Họ thực chất là những kẻ “trọc phú” đến nỗi “trọc” văn hóa thật sự khi văn hóa và tiền bạc đi ngược đường nên mới luôn cho mình cái quyền ngồi xổm trên cả đạo đức và pháp luật.
Sự việc một bé trai 12 tuổi bị một gã “trọc phú” đánh đến chấn thương sọ não ở khu đô thị Ciputra (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đang nhận được sự bức xúc của dư luận những ngày qua.
Hình ảnh gã “trọc phú” sống trong khu đô thị sang trọng Ciputra hành hung đứa trẻ 12 tuổi đến chấn thương sọ não gây bức xúc dư luận
Hành động của kẻ “trọc” văn hóa
Như truyền thông đã đưa tin, theo đơn phản ánh của chị Yến, khoảng 17h ngày 6/11, cháu N.A đang cầu lông cùng con trai ông Trần Đức Hà tại sân bóng, khu vui chơi chung giữa tòa nhà P và L. Nhìn thấy N.A cầm vợt cầu lông, ông Hà nghi cháu lấy vợt của con nên đã túm cổ cháu N.A, đấm thẳng vào thái dương, ngực và đá vào chân cháu.
Ông Hà còn thóa mạ cháu bé, ép cháu cầm chiếc vợt cầu lông để quay video và dọa: “Nếu mày không cầm vợt để tao quay làm bằng chứng tao sẽ đánh mày chết. Tao quay video xong sẽ đưa lên mạng để cho mày vào tù khi mày 18 tuổi”.
Chị Yến cho hay, sự việc có sự chứng kiến của ông Đỗ Xuân Chung (bảo vệ khu vui chơi). Ngay sau đó, chị đã đề nghị bảo vệ trích xuất camera, lập biên bản sự việc. Ông Đỗ Xuân Chung cho biết: “Cháu N.A ôm lấy tôi cầu cứu nhưng ông Hà vẫn giằng cháu ra khỏi người tôi. Ông này túm cổ áo, chân đá vào mông, tiếp tục dùng tay đánh vào thái dương cháu bé. Chúng tôi không thể ngăn cản được người đàn ông này”.
Tuy nhiên, có vẻ như việc giải quyết sự việc vẫn chậm trễ so với kỳ vọng của dư luận khiến cho không ít người bức xúc. Và mới đây, Chánh Văn phòng, người phát ngôn UBND TP Hà Nội Vũ Đăng Định vừa có văn bản gửi Giám đốc Công an TP Hà Nội truyền đạt chỉ đạo của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, yêu cầu xác minh xử lý vụ việc cháu bé bị đánh chấn thương sọ não xảy ra tại khu đô thị Ciputra.
Đáng nói ở chỗ, khẩu khí do ông Trần Đức Hà mới phát ra “ông đi tới đâu tôi theo tới đó” khi nói với cha của cháu bé – người bị đánh chấn thương sọ não thật sự mang tính xấc xược, nó như thách thức và chứng tỏ vai vế xã hội của mình.
Khẩu khí “xấc xược” này nghe quen quen vì nó tựa như câu “mày biết tao là ai không?” Trước đó, dư luận dễ bắt gặp những sự việc như một người lái xe vi phạm luật giao thông, khi bị CSGT dừng xe xử lí, đã hùng hổ “mày có biết tao là ai không?”.
Một ông hay bà nào đó ngang nhiên vi phạm nội quy khám chữa bệnh của bệnh viện, khi được nhân viên nhắc nhở, đã hùng hổ văng ra câu nói đó. Một vị ăn mặc sang trọng vào dự một phiên tòa, ngang nhiên ngồi vắt chân chữ ngũ nghe điện thoại, bị cảnh sát bảo vệ nhắc nhở, cũng trợn mắt “mày có biết tao là ai không?”, đến nỗi HĐXX phải tạm dừng phiên tòa để xử lí vụ việc…
Gần đây, việc ông Vũ Anh Cường, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư thương mại Đất Lành, ngồi ghế hạng thương gia trên chuyến bay VN 253 của Vietnam Arlines từ Hà Nội đi TP Hồ Chí Minh, đã có hành vi sàm sỡ một nữ hành khách ngôi cạnh. Khi bị tiếp viên trưởng đến giải quyết, cũng văng ra “mày biết tao là ai không” rồi… sàm sỡ luôn cả tiếp viên trưởng.
Hoặc, trung tuần tháng 10/2019, một sự việc cũng không mấy vui khi một gã đàn ông sẵn sàng hành hung người phụ nữ khi bị nhắc nhở về văn hóa xếp hàng khi rút tiền thuộc một điểm ATM ở Hà Nội. Bị quay clip ghi lại hành vi này, người đàn ông đã giành lấy điện thoại ném xuống đất. Trong đoạn clip được đăng tải, người đàn ông liên tục nói: “Mày thích giáo dục ai”, “Mày biết tao là ai không”, rồi lao vào đấm đá, đập điện thoại của nạn nhân.
Hay câu chuyện nữ đại úy công an Lê Thị Hiền hành hung, chửi bới nhân viên hàng không tại sân bay Tân Sơn Nhất cũng tương tự như thế..v..v.
Có thể thấy, những người nói trên đều là những người hoặc là nhiều tiền (thường được xã hội gọi nôm na là “đại gia”), hoặc là vợ con, người nhà những cán bộ có địa vị lớn trong xã hội, hoặc là những người có một địa vị xã hội nhất định và có mối quan hệ thân thiết với những người có địa vị cao, nhưng lại có một điểm chung là “trọc” văn hóa.
“Ngồi xổm” lên đạo đức và luật pháp.
Vâng! Sự việc nóng dự luận lẫn mạng xã hội đến mức người ta phải tò mò người dám nói câu “ông đi tới đâu, tôi đi tới đó” là ai. Gõ cụm từ “ông Trần Đức Hà là ai” thì có khoảng 62.400.000 kết quả chỉ trong 0,39 giây. Nó phần nào cho thấy độ “nổi” của ông này.
Nhiều thông tin đã đưa, ông Trần Đức Hà tự thừa nhận mình là người rất có vai vế. Chẳng hạn như: Khi làm việc với đại diện lãnh đạo Công an huyện Thiệu Hóa, Công an xã Thiệu Quang (Thiệu Hóa – Thanh Hóa), đại diện của hai nơi này đều cho biết, ông Hà thường tự xưng là làm ở Văn phòng Trung ương Đảng. Một người dân của thôn Chí Cường (xã Thiệu Quang, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa) – nơi ông Hà sinh ra và lớn lên – cho biết: “Anh Hà về quê khoe phụ trách 4 văn phòng ở Trung ương”.
Khoan hãy nói ông Hà có phải là nhân sự của Văn phòng Trung ương Đảng hay không, nhưng rõ là ông mặc nhiên “ngồi xổm” lên đạo đức và luật pháp. Bất cứ địa vị nào, hoàn cảnh nào, một khi đã văng ra câu nói đó, là họ đã hiện nguyên hình là một kẻ hoàn toàn không có văn hóa ứng xử, dù cái ghế mà họ ngồi có cao đến đâu, và dù bằng cấp của họ có cao, có nhiều đến đâu.
Và cái hạng nhân cách “giẻ rách” như ông Trần Đức Hà thì không thể có chân ở nơi quan trọng này, cho nên cần phải xác minh sự mạo danh này để xử lý, giữ gìn sự tôn nghiêm uy tín của một cơ quan đầu não của đất nước.
Tự bao giờ, người ta đã tự cho mình cái quyền đứng trên mọi quy định của pháp luật, của đạo đức. Nên nhớ, ở xã hội văn minh, ở xã hội pháp quyền này thì “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”. Từ Ủy viên Bộ chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, từ Bộ trưởng cho đến Chủ tịch tỉnh…, nếu vi phạm, đều bị xử lí như với bất kì một dân thường nào phạm pháp.
Tức là, pháp luật không loại trừ ai, lại càng không có vùng cấm. Nhưng vì sao vẫn có những người vênh vang, vẫn thốt ra những câu nói đầy thách thức đó? Rõ ràng, nếu không xử lý thật nghiêm, đặc biệt là những người có chức quyền hoặc trực tiếp, hoặc đứng sau bảo kê, chống lưng cho những kẻ tha hóa đạo đức, nhân cách như thế thì những tiêu cực tiêu cực xã hội sẽ vẫn còn, những chuẩn mực đạo đức, xã hội vô tinh bị những con người như thế chà đạp.
Trong khi, đạo đức và nhận thức là những cái tiềm ẩn ở trong mỗi con người. Chúng ta phải nhìn nó thông qua tính tuân thủ của hệ thống pháp luật và lòng tự trọng của mỗi người. Không có tự trọng thì lấy gì mà gương mẫu, mà tuân thủ pháp luật, tôn trọng xã hội và tôn trọng đất nước.
Nói vậy để thấy, từ trường hợp của ông Trần Đức Hà và các trường hợp tương tự khác, chúng ta mới thấy rõ một điều rằng, tiền bạc, sự giàu có khiến nhiều người nhanh chóng thay đổi về diện mạo, nhưng văn hóa thì lại không theo kịp họ.
Họ thực chất là những kẻ “trọc phú” đến nỗi “trọc” văn hóa thật sự khi văn hóa và tiền bạc đi ngược đường nên mới luôn cho mình cái quyền “ngồi xổm” trên cả đạo đức và pháp luật.
Chính trị
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
Sự việc một bé trai 12 tuổi bị một gã “trọc phú” đánh đến chấn thương sọ não ở khu đô thị Ciputra (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đang nhận được sự bức xúc của dư luận những ngày qua.
Hình ảnh gã “trọc phú” sống trong khu đô thị sang trọng Ciputra hành hung đứa trẻ 12 tuổi đến chấn thương sọ não gây bức xúc dư luận
Hành động của kẻ “trọc” văn hóa
Như truyền thông đã đưa tin, theo đơn phản ánh của chị Yến, khoảng 17h ngày 6/11, cháu N.A đang cầu lông cùng con trai ông Trần Đức Hà tại sân bóng, khu vui chơi chung giữa tòa nhà P và L. Nhìn thấy N.A cầm vợt cầu lông, ông Hà nghi cháu lấy vợt của con nên đã túm cổ cháu N.A, đấm thẳng vào thái dương, ngực và đá vào chân cháu.
Ông Hà còn thóa mạ cháu bé, ép cháu cầm chiếc vợt cầu lông để quay video và dọa: “Nếu mày không cầm vợt để tao quay làm bằng chứng tao sẽ đánh mày chết. Tao quay video xong sẽ đưa lên mạng để cho mày vào tù khi mày 18 tuổi”.
Chị Yến cho hay, sự việc có sự chứng kiến của ông Đỗ Xuân Chung (bảo vệ khu vui chơi). Ngay sau đó, chị đã đề nghị bảo vệ trích xuất camera, lập biên bản sự việc. Ông Đỗ Xuân Chung cho biết: “Cháu N.A ôm lấy tôi cầu cứu nhưng ông Hà vẫn giằng cháu ra khỏi người tôi. Ông này túm cổ áo, chân đá vào mông, tiếp tục dùng tay đánh vào thái dương cháu bé. Chúng tôi không thể ngăn cản được người đàn ông này”.
Tuy nhiên, có vẻ như việc giải quyết sự việc vẫn chậm trễ so với kỳ vọng của dư luận khiến cho không ít người bức xúc. Và mới đây, Chánh Văn phòng, người phát ngôn UBND TP Hà Nội Vũ Đăng Định vừa có văn bản gửi Giám đốc Công an TP Hà Nội truyền đạt chỉ đạo của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, yêu cầu xác minh xử lý vụ việc cháu bé bị đánh chấn thương sọ não xảy ra tại khu đô thị Ciputra.
Đáng nói ở chỗ, khẩu khí do ông Trần Đức Hà mới phát ra “ông đi tới đâu tôi theo tới đó” khi nói với cha của cháu bé – người bị đánh chấn thương sọ não thật sự mang tính xấc xược, nó như thách thức và chứng tỏ vai vế xã hội của mình.
Khẩu khí “xấc xược” này nghe quen quen vì nó tựa như câu “mày biết tao là ai không?” Trước đó, dư luận dễ bắt gặp những sự việc như một người lái xe vi phạm luật giao thông, khi bị CSGT dừng xe xử lí, đã hùng hổ “mày có biết tao là ai không?”.
Một ông hay bà nào đó ngang nhiên vi phạm nội quy khám chữa bệnh của bệnh viện, khi được nhân viên nhắc nhở, đã hùng hổ văng ra câu nói đó. Một vị ăn mặc sang trọng vào dự một phiên tòa, ngang nhiên ngồi vắt chân chữ ngũ nghe điện thoại, bị cảnh sát bảo vệ nhắc nhở, cũng trợn mắt “mày có biết tao là ai không?”, đến nỗi HĐXX phải tạm dừng phiên tòa để xử lí vụ việc…
Gần đây, việc ông Vũ Anh Cường, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư thương mại Đất Lành, ngồi ghế hạng thương gia trên chuyến bay VN 253 của Vietnam Arlines từ Hà Nội đi TP Hồ Chí Minh, đã có hành vi sàm sỡ một nữ hành khách ngôi cạnh. Khi bị tiếp viên trưởng đến giải quyết, cũng văng ra “mày biết tao là ai không” rồi… sàm sỡ luôn cả tiếp viên trưởng.
Hoặc, trung tuần tháng 10/2019, một sự việc cũng không mấy vui khi một gã đàn ông sẵn sàng hành hung người phụ nữ khi bị nhắc nhở về văn hóa xếp hàng khi rút tiền thuộc một điểm ATM ở Hà Nội. Bị quay clip ghi lại hành vi này, người đàn ông đã giành lấy điện thoại ném xuống đất. Trong đoạn clip được đăng tải, người đàn ông liên tục nói: “Mày thích giáo dục ai”, “Mày biết tao là ai không”, rồi lao vào đấm đá, đập điện thoại của nạn nhân.
Hay câu chuyện nữ đại úy công an Lê Thị Hiền hành hung, chửi bới nhân viên hàng không tại sân bay Tân Sơn Nhất cũng tương tự như thế..v..v.
Có thể thấy, những người nói trên đều là những người hoặc là nhiều tiền (thường được xã hội gọi nôm na là “đại gia”), hoặc là vợ con, người nhà những cán bộ có địa vị lớn trong xã hội, hoặc là những người có một địa vị xã hội nhất định và có mối quan hệ thân thiết với những người có địa vị cao, nhưng lại có một điểm chung là “trọc” văn hóa.
“Ngồi xổm” lên đạo đức và luật pháp.
Vâng! Sự việc nóng dự luận lẫn mạng xã hội đến mức người ta phải tò mò người dám nói câu “ông đi tới đâu, tôi đi tới đó” là ai. Gõ cụm từ “ông Trần Đức Hà là ai” thì có khoảng 62.400.000 kết quả chỉ trong 0,39 giây. Nó phần nào cho thấy độ “nổi” của ông này.
Nhiều thông tin đã đưa, ông Trần Đức Hà tự thừa nhận mình là người rất có vai vế. Chẳng hạn như: Khi làm việc với đại diện lãnh đạo Công an huyện Thiệu Hóa, Công an xã Thiệu Quang (Thiệu Hóa – Thanh Hóa), đại diện của hai nơi này đều cho biết, ông Hà thường tự xưng là làm ở Văn phòng Trung ương Đảng. Một người dân của thôn Chí Cường (xã Thiệu Quang, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa) – nơi ông Hà sinh ra và lớn lên – cho biết: “Anh Hà về quê khoe phụ trách 4 văn phòng ở Trung ương”.
Khoan hãy nói ông Hà có phải là nhân sự của Văn phòng Trung ương Đảng hay không, nhưng rõ là ông mặc nhiên “ngồi xổm” lên đạo đức và luật pháp. Bất cứ địa vị nào, hoàn cảnh nào, một khi đã văng ra câu nói đó, là họ đã hiện nguyên hình là một kẻ hoàn toàn không có văn hóa ứng xử, dù cái ghế mà họ ngồi có cao đến đâu, và dù bằng cấp của họ có cao, có nhiều đến đâu.
Và cái hạng nhân cách “giẻ rách” như ông Trần Đức Hà thì không thể có chân ở nơi quan trọng này, cho nên cần phải xác minh sự mạo danh này để xử lý, giữ gìn sự tôn nghiêm uy tín của một cơ quan đầu não của đất nước.
Tự bao giờ, người ta đã tự cho mình cái quyền đứng trên mọi quy định của pháp luật, của đạo đức. Nên nhớ, ở xã hội văn minh, ở xã hội pháp quyền này thì “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”. Từ Ủy viên Bộ chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, từ Bộ trưởng cho đến Chủ tịch tỉnh…, nếu vi phạm, đều bị xử lí như với bất kì một dân thường nào phạm pháp.
Tức là, pháp luật không loại trừ ai, lại càng không có vùng cấm. Nhưng vì sao vẫn có những người vênh vang, vẫn thốt ra những câu nói đầy thách thức đó? Rõ ràng, nếu không xử lý thật nghiêm, đặc biệt là những người có chức quyền hoặc trực tiếp, hoặc đứng sau bảo kê, chống lưng cho những kẻ tha hóa đạo đức, nhân cách như thế thì những tiêu cực tiêu cực xã hội sẽ vẫn còn, những chuẩn mực đạo đức, xã hội vô tinh bị những con người như thế chà đạp.
Trong khi, đạo đức và nhận thức là những cái tiềm ẩn ở trong mỗi con người. Chúng ta phải nhìn nó thông qua tính tuân thủ của hệ thống pháp luật và lòng tự trọng của mỗi người. Không có tự trọng thì lấy gì mà gương mẫu, mà tuân thủ pháp luật, tôn trọng xã hội và tôn trọng đất nước.
Nói vậy để thấy, từ trường hợp của ông Trần Đức Hà và các trường hợp tương tự khác, chúng ta mới thấy rõ một điều rằng, tiền bạc, sự giàu có khiến nhiều người nhanh chóng thay đổi về diện mạo, nhưng văn hóa thì lại không theo kịp họ.
Họ thực chất là những kẻ “trọc phú” đến nỗi “trọc” văn hóa thật sự khi văn hóa và tiền bạc đi ngược đường nên mới luôn cho mình cái quyền “ngồi xổm” trên cả đạo đức và pháp luật.
No comments:
Post a Comment