Sau cùng thì bài toán về trạm thu phí T2 thuộc dự án BOT Quốc lộ 91 đã có lời giải với công văn hỏa tốc ngày 7-11 của Bộ GTVT thông báo kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Nhật.
Trạm thu phí T2 thuộc dự án BOT Quốc lộ 91
Theo đó, Bộ GTVT thống nhất phương án không thu phí tại trạm T2, cân đối ngân sách nhà nước và địa phương để mua lại dự án, giao cho địa phương quản lý.
Chuyện trạm T2 đã chứng minh hậu quả tất yếu của việc ăn xổi ở thì, đua nhau chạy theo phong trào làm dự án BOT giao thông.
Trước đó, tuyến tránh Cai Lậy ở tỉnh Tiền Giang vẫn thi công dù đường cao tốc Trung Lương – Cần Thơ đã được duyệt, mà ai cũng biết sau khi cao tốc này đi vào hoạt động, lưu lượng xe trên Quốc lộ 1 qua Cai Lậy sẽ giảm mạnh. Dự án BOT Quốc lộ 91 cũng vậy, vẫn bày ra dù biết rõ cầu Vàm Cống sắp hoàn thành, dự án tuyến tránh Long Xuyên đã duyệt thi công. Để chạy đua với thời gian hoàn vốn thì chỉ còn cách là đặt trạm thu phí T2 sai vị trí, hòng tận thu tất cả các loại phương tiện lưu thông qua lại, bất kể dù có hay không, hoặc chỉ cần sử dụng một phần nhỏ dịch vụ.
BOT Cai Lậy
Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao trong tổng số gần 90 trạm thu phí BOT hiện hành, chỉ khoảng 20% bị phản đối gay gắt, dẫn tới có những trạm phải ngưng hoàn toàn việc thu phí? Và tại sao, trạm T2 hay trạm Cai Lậy tuy đã ngưng thu phí một thời gian dài mà vẫn dây dưa chưa được giải quyết? Vậy số tiền lãi ngân hàng của các chủ đầu tư ai là người đứng ra chịu?
Từ tháng 5-2019, khi các vụ phản đối trạm T2 diễn ra dẫn đến việc phải ngưng thu phí hoàn toàn, sau đó là các cuộc họp giữa địa phương với Bộ GTVT, đều nêu ra phương án di dời trạm này hoặc sử dụng ngân sách nhà nước mua lại một phần hay toàn bộ dự án. Song, lúc đó chính Bộ GTVT đã bác bỏ, với lý do ngân sách eo hẹp. Vụ việc kéo dài tới nửa năm để rồi ra một quyết định mà đúng ra phải được quyết định từ thời điểm đó.
Công văn của Bộ GTVT nêu trên chỉ thấy bàn về vấn đề mua lại, tính toán lại chi phí đã đầu tư, hoàn vốn…; chứ chưa đề cập vấn đề nếu nhà nước đứng ra mua lại thì mua cái gì? Mua lại con đường với hiện trạng đang xuống cấp như hiện nay hay là yêu cầu chủ đầu tư phải hoàn thiện, duy tu sửa chữa con đường sắp được mua?
Vấn đề đặt ra là sau trạm T2, những trạm có số phận tương tự sẽ được giải quyết thế nào? Thời gian càng kéo dài thì càng phát sinh nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố tiêu cực. Sự việc đúng ra phải được Bộ GTVT nhìn nhận cái sai và nhanh chóng khắc phục nhưng cách xử lý vẫn kéo dài.
Gấp thì gấp nhưng thiết nghĩ Bộ GTVT không nên theo kiểu ứng phó tạm thời như hiện nay. Bởi lẽ, T2 cũng chỉ là một trong những trạm thu phí vốn bị dư luận phản đối gay gắt, chứ chưa phải là trạm đầu tiên bị tạm ngưng thu phí kéo dài; và vì cách xử lý với T2 cũng sẽ là tiền lệ cho các trạm thu phí còn lại.
Thực ra, cách giải quyết không khó nếu lãnh đạo Bộ GTVT tự đặt mình vào vị trí người dân phải chịu nộp phí khi không sử dụng dịch vụ; đặt mình vào vị trí doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh nhưng lại bị chỉ định thầu loại ra… Lúc đó, bộ mới có cái nhìn công tâm để giải quyết một cách thấu đáo, triệt để các vướng mắc BOT như hiện nay.
QUANG HUY/ Người Lao Động
Chính trị
,
Kinh tế
,
Tin trong nước
Trạm thu phí T2 thuộc dự án BOT Quốc lộ 91
Theo đó, Bộ GTVT thống nhất phương án không thu phí tại trạm T2, cân đối ngân sách nhà nước và địa phương để mua lại dự án, giao cho địa phương quản lý.
Chuyện trạm T2 đã chứng minh hậu quả tất yếu của việc ăn xổi ở thì, đua nhau chạy theo phong trào làm dự án BOT giao thông.
Trước đó, tuyến tránh Cai Lậy ở tỉnh Tiền Giang vẫn thi công dù đường cao tốc Trung Lương – Cần Thơ đã được duyệt, mà ai cũng biết sau khi cao tốc này đi vào hoạt động, lưu lượng xe trên Quốc lộ 1 qua Cai Lậy sẽ giảm mạnh. Dự án BOT Quốc lộ 91 cũng vậy, vẫn bày ra dù biết rõ cầu Vàm Cống sắp hoàn thành, dự án tuyến tránh Long Xuyên đã duyệt thi công. Để chạy đua với thời gian hoàn vốn thì chỉ còn cách là đặt trạm thu phí T2 sai vị trí, hòng tận thu tất cả các loại phương tiện lưu thông qua lại, bất kể dù có hay không, hoặc chỉ cần sử dụng một phần nhỏ dịch vụ.
BOT Cai Lậy
Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao trong tổng số gần 90 trạm thu phí BOT hiện hành, chỉ khoảng 20% bị phản đối gay gắt, dẫn tới có những trạm phải ngưng hoàn toàn việc thu phí? Và tại sao, trạm T2 hay trạm Cai Lậy tuy đã ngưng thu phí một thời gian dài mà vẫn dây dưa chưa được giải quyết? Vậy số tiền lãi ngân hàng của các chủ đầu tư ai là người đứng ra chịu?
Từ tháng 5-2019, khi các vụ phản đối trạm T2 diễn ra dẫn đến việc phải ngưng thu phí hoàn toàn, sau đó là các cuộc họp giữa địa phương với Bộ GTVT, đều nêu ra phương án di dời trạm này hoặc sử dụng ngân sách nhà nước mua lại một phần hay toàn bộ dự án. Song, lúc đó chính Bộ GTVT đã bác bỏ, với lý do ngân sách eo hẹp. Vụ việc kéo dài tới nửa năm để rồi ra một quyết định mà đúng ra phải được quyết định từ thời điểm đó.
Công văn của Bộ GTVT nêu trên chỉ thấy bàn về vấn đề mua lại, tính toán lại chi phí đã đầu tư, hoàn vốn…; chứ chưa đề cập vấn đề nếu nhà nước đứng ra mua lại thì mua cái gì? Mua lại con đường với hiện trạng đang xuống cấp như hiện nay hay là yêu cầu chủ đầu tư phải hoàn thiện, duy tu sửa chữa con đường sắp được mua?
Vấn đề đặt ra là sau trạm T2, những trạm có số phận tương tự sẽ được giải quyết thế nào? Thời gian càng kéo dài thì càng phát sinh nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố tiêu cực. Sự việc đúng ra phải được Bộ GTVT nhìn nhận cái sai và nhanh chóng khắc phục nhưng cách xử lý vẫn kéo dài.
Gấp thì gấp nhưng thiết nghĩ Bộ GTVT không nên theo kiểu ứng phó tạm thời như hiện nay. Bởi lẽ, T2 cũng chỉ là một trong những trạm thu phí vốn bị dư luận phản đối gay gắt, chứ chưa phải là trạm đầu tiên bị tạm ngưng thu phí kéo dài; và vì cách xử lý với T2 cũng sẽ là tiền lệ cho các trạm thu phí còn lại.
Thực ra, cách giải quyết không khó nếu lãnh đạo Bộ GTVT tự đặt mình vào vị trí người dân phải chịu nộp phí khi không sử dụng dịch vụ; đặt mình vào vị trí doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh nhưng lại bị chỉ định thầu loại ra… Lúc đó, bộ mới có cái nhìn công tâm để giải quyết một cách thấu đáo, triệt để các vướng mắc BOT như hiện nay.
QUANG HUY/ Người Lao Động
No comments:
Post a Comment