Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, thành viên Ủy ban Luật pháp quốc tế (ILC) phát biểu như thế về những thách thức của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc ngay trong tháng 1/2020.
"Bên cạnh đó cũng có những thách thức. Đó là thời gian chuẩn bị quá ngắn, chỉ vài tháng, nhất là làm Chủ tịch HĐBA ngay trong tháng đầu tiên.
Ngay trong ngày đầu tiên, Việt Nam đã phải đóng vai trò giải quyết khủng hoảng vùng Vịnh sau vụ máy bay Mỹ bắn tên lửa sát hại tướng Iran tại Iraq vi phạm vùng trời Iraq.
Việt Nam cũng cần thể hiện lập trường đối với các yêu cầu giảm bớt lệnh trừng phạt Triều Tiên do Trung quốc và Nga đề xuất," mạng báo PLTPHCM dẫn lời ông Nguyễn Hồng Thao.
Cũng theo ông Thao, Việt Nam đã xây dựng một chương trình hành động cụ thể, chi tiết phối hợp hoạt động LHQ với ASEAN.
"Chúng ta tin tưởng với sự chuẩn bị kỹ càng, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chính phủ, đóng góp tâm sức của cán bộ ngoại giao, sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương, nhiệm kỳ ủy viên không thường trực lần thứ hai của Việt Nam sẽ thành công tốt đẹp, nâng cao vị thế của VN," cựu Đại sứ VN tại Kuwai khẳng định.
Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc gồm 15 thành viên gồm 5 thành viên thường trực và 10 thành viên không thường trực có nhiệm kỳ 2 năm do Đại hội đồng LHQ bầu.
10 ghế không thường trực Hội đồng Bảo an được phân theo khu vực địa lý.
Các thành viên Hội đồng Bảo an lần lượt giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bảo an theo thứ tự Alphabet của tên nước bằng tiếng Anh.
Mỗi thành viên thường trực và không thường trực nắm một lá phiếu, tuy nhiên, chỉ 5 thành viên thường trực có quyền phủ quyết.
Nhiệm kỳ Chủ tịch kéo dài 1 tháng và phiên Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ của Việt Nam tiếp theo là vào tháng 4/2021.
Nguồn Lê Vi Chính trị , Tin quốc tế , Tin trong nước
No comments:
Post a Comment