Ông Vương Toàn Chương, luật sư nhân quyền nổi tiếng của Trung Quốc, bị phạt 4 năm tù giam vì tội “Lật đổ chính quyền quốc gia”, thụ án tại nhà tù Lâm Nghi, Sơn Đông. Ngày 5/4, bà Lý Văn Túc, vợ ông đã đăng bài chia sẻ trên mạng xã hội nói rằng khoảng 5h sáng chồng bà đã được ra tù, nhưng lại chưa thể về Bắc Kinh đoàn tụ cùng vợ con như mong muốn mà bị chính quyền cưỡng chế đưa tới cách ly trong một tòa nhà tại quê nhà Tế Nam, Sơn Đông. Một lần nữa ông lại mất đi tự do.
Ông Vương Toàn Chương sáng sớm ra tù đã bị cưỡng chế cách lý, khó lòng đoàn tụ cùng vợ con. (Ảnh: Internet)
Khoảng gần 11h ngày 5/4, bà Lý Văn Túc, vợ của ông Vương Toàn Chương đăng trên mạng xã hội rằng: “9h sáng anh Toàn Chương gọi điện cho tôi, anh đã ra tù.”
Bà còn nói: “Anh Toàn Chương đã rời khỏi nhà giam khoảng hơn 5h sáng, hiện giờ đang ở tại nhà của mình tại Tế Nam. Căn nhà tại Tế Nam vốn đã cho thuê, nhưng cảnh sát đã đuổi khách thuê ra khỏi nhà và đưa anh vào trong cách ly.”
Bà cho biết, lúc đó ông Toàn Chương mượn điện thoại di động của nhân viên công tác tại khu dân cư gọi điện cho bà nên hai người chỉ có thể nói vài câu đơn giản. Ông Vương Toàn Chương hứa rằng sau khi mua được điện thoại di động sẽ liên hệ lại với bà.
Trước khi ra tù, chính quyền mượn cớ phòng chống dịch bệnh nhằm duy trì ổn định, ngăn bà Lý Văn Túc tới nhà giam đón người. Nhà của ông Vương tại Tế Nam vốn đã cho thuê. Chị gái của ông là bà Vương Toàn Tú và người anh rể cũng bị chính quyền uy hiếp, không cho phép tới nhà giam đón ông. Sáng ngày 4/4, cảnh sát Sơn Đông còn tới đơn vị nơi bà Vương Toàn Tú công tác cưỡng chế kiểm soát bà.
Ngày 4/4, bà Lý Văn Túc viết trên Twitter rằng: “Buổi sáng nhà tù Lâm Nghi đã bắt anh Vương Toàn Chương gọi điện thoại, ép buộc anh phải ‘thuyết phục’ tôi đón anh đi Tế Nam. Tôi kiên quyết không đồng ý, ngày 5/4, anh Vương Toàn Chương thực sự đã được thả tự do! Cả nhà chúng tôi sắp được đoàn tụ.”
Bà nghĩ rằng dẫu cách ly tại gia thì cũng có thể thực hiện tại nhà ở Bắc Kinh. Hiện giờ, ngay cả gặp mặt một lần, chính quyền cũng không cho người nhà được gặp mà lại đưa ông Vương tới Tế Nam, với lý do lo lắng rằng ông Vương có thể đã nhiễm bệnh. Cách làm này của chính quyền là che giấu sự thực, bị tình nghi là có ý đồ mưu sát.
Trước đó, ông Vương Toàn Chương đã viết thư cho vợ, nói rằng sau khi ra tù muốn về Tế Nam. Bà Lý Văn Túc cho rằng ông Vương hẳn phải có điều nhẫn chịu khó nói, bị đưa về Tế Nam một cách không tự nguyện. Có thể cũng giống với luật sư nhân quyền Giang Thiên Dũng, sau khi ra tù lại tiếp tục bị đội an ninh quốc gia giám sát cả ngày hoặc bị quản thúc tại nhà.
Bắt đầu từ ngày 9/7/2015, Trung Quốc đã bắt giữ, triệu tập, giam giữ hình sự, bắt đi và hẹn gặp với hàng trăm luật sư, nhân sĩ duy hộ dân quyền, người dân thỉnh nguyện và thân nhân của họ trên quy mô lớn, được gọi là “Vụ bắt bớ quy mô lớn 709”.
Ông Vương Toàn Chương bị bắt vào ngày 3/8 năm đó. Năm 2016, ông bị chính quyền giam giữ vì nghi ngờ lật đổ chính quyền nhà nước. Năm 2017, ông bị buộc tội lật đổ chính quyền nhà nước, nhưng vẫn không mở phiên tòa xét xử và mất liên lạc với thế giới bên ngoài hơn 3 tháng.
Cho đến ngày 28/1/2019, phiên tòa đầu tiên của Tòa án trung cấp thứ hai thành phố Thiên Tân đã công khai xét xử vụ án này. Ông Vương Toàn Chương bị kết án 4,5 năm tù giam và bị tước quyền chính trị trong vòng 5 năm. Ông là người cuối cùng bị xét xử trong đợt bắt bớ quy mô lớn lần đó, bản án của ông vẫn chưa được công khai.
Minh Tú/TrithucVN Chính trị , Pháp luật , Tin quốc tế
No comments:
Post a Comment