Cập nhật tin tức nóng hổi

Lộ diện mạng lưới đường hầm bí mật bảo vệ các tàu ngầm Trung Quốc trên Biển Đông

Mạng lưới đường hầm có thể giúp Hải quân Trung Quốc chống đỡ được một cuộc tấn công bất ngờ và giúp gia tăng khả năng sống sót cho các tàu ngầm trong những cuộc chiến dài hơn.
Lộ diện mạng lưới đường hầm bí mật bảo vệ các tàu ngầm Trung Quốc trên Biển Đông
Lộ diện mạng lưới đường hầm bí mật bảo vệ các tàu ngầm Trung Quốc trên Biển Đông

Trung Quốc là một quốc gia biển với hơn 14.400 km đường bờ biển cùng nhiều hải cảng nằm trải rộng khắp vùng lãnh thổ tiếp giáp biển. So với hầu hết các quốc gia khác, Trung Quốc sở hữu một số lượng tương đối lớn các căn cứ hải quân.

Bằng cách phân tán lực lượng ra nhiều căn cứ, Hải quân Trung Quốc (PLAN) mong muốn nâng cao khả năng đối phó với các cuộc tấn công bất ngờ. Một số căn cứ của Hải quân Trung Quốc thậm chí còn cẩn trọng hơn khi xây dựng mạng lưới hầm ngầm để bảo vệ các biên đội tàu chiến và tàu ngầm chủ chốt.

Trong thời đại thịnh hành của tên lửa hành trình tấn công chính xác và bom công phá boongke thì ý tưởng này có vẻ như đã lỗi thời. Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, chúng vẫn là vỏ bọc vững chắc chống lại các cuộc không kích, thậm chí là tấn công hạt nhân miễn không phải là đòn công phá trực tiếp, hoặc chí ít cũng tránh được các hoạt động trinh sát của đối phương.

Các căn cứ hải quân ngầm của Trung Quốc có xu hướng được xây dựng sâu phía sau các mỏm đá để có thể tăng khả năng bảo vệ từ trên cao. Lối vào thường đối mặt với đất liền nhưng có thể tiếp cận được từ hướng biển nên việc tấn công chúng từ ngoài khơi sẽ khó khăn hơn.
Lộ diện mạng lưới đường hầm bí mật bảo vệ các tàu ngầm Trung Quốc trên Biển Đông
Tàu ngầm Hải quân Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Trong số những hầm ngầm dạng này có hai hầm ngầm nổi tiếng nhất được sử dụng để bảo vệ lực lượng tàu ngầm chiến lược của Hải Quân Trung Quốc. Một được xây dựng ở Căn cứ Hải quân Jianggezhuang (Lão Sơn) (36°6’20,76 ” Bắc, 120°35’2,39″ Đông) gần Thanh Đảo. Đây là nơi cất giữ các tàu ngầm tên lửa đạn đạo chiến lược.

Gần đây hơn, một đường hầm ngầm nữa được xây dựng tại Ngọc Lâm (Yulin) (18°12’8,97″ Bắc, 109°41’39,34″ Đông). Cách đây 12 năm, Trung Quốc xây dựng căn cứ này để cất giấu các tàu ngầm hạt nhân bởi nó cho phép lực lượng tàu ngầm và tàu sân bay của PLAN dễ dàng di chuyển ra khu vực Biển Đông.

Một số căn cứ khác của Hải quân Trung Quốc cũng có các đường ngầm nhưng ít được biết tới hơn. Căn cứ tàu ngầm ở Xiachuan Dao có một đường hầm nhỏ ngay bên trong thành cảng (21°35’45,08″ Bắc, 112°33’5,14″ Đông). Một xưởng đóng tàu chuyên sửa chữa các tàu chiến và tàu ngầm cỡ lớn gần căn cứ tàu ngầm Xiangshan cũng có một đường hầm (29°31’41,09″ Bắc, 121°41’16,98″ Đông).

Mạng lưới đường hầm của Trung Quốc là một sự khác biệt khá thú vị so với học thuyết Hải quân Mỹ. Ở một mức độ nhất định, chúng có thể giúp Hải quân Trung Quốc chống đỡ một cuộc tấn công bất ngờ và giúp gia tăng khả năng sống sót cho các tàu ngầm trong các cuộc chiến dài hơn.

Tất nhiên, Hải quân Trung Quốc không phải lực lượng duy nhất trên thế giới biết tận dụng sức mạnh phòng thủ của đá.

Hải quân Thụy Điển gần đây cũng đã tuyên bố sẽ mở cửa trở lại siêu căn cứ từ thời Chiến tranh Lạnh tại Muskö ngay bên ngoài Thủ đô Stockholm. Địa điểm này có thể cất giấu vài tàu ngầm hoặc tàu chiến và cũng có cả các cơ sở bảo trì. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác dường như cũng có các đường hầm tàu ​​ngầm, trong đó có Triều Tiên, Iran và Đài Loan.

Theo Tổ Quốc , , ,

No comments:

Post a Comment