Bà Ánh giải thích, bản thân chỉ là người dân bình thường, không biết gì, được cấp trên gọi lên bảo làm thì bà làm. Bà Ánh bày tỏ, “cùng là người Việt nên mong mọi người đừng nói quá”.
Bà chủ tòa “gai bê tông” xây trái phép trên đèo Mã Pì Lèng: “Nếu bị thu hồi sẽ cho mìn nổ tung”
Nếu bị thu hồi sẽ nhảy sông Nho Quế hoặc cho mìn nổ tung
“Đúng ra là tôi chấp hành cái lệnh của huyện, còn huyện thì có cái lệnh của tỉnh”, bà Vũ Ngọc Ánh nói như vậy khi bắt đầu câu chuyện với PV về việc bị báo chí phản ánh xây dựng trái phép công trình nhà hàng ăn, nghỉ Panorama trên đèo Mã Pì Lèng.
Bà Ánh kể, mảnh đất này bà mua từ hơn 10 năm trước của người dân bản địa. Khi đặt vấn đề mua, người dân còn khuyên đất ở đây toàn đá, không trồng được ngô, nhưng bà Ánh đáp lại “tôi không mua để trồng ngô mà để cho mọi người nuôi ong”. Cuối cùng thì hai bên chốt giá 70 triệu đồng.
Theo bà Ánh, năm 2018, huyện Mèo Vạc, rồi tỉnh Hà Giang gọi bà lên trao đổi rằng sẽ thu hồi lại đất để xây dựng, nhưng sau đó, họ cho 10 ngày để bà suy nghĩ về việc xây dựng công trình “dừng chân” cho khách du lịch.
Tòa Mã Pì Lèng Panorama đi vào hoạt động đã một thời gian dài nhưng chưa có giấy phép.
Bà chủ Panorama tâm sự, nguyện vọng ban đầu bà có ý định làm nhỏ chứ không to, khi làm các con không hề biết, chỉ có hai người bạn ở dưới Tuyên Quang biết, cuối tuần nào họ cũng lên thăm, động viên.
Khi PV đặt câu hỏi, mọi người đang kêu gọi tẩy chay tòa nhà, bà có suy nghĩ gì ? Bà Ánh bật khóc nức nở trả lời: “Tôi không còn biết nói gì cả, năm nay đã gần 60 tuổi rồi, tôi nghĩ cùng người Việt Nam với nhau, không tìm hiểu mà đã nói ‘bà chủ Mã Pì Lèng là ai?’
Khách bây giờ vẫn đến chơi thôi, mọi người mà biết được kỷ niệm, biết về cái sự cố gắng của tôi, của tỉnh, của huyện thì…. Mà thực tế, huyện còn cung cấp cho tôi hẳn đường dẫn điện từ Đồng Văn vào đây, đêm hôm vắng vẻ heo hút, công an cũng đi tuần để bảo vệ”.
Bà nói thêm khi bắt đầu làm, ở huyện, ở tỉnh người ta rất quan tâm, lúc làm xong tất cả ban ngành, mọi người đến kiểm tra độ an toàn tòa nhà, chứ bà không tự ý.
Kể về quá trình xây dựng, chủ công trình Panorama cho biết, trực tiếp đôi vai bà gùi những viên gạch từ trên vách đá xuống, dù không phải thợ xây nhưng đã tự tay vạch vữa, ghép đá kè móng; bà mong muốn làm cho nhiều người lên đây chơi sẽ có những bức ảnh đẹp mang về làm kỷ niệm.
Theo lời bà Ánh kể, đã có khách nước ngoài lần đầu tiên đến thấy đẹp họ còn phải thốt lên ‘wow’ rồi thắc mắc, không biết chủ ở đây là ai.
Công trình có phòng nghỉ, ban công vãn cảnh thung lũng hướng xuống sông Nho Quế.
“Tôi chỉ mong một điều mọi người đừng nói quá, có người từng hỏi tôi nếu bị thu hồi chỗ đất này thì chị sẽ nghĩ gì ? tôi trả lời ‘em ạ, nếu họ thu chị chỉ có cách nhảy xuống sông Nho Quế hoặc là cho mìn nổ tung chỗ này lên, nhà của chị, tất cả tài sản cuộc đời chị ở đây rồi’”, bà Ánh nói và giả thích, bản thân chỉ là người dân bình thường, không biết gì, được cấp trên gọi lên bảo làm thì bà làm. Thủ tục giấy tờ nào chưa biết thì phải hướng dẫn.
“Tôi làm đúng ý, đúng mục đích chứ không hề làm vụng trộm, nếu vụng trộm thì không bao giờ làm được đâu”, bà giải thích.
Khi PV hỏi thêm quá trình xây tòa nhà có lường trước được sẽ xảy ra câu chuyện như này ? bà Ánh nói “không, biết trước sẽ không bao giờ làm”. Trước khi quyết định thi công, bà cũng nắm được công trình của mình không nằm trong lõi công viên địa chất nên mới thản nhiên, và cũng vì ‘các sếp’ cho làm thì cứ làm, họ chả lấy một xu, một cắc nào.
Về việc thiếu giấy phép xây dựng mà vẫn thi công hoàn thiện, đi vào hoạt động, bà Ánh bảo “cái đấy huyện thiết kế cho mà”.
Lãnh đạo huyện Mèo Vạc nói có trách nhiệm với công trình sai phạm
Trao đổi với PV, bà Mua Hồng Sinh (Phó chủ tịch huyện Mèo Vạc) thừa nhận cấp ủy, chính quyền địa phương cũng có ‘trách nhiệm’ khi để công trình xây trái phép trên đèo Mã Pì Lèng đi vào hoạt động.
Theo bà Sinh giải thích, từ khi Panorama bắt đầu xây dựng, huyện đã nhiều lần đến kiểm tra, yêu cầu chủ đầu tư dừng thi công để hoàn thiện các thủ tục theo quy định.
“Nhưng đến nay công trình đã hoàn thành, vào hoạt động mà chủ đầu tư vẫn chưa hoàn thiện các giấy tờ cần thiết”, bà Sinh nói.
Vị lãnh đạo huyện Mèo Vạc giải thích thêm, tòa nhà này nằm trên đất nông nghiệp, chưa được cấp phép chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất thổ cư, xây dựng như thế là vi phạm pháp luật.
Hơn nữa, khu đất này nằm ở vùng ven Danh thắng quốc gia Mã Pì Lèng, nếu người dân bản địa làm nhà ở thì huyện có thẩm quyền cấp phép. Còn nếu xây dựng công trình với mục đích khác thì phải làm hồ sơ để các sở, ban ngành thẩm định về chiều cao, số tầng, diện tích.
Khu đất xây dựng được cho là nằm ở vùng ven Danh thắng quốc gia.
Cái sai phạm của chủ đầu tư theo bà Sinh nói là không làm hồ sơ thiết kế để các cơ quan thẩm định xem có phù hợp với cảnh quan, môi trường hay không.
Trước mắt, lãnh đạo huyện Mèo Vạc sẽ tiếp tục yêu cầu chủ đầu tư Panorama khẩn trương hoàn thiện hồ sơ công trình để các cấp thẩm định. Nếu chủ đầu tư không hoàn thiện được các giấy phép thì huyện sẽ có biện pháp xử lý.
Hoàng An – Lê Anh/Soha News
Môi trường
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Bà chủ tòa “gai bê tông” xây trái phép trên đèo Mã Pì Lèng: “Nếu bị thu hồi sẽ cho mìn nổ tung”
Nếu bị thu hồi sẽ nhảy sông Nho Quế hoặc cho mìn nổ tung
“Đúng ra là tôi chấp hành cái lệnh của huyện, còn huyện thì có cái lệnh của tỉnh”, bà Vũ Ngọc Ánh nói như vậy khi bắt đầu câu chuyện với PV về việc bị báo chí phản ánh xây dựng trái phép công trình nhà hàng ăn, nghỉ Panorama trên đèo Mã Pì Lèng.
Bà Ánh kể, mảnh đất này bà mua từ hơn 10 năm trước của người dân bản địa. Khi đặt vấn đề mua, người dân còn khuyên đất ở đây toàn đá, không trồng được ngô, nhưng bà Ánh đáp lại “tôi không mua để trồng ngô mà để cho mọi người nuôi ong”. Cuối cùng thì hai bên chốt giá 70 triệu đồng.
Theo bà Ánh, năm 2018, huyện Mèo Vạc, rồi tỉnh Hà Giang gọi bà lên trao đổi rằng sẽ thu hồi lại đất để xây dựng, nhưng sau đó, họ cho 10 ngày để bà suy nghĩ về việc xây dựng công trình “dừng chân” cho khách du lịch.
Tòa Mã Pì Lèng Panorama đi vào hoạt động đã một thời gian dài nhưng chưa có giấy phép.
Bà chủ Panorama tâm sự, nguyện vọng ban đầu bà có ý định làm nhỏ chứ không to, khi làm các con không hề biết, chỉ có hai người bạn ở dưới Tuyên Quang biết, cuối tuần nào họ cũng lên thăm, động viên.
Khi PV đặt câu hỏi, mọi người đang kêu gọi tẩy chay tòa nhà, bà có suy nghĩ gì ? Bà Ánh bật khóc nức nở trả lời: “Tôi không còn biết nói gì cả, năm nay đã gần 60 tuổi rồi, tôi nghĩ cùng người Việt Nam với nhau, không tìm hiểu mà đã nói ‘bà chủ Mã Pì Lèng là ai?’
Khách bây giờ vẫn đến chơi thôi, mọi người mà biết được kỷ niệm, biết về cái sự cố gắng của tôi, của tỉnh, của huyện thì…. Mà thực tế, huyện còn cung cấp cho tôi hẳn đường dẫn điện từ Đồng Văn vào đây, đêm hôm vắng vẻ heo hút, công an cũng đi tuần để bảo vệ”.
Bà nói thêm khi bắt đầu làm, ở huyện, ở tỉnh người ta rất quan tâm, lúc làm xong tất cả ban ngành, mọi người đến kiểm tra độ an toàn tòa nhà, chứ bà không tự ý.
Kể về quá trình xây dựng, chủ công trình Panorama cho biết, trực tiếp đôi vai bà gùi những viên gạch từ trên vách đá xuống, dù không phải thợ xây nhưng đã tự tay vạch vữa, ghép đá kè móng; bà mong muốn làm cho nhiều người lên đây chơi sẽ có những bức ảnh đẹp mang về làm kỷ niệm.
Theo lời bà Ánh kể, đã có khách nước ngoài lần đầu tiên đến thấy đẹp họ còn phải thốt lên ‘wow’ rồi thắc mắc, không biết chủ ở đây là ai.
Công trình có phòng nghỉ, ban công vãn cảnh thung lũng hướng xuống sông Nho Quế.
“Tôi chỉ mong một điều mọi người đừng nói quá, có người từng hỏi tôi nếu bị thu hồi chỗ đất này thì chị sẽ nghĩ gì ? tôi trả lời ‘em ạ, nếu họ thu chị chỉ có cách nhảy xuống sông Nho Quế hoặc là cho mìn nổ tung chỗ này lên, nhà của chị, tất cả tài sản cuộc đời chị ở đây rồi’”, bà Ánh nói và giả thích, bản thân chỉ là người dân bình thường, không biết gì, được cấp trên gọi lên bảo làm thì bà làm. Thủ tục giấy tờ nào chưa biết thì phải hướng dẫn.
“Tôi làm đúng ý, đúng mục đích chứ không hề làm vụng trộm, nếu vụng trộm thì không bao giờ làm được đâu”, bà giải thích.
Khi PV hỏi thêm quá trình xây tòa nhà có lường trước được sẽ xảy ra câu chuyện như này ? bà Ánh nói “không, biết trước sẽ không bao giờ làm”. Trước khi quyết định thi công, bà cũng nắm được công trình của mình không nằm trong lõi công viên địa chất nên mới thản nhiên, và cũng vì ‘các sếp’ cho làm thì cứ làm, họ chả lấy một xu, một cắc nào.
Về việc thiếu giấy phép xây dựng mà vẫn thi công hoàn thiện, đi vào hoạt động, bà Ánh bảo “cái đấy huyện thiết kế cho mà”.
Lãnh đạo huyện Mèo Vạc nói có trách nhiệm với công trình sai phạm
Trao đổi với PV, bà Mua Hồng Sinh (Phó chủ tịch huyện Mèo Vạc) thừa nhận cấp ủy, chính quyền địa phương cũng có ‘trách nhiệm’ khi để công trình xây trái phép trên đèo Mã Pì Lèng đi vào hoạt động.
Theo bà Sinh giải thích, từ khi Panorama bắt đầu xây dựng, huyện đã nhiều lần đến kiểm tra, yêu cầu chủ đầu tư dừng thi công để hoàn thiện các thủ tục theo quy định.
“Nhưng đến nay công trình đã hoàn thành, vào hoạt động mà chủ đầu tư vẫn chưa hoàn thiện các giấy tờ cần thiết”, bà Sinh nói.
Vị lãnh đạo huyện Mèo Vạc giải thích thêm, tòa nhà này nằm trên đất nông nghiệp, chưa được cấp phép chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất thổ cư, xây dựng như thế là vi phạm pháp luật.
Hơn nữa, khu đất này nằm ở vùng ven Danh thắng quốc gia Mã Pì Lèng, nếu người dân bản địa làm nhà ở thì huyện có thẩm quyền cấp phép. Còn nếu xây dựng công trình với mục đích khác thì phải làm hồ sơ để các sở, ban ngành thẩm định về chiều cao, số tầng, diện tích.
Khu đất xây dựng được cho là nằm ở vùng ven Danh thắng quốc gia.
Cái sai phạm của chủ đầu tư theo bà Sinh nói là không làm hồ sơ thiết kế để các cơ quan thẩm định xem có phù hợp với cảnh quan, môi trường hay không.
Trước mắt, lãnh đạo huyện Mèo Vạc sẽ tiếp tục yêu cầu chủ đầu tư Panorama khẩn trương hoàn thiện hồ sơ công trình để các cấp thẩm định. Nếu chủ đầu tư không hoàn thiện được các giấy phép thì huyện sẽ có biện pháp xử lý.
Hoàng An – Lê Anh/Soha News
No comments:
Post a Comment