Trong vụ án AVG, thủ phạm chính vẫn là Phạm Nhật Vũ. Có thể đàng sau Phạm Nhật Vũ còn có bóng ma trong bóng tối khác nữa điều khiển mọi chuyện.
Thế nhưng Vũ vẫn là kẻ ở ngoài ánh sáng và là người móc nối, chủ động và là kẻ chung tiền cho cuộc mua bán này. Son, Tuấn hay những kẻ khác nữa đều là những người được chia chác lợi nhuận sau một vụ áp phe. Kẻ hưởng lợi nhiều nhất, hàng ngàn tỷ đồng vẫn là Phạm Nhật Vũ và những người trong bóng tối. Với giá bán 95% cổ phần của AVG là 8.898,3 tỷ đồng, Phạm Nhật Vũ đã bán cổ phần AVG cao hơn giá trị thật nhiều lần, mang lợi ích cho Vũ cùng các cổ đông AVG gần 6.500 tỷ đồng. Trong đó, riêng bị cáo Phạm Nhật Vũ được hưởng hơn 5.850 tỷ đồng. Trong các cuộc trao đổi Phạm Nhật Vũ đã gọi cho Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son 85 cuộc điện thoại và gửi 206 tin nhắn, đề nghị Nguyễn Bắc Son chỉ đạo cấp dưới sớm thực hiện việc mua bán giữa MobiFone với AVG.
Còn bị cáo Nguyễn Bắc Son đã gọi cho Phạm Nhật Vũ 126 cuộc điện thoại và gửi 139 tin nhắn để trao đổi về tiến độ và thúc đẩy dự án sớm hoàn thành. Những chi tiết đấy cho thấy sự chủ mưu và điều hành áp phe này của Phạm Nhật Vũ
Thế nhưng, Phạm Nhật Vũ- cựu chủ tịch hội đồng quản trị AVG, bị khởi tố, truy tố ra tòa về tội đưa hối lộ, quy định tại khoản 4, điều 364 Bộ luật hình sự năm 2015. Viện Kiểm sát chỉ đề nghị mức án từ 3-4 năm tù do áp dụng "chính sách hình sự đặc biệt".
Đã đành về mặt luật pháp, nếu thành khẩn khai báo, nếu khắc phục hậu quả thì sẽ được xem xét để có thể giảm tội chứ không thể thành kẻ vô tội được. Báo chí mấy hôm nay bênh vực cho Vũ, có thông tin cho biết có 2000 chữ ký đề nghị tha tội cho Vũ, trong đó có chức sắc của một số cơ quan nước ngoài và có cả Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Và 2000 chữ ký đó tên ai, ở đâu, làm gì cũng là những nhân vật vô hình, vô ảnh. Rặt một trò hề! Đại gia Vũ kiếm hàng ngàn tỷ, cúng cho chùa vài tỷ để mua danh từ thiện, để sám hối những việc làm ăn bất chính, đó không thể là những yếu tố để xét khi ra toà. Không thể dùng những mối quan hệ với những cán bộ nước ngoài để chạy bớt tội. Đã bảo là Pháp bất vị thân, và như thế vài ngàn chữ ký cũng không thể đổi trắng thay đen được. Biết bao nhiêu là án oan và nạn nhân bị kêu án tử hình, chưa bao giờ Giáo hội Phật giáo lên tiếng xin cứu xét hoặc bênh vực dù đó là chuyện nên làm. Thế thì hà cớ gì lại lên tiếng bảo vệ một kẻ phạm tội rành rành vì kẻ đó đã từng cúng tiền cho Giáo hội? Dân gian bảo tiền là Tiên là Phật, đúng thế chăng?
Việc Vũ thành khẩn khai hết cho cơ quan điều tra có thể giúp cho Vũ được giảm án, điều đó phù hợp với luật định. Nhưng không vì thế mà Vũ được hưởng quá nhiều ưu tiên, kể cả vắng mặt khi toà xử. Xử sự như thế là bất công. Hiện nay cứ mỗi lần rằm, mồng một hay lễ Tết, biết bao kẻ cho vay nặng lãi, đâm thuê chém mướn, nhiều kẻ làm chuyện bất nhân thất đức, lắm kẻ dùng quyền lực cướp đất, cướp nhà dân, nhiều người xô đẩy kẻ vô tội vào tù để kiếm chác, tất cả loại người đó lần lượt nối đuôi nhau lũ lượt vào chùa, cúng bái nhiều tiền cho chùa, đốt nhiều vàng mã, thắp nhang to, lễ vật nhiều, Phật có chứng giám cho chăng? Tội lỗi có nhờ vậy mà bớt hay chăng? Bây giờ Giáo hội muốn làm thay cho công lý đòi giảm tội cho kẻ có tội, điều đó có đúng với giáo lý nhà Phật chăng?
Nguyễn Bắc Son sau khi chối quanh đã nhận tội. Trương Minh Tuấn, Cao Duy Hải, Lê Nam Trà cũng đã nhận tội. Phạm Nhật Vũ thì ngay từ đầu đã khai hết mọi chuyện. Chứng cớ đã rành rành, đã xử thì phải xử đúng người đúng tội. Tại sao báo chí lại có chiến dịch bênh vực cho Phạm Nhật Vũ? Tại sao lại dấy lên những thông tin ca ngợi Phạm Nhật Vũ, kẻ chủ mưu của cuộc mua bán với lợi nhuận khổng lồ này? Đàng sau những điều đó ẩn chứa điều gì? Công lý không thể vì vậy mà bị bịt mắt, toà án không thể vì thế mà bóp méo luật pháp.
25.12.2019
DODUYNGOC
Chính trị
,
Kinh tế
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
Thế nhưng Vũ vẫn là kẻ ở ngoài ánh sáng và là người móc nối, chủ động và là kẻ chung tiền cho cuộc mua bán này. Son, Tuấn hay những kẻ khác nữa đều là những người được chia chác lợi nhuận sau một vụ áp phe. Kẻ hưởng lợi nhiều nhất, hàng ngàn tỷ đồng vẫn là Phạm Nhật Vũ và những người trong bóng tối. Với giá bán 95% cổ phần của AVG là 8.898,3 tỷ đồng, Phạm Nhật Vũ đã bán cổ phần AVG cao hơn giá trị thật nhiều lần, mang lợi ích cho Vũ cùng các cổ đông AVG gần 6.500 tỷ đồng. Trong đó, riêng bị cáo Phạm Nhật Vũ được hưởng hơn 5.850 tỷ đồng. Trong các cuộc trao đổi Phạm Nhật Vũ đã gọi cho Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son 85 cuộc điện thoại và gửi 206 tin nhắn, đề nghị Nguyễn Bắc Son chỉ đạo cấp dưới sớm thực hiện việc mua bán giữa MobiFone với AVG.
Còn bị cáo Nguyễn Bắc Son đã gọi cho Phạm Nhật Vũ 126 cuộc điện thoại và gửi 139 tin nhắn để trao đổi về tiến độ và thúc đẩy dự án sớm hoàn thành. Những chi tiết đấy cho thấy sự chủ mưu và điều hành áp phe này của Phạm Nhật Vũ
Thế nhưng, Phạm Nhật Vũ- cựu chủ tịch hội đồng quản trị AVG, bị khởi tố, truy tố ra tòa về tội đưa hối lộ, quy định tại khoản 4, điều 364 Bộ luật hình sự năm 2015. Viện Kiểm sát chỉ đề nghị mức án từ 3-4 năm tù do áp dụng "chính sách hình sự đặc biệt".
Đã đành về mặt luật pháp, nếu thành khẩn khai báo, nếu khắc phục hậu quả thì sẽ được xem xét để có thể giảm tội chứ không thể thành kẻ vô tội được. Báo chí mấy hôm nay bênh vực cho Vũ, có thông tin cho biết có 2000 chữ ký đề nghị tha tội cho Vũ, trong đó có chức sắc của một số cơ quan nước ngoài và có cả Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Và 2000 chữ ký đó tên ai, ở đâu, làm gì cũng là những nhân vật vô hình, vô ảnh. Rặt một trò hề! Đại gia Vũ kiếm hàng ngàn tỷ, cúng cho chùa vài tỷ để mua danh từ thiện, để sám hối những việc làm ăn bất chính, đó không thể là những yếu tố để xét khi ra toà. Không thể dùng những mối quan hệ với những cán bộ nước ngoài để chạy bớt tội. Đã bảo là Pháp bất vị thân, và như thế vài ngàn chữ ký cũng không thể đổi trắng thay đen được. Biết bao nhiêu là án oan và nạn nhân bị kêu án tử hình, chưa bao giờ Giáo hội Phật giáo lên tiếng xin cứu xét hoặc bênh vực dù đó là chuyện nên làm. Thế thì hà cớ gì lại lên tiếng bảo vệ một kẻ phạm tội rành rành vì kẻ đó đã từng cúng tiền cho Giáo hội? Dân gian bảo tiền là Tiên là Phật, đúng thế chăng?
Việc Vũ thành khẩn khai hết cho cơ quan điều tra có thể giúp cho Vũ được giảm án, điều đó phù hợp với luật định. Nhưng không vì thế mà Vũ được hưởng quá nhiều ưu tiên, kể cả vắng mặt khi toà xử. Xử sự như thế là bất công. Hiện nay cứ mỗi lần rằm, mồng một hay lễ Tết, biết bao kẻ cho vay nặng lãi, đâm thuê chém mướn, nhiều kẻ làm chuyện bất nhân thất đức, lắm kẻ dùng quyền lực cướp đất, cướp nhà dân, nhiều người xô đẩy kẻ vô tội vào tù để kiếm chác, tất cả loại người đó lần lượt nối đuôi nhau lũ lượt vào chùa, cúng bái nhiều tiền cho chùa, đốt nhiều vàng mã, thắp nhang to, lễ vật nhiều, Phật có chứng giám cho chăng? Tội lỗi có nhờ vậy mà bớt hay chăng? Bây giờ Giáo hội muốn làm thay cho công lý đòi giảm tội cho kẻ có tội, điều đó có đúng với giáo lý nhà Phật chăng?
Nguyễn Bắc Son sau khi chối quanh đã nhận tội. Trương Minh Tuấn, Cao Duy Hải, Lê Nam Trà cũng đã nhận tội. Phạm Nhật Vũ thì ngay từ đầu đã khai hết mọi chuyện. Chứng cớ đã rành rành, đã xử thì phải xử đúng người đúng tội. Tại sao báo chí lại có chiến dịch bênh vực cho Phạm Nhật Vũ? Tại sao lại dấy lên những thông tin ca ngợi Phạm Nhật Vũ, kẻ chủ mưu của cuộc mua bán với lợi nhuận khổng lồ này? Đàng sau những điều đó ẩn chứa điều gì? Công lý không thể vì vậy mà bị bịt mắt, toà án không thể vì thế mà bóp méo luật pháp.
25.12.2019
DODUYNGOC
No comments:
Post a Comment