EU có cam kết mở cửa mạnh cho các sản phẩm chăn nuôi từ Việt Nam:
Loại bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với các dòng thuế đối với động vật sống, thịt trâu bò, thịt lợn.
Loại bỏ thuế trong vòng 7 năm (một vài trường hợp là 5 năm) đối với các sản phẩm từ gia cầm và một vài sản phẩm chế biến từ bò và lợn.
Mức cắt giảm này được xem là tương đối lớn (bởi mức thuế MFN hiện tại mà EU đang áp dụng là khá cao).
Tuy nhiên, do Việt Nam hiện chủ yếu xuất khẩu các loại trâu, bò, lợn, gà sống trong khi EU chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm thịt nên cơ hội thuế quan từ EU chỉ trở thành hiện thực nếu các doanh nghiệp Việt Nam chuyển hướng sang xuất khẩu các sản phẩm mà EU quan tâm.
Cam kết của Việt Nam Việt Nam cam kết mở cửa rất dè dặt đối với nhóm sản phẩm này:
Chỉ loại bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với bò, lợn, gà sống nhập khẩu từ EU.
Loại bỏ thuế theo lộ trình dài 7-10 năm đối với tất cả các loại thịt bò, lợn, gà tươi hoặc đông lạnh.
Tác động của EVFTA đối với ngành chăn nuôi Việt Nam được cho là sẽ không quá đột ngột, và ngành sẽ có khoảng thời gian tương đối dài để điều chỉnh, thích ứng với cạnh tranh.
Tuy nhiên, khi các mức thuế MFN cao hiện nay (10-40%) được cắt giảm dần và loại bỏ khi hết lộ trình, rất có thể tỷ trọng và kim ngạch nhập khẩu từ EU sẽ tăng đáng kể.
Điều này cộng hưởng với các yếu tố khác như tâm lý người tiêu dùng (muốn sử dụng sản phẩm bảo đảm vệ sinh, chất lượng), các cam kết loại bỏ thuế từ các thị trường mạnh (ví dụ Úc, New Zealand), sẽ làm gia tăng cạnh tranh đáng kể cho ngành chăn nuôi Việt Nam tại thị trường nội địa.
Nguồn: WTO Center, VCCI, Hà Nội, 2017. Kinh tế , Tin trong nước
No comments:
Post a Comment