Cập nhật tin tức nóng hổi

Sông Đuống và Sông Đà: Triệt hạ lẫn nhau bằng thủ đoạn đầu độc dân Hà Thành?



Sông Đà hay Sông Đuống, người dân có thật sự quan tâm ai cung cấp nước cho họ không? Hay họ chỉ muốn nhận được câu trả lời cuối cùng về thủ phạm thật sự đổ dầu vào nguồn nước và họ phải trả bao nhiêu cho ngụm nước họ uống mỗi ngày.
Sông Đuống và Sông Đà: Triệt hạ lẫn nhau bằng thủ đoạn đầu độc dân Hà Thành?
Ai đổ dầu cặn vào nguồn nước cung cấp cho hơn 250 ngàn hộ dân khiến Báo Sạch phải gọi đó là một vụ Hà Thành đầu độc. Câu trả lời đã được chúng tôi thử đi tìm từ thực địa và nhận về những thông tin mang rất nhiều câu hỏi mà không ai khác ngoài chính quyền TP. Hà Nội phải trả lời cho người dân.

Nguồn dầu thải được cho là của Công ty Gốm sứ Thanh Hà ở Phú Thọ. Chính Nguyễn Đình Vũ (ở Lạng Sơn), tuy không phải là chủ doanh nghiệp có chức năng xử lý chất thải, nhưng lại chủ động liên hệ với Nguyễn Huyền Trang—Trợ lý GĐ Công ty Thanh Hà (ở Phú Thọ) để đặt vấn đề xử lý số dầu thải của Thanh Hà vào tháng 9/2019.

Hơn thế nữa, trong thoả thuận với Trang, thì Vũ sẽ được nhận 1.000 đ/lít dầu cho số lượng 10.000 lít, tương đương 10 triệu đồng, Vũ lại thuê một xe tải trọng tải 10 tấn cùng 1 xe hộ tống, cùng với 2 nhân lực chạy từ Phú Thọ chạy 320 km từ Phú Thọ đến Hoà Bình để đổ toàn bộ 10.000 lít dầu thải vào nguồn nước Sông Đà.

Càng lạ hơn, sau khi nhận dầu, Trang gọi cho Vũ trả tiền mà Vũ không nghe máy.

Tất cả các dữ kiện trên cho phép đặt nghi vấn vụ việc không phải là một hành vi đổ thải trộm, mà là một hành vi tấn công nguồn nước có chủ đích.

Hành vi tấn công có chủ đích này còn được thể hiện qua hai việc: đổ nghi binh số lượng nhỏ ở 3 điểm dễ nhìn thấy, rồi đổ phần lớn dầu thái vào trong một khe kín chảy xuống hồ Đồng Bài; thứ hai là dầu thải được trộn với một lượng lớn chlorine.

Việc đổ dầu nghi binh ở nhiều điểm khác nhau và trộn lượng lớn chlorine đã đánh lừa được các kỹ thuật viên của nhà máy nước Sông Đà dẫn đến việc chậm trễ trong việc xử lý và cắt nguồn nước sinh hoạt khiến ảnh hưởng đến hàng trăm ngàn hộ dân.

Chưa hết, ghi nhận thực tế của Báo Sạch cho thấy không ai lại vì số tiền 10 triệu đồng (chưa nhận) lại lái xe bồn đi trên một đoạn đường cheo leo rất nguy hiểm để đi đổ dầu vào một nơi hoang vu. Ngoại trừ, việc đổ thải này có mục đích là tấn công nguồn nước.

Giữa lúc Sông Đà đối diện với khủng hoảng thì như một sự trùng hợp là sự xuất hiện của nhà máy nước Sông Đuống.

Theo đồ án quy hoạch nước 499/QĐ–TTg, thì Nhà máy nước Sông Đà có công suất thiết kế là 600K m3/ngày, cấp nước cho phạm vi gồm: Khu vực đô thị vệ tinh phía Tây Hà Nội (Sơn Tây, Láng Hòa Lạc và Xuân Mai); đô thị sinh thái (Phúc Thọ, Quốc Oai và Chúc Sơn); dọc theo trục đường Láng - Hòa Lạc; đô thị trung tâm phía Tây Nam Hà Nội (từ vành đai 3 đến vành đai 4 và khu vực nông thôn liền kề).

Cũng theo quy hoạch này, Nhà máy nước sông Đuống có công suất 240.000 m3/ngày (phần cấp cho Hà Nội), có phạm vi cấp nước gồm: Khu vực đô thị trung tâm phía Đông Bắc Hà Nội (quận Long Biên, huyện Gia Lâm, một phần Đông Anh), khu vực Nam Hà Nội (một phần quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai); đô thị vệ tinh Phú Xuyên và nông thôn liền kề. Ngoài ra, còn cấp nước cho một số khu vực của các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên.

Tuy nhiên, Sông Đuống đã xây đường ống vào khu đô thị vệ tinh phía Tây, chuẩn bị sẵn sàng cho việc chiếm thị phần nước cấp theo quy hoạch của Nhà máy nước sông Đà. Phải chăng họ đoán trước được khủng hoảng của Sông Đà nên chuẩn bị để thế chỗ?

Cần phải biết, nhu cầu nước của Hà Nội vào khoảng 1,1 triệu m3 nước sạch/ngày đêm. Tuy nhiên, năng lực cấp nước của các nhà máy nước hiện có đã lên đến 1,37 triệu m3/ngày đêm. Vì vậy, cạnh tranh về địa bàn cấp nước ngày càng khốc liệt.

Ngày 5/9, nhà máy nước Sông Đuống khánh thành với công suất thiết kế khoảng 150.000 m3 nước/ngày đêm. Tuy nhiên, đến nay nhà máy nước Sông Đuống mới chỉ chạy được hơn 30% công suất, và dự kiến hêt năm 2019 cũng chỉ chạy được 70.000m3 nước/ngày đêm.

Trong khi đó, nhà máy nước Sông Đuống đầu tư tới 4.998 tỉ đồng, trong đó có tới 3.998 tỉ đồng là vốn vay thương mại. Trong đó, riêng năm 2018, nhà máy nước Sông Đuống vay của Vietinbank 2.483 tỉ đồng.

Với khoản vay thương mại lên đến 3.998 tỉ đồng, mà chỉ chạy được 30% công suất, thì nhà máy nước Sông Đuống khó có thể cầm cự lâu dài.

Điều trùng hợp là, ngày 5/9, Nhà máy nước Sông Đuống khánh thành, thì cũng trong tháng 9, nhóm Nguyễn Đình Vũ liền thực hiện việc đổ thải vào nguồn nước của Sông Đà.

Khi nguồn nước Sông Đà bị nhiễm dầu thải, lãnh đạo UBND TP Hà Nội lập tức chỉ đạo thay thế bằng nguồn nước Sông Đuống, theo đúng kế hoạch cấp nước 2019 của Hà Nội, đó là nếu nhà máy nước Sông Đà không đảm bảo cấp nước cho dân thì sẽ thay thế bằng nguồn cấp là nhà máy nước Sông Đuống.

Cần biết rằng chất lượng nước sau khi xử lý của Nhà máy nước Sông Đà hay Sông Đuống đều phải đáp ứng quy chuẩn chất lượng QCVN01:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành.

Tuy nhiên, chất lượng nước đầu vào của Sông Đà và Sông Đuống liên quan đến giá thành xử lý, vì nước càng bẩn thì quy trình xử lý càng phức tạp và càng tốn nhiều hoá chất.

Về vấn đề này, tổng quan thì nước nguồn sông Đà chảy về từ miền núi phía Nam Trung Quốc qua Mường Tè chảy xuống Hoà Bình mà không đi qua một khu đô thị lớn hay khu công nghiệp nào cả. Trong khi đó, Sông Đuống tiếp nước từ sông Hồng, sau khi chảy qua một loạt cụm dân cư lớn và khu công nghiệp ở Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Hà Nội.

Nước Sông Đà giá bán hiện tại 5.069 đồng/m3, trong khi nước Sông Đuống là 10.246 đồng/m3.

Giá nước đầu ra, tức giá bán cho dân, bị không chế theo một mức cụ thể được duyệt bởi UBND TP Hà Nội. Vì thế, các công ty phân phối nước đương nhiên sẽ muốn lấy nước nguồn bởi đơn vị cấp nước có giá rẻ hơn, ở đây là Sông Đà với giá chỉ hơn 5.000 đồng/m3, thay vì lấy nước nguồn cấp bởi Sông Đuống với giá cao gấp đôi Sông Đà. Đơn giản vì lấy nước đầu vào từ nhà cung cấp giá thấp thì nhà phân phối mới có lãi, còn lấy nước đầu vào giá cao của Sông Đuống thì nhà phân phối không có lãi.

Trùng hợp là vào đúng thời điểm nguồn nước của Nhà máy nước Sông Đà bị khủng bố, thì UBND TP Hà Nội bàn về việc tăng giá nước.

Ngày 7/10, Nguyễn Đình Vũ thuê hai người đi đổ 10.000 lít dầu thải vào nguồn nước Sông Đà.

Ngày 8/10, UBND TP Hà Nội có văn bản chỉ đạo các sở ngành về vấn đề nước sạch, trong đó giao Sở Tài chính xem xét điều chỉnh giá nước. Hiện UBND TP Hà Nội đã giao Sở Tài chính trình phương án tăng giá nước.

Nếu nguồn nước Sông Đà bị tấn công và buộc phải thay thế bằng nguồn nước Sông Đuống thì có khả năng người dân phải trả thêm khoản tiền nước đầu vào giá cao gấp đôi.

Cuộc tấn công vào túi tiền toàn bộ dân Hà Nội đã đánh vào tâm lý chấp nhận giá nước cao hơn để có nước chất lượng hơn.

Nhưng thực tế, chính tổng giám đốc Nhà máy nước Sông Đuống là ông Tạ Đức Hoàng lại khẳng định, trong giá nước 10.246 đồng/m3, giá nước sản xuất chỉ có 1.000 đồng/m3, còn hơn 9.000 đồng là do xây dựng đường ống.

Như vậy, giá nước Sông Đuống cao hoàn toàn không phải vì chất lượng sạch hơn, bởi tất cả các nguồn cấp nước đều theo quy chuẩn của Bộ Y tế.

Việc Hà Nội tăng giá nước sẽ mang lại lợi ích ngay lập tức cho Sông Đuống. Bởi vì trên cơ sở giá nước mới, các công ty phân phối nước mới được đảm bảo đầu ra cao hơn, từ đó có thể lấy nước giá cao từ nguồn cấp của Sông Đuống. Nhờ đó Sông Đuống có thể tăng công suất.

Nhà máy nước Sông Đuống chưa được nghiệm thu mà UBND TP Hà Nội đã cho cấp nước. Việc đầu tư của nhà máy thực tế triển khai ra sao chưa có kiểm toán nhưng Hà Nội đã phê duyệt giá nước cho Sông Đuống từ năm 2017 với giá 10.246 đồng/m3.

Có thể thấy nước dù có chảy về đâu thì tiền từ túi người dân cũng sẽ “chảy” về túi của những nhà cung cấp nước. Và, người dân sẽ phải trả gấp 2 cho ngụm nước mình uống mỗi ngày.

#baosach
, , ,

No comments:

Post a Comment