Thời gian qua, dư luận Quảng Nam xôn xao về “biệt phủ” xây trái phép trên đất rừng tại xã Duy Thu, huyện Duy Xuyên của ông Phan Ngọc Anh (đại diện pháp luật Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Phan Ngọc Anh, trụ sở tại địa phương).
“Biệt phủ” xây trên đất rừng của ông Phan Ngọc Anh.
Cơ quan chức năng ở đâu mà để sai phạm này diễn ra ngang nhiên như vậy? Ông Anh không chỉ được biết đến là ông chủ nhà máy sản xuất gạch Tuynel lớn nhất nhì tỉnh Quảng Nam, mà trước đó còn liên tục mắc nhiều vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản.
Biết vi phạm nhưng vẫn để “biệt phủ” mọc lên
Từ khu di tích Mỹ Sơn rẽ lên QL14H, đi vào con đường khoảng vài trăm mét, khu quần thể kiến trúc đang hoàn thiện ngay trong khu vực trồng rừng hiện ra. Nhiều công trình nhà rường, nhà thủy tạ, kênh mương, vườn trại… “mọc” lên rất hoành tráng; người dân địa phương quen gọi “biệt phủ ông Ngọc Anh”.
Theo tìm hiểu, khu “biệt phủ” núp dưới danh nghĩa “trang trại trồng cây ăn quả và chăn nuôi tổng hợp” của ông Phan Ngọc Anh được “lắp ghép” từ 9 thửa đất rừng sản xuất; gồm thửa đất 270, tờ bản đồ số 01 (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CH 00072) rộng hơn 51 ngàn m2 tại Đồng Xe (thôn Phú Đa 2) và 8 thửa đất tại đồi Nà Tròn (thôn Thạnh Xuyên) có tổng diện tích trên dưới 108 ngàn m2, hầu hết thời hạn sử dụng đất được cấp đến năm 2060.
Để xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất với những thửa đất trồng rừng nói trên, trong một lá đơn, ông Phan Ngọc Anh “viện dẫn” nhiều “căn cứ” luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư, quyết định, nghị quyết… từ Trung ương đến địa phương, từ Thủ tướng đến lãnh đạo cấp tỉnh, huyện.
Thế nhưng, thực tế đến nay diện tích đất rừng mà ông Anh tạo lập điền trang xây “biệt phủ” vẫn chưa được chuyển mục đích sử dụng đất; dự án trang trại chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cho phép thực hiện; việc thi công xây dựng các công trình nhà cửa kiên cố không được cơ quan chức năng cấp phép.
Địa phương cho hay biết sai phạm này, nhưng không trả lời việc vì sao không xử lý.
Theo ông Nguyễn Thanh Vũ, Chủ tịch UBND xã Duy Thu, ông Ngọc Anh đã mua lại diện tích đất trồng rừng của nhiều hộ dân làm “tờ trình” gửi UBND xã cùng UBND huyện xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất rừng sản xuất sang đất trang trại và chưa được phép. Chủ tịch xã cho hay từ giữa 2019, ông Ngọc Anh bắt đầu cho xây dựng các công trình như trên.
Ông Phạm Văn Sang, Trưởng phòng TN&MT huyện xác nhận diện tích đất rừng sản xuất ông Anh nhận chuyển nhượng chưa được UBND tỉnh phê duyệt chuyển đổi mục đích sang đất trang trại. “Việc ông Anh xây công trình nhà cửa, vườn trại… tại khu vực nói trên là không đúng quy định Luật Đất đai”, ông Sang nói.
Chiều 27/12, có mặt tại công trình, theo ghi nhận của PV, nhiều công nhân vẫn đang làm việc để hoàn thiện các công đoạn còn lại.
Nằm bên con đường nhựa đi vào “biệt phủ”, bao quanh giữa rừng keo cũng đang “mọc” lên một công trình nhà ở gia đình, với quy mô xây dựng 2 tầng. Đoạn đường rộng 5,5m, nối từ QL14H vào đến cổng trang trại, mới đây đã được thảm nhựa lại.
Tại sao đất chưa chuyển đổi mục đích từ đất rừng sản xuất sang đất trang trại, nhưng mấy năm nay ông chủ trang trại này vẫn trồng cây ăn trái, tự mở đường, xây dựng một cách ào ạt mà không thấy chính quyền địa phương cũng như các cơ quan chức năng nào kiểm tra?
Ông Lê Trung Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên chỉ thông tin ngắn gọn, cho rằng “chính quyền và các cơ quan chức năng địa phương đã nắm vụ việc và đang kiểm tra xử lý”. Trong khi đó, đại diện Đội quản lý đô thị huyện cho rằng “hơn hai tháng nay, tôi chưa lên trên trang trại của ông Anh nên không biết, sang tuần sau tôi sẽ đi kiểm tra và thông tin lại với báo chí”.
“Đại gia” từng mắc nhiều sai phạm
Ông Phan Ngọc Anh là người có tiếng ở Quảng Nam, là đại diện pháp luật Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Phan Ngọc Anh, được cho là có thu nhập “khủng” từ sản xuất gạch Tuynel.
Trước đó Công ty Phan Ngọc Anh đã nhiều lần vi phạm trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên khoáng sản. Theo tài liệu từ các lực lượng chức năng cung cấp, tháng 5/2015, nhiều hộ dân ở thôn Phú Đa 2 (xã Duy Thu, huyện Duy Xuyên) phản ánh khu “trang trại” của ông Ngọc Anh tại thôn Phú Đa 2 ngang nhiên khai thác đá trái phép. Khu “trang trại” này rộng khoảng 5ha, nằm cạnh Nhà máy gạch Duy Thu (thuộc Công ty Phan Ngọc Anh).
Khu đất do ông Phan Tám (người cùng xã) chuyển nhượng lại để ông Phan Ngọc Anh làm “trang trại kiểu mẫu”. Thế nhưng, tại thời điểm đó, lãnh đạo Phòng TN&MT huyện Duy Xuyên khẳng định: “Huyện chưa hề nhận báo cáo, hồ sơ nào về việc khu trồng cây lâu năm của ông Ngọc Anh là khu “trang trại kiểu mẫu”. Không chỉ vậy, hoạt động khai thác đá chẻ và chở ra khỏi “khu trang trại” cũng đã bị lực lượng Công an huyện Duy Xuyên chặn bắt vào chiều 25/5/2015.
Đến năm 2016, Công ty Phan Ngọc Anh tiếp tục bị phát hiện đã “tận thu” hàng triệu m3 đất để sản xuất gạch bán ra bên ngoài. Công ty này lợi dụng việc được một đơn vị Nhà nước hợp đồng san ủi mặt bằng hàng chục ha tại khu vực sân bay cũ (giáp ranh giữa hai xã Duy Thu và Duy Phú), đã đào múc hàng triệu khối đất cao lanh đưa về tập kết ngay trong nhà máy sản xuất gạch của công ty tại xã Duy Thu.
Vào năm 2018, Công ty Phan Ngọc Anh tiếp tục bị phát hiện lợi dụng việc cải tạo đất trồng dâu nuôi tằm tại xã Duy Châu (huyện Duy Xuyên) để khai thác cát trái phép đưa ra khỏi địa phương. Cụ thể, tháng 5/2018, UBND xã Duy Châu có tờ trình gửi UBND huyện về việc cải tạo đất trồng màu tại thôn Thọ Xuyên. Sau đó huyện Duy Xuyên có tờ trình gửi UBND tỉnh đề nghị phê duyệt “Phương án cải tạo đất trồng dâu nuôi tằm”.
Nhà máy sản xuất gạch của ông Ngọc Anh cũng từng mắc nhiều sai phạm.
Ngày 27/6, UBND tỉnh có Công văn 3464/UBND-KTN đồng ý phương án cải tạo đất “trồng dâu nuôi tằm”, nhưng yêu cầu: “Lượng cát bóc lấy đi ở thôn Thọ Xuyên chỉ vận chuyển đến xã Duy Phú để cải tạo thành phần cơ giới đất; không được mua bán, vận chuyển, sử dụng vào mục đích khác…”. Thế nhưng bất chấp chỉ đạo trên, Công ty Phan Ngọc Anh vẫn múc cát chở ra ngoài dự án; còn khai thác cát trái phép ngoài khu vực được cấp phép cải tạo…
Vũ Vân Anh/PLV
Môi trường
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
“Biệt phủ” xây trên đất rừng của ông Phan Ngọc Anh.
Cơ quan chức năng ở đâu mà để sai phạm này diễn ra ngang nhiên như vậy? Ông Anh không chỉ được biết đến là ông chủ nhà máy sản xuất gạch Tuynel lớn nhất nhì tỉnh Quảng Nam, mà trước đó còn liên tục mắc nhiều vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản.
Biết vi phạm nhưng vẫn để “biệt phủ” mọc lên
Từ khu di tích Mỹ Sơn rẽ lên QL14H, đi vào con đường khoảng vài trăm mét, khu quần thể kiến trúc đang hoàn thiện ngay trong khu vực trồng rừng hiện ra. Nhiều công trình nhà rường, nhà thủy tạ, kênh mương, vườn trại… “mọc” lên rất hoành tráng; người dân địa phương quen gọi “biệt phủ ông Ngọc Anh”.
Theo tìm hiểu, khu “biệt phủ” núp dưới danh nghĩa “trang trại trồng cây ăn quả và chăn nuôi tổng hợp” của ông Phan Ngọc Anh được “lắp ghép” từ 9 thửa đất rừng sản xuất; gồm thửa đất 270, tờ bản đồ số 01 (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CH 00072) rộng hơn 51 ngàn m2 tại Đồng Xe (thôn Phú Đa 2) và 8 thửa đất tại đồi Nà Tròn (thôn Thạnh Xuyên) có tổng diện tích trên dưới 108 ngàn m2, hầu hết thời hạn sử dụng đất được cấp đến năm 2060.
Để xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất với những thửa đất trồng rừng nói trên, trong một lá đơn, ông Phan Ngọc Anh “viện dẫn” nhiều “căn cứ” luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư, quyết định, nghị quyết… từ Trung ương đến địa phương, từ Thủ tướng đến lãnh đạo cấp tỉnh, huyện.
Thế nhưng, thực tế đến nay diện tích đất rừng mà ông Anh tạo lập điền trang xây “biệt phủ” vẫn chưa được chuyển mục đích sử dụng đất; dự án trang trại chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cho phép thực hiện; việc thi công xây dựng các công trình nhà cửa kiên cố không được cơ quan chức năng cấp phép.
Địa phương cho hay biết sai phạm này, nhưng không trả lời việc vì sao không xử lý.
Theo ông Nguyễn Thanh Vũ, Chủ tịch UBND xã Duy Thu, ông Ngọc Anh đã mua lại diện tích đất trồng rừng của nhiều hộ dân làm “tờ trình” gửi UBND xã cùng UBND huyện xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất rừng sản xuất sang đất trang trại và chưa được phép. Chủ tịch xã cho hay từ giữa 2019, ông Ngọc Anh bắt đầu cho xây dựng các công trình như trên.
Ông Phạm Văn Sang, Trưởng phòng TN&MT huyện xác nhận diện tích đất rừng sản xuất ông Anh nhận chuyển nhượng chưa được UBND tỉnh phê duyệt chuyển đổi mục đích sang đất trang trại. “Việc ông Anh xây công trình nhà cửa, vườn trại… tại khu vực nói trên là không đúng quy định Luật Đất đai”, ông Sang nói.
Chiều 27/12, có mặt tại công trình, theo ghi nhận của PV, nhiều công nhân vẫn đang làm việc để hoàn thiện các công đoạn còn lại.
Nằm bên con đường nhựa đi vào “biệt phủ”, bao quanh giữa rừng keo cũng đang “mọc” lên một công trình nhà ở gia đình, với quy mô xây dựng 2 tầng. Đoạn đường rộng 5,5m, nối từ QL14H vào đến cổng trang trại, mới đây đã được thảm nhựa lại.
Tại sao đất chưa chuyển đổi mục đích từ đất rừng sản xuất sang đất trang trại, nhưng mấy năm nay ông chủ trang trại này vẫn trồng cây ăn trái, tự mở đường, xây dựng một cách ào ạt mà không thấy chính quyền địa phương cũng như các cơ quan chức năng nào kiểm tra?
Ông Lê Trung Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên chỉ thông tin ngắn gọn, cho rằng “chính quyền và các cơ quan chức năng địa phương đã nắm vụ việc và đang kiểm tra xử lý”. Trong khi đó, đại diện Đội quản lý đô thị huyện cho rằng “hơn hai tháng nay, tôi chưa lên trên trang trại của ông Anh nên không biết, sang tuần sau tôi sẽ đi kiểm tra và thông tin lại với báo chí”.
“Đại gia” từng mắc nhiều sai phạm
Ông Phan Ngọc Anh là người có tiếng ở Quảng Nam, là đại diện pháp luật Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Phan Ngọc Anh, được cho là có thu nhập “khủng” từ sản xuất gạch Tuynel.
Trước đó Công ty Phan Ngọc Anh đã nhiều lần vi phạm trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên khoáng sản. Theo tài liệu từ các lực lượng chức năng cung cấp, tháng 5/2015, nhiều hộ dân ở thôn Phú Đa 2 (xã Duy Thu, huyện Duy Xuyên) phản ánh khu “trang trại” của ông Ngọc Anh tại thôn Phú Đa 2 ngang nhiên khai thác đá trái phép. Khu “trang trại” này rộng khoảng 5ha, nằm cạnh Nhà máy gạch Duy Thu (thuộc Công ty Phan Ngọc Anh).
Khu đất do ông Phan Tám (người cùng xã) chuyển nhượng lại để ông Phan Ngọc Anh làm “trang trại kiểu mẫu”. Thế nhưng, tại thời điểm đó, lãnh đạo Phòng TN&MT huyện Duy Xuyên khẳng định: “Huyện chưa hề nhận báo cáo, hồ sơ nào về việc khu trồng cây lâu năm của ông Ngọc Anh là khu “trang trại kiểu mẫu”. Không chỉ vậy, hoạt động khai thác đá chẻ và chở ra khỏi “khu trang trại” cũng đã bị lực lượng Công an huyện Duy Xuyên chặn bắt vào chiều 25/5/2015.
Đến năm 2016, Công ty Phan Ngọc Anh tiếp tục bị phát hiện đã “tận thu” hàng triệu m3 đất để sản xuất gạch bán ra bên ngoài. Công ty này lợi dụng việc được một đơn vị Nhà nước hợp đồng san ủi mặt bằng hàng chục ha tại khu vực sân bay cũ (giáp ranh giữa hai xã Duy Thu và Duy Phú), đã đào múc hàng triệu khối đất cao lanh đưa về tập kết ngay trong nhà máy sản xuất gạch của công ty tại xã Duy Thu.
Vào năm 2018, Công ty Phan Ngọc Anh tiếp tục bị phát hiện lợi dụng việc cải tạo đất trồng dâu nuôi tằm tại xã Duy Châu (huyện Duy Xuyên) để khai thác cát trái phép đưa ra khỏi địa phương. Cụ thể, tháng 5/2018, UBND xã Duy Châu có tờ trình gửi UBND huyện về việc cải tạo đất trồng màu tại thôn Thọ Xuyên. Sau đó huyện Duy Xuyên có tờ trình gửi UBND tỉnh đề nghị phê duyệt “Phương án cải tạo đất trồng dâu nuôi tằm”.
Nhà máy sản xuất gạch của ông Ngọc Anh cũng từng mắc nhiều sai phạm.
Ngày 27/6, UBND tỉnh có Công văn 3464/UBND-KTN đồng ý phương án cải tạo đất “trồng dâu nuôi tằm”, nhưng yêu cầu: “Lượng cát bóc lấy đi ở thôn Thọ Xuyên chỉ vận chuyển đến xã Duy Phú để cải tạo thành phần cơ giới đất; không được mua bán, vận chuyển, sử dụng vào mục đích khác…”. Thế nhưng bất chấp chỉ đạo trên, Công ty Phan Ngọc Anh vẫn múc cát chở ra ngoài dự án; còn khai thác cát trái phép ngoài khu vực được cấp phép cải tạo…
Vũ Vân Anh/PLV
No comments:
Post a Comment