Chiều 1/10, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành tuyên án vụ buôn bán thuốc chống ung thư giả tại Công ty cổ phần VN Pharma. Hội đông xét xử đã tuyên phạt bị cáo Võ Mạnh Cường (cựu giám đốc Công ty TNHH Thương mại hàng hải quốc tế H&C) 20 năm tù, bị cáo Nguyễn Minh Hùng (cựu chủ tịch, tổng giám đốc VN Pharma) 17 năm tù về tội buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh (theo khoản 4 Điều 157 BLHS). Cùng tội danh và khung hình phạt này, tòa tuyên các đồng phạm còn lại mức án từ ba năm án treo đến 12 năm tù. Tuy nhiên điều dư luận quan tâm không không phải là những con số 20 hay 17 năm mà là thái độ của Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế).
Tại công văn này, Cục Quản lý dược cho biết đã làm việc với cơ quan quản lý dược bang Himachal Pradesh của Ấn Độ và xác định được lô thuốc H-Capita 500mg caplet (sản xuất ngày 5/3/2014, hạn sử dụng ngày 4/3/2016) được sản xuất tại nhà máy Affy Parenterals đạt tiêu chuẩn GMP (tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt) của Tổ chức Y tế thế giới.
Về chất lượng thuốc, Cục Quản lý dược cho biết ngày 5/3/2014, nhà máy Affy Parenterals có phiếu kiểm nghiệm kết luận thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng để xuất xưởng và lưu hành.
Do vậy, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) khẳng định lô thuốc H-Capita do VN Pharma nhập về đạt chuẩn và chỉ bị giả mạo về nguồn gốc xuất xứ.
Không biết bằng cách nào, chỉ trong một thời gian rất ngắn là 4 ngày, vừa đi kiểm tra mà đoàn đã đi làm việc với bang Himachal, làm việc với nhà máy, với cơ quan quản lý dược Ấn Độ, sau đó làm việc và tiếp nhận tài liệu của công ty vận chuyển ở Mumbai, thu thập được rất nhiều tài liệu như GMP, phiếu kiểm nghiệm, biên bản xác nhận của nhá máy thuốc, hóa đơn, vận đơn…. thu thập được rất nhiều tài liệu nghe chừng rất thuyết phục để xác định xác định thuốc H-Capita do VN Pharma nhập về là thuốc kém chất lượng. Các tài liệu này được Cục quản lý Dược, Phòng thương mại Ấn Độ, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao Ấn Độ, đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ xác minh tính hợp pháp và hợp pháp hóa lãnh sự.
Mặt khác Cục Quản lý Dược khẳng định thuốc chỉ có 1 chỉ tiêu không đạt chất lượng, nhưng kết luận điều tra có nhiều thứ không đạt như màu sắc thuốc đăng ký, nhãn mác không đầy đủ thông tin được duyệt, tờ hướng dẫn sử dụng và tờ hướng dẫn sử dụng được duyệt khác nhau về thành phần tá dược, thậm chí có hộp không có tờ hướng dẫn sử dụng…
Dược phẩm là một mặt hàng đặc thù, thuộc điều trị ung thư càng đặc thù hơn. Người bệnh không thể tự thẩm định nguồn gốc và chất lượng của từng vỉ thuốc. Lẽ ra việc này phải được theo dõi và giám sát cực kỳ kỹ lưỡng của Cục Quản lý Dược, nhưng bẽ bàng thay, 9.300 hộp thuốc H-Capita do Công ty VN Pharma nhập khẩu bị giả mạo nguồn gốc, xuất xứ là do công ty Helix Canada sản xuất, kết quả điều tra xác định công ty Helix Canada là không có thật. Và cũng chính vì Công ty Helix Canada không có thật, tất cả các hồ sơ để cấp phép nhập khẩu thuốc tất cả đã bị làm giả, trong đó có tiêu chuẩn thuốc. H-Capita không phải của Helix.
Vậy phải chăng hành động của Cục Quản lý Dược trước phiên tòa lại hòng che chắn bớt trách nhiệm mà họ được xã hội phân công với nhiều ưu ái và tin cậy. Cục Quản lý Dược giằng co hai khái niệm “thuốc kém chất lượng” và “thuốc giả nguồn gốc” để làm gì? Để chứng minh cả hai loại thuốc ấy đều móc túi bệnh nhân ung thư và tước đi cơ hội sống quý báu mà bệnh nhân ung thư đang nỗ lực níu kéo ư?
Nguồn tổng hợp
Chính trị
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
,
Y tế
Quá nhanh, quá nguy hiểm
Khi phiên tòa đang có những ý kiến tranh cãi về nguồn gốc, chất lượng thuốc thì đại diện Cục Quản lý Dược bỗng dưng mang văn bản hỏa tốc đến tòa để đề nghị Hội đồng xét xử xem xét và chấp nhận các tài liệu xác minh nguồn gốc, chất lượng 9.300 hộp thuốc H-Capita do đoàn công tác Bộ Y tế đi thực tế Ấn Độ thu thập.Tại công văn này, Cục Quản lý dược cho biết đã làm việc với cơ quan quản lý dược bang Himachal Pradesh của Ấn Độ và xác định được lô thuốc H-Capita 500mg caplet (sản xuất ngày 5/3/2014, hạn sử dụng ngày 4/3/2016) được sản xuất tại nhà máy Affy Parenterals đạt tiêu chuẩn GMP (tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt) của Tổ chức Y tế thế giới.
Về chất lượng thuốc, Cục Quản lý dược cho biết ngày 5/3/2014, nhà máy Affy Parenterals có phiếu kiểm nghiệm kết luận thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng để xuất xưởng và lưu hành.
Do vậy, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) khẳng định lô thuốc H-Capita do VN Pharma nhập về đạt chuẩn và chỉ bị giả mạo về nguồn gốc xuất xứ.
Không biết bằng cách nào, chỉ trong một thời gian rất ngắn là 4 ngày, vừa đi kiểm tra mà đoàn đã đi làm việc với bang Himachal, làm việc với nhà máy, với cơ quan quản lý dược Ấn Độ, sau đó làm việc và tiếp nhận tài liệu của công ty vận chuyển ở Mumbai, thu thập được rất nhiều tài liệu như GMP, phiếu kiểm nghiệm, biên bản xác nhận của nhá máy thuốc, hóa đơn, vận đơn…. thu thập được rất nhiều tài liệu nghe chừng rất thuyết phục để xác định xác định thuốc H-Capita do VN Pharma nhập về là thuốc kém chất lượng. Các tài liệu này được Cục quản lý Dược, Phòng thương mại Ấn Độ, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao Ấn Độ, đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ xác minh tính hợp pháp và hợp pháp hóa lãnh sự.
Bộ Y tế tự xác minh là thiếu khách quan
Tài năng tác nghiệp ngoài biên giới của các cán bộ Cục Quản lý Dược đáng được tôn vinh là siêu điều tra viên. Tuy nhiên, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã đặt nghi vấn đoàn công tác Bộ Y tế tại Ấn Độ đi theo sự phân công của ai, thu thập thông tin bằng cách nào? Việc thu thập tài liệu cũng như xác nhận tính pháp lý của tài liệu để đưa vào hồ sơ vụ án không được thực hiện đúng các quy định của Bộ luật TTHS, không đảm bảo giá trị pháp lý, để làm căn cứ xác định lô thuốc 9.300 hộp của nhà máy Ấn Độ sản xuất bán cho Công ty Magnolia như tài liệu Bộ Y tế tự thu thập. Vì CQĐT chưa kiểm tra xác định tính hợp pháp của các tài liệu này. Các nội dung này nếu thực hiện phải do CQĐT thu thập hoặc nếu thông qua các cơ quan chức năng khác thì cũng phải có các tài liệu để chứng minh việc thu thập tài liệu, cung cấp tài liệu là dựa trên yêu cầu của CQĐT và do chính đơn vị được yêu cầu cung cấp. Hiện CQĐT đang còn tiếp tục xem xét, điều tra về hành vi này nên tài liệu của Bộ Y tế thu thập không xuất phát từ các yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng, vừa không đảm bảo tính pháp lý như đã phân tích và cũng không đảm bảo tính khách quan.Mặt khác Cục Quản lý Dược khẳng định thuốc chỉ có 1 chỉ tiêu không đạt chất lượng, nhưng kết luận điều tra có nhiều thứ không đạt như màu sắc thuốc đăng ký, nhãn mác không đầy đủ thông tin được duyệt, tờ hướng dẫn sử dụng và tờ hướng dẫn sử dụng được duyệt khác nhau về thành phần tá dược, thậm chí có hộp không có tờ hướng dẫn sử dụng…
Dược phẩm là một mặt hàng đặc thù, thuộc điều trị ung thư càng đặc thù hơn. Người bệnh không thể tự thẩm định nguồn gốc và chất lượng của từng vỉ thuốc. Lẽ ra việc này phải được theo dõi và giám sát cực kỳ kỹ lưỡng của Cục Quản lý Dược, nhưng bẽ bàng thay, 9.300 hộp thuốc H-Capita do Công ty VN Pharma nhập khẩu bị giả mạo nguồn gốc, xuất xứ là do công ty Helix Canada sản xuất, kết quả điều tra xác định công ty Helix Canada là không có thật. Và cũng chính vì Công ty Helix Canada không có thật, tất cả các hồ sơ để cấp phép nhập khẩu thuốc tất cả đã bị làm giả, trong đó có tiêu chuẩn thuốc. H-Capita không phải của Helix.
Vậy phải chăng hành động của Cục Quản lý Dược trước phiên tòa lại hòng che chắn bớt trách nhiệm mà họ được xã hội phân công với nhiều ưu ái và tin cậy. Cục Quản lý Dược giằng co hai khái niệm “thuốc kém chất lượng” và “thuốc giả nguồn gốc” để làm gì? Để chứng minh cả hai loại thuốc ấy đều móc túi bệnh nhân ung thư và tước đi cơ hội sống quý báu mà bệnh nhân ung thư đang nỗ lực níu kéo ư?
Nguồn tổng hợp
No comments:
Post a Comment