Cập nhật tin tức nóng hổi

Tự cho mình luôn đúng là 'rất nguy hiểm'

Làm thế nào bạn có thể “đọc” được một tổng giám đốc (CEO) đang nghĩ gì? Điều đó không khó như bạn tưởng đâu, ngay cả nếu bạn đang theo dõi một CEO có bộ mặt lạnh tanh.
Tự cho mình luôn đúng là 'rất nguy hiểm'
Cốc nửa đầy nửa vơi chỉ là vấn đề nhận thức của mỗi người

Tôi đang ngồi trong văn phòng với một tổng giám đốc, ông đang toan tính một công việc lớn. Ông đang xem xét tất cả các loại báo cáo và các phân tích của các thành viên trong nhóm của ông, cũng như xem xét những đề xuất của một hãng tư vấn lớn nhằm đưa ra các số liệu “khách quan”. Nhưng tôi đã biết ông sẽ làm gì thâm chí trước khi ông tuyên bố.

Làm sao tôi biết được? Tôi chỉ theo dõi ác số liệu. Đó là những số liệu mà CEO này lựa chọn để xem kỹ.

Không phải tất cả các số liệu được tạo ra như nhau, và hóa ra là chúng ta luôn quyết định là lượng thông tin nào là tốt hơn lượng thông tin khác. Ta bị lôi cuốn vào quan điểm mà nó phù hợp với điều ta đã nghĩ, và ta bỏ qua những bằng chứng đi ngược lại với giả định của ta là cái gì là đúng và cái gì là không.

Các tổng giám đốc không phải là những người duy nhất lệ thuộc vào cách suy nghĩ này. Câu ngạn ngữ cổ là người ta chỉ nghe và thấy cái gì họ muốn tin, câu này đúng hơn ta tưởng.

Bài học bão Katrina

Mới đây khi những kết quả thi nhập trường của các trường luật ở Mỹ xấu đi thì hiệp hội điều hành và giám sát thi cử nói rằng điểm số thấp hơn thể hiện sự suy giảm của tiêu chuẩn tại các trường.

Đối diện với chỉ trích này các hiệu trưởng của 80 trường luật đã phản ứng lại là việc sát hạch không phản ánh một cách chính xác chất lượng của sinh viên. Tất nhiên các ông bà hiệu trưởng không thắc mắc gì về việc thi cử của những năm trước khi mà điểm số nhìn chung là cao hơn. Nhưng thay vì phải nghe điều mà họ không muốn nghe, họ đổ lỗi cho số liệu.

Đôi khi sự “ngạo mạn số liệu” thậm chí có những hệ lụy to lớn hơn.
Tự cho mình luôn đúng là 'rất nguy hiểm'
Bão Katrina đã gây thiệt hại nặng nề cho New Orleans ở Hoa Kỳ

Khi cơn bão khổng lồ Katrina tàn phá vùng New Orleans vào năm 2005, Cơ quan An ninh Quốc nội Chính phủ Mỹ được giao nhiệm vụ theo dõi cơn bão và lập kế hoạch ứng phó thỏa đáng đã sai lầm khi phớt lờ số liệu địa hình cơ bản.

Thay vì như thế, Katrina được đánh giá là một cơn bão thường như rất nhiều các cơn bão khác tại Florida vào mỗi mùa hè, và do vậy không coi là bão mạnh tới mức cần có những biện pháp ứng phó mạnh nhất.

Với tư duy như vậy, một cựu tướng thuộc Thủy quân Lục chiến nhiều huân chương được giao chỉ đạo nhóm đánh giá khả năng cơn bão và rủi ro đã diễn giải những thông tin khác nhau được đưa tới văn phòng ông theo cách thức hoàn toàn ăn nhập với tiên đoán của ông, trong khi phớt lờ các thông tin còn lại.

Tin đưa về các con đê bị vỡ bị coi là tin đáng hoài nghi và không đầy đủ, không dựa vào tình hình thực tế và không đưa ra thay đổi hành động ngay tức khắc cho kế hoạch đối phó.

Mù số liệu

Khi viên tướng này thấy tin trên truyền hình CNN đưa hình ảnh người dân tại Quận Pháp ở New Orleans còn mải tiệc tùng trên đường phố, ông đã kết luận (như sau này ông ra Quốc hội điều trần) là Katrina không hẳn tồi tệ như một số người lo sợ.

Vấn đề lớn nhất là gì? Phần lớn vùng New Orleans thấp hơn mặt biển; Phần lớn vùng Florida thì không. Và Quận Pháp ở vùng New Orleans là một trong số ít nơi trong thành phố cao hơn mực nước biển và do vậy tương đối an toàn trước tác động ghê gớm của việc ngập lụt.
Tự cho mình luôn đúng là 'rất nguy hiểm'
Hoa Kỳ có trung tâm dữ liệu của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) đặt ở Utah.

Sự thật là bất kỳ ai cũng đều dễ bị mắc cái tật diễn giải thông tin theo kiểu này. Các tổng giám đốc, các vị tướng, hiệu trưởng đại học và rất nhiều người đang đọc bài này đều phụ thuộc vào chính xu thế của con người chúng ta là muốn cho mình là đúng, và tìm cách chứng minh lập trường này với chính bản thân mình và với người xung quanh.

Nhưng chúng ta phải trả giá cho việc này. Các giám đốc có những quyết định sai, những học giả nằm trong ban lãnh đạo nhà trường bỏ sót những vấn đề cơ bản, và các vị tướng đã thiếu hiệu quả vào những thời điểm gay cấn. Đó là tất cả cái giá chồng chất lại khi chúng ta không trung thực về với bản thân mình về mặt trí tuệ.

Trong khi khó có thể đấu tranh với bản tính con người, chúng ta không phải không có khả năng tự vệ. Có nhiều cách để chống lại tình trạng mù số liệu của chính mình.

Trước tiên, bạn hỏi ai đó mà mình tin cẩn và người đó không sợ nói với mình điều họ nghĩ, về quan điểm của họ. Bạn cho phép người đó phê phán ý nghĩ của bạn, thúc ép bạn và vặn hỏi vì sao bạn quyết định dựa vào các dữ liệu mà bạn đã lựa chọn.

Thứ đến, bạn phải thành thật với chính mình. Có thể điều này là không thực tế, nhưng tôi muốn tin rằng chúng ta có khả năng nhận biết một vài trong số ít cách thức mà ta lựa chọn theo đó tự mình lừa mình. Cũng là tốt nếu bạn bắt đầu tự hỏi mình vì sao bạn có thể sai lầm, và vì sao bạn hay ưa dựa vào một nghiên cứu hỗ trợ cho ý thích của bạn.

Hãy cho mình cơ hội nhìn thế giới theo đúng với thực chất của nó thay vì theo ý muốn của bạn muốn nó phải như thế.

Theo BM

No comments:

Post a Comment