Thành phố New York đang xây dựng một nhà xác tạm thời để đối phó với khả năng sẽ có một lượng lớn ca tử vong trong bối cảnh virus Corona Vũ Hán bùng phát ở đây.
Khu trung tâm Times Square của thành phố New York trở nên bớt sầm uất vì dịch virus corona Vũ Hán. Ảnh: Getty Image.
Văn phòng Giám đốc Y khoa cho biết hôm thứ Ba (24/3) rằng hệ thống nhà lạnh và trung tâm chỉ huy di động ở Manhattan tăng lên nhằm cung cấp chỗ chứa trong trường hợp khẩn cấp nếu nhà xác hiện tại của thành phố không còn đủ chỗ.
Người phát ngôn của Thị trưởng thành phố Bill de Blasio cho biết, Văn phòng Giám định Y khoa đã ban hành "Kế hoạch dự phòng khẩn cấp nhằm chuẩn bị đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra" trong bối cảnh khủng hoảng y tế cộng đồng này.
Văn phòng Giám định Y khoa đã sử dụng cả nhà xác tạm thời đã từng dùng để chứa thi thể các nạn nhân của vụ khủng bố tấn công tòa tháp đôi ở New York ngày 11/9/2001.
Đối với hầu hết người nhiễm, virus Corona Vũ Hán này hiện chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ hoặc trung bình, như sốt và ho và biến mất sau hai đến ba tuần. Đối với một số người, đặc biệt là những người lớn tuổi và người có bệnh tiền sử, virus này có thể dẫn đến bệnh nặng hơn như viêm phổi và thậm chí là tử vong.
Ông Peter Navarro đã cảnh báo dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán sẽ là một bài học cảnh tỉnh để Mỹ giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong việc sản xuất các loại thuốc và thiết bị y tế quan trọng. (Ảnh: Getty)
Chỉ vài ngày sau khi các nhà lãnh đạo New York ra lệnh cho người dân ở nhà, vào thứ Tư (24/3), chính quyền thành phố đã kêu gọi mọi người chung tay để chống lại một thảm họa y tế cộng đồng tiềm tàng tại điểm “nóng” nhất của dịch bệnh - và đây có lẽ là một lời cảnh báo cho phần còn lại của nước Mỹ.
Cảnh sát thành phố, với lực lượng ngày càng mỏng do càng ngày càng có nhiều người bị nhiễm virus hơn, được lệnh phải tiến hành tuần tra trên các con phố vắng người để đảm bảo khoảng cách đủ xa nhất định giữa những người dân ở đây.
Các quan chức y tế công cộng đã săn lùng giường, thiết bị y tế và kêu gọi hỗ trợ thêm nhiều bác sĩ và y tá đến ứng phó vì sợ bệnh sẽ bùng phát trong vài tuần, đề phòng trường hợp quá tải như ở Ý và Tây Ban Nha.
Đại học New York đề nghị cho sinh viên y khoa tốt nghiệp sớm để họ có thể tham gia “trận chiến” chống virus chết người này.
Trên toàn thế giới, số người chết đã tăng lên 20.000, theo số lượng tính toán của Đại học Johns Hopkins. Số người chết ở Hoa Kỳ đứng đầu với 800 người, với hơn 60.000 ca nhiễm bệnh.
Chỉ riêng bang New York đã chiếm hơn 30.000 trường hợp và gần 300 người đã tử vong, hầu hết trong số đó là ở thành phố New York.
Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ kết hợp cùng công ty Moderna Inc. bắt đầu tiến hành thử nghiệm vắc-xin tiềm năng chống virus Vũ Hán trên một nhóm tình nguyện viên kể từ ngày 16/3. (Ảnh: Getty Images)
Thống đốc Andrew Cuomo, một lần nữa mong nhận được hỗ trợ để chống đỡ với các cuộc “tấn công” của virus trong thời gian sắp tới bởi vì ông cho rằng bang New York là cửa ngõ đón khách du lịch quốc tế và có mật độ dân số cao, với 8,6 triệu người dùng chung các phương tiện và thiết bị công cộng như tàu điện ngầm, thang máy, chung cư và văn phòng.
"Sự gần gũi của chúng tôi khiến chúng tôi dễ bị tổn thương", ông nói. "Nhưng thực sự điểm yếu lớn nhất của bạn cũng là điểm mạnh lớn nhất. Và sự gần gũi của chúng tôi là điều khiến chúng tôi được là chính mình. Đó chính là những gì thuộc về New York".
Một số chuyên gia y tế công cộng cũng cho rằng số ca nhiễm virus của thành phố lớn một phần là do nỗ lực lớn của bang trong việc tiến hành xét nghiệm cho người dân.
Ông Troy Tassier, giáo sư Đại học Fordham, chuyên gia nghiên cứu dịch tễ học kinh tế, cho rằng sự gia tăng các ca nhiễm cho thấy New York sẽ có thể kiểm soát tốt hơn nếu họ hành động sớm hơn trong việc yêu cầu người dân giữ một khoảng cách nhất định với nhau.
Gần 7 triệu người trong khu vực San Francisco buộc phải ở nhà vào ngày 17/3 và California đã đưa 40 triệu cư dân của mình vào tình trạng gần như phong tỏa vào 20/3.
Lệnh yêu cầu người dân chỉ ở trong nhà của bang New York có hiệu lực từ tối Chủ Nhật, ngày 22/3 và hệ thống trường học gồm 1,1 triệu học sinh của thành phố New York bắt đầu đóng cửa từ ngày 15/3, ngay sau khi các quận khác đóng cửa.
Sau khi một nhân viên y tế đã tới Iran và cách ly sau khi trở về có xét nghiệm dương tính vào ngày 2/3, thị trưởng Bill de Blasio và Thống đốc Cuomo ban đầu chỉ coi căn bệnh này là mối đe dọa nguy hiểm và hệ thống bệnh viện của thành phố vẫn có thể kiểm soát và xử lý được. Họ cho rằng, nguy cơ đối với hầu hết người dân New York là tương đối thấp.
Nhưng thông điệp của họ đã thay đổi, giống như với nhiều nhà lãnh đạo khác, sau khi phát hiện ra diễn biến của dịch bệnh là thay đổi nhanh chóng và khó lường.
Ông Tassier nói rằng vẫn chưa là quá muộn: "Chúng tôi vẫn có thể làm mọi thứ trở nên tốt hơn”.
Thùy Minh/NTDVN
Tin quốc tế
,
Xã hội
,
Y tế
Khu trung tâm Times Square của thành phố New York trở nên bớt sầm uất vì dịch virus corona Vũ Hán. Ảnh: Getty Image.
Văn phòng Giám đốc Y khoa cho biết hôm thứ Ba (24/3) rằng hệ thống nhà lạnh và trung tâm chỉ huy di động ở Manhattan tăng lên nhằm cung cấp chỗ chứa trong trường hợp khẩn cấp nếu nhà xác hiện tại của thành phố không còn đủ chỗ.
Người phát ngôn của Thị trưởng thành phố Bill de Blasio cho biết, Văn phòng Giám định Y khoa đã ban hành "Kế hoạch dự phòng khẩn cấp nhằm chuẩn bị đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra" trong bối cảnh khủng hoảng y tế cộng đồng này.
Văn phòng Giám định Y khoa đã sử dụng cả nhà xác tạm thời đã từng dùng để chứa thi thể các nạn nhân của vụ khủng bố tấn công tòa tháp đôi ở New York ngày 11/9/2001.
Đối với hầu hết người nhiễm, virus Corona Vũ Hán này hiện chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ hoặc trung bình, như sốt và ho và biến mất sau hai đến ba tuần. Đối với một số người, đặc biệt là những người lớn tuổi và người có bệnh tiền sử, virus này có thể dẫn đến bệnh nặng hơn như viêm phổi và thậm chí là tử vong.
Ông Peter Navarro đã cảnh báo dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán sẽ là một bài học cảnh tỉnh để Mỹ giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong việc sản xuất các loại thuốc và thiết bị y tế quan trọng. (Ảnh: Getty)
Chỉ vài ngày sau khi các nhà lãnh đạo New York ra lệnh cho người dân ở nhà, vào thứ Tư (24/3), chính quyền thành phố đã kêu gọi mọi người chung tay để chống lại một thảm họa y tế cộng đồng tiềm tàng tại điểm “nóng” nhất của dịch bệnh - và đây có lẽ là một lời cảnh báo cho phần còn lại của nước Mỹ.
Cảnh sát thành phố, với lực lượng ngày càng mỏng do càng ngày càng có nhiều người bị nhiễm virus hơn, được lệnh phải tiến hành tuần tra trên các con phố vắng người để đảm bảo khoảng cách đủ xa nhất định giữa những người dân ở đây.
Các quan chức y tế công cộng đã săn lùng giường, thiết bị y tế và kêu gọi hỗ trợ thêm nhiều bác sĩ và y tá đến ứng phó vì sợ bệnh sẽ bùng phát trong vài tuần, đề phòng trường hợp quá tải như ở Ý và Tây Ban Nha.
Đại học New York đề nghị cho sinh viên y khoa tốt nghiệp sớm để họ có thể tham gia “trận chiến” chống virus chết người này.
Trên toàn thế giới, số người chết đã tăng lên 20.000, theo số lượng tính toán của Đại học Johns Hopkins. Số người chết ở Hoa Kỳ đứng đầu với 800 người, với hơn 60.000 ca nhiễm bệnh.
Chỉ riêng bang New York đã chiếm hơn 30.000 trường hợp và gần 300 người đã tử vong, hầu hết trong số đó là ở thành phố New York.
Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ kết hợp cùng công ty Moderna Inc. bắt đầu tiến hành thử nghiệm vắc-xin tiềm năng chống virus Vũ Hán trên một nhóm tình nguyện viên kể từ ngày 16/3. (Ảnh: Getty Images)
Thống đốc Andrew Cuomo, một lần nữa mong nhận được hỗ trợ để chống đỡ với các cuộc “tấn công” của virus trong thời gian sắp tới bởi vì ông cho rằng bang New York là cửa ngõ đón khách du lịch quốc tế và có mật độ dân số cao, với 8,6 triệu người dùng chung các phương tiện và thiết bị công cộng như tàu điện ngầm, thang máy, chung cư và văn phòng.
"Sự gần gũi của chúng tôi khiến chúng tôi dễ bị tổn thương", ông nói. "Nhưng thực sự điểm yếu lớn nhất của bạn cũng là điểm mạnh lớn nhất. Và sự gần gũi của chúng tôi là điều khiến chúng tôi được là chính mình. Đó chính là những gì thuộc về New York".
Một số chuyên gia y tế công cộng cũng cho rằng số ca nhiễm virus của thành phố lớn một phần là do nỗ lực lớn của bang trong việc tiến hành xét nghiệm cho người dân.
Ông Troy Tassier, giáo sư Đại học Fordham, chuyên gia nghiên cứu dịch tễ học kinh tế, cho rằng sự gia tăng các ca nhiễm cho thấy New York sẽ có thể kiểm soát tốt hơn nếu họ hành động sớm hơn trong việc yêu cầu người dân giữ một khoảng cách nhất định với nhau.
Gần 7 triệu người trong khu vực San Francisco buộc phải ở nhà vào ngày 17/3 và California đã đưa 40 triệu cư dân của mình vào tình trạng gần như phong tỏa vào 20/3.
Lệnh yêu cầu người dân chỉ ở trong nhà của bang New York có hiệu lực từ tối Chủ Nhật, ngày 22/3 và hệ thống trường học gồm 1,1 triệu học sinh của thành phố New York bắt đầu đóng cửa từ ngày 15/3, ngay sau khi các quận khác đóng cửa.
Sau khi một nhân viên y tế đã tới Iran và cách ly sau khi trở về có xét nghiệm dương tính vào ngày 2/3, thị trưởng Bill de Blasio và Thống đốc Cuomo ban đầu chỉ coi căn bệnh này là mối đe dọa nguy hiểm và hệ thống bệnh viện của thành phố vẫn có thể kiểm soát và xử lý được. Họ cho rằng, nguy cơ đối với hầu hết người dân New York là tương đối thấp.
Nhưng thông điệp của họ đã thay đổi, giống như với nhiều nhà lãnh đạo khác, sau khi phát hiện ra diễn biến của dịch bệnh là thay đổi nhanh chóng và khó lường.
Ông Tassier nói rằng vẫn chưa là quá muộn: "Chúng tôi vẫn có thể làm mọi thứ trở nên tốt hơn”.
Thùy Minh/NTDVN
No comments:
Post a Comment