Theo Reuters, ngày 1/1, Indonesia đã phát đi thông báo cứng rắn, bác bỏ tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông. Đối với Indonesia, các tuyên bố này “đơn phương, không có cơ sở pháp lý và chưa bao giờ được Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) công nhận”.
Tàu tuần duyên Trung Quốc bị Indonesia cáo buộc nhiều lầm xâm phạm lãnh thổ nước này.
Trước đó, ngày 30/12/2019, Indonesia đã liên tục lên tiếng khẳng định Trung Quốc đang xâm phạm chủ quyền nước này một cách nghiêm trọng. Theo Indonesia, tàu tuần duyên của Trung Quốc hộ tống các tàu cá, nhiều lần tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia, khu vực ngoài khơi quần đảo Natuna, phía bắc Biển Đông.
Cụ thể, truyền thông Indonesia nói rõ tàu này đã ra ra vào vào, tham gia hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp tại vùng biển Natuna, một phần của Biển Đông, mà không hề được sự cho phép trong hôm 10/12, 24/12 và mới nhất là những ngày cuối tháng. Mỗi lần như vậy, tàu tuần duyên Trung Quốc đề bị tàu của Cơ quan An ninh Biển Indonesia truy đuổi.
Đối với Indonesia, hành động của Trung Quốc đã và đang “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ”. Các quan chức hàng đầu của Indonesia tỏ ra phẫn nộ, sau đó triệu tập khẩn cấp đại sứ Trung Quốc Xiao Qian nhằm đưa ra thông điệp phản đối mạnh mẽ cho hành động phi pháp của nước này. Một công hàm phản đối ngoại giao cũng được gửi đi.
Hôm 31/12, ông Cảnh Sảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra tuyên bố “Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và các vùng lân cận, vì thế Trung Quốc có quyền có hoạt động đánh bắt cá “bình thường tại đây”.
Tuy nhiên, tuyên bố của ông Cảnh Sảng là hoàn toàn vô lí khi Trường Sa là quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam, được cả quốc tế công nhận. Trung Quốc chỉ đang tự đưa ra lời tuyên bố đơn phương tại vùng biển này.
Với tuyên bố vô cùng vô lí từ phía ông Cảnh Sảng, Bộ Ngoại giao Indonesia đã thẳng thừng chỉ trích, đòi Trung Quốc đưa ra bằng chứng “có cơ sở pháp lí và biên giới rõ ràng” cho chủ quyền mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố.
“Yêu sách của Trung Quốc về EEZ trên khu vực ngư dân đã hiện diện lâu nay là không có cơ sở pháp lý, và chưa bao giờ được UNCLOS 1982 thừa nhận”, Bộ Ngoại giao Indonesia khẳng định.
Trên thực tế, Indonesia nhiều lần nhấn mạnh rằng nước này không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, và lặp lại việc “không chồng lấn vấn đề pháp lý với Trung Quốc”.
Nhưng phía Indonesia cũng luôn đụng độ với Trung Quốc trong câu chuyện đánh cá xung quanh Natuna, thậm chí thường bắt giữ ngư dân Trung Quốc và gia tăng hiện diện quân sự ở khu vực này.
Bảo Trâm (Theo Reuters, Philstar Global) Chính trị , Quân sự , Tin quốc tế
No comments:
Post a Comment