Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có phải là một doanh nghiệp “vừa lãi vừa lỗ”, sinh ra từ cơ chế “thị trường một nửa”. Lãi thì hưởng, lỗ hạch toán giá điện cho người dân chịu?
Tập đoàn Điện lực VIệt Nam tiếp tục làm ăn thua lỗ.
Mới đây, Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Xuân Nam nói: “Hiện EVN chưa có nguồn thanh toán cho khoản chênh lệch tỷ giá này và đang phải cân đối các chi phí, đang chờ phương án giá điện năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thì mới có nguồn để trả khoản 3.090,9 tỷ đồng”.
Tức là, giá điện mới có thể phải “cõng” thêm 3.090,9 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá đang nhận được sự quan tâm lớn của dư luận.
Hết 26.000 tỷ rồi lại 3.090,9 tỷ chênh lệch tỷ giá
Còn nhớ, năm 2012, “quả bom nổ chậm” của EVN khi đó là 26.000 tỷ được coi là lý do chính để tăng giá điện. Khi đó, EVN đứng trước tình thế ngân hàng không cho vay vì “tỷ lệ nợ đã lớn hơn 3 lần rồi và khi đó “100% vốn đối ứng dự án là vốn vay, trong số này có 15% vay ngân hàng thương mại trong nước, 85% nước ngoài” – lời Phó Tổng giám đốc Đinh Quang Tri.
Và giờ, sau 7 năm, câu chuyện vẫn không suy chuyển: Mọi lãi suất vay vốn tính vào giá điện.
Theo thông tin được đưa ra tại buổi “Công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2018” của EVN, tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2018 là 332.284 tỷ đồng. Số tiền này bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh điện của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối – bán lẻ điện và phụ trợ – quản lý ngành.
Theo đó, giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2018 là 1.727,41 đồng/kWh, tăng 3,58% so với năm 2017. Kết quả, hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2018 của EVN lãi 698 tỷ đồng, tương ứng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu năm 2018 là 0,47%.
Lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, khoản chi phí như tỷ giá hiện chưa tính vào giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2018. Cụ thể, do năm 2018 không điều chỉnh giá điện nên hai khoản chênh lệch tỷ giá này với tổng giá trị khoảng 3.090,9 tỷ đồng được treo lại.
Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Xuân Nam nói: “Hiện EVN chưa có nguồn thanh toán cho khoản chênh lệch tỷ giá này và đang phải cân đối các chi phí, đang chờ phương án giá điện năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thì mới có nguồn để trả khoản 3.090,9 tỷ đồng”.
Như lãnh đạo EVN cũng cho biết, về nguyên tắc tỷ giá tăng phải đưa vào giá điện. Chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng tới giá thành sản xuất kinh doanh điện. Nghĩa là, 3.090,9 tỷ “chênh lệch tỷ giá” như một quả bom nổ chậm không sai chút nào, bởi dù ngay 2020 hay 2021, thì rút cục nó cũng sẽ lại được hạch toán vào giá thành điện, “hạch toán” vào túi tiền người dân, doanh nghiệp.
“Trăm dâu đổ đầu dân”
Việc đưa chênh lệch tỷ giá vào giá điện đã được EVN đề cập từ lâu nhưng vẫn vướng phải nhiều ý kiến trái chiều.
Dù lỗ chênh lệch tỷ giá là yếu tố rất khách quan, nhưng nhiều ý kiến vẫn khúc mắc. Trong khi các doanh nghiệp nhà nước khác như PetroVietnam, Vinaconex, Lilama không thấy được bù chênh lệch tỷ giá thì EVN lại được bù, nghe có vẻ không công bằng?
Đại diện của EVN từng lý giải rằng, cái gốc ở đây là giá điện. Tất cả các giá của doanh nghiệp nhà nước khác là giá thị trường. Ví dụ PetroVietnam nếu giá mua vào 100 USD, sẽ bán giá 100USD. EVN thì khác, không bán điện theo giá thị trường. Vì có lúc, Chính phủ bảo kinh tế khó khăn, không được tăng giá điện, chênh lệch tỷ giá phải để lại hết thì EVN phải chịu, không tăng giá. Nói cách khác, 3.090,9 tỷ đồng lỗ tỷ giá thời điểm này hay 26000 tỷ trước kia còn treo lại là do chính sách nên Chính phủ phải có cơ chế bù cho EVN.
Thực tế trong 4 năm trở lại đây tỷ giá ổn định và đồng tiền Việt Nam là một trong những đồng tiền ổn định nhất khu vực và trên thế giới. Vì vậy, EVN nói giá điện mới có thể phải “cõng” 3.090,9 tỷ đồng khoản chênh tỷ giá sẽ không thật sự thuyết phục.
Theo các chuyên gia kinh tế, khoản chênh lệch tỷ giá này được hạch toán vào giá thành là hợp lý về nguyên tắc, nhưng nguyên tắc này chỉ được áp dụng với các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường và kinh doanh những loại hàng hóa bình thường. Còn với ngành điện, hạch toán như thế sẽ bất lợi cho người tiêu dùng, bởi đây là ngành kinh doanh độc quyền.
Cũng nhìn từ thực tế, giá điện hiện đã cao, nếu bất cứ biến động nào cũng được tính để đổ thêm vào giá thành điện thì không hợp lý. Thế là, thêm một lần nữa, tình trạng độc quyền trong ngành điện ở Việt Nam lại được nhắc đến, và nó đã “ăn sâu bén rễ” khó dứt khó bỏ khi EVN vừa là người mua vừa là người bán duy nhất trên thị trường.
Chẳng hạn: Mặc dù EVN không còn là đơn vị duy nhất tham gia sản xuất điện nhưng EVN vẫn chiếm tỷ trọng chi phối trên thị trường phát điện, vẫn là đơn vị mua buôn duy nhất mua từ các nguồn phát điện và là đơn vị duy nhất bán buôn điện cho các Tổng Công ty điện lực và các đơn vị bán lẻ điện. EVN có quyền quyết định gần như tất cả các vấn đề trong ngành từ việc mua điện từ đâu, giá mua điện thế nào…
Tương tự, tại khâu phát điện, dù EVN không còn độc quyền phát điện nhưng EVN và các đơn vị thuộc tập đoàn này vẫn đang chi phối thị trường phát điện. EVN cũng đang nắm độc quyền các phân khúc từ mua buôn điện, truyền tải, phân phối và bán lẻ điện.
Thế nhưng, với vai trò quản lý nhà nước Bộ công thương cần phải làm minh bạch các yếu tố tạo nên giá thành như nguyên liệu, thiết bị, quản lý… Đây là yêu cầu, đòi hỏi chính đáng của dư luận, chứ không có gì quá đáng. Tức là, lỗi chính vẫn là do vai trò quản lý nhà nước không được thực hiện đầy đủ để đảm bảo lợi ích của người dân.
Thêm một điểm không hợp lý nữa đó là, như tính toán của EVN, với mỗi kWh điện, EVN đang chỉ lãi 4 đồng. Một tỉ suất lợi nhuận rất thấp. Đáng lẽ ra, nó phải được đưa ra như một ví dụ cho sự thiếu hiệu quả của một tập đoàn với nguồn lực khổng lồ, đang nắm vị thế độc quyền, chứ không phải để kêu than cho tình hình tài chính của EVN.
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng: “Chính phủ hay Bộ Công Thương phải có sẵn cơ chế về việc ứng phó với điều chỉnh tỷ giá. Doanh nghiệp mua nguyên liệu thế nào, vay vốn về để đầu tư ra sao thì hợp đồng phải quy định về tiền tệ, tỷ giá, và phải theo hợp đồng mà làm, không thể tỷ giá tăng thì bắt người tiêu dùng trả”.
Có lẽ với hiện trạng này, xin dẫn lại lời Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sĩ Cương mới có thể lột tả hết đúng bản chất của EVN và người dân khi đọc hay nghe đều phải cảm thấy tấm tắc, đó là: “EVN đúng là loại doanh nghiệp vừa lãi vừa lỗ, sinh ra từ cơ chế thị trường một nửa. Lãi thì hưởng, thì đòi tự thưởng ngàn tỷ, lỗ hạch toán giá điện cho dân chịu. Chính cách thức để EVN độc quyền ấy đã tạo ra một điệp khúc “chỉ biết tăng giá, tăng giá, và tăng giá. Tăng rồi, tăng tiếp và tăng nữa”.
Nói ra những điều đó, không hẳn chúng ta phê phán EVN vì ai cũng biết trong muôn vàn cái khó khăn của thời kỳ hội nhập, của giai đoạn kinh tế thị trường, để phục vụ nhân dân, ngành Điện sẽ còn phải cố gắng, nỗ lực nhiều hơn nữa và cũng rất cần nhiều hơn sự quan tâm, chia sẻ của toàn xã hội. Dẫu vậy, với mức lãi 4 đồng/kWh và 3.090,9 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá là điều mà người dân khó có thể chấp nhận với một doanh nghiệp độc quyền gần như toàn hệ thống.
Bao giờ mới hết tình trạng lợi ích nhóm chi phối giá bán lẻ ngành điện? Bao giờ mới hết cảnh “lời ăn, còn lỗ thì đổ đầu dân”? Đó cũng chính là những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của ngành điện trong cả một thời gian dài. Chỉ khi nào “giải mã” được nó thì bản thân ngành điện mới thật sự đi lên vì dân vì nước.
Sông Trà.canhco
Chính trị
,
Kinh tế
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Mới đây, Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Xuân Nam nói: “Hiện EVN chưa có nguồn thanh toán cho khoản chênh lệch tỷ giá này và đang phải cân đối các chi phí, đang chờ phương án giá điện năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thì mới có nguồn để trả khoản 3.090,9 tỷ đồng”.
Tức là, giá điện mới có thể phải “cõng” thêm 3.090,9 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá đang nhận được sự quan tâm lớn của dư luận.
Hết 26.000 tỷ rồi lại 3.090,9 tỷ chênh lệch tỷ giá
Còn nhớ, năm 2012, “quả bom nổ chậm” của EVN khi đó là 26.000 tỷ được coi là lý do chính để tăng giá điện. Khi đó, EVN đứng trước tình thế ngân hàng không cho vay vì “tỷ lệ nợ đã lớn hơn 3 lần rồi và khi đó “100% vốn đối ứng dự án là vốn vay, trong số này có 15% vay ngân hàng thương mại trong nước, 85% nước ngoài” – lời Phó Tổng giám đốc Đinh Quang Tri.
Và giờ, sau 7 năm, câu chuyện vẫn không suy chuyển: Mọi lãi suất vay vốn tính vào giá điện.
Theo thông tin được đưa ra tại buổi “Công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2018” của EVN, tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2018 là 332.284 tỷ đồng. Số tiền này bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh điện của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối – bán lẻ điện và phụ trợ – quản lý ngành.
Theo đó, giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2018 là 1.727,41 đồng/kWh, tăng 3,58% so với năm 2017. Kết quả, hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2018 của EVN lãi 698 tỷ đồng, tương ứng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu năm 2018 là 0,47%.
Lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, khoản chi phí như tỷ giá hiện chưa tính vào giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2018. Cụ thể, do năm 2018 không điều chỉnh giá điện nên hai khoản chênh lệch tỷ giá này với tổng giá trị khoảng 3.090,9 tỷ đồng được treo lại.
Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Xuân Nam nói: “Hiện EVN chưa có nguồn thanh toán cho khoản chênh lệch tỷ giá này và đang phải cân đối các chi phí, đang chờ phương án giá điện năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thì mới có nguồn để trả khoản 3.090,9 tỷ đồng”.
Như lãnh đạo EVN cũng cho biết, về nguyên tắc tỷ giá tăng phải đưa vào giá điện. Chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng tới giá thành sản xuất kinh doanh điện. Nghĩa là, 3.090,9 tỷ “chênh lệch tỷ giá” như một quả bom nổ chậm không sai chút nào, bởi dù ngay 2020 hay 2021, thì rút cục nó cũng sẽ lại được hạch toán vào giá thành điện, “hạch toán” vào túi tiền người dân, doanh nghiệp.
“Trăm dâu đổ đầu dân”
Việc đưa chênh lệch tỷ giá vào giá điện đã được EVN đề cập từ lâu nhưng vẫn vướng phải nhiều ý kiến trái chiều.
Dù lỗ chênh lệch tỷ giá là yếu tố rất khách quan, nhưng nhiều ý kiến vẫn khúc mắc. Trong khi các doanh nghiệp nhà nước khác như PetroVietnam, Vinaconex, Lilama không thấy được bù chênh lệch tỷ giá thì EVN lại được bù, nghe có vẻ không công bằng?
Đại diện của EVN từng lý giải rằng, cái gốc ở đây là giá điện. Tất cả các giá của doanh nghiệp nhà nước khác là giá thị trường. Ví dụ PetroVietnam nếu giá mua vào 100 USD, sẽ bán giá 100USD. EVN thì khác, không bán điện theo giá thị trường. Vì có lúc, Chính phủ bảo kinh tế khó khăn, không được tăng giá điện, chênh lệch tỷ giá phải để lại hết thì EVN phải chịu, không tăng giá. Nói cách khác, 3.090,9 tỷ đồng lỗ tỷ giá thời điểm này hay 26000 tỷ trước kia còn treo lại là do chính sách nên Chính phủ phải có cơ chế bù cho EVN.
Thực tế trong 4 năm trở lại đây tỷ giá ổn định và đồng tiền Việt Nam là một trong những đồng tiền ổn định nhất khu vực và trên thế giới. Vì vậy, EVN nói giá điện mới có thể phải “cõng” 3.090,9 tỷ đồng khoản chênh tỷ giá sẽ không thật sự thuyết phục.
Theo các chuyên gia kinh tế, khoản chênh lệch tỷ giá này được hạch toán vào giá thành là hợp lý về nguyên tắc, nhưng nguyên tắc này chỉ được áp dụng với các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường và kinh doanh những loại hàng hóa bình thường. Còn với ngành điện, hạch toán như thế sẽ bất lợi cho người tiêu dùng, bởi đây là ngành kinh doanh độc quyền.
Cũng nhìn từ thực tế, giá điện hiện đã cao, nếu bất cứ biến động nào cũng được tính để đổ thêm vào giá thành điện thì không hợp lý. Thế là, thêm một lần nữa, tình trạng độc quyền trong ngành điện ở Việt Nam lại được nhắc đến, và nó đã “ăn sâu bén rễ” khó dứt khó bỏ khi EVN vừa là người mua vừa là người bán duy nhất trên thị trường.
Chẳng hạn: Mặc dù EVN không còn là đơn vị duy nhất tham gia sản xuất điện nhưng EVN vẫn chiếm tỷ trọng chi phối trên thị trường phát điện, vẫn là đơn vị mua buôn duy nhất mua từ các nguồn phát điện và là đơn vị duy nhất bán buôn điện cho các Tổng Công ty điện lực và các đơn vị bán lẻ điện. EVN có quyền quyết định gần như tất cả các vấn đề trong ngành từ việc mua điện từ đâu, giá mua điện thế nào…
Tương tự, tại khâu phát điện, dù EVN không còn độc quyền phát điện nhưng EVN và các đơn vị thuộc tập đoàn này vẫn đang chi phối thị trường phát điện. EVN cũng đang nắm độc quyền các phân khúc từ mua buôn điện, truyền tải, phân phối và bán lẻ điện.
Thế nhưng, với vai trò quản lý nhà nước Bộ công thương cần phải làm minh bạch các yếu tố tạo nên giá thành như nguyên liệu, thiết bị, quản lý… Đây là yêu cầu, đòi hỏi chính đáng của dư luận, chứ không có gì quá đáng. Tức là, lỗi chính vẫn là do vai trò quản lý nhà nước không được thực hiện đầy đủ để đảm bảo lợi ích của người dân.
Thêm một điểm không hợp lý nữa đó là, như tính toán của EVN, với mỗi kWh điện, EVN đang chỉ lãi 4 đồng. Một tỉ suất lợi nhuận rất thấp. Đáng lẽ ra, nó phải được đưa ra như một ví dụ cho sự thiếu hiệu quả của một tập đoàn với nguồn lực khổng lồ, đang nắm vị thế độc quyền, chứ không phải để kêu than cho tình hình tài chính của EVN.
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng: “Chính phủ hay Bộ Công Thương phải có sẵn cơ chế về việc ứng phó với điều chỉnh tỷ giá. Doanh nghiệp mua nguyên liệu thế nào, vay vốn về để đầu tư ra sao thì hợp đồng phải quy định về tiền tệ, tỷ giá, và phải theo hợp đồng mà làm, không thể tỷ giá tăng thì bắt người tiêu dùng trả”.
Có lẽ với hiện trạng này, xin dẫn lại lời Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sĩ Cương mới có thể lột tả hết đúng bản chất của EVN và người dân khi đọc hay nghe đều phải cảm thấy tấm tắc, đó là: “EVN đúng là loại doanh nghiệp vừa lãi vừa lỗ, sinh ra từ cơ chế thị trường một nửa. Lãi thì hưởng, thì đòi tự thưởng ngàn tỷ, lỗ hạch toán giá điện cho dân chịu. Chính cách thức để EVN độc quyền ấy đã tạo ra một điệp khúc “chỉ biết tăng giá, tăng giá, và tăng giá. Tăng rồi, tăng tiếp và tăng nữa”.
Nói ra những điều đó, không hẳn chúng ta phê phán EVN vì ai cũng biết trong muôn vàn cái khó khăn của thời kỳ hội nhập, của giai đoạn kinh tế thị trường, để phục vụ nhân dân, ngành Điện sẽ còn phải cố gắng, nỗ lực nhiều hơn nữa và cũng rất cần nhiều hơn sự quan tâm, chia sẻ của toàn xã hội. Dẫu vậy, với mức lãi 4 đồng/kWh và 3.090,9 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá là điều mà người dân khó có thể chấp nhận với một doanh nghiệp độc quyền gần như toàn hệ thống.
Bao giờ mới hết tình trạng lợi ích nhóm chi phối giá bán lẻ ngành điện? Bao giờ mới hết cảnh “lời ăn, còn lỗ thì đổ đầu dân”? Đó cũng chính là những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của ngành điện trong cả một thời gian dài. Chỉ khi nào “giải mã” được nó thì bản thân ngành điện mới thật sự đi lên vì dân vì nước.
Sông Trà.canhco
No comments:
Post a Comment