Trong clip giải trình với Ban trị sự Phật giáo VN tỉnh Vĩnh Phúc (dưới đây), sư Toàn chùa Địa Ngục - người vừa xin hoàn tục sau vụ gạ tình nữ phóng viên - đã hé lộ đang sở hữu khối tài sản trị giá 200-300 tỷ đồng!
Giáo hội Phật giáo VN cần phối hợp làm rõ nguồn gốc khối tài sản khủng của sư Toàn: Của các Phật tử cúng dường cho sư Toàn; hay cúng dường cho chùa?
Trong bài viết của Báo Phụ nữ TP HCM có chi tiết sư Toàn khoe ông Sơn - Phó Chủ tịch Tập đoàn Sun Group hứa đưa 300 tỷ để ông này xây chùa Địa Ngục. Có hay không khoản đầu tư này và số tiền đó đã được chi ra hay chưa?
Hay tài sản của sư Toàn đến từ hoạt động môi giới hay trực tiếp mua bán đất dự án Tam Đảo 2 như nhà sư này khoe khoang với PV Báo Phụ nữ TP HCM? Nếu đúng như vậy thì việc mua bán, chuyển nhượng này hoàn toàn vi phạm pháp luật!
Nhưng rõ ràng, kinh doanh bất động sản gắn với tâm linh ở Việt Nam là ngón nghề siêu lợi nhuận.
Bởi nếu không khoác áo thày chùa, sư Toàn không dễ có vốn liếng, quan hệ để dễ dàng môi giới hay kinh doanh đất cát như vậy, nhất là đất dự án du lịch sinh thái giữa lõi rừng Tam Đảo như của Sun Group!
Hèn gì mà dự án du lịch nào của Sun Group cũng phải có một “ngôi chùa”.
Cho dù đó chỉ là ngôi chùa giả như chùa Địa Ngục và một nhà sư đồi bại như sư Toàn!
Một cách hài hước, đây quả là một case startup thú vị. Nó chính thức công nhận việc lợi dụng Phật giáo là một ngành nghề có thể kiếm tiền, chùa là doanh nghiệp còn sư là doanh nhân.
Ảnh chụp tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam - Cần Thơ.
Thời buổi mạt pháp phát triển, đâu đâu cũng có chùa, có sư để đáp ứng nhu cầu tâm linh có vẻ ngày càng cao của chúng sinh thì chắc chắn không thể tránh khỏi những hoạt động đi lệch lạc, xoá nhoà ranh giới giữa đạo và đời. Bản năng con người là luôn bị cám dỗ. Phật không có cách nào để nhìn được hết tà tâm của tăng ni, phật tử.
Giáo hội phật giáo quốc gia nên tự giác có một đề án nghiêm túc về vấn đề này, đưa ra trước quốc hội để xây dựng luật. Hoạt động kinh doanh đi liền với tôn giáo hiện nay phát triển vô cùng mạnh mẽ. Cái cốt yếu, nó liên quan tới lượng tiền lớn núp bóng dưới các hoạt động cúng, tiến lễ, mà chùa và sư là những nơi thực thi, quản lý cũng như cất giữ những số tiền khổng lồ đó của chúng sinh.
Không những chỉ có tiền, nếu phật tử hoặc người thân của họ là người có quyền thế, chùa và sư còn có thể tác động lớn vào tâm lý họ, dẫn tới nhiều suy nghĩ lệch lạc, ảnh hưởng tới quyết định trong công việc. Mà, những quyết sách của họ phần lớn liên quan tới sinh kế của người dân.
Có phát sinh giao dịch, phát sinh sự trao đổi lợi ích, tức là có thị trường. Có thị trường thì ta cũng có thể coi đó là ngành nghề hợp pháp để đưa vào quản lý chặt chẽ về thuế, dòng tiền và nhiều khoản khác bởi Phật giáo Việt Nam hiện tại có quy mô chuyên nghiệp đến bất ngờ. Cũng đầy đủ từ giáo dục, chức danh, hạ tầng, tài nguyên đất đai và văn hoá, du lịch.
Về phía các chức sắc của Giáo hội, việc cần làm là kiểm soát được mọi hoạt động của tăng ni, thấu hiểu tâm tư của phật tử thì mới khiến họ nghiêm túc nghiên cứu phật pháp, trở nên chân tu, tránh khỏi sự lẫn lộn ranh giới giữa đạo và đời.
Tin trong nước
,
Văn hóa
,
Xã hội
Trong bài viết của Báo Phụ nữ TP HCM có chi tiết sư Toàn khoe ông Sơn - Phó Chủ tịch Tập đoàn Sun Group hứa đưa 300 tỷ để ông này xây chùa Địa Ngục. Có hay không khoản đầu tư này và số tiền đó đã được chi ra hay chưa?
Hay tài sản của sư Toàn đến từ hoạt động môi giới hay trực tiếp mua bán đất dự án Tam Đảo 2 như nhà sư này khoe khoang với PV Báo Phụ nữ TP HCM? Nếu đúng như vậy thì việc mua bán, chuyển nhượng này hoàn toàn vi phạm pháp luật!
Nhưng rõ ràng, kinh doanh bất động sản gắn với tâm linh ở Việt Nam là ngón nghề siêu lợi nhuận.
Bởi nếu không khoác áo thày chùa, sư Toàn không dễ có vốn liếng, quan hệ để dễ dàng môi giới hay kinh doanh đất cát như vậy, nhất là đất dự án du lịch sinh thái giữa lõi rừng Tam Đảo như của Sun Group!
Hèn gì mà dự án du lịch nào của Sun Group cũng phải có một “ngôi chùa”.
Cho dù đó chỉ là ngôi chùa giả như chùa Địa Ngục và một nhà sư đồi bại như sư Toàn!
START-UP MỚI: CHÙA LÀ DOANH NGHIỆP, SƯ LÀ DOANH NHÂN
Báo chí đăng: Sư Toàn được giữ lại toàn bộ tài sản đứng tên cá nhân khi hoàn tục.Một cách hài hước, đây quả là một case startup thú vị. Nó chính thức công nhận việc lợi dụng Phật giáo là một ngành nghề có thể kiếm tiền, chùa là doanh nghiệp còn sư là doanh nhân.
Ảnh chụp tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam - Cần Thơ.
Thời buổi mạt pháp phát triển, đâu đâu cũng có chùa, có sư để đáp ứng nhu cầu tâm linh có vẻ ngày càng cao của chúng sinh thì chắc chắn không thể tránh khỏi những hoạt động đi lệch lạc, xoá nhoà ranh giới giữa đạo và đời. Bản năng con người là luôn bị cám dỗ. Phật không có cách nào để nhìn được hết tà tâm của tăng ni, phật tử.
Giáo hội phật giáo quốc gia nên tự giác có một đề án nghiêm túc về vấn đề này, đưa ra trước quốc hội để xây dựng luật. Hoạt động kinh doanh đi liền với tôn giáo hiện nay phát triển vô cùng mạnh mẽ. Cái cốt yếu, nó liên quan tới lượng tiền lớn núp bóng dưới các hoạt động cúng, tiến lễ, mà chùa và sư là những nơi thực thi, quản lý cũng như cất giữ những số tiền khổng lồ đó của chúng sinh.
Không những chỉ có tiền, nếu phật tử hoặc người thân của họ là người có quyền thế, chùa và sư còn có thể tác động lớn vào tâm lý họ, dẫn tới nhiều suy nghĩ lệch lạc, ảnh hưởng tới quyết định trong công việc. Mà, những quyết sách của họ phần lớn liên quan tới sinh kế của người dân.
Có phát sinh giao dịch, phát sinh sự trao đổi lợi ích, tức là có thị trường. Có thị trường thì ta cũng có thể coi đó là ngành nghề hợp pháp để đưa vào quản lý chặt chẽ về thuế, dòng tiền và nhiều khoản khác bởi Phật giáo Việt Nam hiện tại có quy mô chuyên nghiệp đến bất ngờ. Cũng đầy đủ từ giáo dục, chức danh, hạ tầng, tài nguyên đất đai và văn hoá, du lịch.
Về phía các chức sắc của Giáo hội, việc cần làm là kiểm soát được mọi hoạt động của tăng ni, thấu hiểu tâm tư của phật tử thì mới khiến họ nghiêm túc nghiên cứu phật pháp, trở nên chân tu, tránh khỏi sự lẫn lộn ranh giới giữa đạo và đời.
No comments:
Post a Comment