.
Tuy nhiên, kết quả thanh tra cho thấy việc xác định công trình vi phạm của UBND huyện Sóc Sơn năm 2017 không chính xác, thực tế số lượng công trình vi phạm lớn hơn rất nhiều.
Chỉ riêng 2 xã Minh Phú, Minh Trí và khu vực ven 7 hồ lớn trong quy hoạch rừng đã có 797 công trình vi phạm.
Kết luận cũng nêu rõ huyện Sóc Sơn không kiểm tra và xử lý với 336 trường hợp chuyển nhượng đất trong quy hoạch rừng. Sau khi TP phê duyệt điều chỉnh quy hoạch rừng, huyện không thống kê, không kiểm tra, để phát sinh nhiều trường hợp mua bán, chuyển nhượng đất trong quy hoạch rừng, khiến tình hình phức tạp hơn, đặc biệt, là khu vực ven hồ Đồng Đò, hồ Đồng Quan và lâm trường Sóc Sơn.
Hầu hết trường hợp chuyển nhượng, người bán đất không có giấy tờ sử dụng đất nhưng vẫn được UBND xã chứng thực, xác nhận vào hợp đồng chuyển nhượng, dẫn đến người nhận chuyển nhượng đất xây dựng nhiều công trình lớn trong quy hoạch rừng…
(Theo Vietnamnet)
No comments:
Post a Comment