Tổng thầu Trung Quốc tiếp tục khẳng định, ngay từ tháng 4.2019 dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã hoàn thành 100% hạng mục. Hiện nhà thầu đang phải bỏ ra khoảng 46 tỉ/tháng để trả các chi phí phát sinh do chưa thể bàn giao dự án.
Liên quan đến việc chậm trễ nghiệm thu, bàn giao và đưa vào khai thác dự á.n đường sắt Cát Linh – Hà Đông, Giám đốc dự án Đường sắt Cát Linh – Hà Đông (thuộc Tổng thầu EPC Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc) tiếp tục khẳng định, ngay từ tháng 4.2019 dự án đã hoàn thành 100% hạng mục. Hiện chỉ chờ nghiệm thu, bàn giao và thanh toán.
“Đơn vị đánh giá an toàn ACT vào cuộc quá muộn”
Ông Đường Hồng, Giám đốc dự án Đường sắt Cát Linh – Hà Đông cho biết, một trong những lí do khiến dự án chậm trễ trong việc bàn giao chính là công tác đánh giá an toàn còn gặp nhiều vướng mắc.
Cụ thể, đường sắt Cát Linh – Hà Đông là tuyến đường sắt trên cao đầu tiên tại Việt Nam nên chưa có dự án nào khác để đối chiếu so sánh, cùng với đó là quy trình yêu cầu hồ sơ chưa rõ ràng.
“Trong hợp đồng giữa EPC và chủ đầu tư (Bộ Giao thông Vận tải – PV) có phần đánh giá an toàn hệ thống, nhưng đến năm 2016 chúng tôi mới biết có bên thứ 3 (Công ty Tư vấn ACT của Pháp – PV) tham gia đánh giá. Thời điểm đấy tất cả các hạng mục xây dựng, thiết bị đưa về hiện trư.ờng đã hoàn thành. Đơn vị tư vấn vào cuộc quá muộn.”, ông Đường Hồng cho hay.
Ông Đường Hồng, Giám đốc dự án Đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Ảnh: Sơn Tùng
Tổng thầu dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông cũng khẳng định, đến thời điểm hiện tại đã bàn giao đầy đủ hồ sơ cho đơn vị tư vấn ATC theo nội dung hợp đồng với chủ đầu tư. Đại diện tổng thầu cho rằng, nếu trường hợp ATC yêu cầu hồ sơ theo tiêu chuẩn Châu Âu thì chủ đầu tư phải là đơn vị giải quyết vì phía Tổng thầu không có hợp đồng với ATC.
“Chúng tôi tự tin dự á.n của mình đáp ứng đủ hồ sơ theo tiêu chuẩn an toàn của Trung Quốc và cũng đã cung cấp đầy đủ hồ sơ này cho bên tư vấn. Tuy nhiên, việc đơn vị tư vấn ATC áp dụng tiêu chuẩn Châu Âu vào đánh giá dự án này là không hợp lý, vì hai tiêu chuẩn hoàn toàn khác nhau, hồ sơ cũng sẽ khác.”, ông Đường Hồng cho biết.
“Chậm bàn giao, mỗi tháng tổn thất khoảng 46 tỉ”
Từ ngày 28.10, đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã bắt đầu chạy thử toàn tuyến trong vòng 25 ngày (5 ngày chuẩn bị và 20 ngày chạy thử tích hợp) trước khi đưa vào nghiệm thu.
Tuy nhiên, theo đại diện Tổng thầu cho biết, đơn vị này đã gửi văn bản đến Ban quản lý dự án yêu cầu sắp xếp nhân sự đến theo dõi quá trình chạy tích hợp nhưng chưa nhận được hồi đáp.
“Trường hợp Ban quản lý chưa đồng ý phê duyệt cho chạy thử tích hợp thì quá trình này vẫn sẽ được diễn ra. Tất cả những tài liệu, kết quả chạy thử tích hợp 20 ngày này sẽ được lưu lại trong hồ sơ và bàn giao cho Bộ Giao thông Vận tải “, bà Mạch Thu Tuyền, Trưởng phòng đào tạo thuộc Tổng thầu Trung Quốc cho hay.
Đường sắt Cát Linh – Hà Đông bắt đầu chuẩn bị chạy thử tích hợp. Ảnh: Sơn Tùng
Đại diện tổng thầu cũng mong muốn sớm có thể bàn giao dự án, bởi chậm trễ ngày nào lãng phí ngày đó.
“Tất cả chi phí phát sinh trong thời gian này, bao gồm vận hành hệ thống, trả lương cho cán bộ nhân viên, thuê nhà đất… hoàn toàn do nhà thầu bỏ ra. Tính từ đầu năm đến nay chúng tôi phải chi ra khoảng 46 tỉ/tháng.”, đại diện tổng thầu cho hay.
Trước đó, tại cuộc họp về tình hình triển khai các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, đưa vào khai thác Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông trong năm 2019 nếu bảo đảm tuy.ệt đối an toàn theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Laodong Giao thông , Kinh tế , Tin trong nước
No comments:
Post a Comment